Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam.

23 3.5K 9
Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam. Tình hình phát triển thương mại quốc tế. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam và các nước khác.

Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Bài tập lớn: Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam. Trước khi tìm hiểu về tầm quan trọng của thương mại quốc tế, cần xem xét các nội dung sau: 1. Tình hình phát triển thương mại quốc tế: 1.1Tình hình phát triển TM hàng hóa 1.2.Tình hình xuất khẩu thương mại dịch vụ 2. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển: 2.1.1 Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế 2.1.2 Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo hướng tích cực 2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: 2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm , nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư Trang 1 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 1. Tình hình phát triển thương mại quốc tế: 1.1Tình hình phát triển TM hàng hóa Giai đoạn 1990 – 2008, với sự ra đời của tổ chức Thương Mại Quốc Tế WTO (1/1/1995) kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại, thế giới đã chứng kiến một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của giao thương quốc tế, khối lượng hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường thế giới liên tục tăng trong giai đoạn này. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng sau: (Nguồn: Ban thư ký WTO) Trang 2 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Khối lượng hàng hóa xuất khẩu của thế giới liên tục tăng nhanh, từ 100 đơn vị năm 1990 lên gần gấp 3 lần là 280 đơn vị vào năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, bắt nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ, và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế, làm ảnh hưởng rất lớn đến thương mại quốc tế, thế giới đã có một bước tụt lùi đáng kể, sản lượng xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã giảm xuống còn gần 250 năm 2009. Theo nguồn từ ban thư ký WTO, năm 2009 GDP toàn cầu giảm khoảng 2,5% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới giảm mạnh khoảng 12% (Chart 1). (Nguồn: Ban thư ký WTO) Trang 3 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Đến năm 2010, khi thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, thương mại thế giới có xu thế tăng trưởng mạnh. Tổng hợp số liệu thống kê của 70 nền kinh tế chiếm 90% thương mại toàn cầu cho thấy giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu trong quý II/2010 vừa qua đã tăng 25% so với quý I/2010, trong đó xuất khẩu tăng 26% và nhập khẩu tăng 25%. Giá trị thương mại hàng hóa tăng mạnh nhất là ở châu Á – khu vực kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (37,5%) và khu vực Bắc Mỹ (28,5%). Thương mại toàn cầu năm 2010 tăng 13,8% so với năm 2009. Sang năm 2011, một loạt các sự kiện và diễn biến xấu đã xảy ra gây cản trở và thiệt hại không nhỏ cho thương mại Quốc tế. Các sự kiện có thể kể đến như là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, một loạt các cuộc nổi dậy và chiến tranh tại Châu Phi cụ thể là Libya… đã làm giảm nguồn cung dầu ra thế giới khoảng 8%. Sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt lớn ở Thái Lan … các thảm họa tự nhiên này đã tác động rất lớn đến chuỗi cưng ứng và sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc làm giảm khả năng cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu Quốc tế. Tất cả các sự kiện trên đã làm cho tình hình thương mại Quốc tế xấu đi khá nhiều, cụ thể tổng kim ngạch thương mại thế giới tăng trưởng chậm lại còn 5%, một sự chậm lại rõ rệt, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1990 – 2007 là 5.4%, chậm hơn rất nhiều so với năm 2010 là 13,8%. Tổng giá trị kim ngạch thương mại hàng hóa thế giới năm 2011 đạt 18,2 ngàn tỷ USD, vượt qua đỉnh cao trước đây là 16,1 ngàn tỷ USD năm 2008. Tuy là vượt đỉnh xong phần lớn tăng trưởng là do giá cả hàng hóa thế giới tăng cao hơn trước chứ không phải tăng về quy mô hay số lượng. Đã bước qua năm 2011 nhưng châu Âu vẫn chìm trong khủng hoảng nợ, Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng chậm chạp, nước Nhật chưa hoàn toàn phục hồi sau thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu năm, lạm phát hoành hành ở khắp mọi Trang 4 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 nơi. Triển vọng kinh tế toàn cầu 2012 sẽ là rất bếp bênh. Với những khó khăn chung còn tồn tại, WTO dự báo thương mại quốc tế trong năm nay sẽ còn tăng trưởng chậm hơn năm 2011 và có thể chỉ là 3,7% . Dù còn khó khăn xong vẫn tăng trưởng, cả thế giới đang cùng lỗ lực khắc phục những khó khăn để đưa kinh tế thế giới không lâm vào khủng hoảng mới, chúng ta cùng hy vọng vào một tương lai tươi sáng của kinh tế thế giới và cả thương mại quốc tế trong những năm sắp tới. Trang 5 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Danh sách các nước đứng đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 1.2.Tình hình xuất khẩu thương mại dịch vụ Trong giai đoạn 1990 - 1998, thương mại dịch vụ của thế giới tăng 6,4%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 5,9% của thương mại hàng hóa (WTO, 1999, trích bởi OECD, 2000: 25).Tuy nhiên, thương mại dịch vụ ngày nay vẫn chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ (OECD, 2000: 24). Xu hướng gia tăng của thương mại dịch vụ có các đặc điểm sau: Một là sự gia tăng không đều ở các nền kinh tế. Thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế phát triển. Năm 2004, 20 nền kinh tế phát triển hàng đầu của thế giới chiếm đến 75% tổng xuất khẩu dịch vụ của thế giới; trong đó 5 nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức) chiếm 39%; với Mỹ đứng đầu, chiếm 15% tiếp theo là Anh chiếm 8,1% (FORFAS, 2006: 33). Thương mại dịch vụ dường như còn là lợi thế của các nền kinh tế phát triển xét theo cán cân thương mại. Thí dụ, kể từ năm 1971, Mỹ luôn đạt thặng dư trong xuất khẩu dịch vụ. Năm 2005, thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã đạt tới 56,3 tỷ USD (US service economy overview, web).1 Hai là thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng không đều. Năm 2005, nếu xét theo ba ngành lớn thì ngành giao thông vận tải chỉ chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, du lịch và lữ hành chiếm 29% còn các ngành còn lại (trong đó có ngành dịch vụ kinh doanh) chiếm tới 48% (so với mức 35% năm 1980). Trong các ngành dịch vụ thì xuất khẩu dịch vụ máy tính và dịch vụ thông tin tăng nhanh nhất, bình quân 20%/năm, tiếp đó là xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm Trang 6 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 (17%/năm) và dịch vụ tài chính (9,7%/năm). Xuất khẩu của các ngành giao thông vận tải, du lịch và lữ hành, dịch vụ chính phủ và xây dựng đều tăng ở dưới mức bình quân của xuất khẩu dịch vụ nói chung (FORFAS, 2006: 33). Ba là phương thức “hiện diện thương mại” trong thương mại dịch vụ ngày càng phổ biến. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gia tăng FDI trong ngành dịch vụ. Theo ước tính của WTO, năm 2006 phương thức hiện diện thương mại (phương thức 3) chiếm tới 50% hoạt động thương mại dịch vụ, vượt xa các phương thức thương mại dịch vụquốc tế khác (phương thức 1: cung cấp qua biên giới chiếm 35%, phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài chiếm 10-15% và phương thức 4: hiện diện của thể nhân: 1 - 2%) (FORFAS, 2006: 27). Kế từ năm 1996, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ theo phương thức 3 đã vượt quá toàn bộ xuất khẩu dịch vụ theo các phương thức 1, 2 và 4, và đạt mức chênh lệch 156,7 tỷ USD năm 2001. Còn nhập khẩu dịch vụ theo phương thức 3 của Mỹ vượt nhập khẩu dịch vụ theo các phương thức 1, 2, 4 kể từ năm 1989 và đạt mức chênh lệch 165,3 tỷ USD năm 2001 (USDOC, 2003: 59). Thương mại dịch vụ cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như đầu tư vào ngành dịch vụ nói trên. Yếu tố cơ bản thúc đẩy thương mại dịch vụ là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán được (FORFAS, 2006: 31). Mặc dù vậy, tự do hóa thương mại dịch vụ vẫn còn bị hạn chế do thương mại dịch vụ phức tạp hơn thương mại hàng hóa rất nhiều nên khó thể có những biện pháp tự do hóa đồng loạt mà chỉ có các biện pháp mở cửa theo ngành. Trang 7 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Danh sách các nước đứng đầu kim ngạch xuất khẩu thương mại dịch vụ năm 2011 2. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển: 2.1.1 Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu liên quan đến thu ngoại tệ còn nhập khẩu liên quan đến chi ngoại tệ. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến quỹ tiền tệ của đất nước từ đó tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế. Nếu xuất khẩu thuần dương thì tổng Trang 8 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 cầu sẽ tăng, còn xuất khẩu thuần âm tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu tăng làm nền kinh tế tăng, thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hóa sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân. Đồng thời cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hóa một cách sâu sắc. Từ đó ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra xa hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất cũ. Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,26 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu với châu Á đạt 176,77 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. Tiếp theo là với châu Âu đạt 39,55 tỷ USD, tăng 15,7%; châu Mỹ: 37,84 tỷ USD, tăng 19,4%; châu Đại Dương: 5,82 tỷ USD, tăng 3,9%; châu Phi: 4,29 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm trước. Bảng : Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013 Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu Trị giá (Tỷ USD) So với 2012 (%) Trị giá (Tỷ USD) So với 2012 (%) Trị giá (Tỷ USD) So với 2012 (%) Châu Á 68,57 11,5 108,20 17,8 176,77 15,3 - ASEAN 18,47 4,4 21,64 2,7 40,10 3,5 - Trung Quốc 13,26 7,0 36,95 28,4 50,21 22,0 - Nhật Bản 13,65 4,5 11,61 0,1 25,26 2,4 - Hàn Quốc 6,63 18,8 20,70 33,2 27,33 29,4 Châu Mỹ 28,85 22,4 8,98 10,6 37,84 19,4 - Hoa Kỳ 23,87 21,4 5,23 8,4 29,10 18,8 Châu Âu 28,11 19,2 11,43 7,9 39,55 15,7 - EU (27) 24,33 19,8 9,45 7,5 33,78 16,1 Châu Phi 2,87 16,0 1,42 37,7 4,29 22,4 Châu Đại Dương 3,73 9,9 2,09 -5,3 5,82 3,9 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trang 9 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Trong năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu sang châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó chiếm 52% về xuất khẩu và 82% về nhập khẩu. Việt Nam trong những năm gần đây luôn là nước đứng trong tốp đầu xuất khẩu lúa gạo, con số thống kê được thể hiện trong bảng sau: STT Nước (2011-2012) (2010-2011) 1 India 10,2 4,6 2 Vietnam 7,7 7,0 3 Thailand 6,9 10,6 4 Pakistan 3,5 3,4 5 United States 3,3 3,2 6 Brazil 1,2 1,3 7 Uruguay 1,1 0,84 8 Cambodia 0,8 0,86 9 Myanmar 0,7 0,78 10 Argentina 0,68 0,73 Thương mại quốc tế đã mở ra triển vọng phát triển thay đổi bộ mặt nền kinh tế . Cùng nhìn lại bức tranh lạm phát của Việt Nam trong những năm 1980-2010. Trang 10 [...]... 1,96 2,74 Số liệu của Tổng cục Thống kê Kết luận: Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia Thương mại quốc tế nhìn chung mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế của mỗi quốc gia Hợp tác kinh tế mở ra cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi nước, để tận dụng mọi cơ hội và đẩy lùi thách thức đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những chính sách kinh tế và ngoại giao thích... đến cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Vì thực tế cho thấy, do xuất phát điểm trình độ kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thu được từ các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mong muốn ngay như hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế, là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực( lợi thế so sánh) mà các nước này sẵn có Nếu hoạt động... có tính quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công- nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Nội dung cụ thể của xu thế này thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu... trò quan trọng trong sự tăng trưởng GDP hàng năm, nổi bật là các dịch vụ du lich, giao thong vận tải… 2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ và luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế. .. biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cả đầu vào và đẩu ra của quá trình tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoại thương cũng tạo ra các “ mối liên hệ ngược”, “ mối liên hệ gián tiếp”, giữa các ngành, tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế năng động Nhìn vào cơ cấu các ngành kinh tế. .. gia vào thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam đã có nhiều nét khởi sắc, phát triển về mọi mặt, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài Lạm phát được kiềm chế từ mức 3 con số chỉ còn ở mức 2 con số là thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm tiến hành cải cách Đặc biệt xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy phát triển và phục hồi kinh tế Ngày nay Việt Nam.. . vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được các nước có nền kinh tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực để phân tích và quản lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các bộ phận chủ yếu: cán cân ngoại thương ( còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình),cán cân... USD, tăng 9,1% so với năm 2012, trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 9,9%; dịch vụ vận tải 2,2 tỷ USD, tăng 5,8% Trang 11 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 Thương mại quốc tế mang lại một nguồn lợi về kinh tế, đóng góp to lớn vào mức tăng trưởng GDP hàng năm Thống kê GDP Việt Nam từa năm 2006-2013 2.1.2 Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo... cán cân nguồn vốn…trong đó ngoại thương hữu hình vẫn là hoạt động quan trọng nhất, do vậy cán cân ngoại thương giữ vị trí quan trọng nhất trong tất cả các bộ phận cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Đối với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mô nhỏ, thì việc quan tâm Trang 14 Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014 trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩa quyết định... mục tiêu của sự phát triển Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu- nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mức sống thực tế của người dân Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợi thế mà nước mình có được Đối với các nươc đang phát triển thường có dân số đông, lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất

Ngày đăng: 09/05/2015, 23:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan