HỒI TRỐNG CỔ THÀNH ( Trích hồi 28, "Tam quốc diễn nghĩa") - La Quán Trung- -Giáo viên hướng dẫn : Lý Quang Lịch. Ngày soạn : 09-03-2011 -Giáo sinh thực tập : Trần Tuấn Hạnh. Ngày giảng : 12-03-2011 Lớp : 10A5 Tiết : 75 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : - Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào- biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích B. phương tiện thực hiện : -Sách giáo khoa,sách giáo viên, thiết kế bài học,các tài liệu khác có liên quan,bảng phụ C. Cách thức tiến hành : -Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành. -Kết hợp việc cho học sinh xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. D. Tiến trình dạy học. 1.Kiểm tra sĩ số. -Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp theo báo cáo của cán bộ lớp. 2.Kiểm tra bài soạn. -Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3.Kiểm tra bài cũ : 4.ND dạy học. *Phần mở đầu : Tiểu thuyết Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.Ta có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh: Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy Hử trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Đoạn trích "Hồi Trống Cổ Thành" có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phẩm nhưng đã thể hiện được đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh.Trên cơ sở đó,ở tiết học ngày hôm nay,thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành". Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1 :Tìm hiểu về tác giả,tiểu thuyết chương hồi,đoạn trích. Câu hỏi : Em hãy nêu vài nét về tác giả? Câu hỏi : Em hiểu gì về tiểu thuyết chương hồi? Hãy kể một số tác phẩm tiểu thuyết chương hồi mà em biết? Câu hỏi : Nêu những hiểu biết của mình về tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”? Câu hỏi : Hãy nêu nội dung chính của tác phẩm? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - La Quán Trung (1330-1400), tênlà La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân. - Quê thuộc vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũ. - Con người: học rộng biết nhiều, thích ngao du, nghe thuyết thoại nhân kể chuyện và nghi chép lại. - Ông từng biên soạn dã sử. - Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết Minh Thanh. 2. Vài nét về tiểu thuyết chương hồi TQ ( TT cổ điển, TT Minh Thanh) - Là loại tiểu thuyết được chia thành nhiều hồi, mỗi hồi thường có một hoặc một vài sự kiện xảy ra được kể theo trình tự thời gian, cuối mỗi hồi thường có câu “Hạ hồi phân giải”. - Kết thúc hồi thường vào lúc cao trào. - Tính cách nhân vật được hình thành từ hành động và ngôn ngữ. - Trong cách miêu tả thường dùng đặc điểm của chuyện kể mở đầu bằng câu chuyện xa xưa,sau đó mới đi vào triều đại chính được kể, dẫn chuyện bằng mấy câu thơ, kết thúc bằng một bài vịnh. 3. Tác phẩm “ Tam quốc diễn nghĩa” - Nguyên văn: Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa - Ra đời khoảng giữa thế kỉ XIV, dài khoảng 75 vạn chữ. - Tác giả dựa trên 3 nguồn tư liệu chính để viết : + Sử liệu. + Truyện kể dân gian. + Kịch dân gian. -> Quan điểm của tác phẩm la "ủng Lưu phản Tào",tác phẩm có 3 phần thực,7 phần hư. - Kết cấu: gồm 120 hồi. -Nội dung : kể lại quá trình hình thành, phát triển, diệt vong trong vòng 97 năm giữa 3 tập đoàn phong kiến Ngô, Nguỵ, Thục. Cuối cùng,Tư Mã Viên sau khi cướp ngôi Nguỵ và diệt Thục kéo quân về Nam diệt Ngô thống nhất Trung quốc vào năm 280. * Giá trị của tác phẩm : Câu hỏi : Nêu giá trị chính của tác phẩm? Câu hỏi : Nêu vị trí,nội dung của đoạn trích? -Giáo viên cho học sinh đọc và nêu cảm nhận của mình về đoạn trích? *Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nhân vật và nghệ thuật đoạn trích. -Giáo viên giới thiệu vài nét về Trương Phi. Câu hỏi : Tính cách của Trương Phi được thể hiên qua những chi tiết nào?Qua đó em cảm nhận được gì về Trương Phi? Câu hỏi : Khi nghe Tôn Càn báo tin Quan Công và 2 chị dâu đến Trương Phi có những - Nội dung : + Phản ánh chân thực bộ mặt xã hội trung Quốc ở một thời kì lịch sử cụ thể. + Phản ánh thực tế cát cứ phân tranh rồi hợp nhất. + Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ có tài thao lược. + Ca ngợi tình chung thuỷ. + Khát vọng về một bậc minh quân. + Là kho tàng kinh nghiệm quân sự quý giá. - Nghệ thuật : + Xây dựng nhân vật điển hình, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét qua hành động và ngôn ngữ. + Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, hấp dẫn. + Kết cấu chặt chẽ. + Cách miêu tả chiến tranh đặc sắc. 4. Đoạn trích - Vị trí: hồi 28 - Tên hồi: “ Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. - Nội dung : kể về sự kiện Quan công trên đường về với Lưu Bị gặp Trương Phi ở Cổ Thành, Trương Phi nghi Quan Công phản bội, Quan Công chém đầu Sái Dương để minh oan cho mình, anh em hoà giải. - Bố cục: 2 phần + P1: từ đầu > đem theo quân mã chứ. + P2: phần còn lại II. Đọc-hiểu 1. Tính cách các nhân vật a, Nhân vật Trương Phi * Qua ngoại hình: Trương Phi là một dũng tướng, mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, hò hét như sấm, râu hùm * Qua hành động đi vay lương thực : - Đi vay lương thực quan huyện không cho, đuổi quan huyện đi chiếm lấy thành tạm nương thân. -> Nóng nảy, bộc trực, đơn giản. - Mộ quân, tậu ngựa, chứa cỏ tích lương. -> Cẩn thận, mục đích để ngóng tin Huyền Đức. - Khi nghe Tôn Càn báo tin 2 chị dâu và Quan Công đến : + Thái độ: Chẳng nói chẳng rằng. -> Thái độ rõ ràng, kiên quyết, trắng đen phải trái rõ hành động như thế nào?Qua đó em thấy được gì về tính cách của Trương Phi? Câu hỏi : Vì sao Trương Phi lại hành động như vậy với Quan Công? Câu hỏi : Em thấy cách xưng hô của Trương Phi với 2 chị dâu,Quan Công như thế nào? Qua đó em cảm nhận được gì về tính cách của Trương Phi? Câu hỏi : Trương Phi đặt điều kiện gì cho Quan Công để chứng minh lòng trung thành?Qua đó em cảm nhận được gì về Trương Phi? Câu hỏi : Khi biết rõ về những việc Quan Công đã làm lúc đó,Trương Phi đã cư xử thế nào?Qua đó em cảm nhận được gì? ràng. + Hành động: mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa,dẫn quân,đi tắt, mắt trợn, râu hùm vểnh ngược, hò hét, múa xà mâu,chạy,đâm. ->Các động tác khẩn trương,dồn dập,liên tiếp,dứt khoát,thể hiện sự nóng nảy bộc trực,thẳng thắn,không chập nhận sự quanh co lắt léo. ( Vì Trương Phi nghĩ Quan Công ra hàng Tào, phản bội lại lời thề kết nghĩa vườn đào, bây giờ đến đây lập mưu để giết mình). - Trương Phi gạt mọi lời thanh minh của Quan Công và 2 chị dâu. -> Dứt khoát, không kiên nhẫn. * Qua ngôn ngữ : - Xưng hô với 2 phu nhân: chị và tôi ->Cách xưng hô đúng mực, thể hiện tình cảm thuỷ chung, lòng trung thành, tôn trọng hai chị. - Xưng hô với Quan Công : mày - tao, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa, bỏ anh hàng Tào. -> Trương Phi thô lỗ,giận dữ,thẳng thắn,quyết trừng trị Quan Công bằng bát xà mâu. - Trương Phi gọi Quan Công là "nó" : dứt khoát cắt tình anh em. ->Lòng trung thành,muốn bảo vệ cái đúng,tình anh em. * Qua điều kiện Trương Phi đặt ra với Quan Công : - Xong 3 hồi trống chém đầu Sái Dương. -> Ngay thẳng, dứt khoát.Quyết liệt phải phân biệt bạn thù trong nháy mắt. - Khi chém xong đầu Sái Dương,Trương Phi vẫn chưa tin anh,chưa nhận anh. ->Hồ nghi,không dễ tin người,rất thận trọng. * Khi biết rõ sự thật về Quan Công : - Hỏi kĩ việc ở Hứa Đô rồi mới tin anh. - Khi nghe hai chị dâu kể về những việc Quan Công đã trải qua,Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công. -> Tinh tế,nhanh nhẹn biết phục thiện,nhận lỗi chân thành.Đó còn là cách bày tỏ tình cảm của người anh hùng,cảm động về tình nghĩa anh em,và còn là sự khâm phục dũng khí, tài năng của Quan Công. Tóm lại: Trương Phi là người cương trực,thẳng thắn,nóng nảy,cẩn trọng thô lỗ nhưng cũng rất tinh tế. Trương Phi là người anh hùng dũng cảm,trung nghĩa tiêu biểu trong thời loạn. -Giáo viên giới thiệu về nhân vật Quan Công cho học sinh Câu hỏi : Quan công xưng hô với Trương Phi như thế nào? Qua đó em thấy được gì vê Quan Công? Câu hỏi : Quan Công đã làm như thế nào để minh oan cho mình? Câu hỏi : Có thể xem hồi trống Cổ Thành là cửa ải thứ 6 được không vì sao? Câu hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa của nhan đề "Hồi trống Cổ Thành"? Câu hỏi : Nêu một số đặc sắc về Nghệ thuật của đoạn trích? b, Nhân vật Quan Công. - Trước khi gặp Trương Phi thì Quan Công đã trải qua 5 cửa quan Tào,chém 6 tướng giỏi của Tào Tháo. + đến Đông Lĩnh giết Khổng Tú. + Đến Lạc Dương chém hai tướng giỏi Mạnh Than, Hàn Phúc. + Đến Nghi Thuỷ; chặt Biện Hổ ra làm hai khúc. + Đến Huỳnh Dương giết Vương Thực. + Đến sông Hoàng Hà giết Tần Kì. -Quan Công xưng hô với Trương Phi : Ta - hiền đệ, em -> Cách xưng hô thân tình anh em ruột thịt,là lời người anh khuyên, thanh minh với em.Quan Công là người trọng tình nghĩa, trung thành (vì Quan Công biết em đang hiểu lầm mình,tính em lại nóng nảy,mình lại bị đặt vào tình thế tình ngay lí gian, nên không thể tự phụ, kiêu ngạo được). -Quan Công thông minh, khéo léo nhờ 2 chị dâu giúp. - Quan Công chém đầu Sái Dương minh oan cho mình. - >Nhanh nhẹn, tài giỏi, khao khát được minh oan. =>Quan Công là một anh hùng dũng mãnh luôn đề cao trung nghĩa. 2. ý nghĩa của nhan đề " hồi trống Cổ Thành". - Hồi trống là điều kiện,là quan toà phán xét Quan Công phản bội hay trung thành. - Hồi trống thi tài,tỏ lòng,giải oan,biểu dương dũng khí và lòng trung thành của Quan Công. - Hồi trống thu quân ăn mừng. - Hồi trống đoàn tụ gia đình,hội ngộ của những anh hùng, tôi chúa đoàn viên. -> Khống khí chiến trận,so tài, hội ngộ,mang đậm nét trận mạc. -> Biểu tượng cho lòng trung nghĩa,thẳng thắn,cho tinh thần dũng cảm,công minh,chính nghĩa. 3. Một số đặc sắc nghệ thuật - Tương phản tính cách nhận vật: Quan Công >< Trương Phi. -> Tạo chất anh hùng,vì nếu không có tính cách tương phản như vậy sẽ mất đi kịch tích. - Tạo tình huống kịch tính,căng thẳng quyết liệt như một vở kịch. + Trình bày: giới thiệu nhân vật, sự việc 3 anh em đang ngóng nhau, Quan Công đến Cổ Thành… + Khai đoạn (sự việc bắt đầu): Trương Phi nghĩa Quan Công ra hàng Tào,đến đây để bắt mình,nên quyết định *Hoạt động 3 : Tổng kết nội dung và nghệ thuật. Câu hỏi : Em hãy tổng kết những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? trừng trị bằng bát xà mâu, Quan Công bị đặt vào tình thế tình ngay lí gian + Phát triển (Sự kiện tiếp diễn):Quan Công nhắc lại tình nghãi vườn đào,tự thanh minh cho mình,Trương Phi không tin + Thắt nút (đỉnh điểm): Quan Công đang thanh minh thì quân Tào đến,Trương Phi quay lại đâm Quan Công rất bất ngờ. + Mở nút (kết thúc): Quan Công chém đầu Sái Dương minh oan cho mình, anh em hoà giải. -> Căng thẳng,quyết liệt,tạo không khí chién trận hào hùng như đang diễn ra. III. Tổng kết 1. Nội dung : - Ca ngợi tình nghĩa anh em, biểu dương lòng cương trực, thẳng thắn, trung thành, dũng cảm. -Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. 2. Nghệ thuật : - Xây dựng nhân vật đặc sắc. - Tạo tình huống kịch tính, bất ngờ. - Lời kể ngắn gọn, sinh động. - Sử dụng nhiều từ cổ, lối văn biền ngẫu. Tiết 76 : Đọc thêm : TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG ( Trích hồi 21, "Tam quốc diễn nghĩa") - La Quán Trung- A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : - Hiểu được quan niệm đối lập về anh hùng và tính cách đối lập của Tào Tháo và Lưu Bị. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. B. phương tiện thực hiện : -Sách giáo khoa,sách giáo viên,sách thiết kế bài học,văn bản đoạn trích,các tài liệu khác liên quan C. Cách thức tiến hành -Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiểu dẫn và đọc hiểu đoạn trích. Câu hỏi : Em hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích? Câu hỏi : Tính cách của Lưu Bị khi ở nhờ nhà Tào Tháo được biểu hiện như thế nào? Qua đó em thấy được điều gì? Câu hỏi : Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miểu tả tính cách của Lưu Bị? Câu hỏi : Qua đoạn trích em thấy Tào Tháo là người như thế nào? I. Tiểu dẫn - Vị trí: hồi 21 - Nội dung : Cuộc đấu trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị. II. Gợi ý đọc hiểu 1. Tính cách của Lưu Bị khi ở nhờ Tào Tháo. - Giả vờ làm vườn; công việc bình thường. -> Khéo léo che đậy ý đồ của mình, ra vẻ như không để ý đến thiện hạ,hai em cũng không biết. - Khi Tào Tháo đột ngột mời Lưu Bị đến ->Giật mình - Khi đến nơi Tào Tháo hỏi -> Lưu Bị sợ tái mặt. - Cuộc đấu trí : + Tào Tháo hỏi về những người anh hùng trong thiên hạ. -> Kiêu ngạo. + Lưu Bị trả lời dè dặt, khiêm nhường, kín đáo, cẩn thận,khôn ngoan,đưa ra những người bình thường để chứng tỏ mình nông cạn nhằm che mắt Tào Tháo. - Khi Tào Tháo chỉ tay vào mình và vào Lưu Bị nói “anh hùng ” -> Lưu Bị sợ quá,luống cuống đánh rơi cả thìa. - Khi tiếng sấm nổ vang Lưu Bị nhặt thìa lên. -> Khôn khéo, tinh tế làm Tào Tháo hết nghi ngờ => Lưu Bị là người cẩn thận,khiêm nhừng,kín đáo, khôn ngoan. * Nghệ thuật : - Miêu tả trực tiếp những ứng phó tinh tế và những hành động, ngôn ngữ phù hợp. - Đối lập. - Miêu tả qua cử chỉ, hành động, thái độ - Miêu tả yếu tố thiên nhiên: mây xuất hiện…rồng… 2. Tính cách của Tào Tháo - Tào Tháo là người gian hùng: tài ba,lỗi lạc,thông minh,dũng cảm, nhưng cũng tàn bạo,nham hiểm,với lí tưởng "thà ta phụ người chứ không để người phụ ta". - Khi cho 3 anh em Lưu Bị ở nhờ : - >Dò xét,dụ hàng,thu phục - Mời Lưu Bị uống rượu. -> Dò tâm lí, tính cách của Lưu Bị. - Qua câu chuyện bàn luận về anh hùng trong thiên hạ. -> Có cái nhìn sắc sảo,thông minh,tự tin,bản lĩnh - Tào Tháo đưa ra quan niệm anh hùng. ->Là quan niệm của giai cấp thống trị muốn đè đầu *Hoạt động 2 : Tổng két nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Câu hỏi : Em hãy nêu vài nét đặc sắc về nội dung,nghệ thuật của đoạn trích? cưỡi cổ dân lành. - Tào Tháo thua vì kiêu ngạo. III. Tổng kết 1. Nội dung : - Đoạn trích thể hiện hai tính cách trái ngược nhau giữa Lưu Bị và Tào Tháo. 2. Nghệ thuật : - Kể chuyện hấp dẫn. - Tạo tình huống,hoàn cảnh éo le,có vấn đề(mơ chín…) - Cách dẫn chuyện tài tình. - Chi tiết đặc sắc. - Kết cấu giản dị, ngắn gọn như một màn kịch. . " hồi trống Cổ Thành& quot;. - Hồi trống là điều kiện,là quan toà phán xét Quan Công phản bội hay trung thành. - Hồi trống thi tài,tỏ lòng,giải oan,biểu dương dũng khí và lòng trung thành. oan cho mình? Câu hỏi : Có thể xem hồi trống Cổ Thành là cửa ải thứ 6 được không vì sao? Câu hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa của nhan đề " ;Hồi trống Cổ Thành& quot;? Câu hỏi : Nêu một số. trích - Vị trí: hồi 28 - Tên hồi: “ Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. - Nội dung : kể về sự kiện Quan công trên đường về với Lưu Bị gặp Trương Phi ở Cổ Thành, Trương