A .PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm . - Hiện nay trong lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn tin học nói riêng đề cập khá nhiều phương pháp và kỉ thuật dạy học: phương pháp thảo luận, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm … - Các cách thiết kế bài giảng hiện nay nhằm mục đích áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ… Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trong xã hội, trên thế giới. Bên cạnh đó, trong các kỷ thuật dạy học mới, vai trò của người thầy có sự thay đổi là: “hướng dẫn học sinh biết tự mình tìm ra hướng giải quyết những vấn đề nãy sinh trong quá trình học tập, biết cách làm việc độc lập, làm việc tập thể. Thầy là người định hướng, là người cố vấn giúp học sinh tự đánh giá, cũng như giúp học sinh luôn đi đúng con đường tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức…”. - Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có). Trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay, việc lập được các chương trình tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về tin học lâu dài, qua đó nhà tin học có thể chọn một phương pháp thích hợp để thực hiện. Tuy nhiên mọi thứ 1 điều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học Tin học là khởi đầu cho việc tiếp cận dạng kiến thức mới, qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động…Qua đó giúp các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Kỷ năng học thuật toán”, giúp các em nắm được cấu trúc của các thuật toán (Chương I, bài 4, mục 3, tiết 11, tuần dạy 6, tin học 10). II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Sử dụng tính chất lặp của các thuật toán trước hết để học sinh nắm được các bước, ý nghĩa của thuật toán. Và thông qua các ví dụ hướng dẫn học sinh nắm vững, hiểu rõ thuật toán. III. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm . Đưa ra vấn đề (Chương I, bài 4, mục 3, tiết 11, tuần dạy 6, tin học 10), thực hiện ví dụ minh họa đễ học sinh quan sát qua đó nắm vững thuật toán. Và hình thành ở học sinh kỷ năng phân tích, sử lý các vấn đề lặp trong quá trình thực hiện thuật toán. Qua đó nắm vững thuật toán. IV. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối 10 tại trường THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM . Sử dụng các ví dụ để thực hiện thuật toán. V. Phương pháp nghiên cứu . - Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM . - Có tham khảo các tài liệu tin học 10 và tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm. 2 B. NỘI DUNG I .Cơ sở lí luận . Khi học sinh học bài học Bài 4. “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN”. Học sinh đã có rất nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc thực hiện các bước của thuật toán và xác định khi nào thuật toán dừng. II. Nội dung và giải pháp thực hiện . 1. Nội dung. Trong tiết học này tôi đã đưa ra bài toán như sau: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương, xét các bài toán sau đây: Bài 1. Cho một số nguyên dương, kiểm tra xem số đó có phải là số nguyên tố hay không? Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau: Câu 1.Số nguyên tố là số như thế nào? Học sinh trả lời là: là số chỉ có hai ước: 1 và chính nó. Câu 2. Với bài toán trên, xác định input, output là gì? Học sinh trả lời là: • Input: N là một số nguyên dương • Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố” Câu 3. Em hãy nêu ý tưởng của bài toán trên? Học sinh trả lời là: • Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố; • Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố; • Nếu N >= 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố. Câu 4. Em hãy viết thuật toán của bài toán trên? Học sinh viết: Bước 1: Nhập số nguyên dương N; Bước 2: Nếu N=1 Thì thông báo N không là nguyên tố rồi kết thúc; Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc; 3 Bước 4: i 2; Bước 5: Nếu i > N thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc; Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; Bước 7: i i + 1 rồi quay lại bước 5; Câu 5. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 2: Học sinh trả lời: • B1: N = 2 • B2: N = 1 (S) • B3: N < 4 (Đ) => 2 là số nguyên tố. Câu 6. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 11? Học sinh trả lời: • B1: N = 2 • B2: N = 1 (S) (11 = 1) • B3: N < 4 (S) (11 < 4) • B4: I 2 • B5: I > N (S) (2 > 3) • B6: N chia hết cho I (S) (11 chia hết cho 2) • B7: I I + 1 (I = 3) • B8: I > N (S) (3 > 3) • N chia hết cho I (S) (11 chia hết cho 3) • I I + 1 (I = 4) • I > N (Đ) (4 > 3) => 11 là số nguyên tố Câu 7. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 12? Học sinh trả lời: • B1: N = 2 • B2: N = 1 (S) (12 = 1) 4 • B3: N < 4 (S) (12 < 4) • B4: I 2 • B5: I > N (S) (2 > 3) • B6: N chia hết cho I (Đ) => 12 Không là số nguyên tố 2. Giải quyết vấn đề. Trong quá trình thực hiện thuật toán, để kiểm tra tính nguyên tố của các số cụ thể, các bước: • I > N • N chia hết cho I • I I + 1 Được lập đi lập lại liên tục trong quá trình thực hiện. Vì vậy khi thực hiện với các số khác nhau, giáo viên nhắc liên tục các bước lập lại của thuật toán thì học sinh sẻ dễ dàng nắm rỏ và học thuộc thuật toán hơn. 3. Kết quả thu được. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả năng vận dụng, hiểu biết của mình mặt khác dựa vào tính lập của thuật toán nên việc trả lời của các em trở nên dễ dàng hơn, nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay phát biểu tranh luận. Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn và giáo viên không đóng vai trò là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động để giải quyết các vấn đề. 5 C. KẾT LUẬN Tin học nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chương trình ứng dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển của tin học mà hiện nay hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đã ứng dụng được tin học để giải quyết công viêc nhanh, hiệu quả và chính xác hơn. Hiện nay, tin học phổ biến trên thế giới, được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy các thầy cô có thể đưa ra các vấn đề nho nhỏ trong tin học đời sống…để các em có thể chứng tỏ được khả năng của mình làm cho học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi và tìm tòi sáng tạo. Đề tài này mang tính thực tiển rất cao cụ thể là: trong tiết học các em học sinh đã chủ động để tìm tòi lại kiến thức đã học qua đó giải quyết được vấn đề do giáo viên đặt ra. Trong quá trình giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ ra những sai lầm mà các em học sinh mắc phải do hiểu không rõ vấn đề giúp cho các em hiểu rõ hơn về câu lệnh. Kết quả là có rất nhiều em đã dễ dàng vận dụng được câu lệnh lặp để giải các vấn bài toán lặp do giáo viên đặt ra. 6 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa tin học 10 Hồ Sĩ Đàm chủ biên 2. Sách giáo viên tin học 10 Hồ Sĩ Đàm chủ biên 3. Một số ý kiến đóng góp và sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp . 7 MỤC LỤC A. Phần mở đầu I. Lý do chon sáng kiến kinh nghiệm…………………………. 1 II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm……………………… 2 III. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm…………………… 2 IV. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… 2 V. Phương pháp nghiên cứu………………………………… 2 B. NỘI DUNG I .Cơ sở lí luận ………………………………………………… 3 II. Nội dung và giải pháp thực hiện . 1. Nội dung……………………………………………… 3 2. Giải quyết vấn đề……………………………………… 5 3. Kết quả thu được……………………………………… 5 C. KẾT LUẬN………………………………………………………… 6 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………… 7 8 . luận . Khi học sinh học bài học Bài 4. “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN”. Học sinh đã có rất nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc thực hiện các bước của thuật toán và xác định khi nào thuật toán dừng. II nắm vững thuật toán. Và hình thành ở học sinh kỷ năng phân tích, sử lý các vấn đề lặp trong quá trình thực hiện thuật toán. Qua đó nắm vững thuật toán. IV. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối. niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài Kỷ năng học thuật toán , giúp các em nắm được cấu trúc của các thuật toán (Chương I,