Câu hỏi và hướng dẫn ôn tập kiểm toán căn bản

19 3.9K 10
Câu hỏi và hướng dẫn ôn tập kiểm toán căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƢƠNG KIỂM TOÁN CĂN BẢN Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán 1. Phân biệt giữa thông tin đƣợc kiểm toán (Đối tƣợng kiểm toán) với thông tin, tài liệu thu thập làm bằng chứng kiểm toán 2. Các chuẩn mực (tiêu chuẩn) dùng làm căn cứ để đánh giá thông tin trong từng loại kiểm toán (KTHĐ, KTTT, KTBCTC) 3. (Câu 3 – 49) Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của kiểm toán trong quản lý? 4. (Câu 7 –50) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC; giữa kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nƣớc và kiểm toán độc lập? 5. (Câu 10 – 50) Mối liên hệ giữa (hoặc ảnh hƣởng của) yêu cầu về chuyên môn/ hoặc đạo đức nghề nghiệp của KTV đến chất lƣợng kết quả kiểm toán? 6. (Câu 11 – 50) Ban giám đốc đơn bị đƣợc kiểm toán sử dụng kết quả của từng loại kiểm toán (KTTT, KTBCTC) phục vụ cho quản lý đơn vị nhƣ thế nào? Chƣơng 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán 1. Dựa trên các tiêu thức chủ yếu, làm rõ: Kiểm toán Nhà nƣớc có thể thay thế Kiểm toán Nội bộ đƣợc hay không? Tại sao? 2. Dựa trên các tiêu thức chủ yếu, làm rõ: Kiểm toán Nội bộ có thể thay thế cho Kiểm toán Độc lập đƣợc hay không? Tại sao? 3. Mối quan hệ giữa các yêu cầu đối với KTV ĐL với chất lƣợng kết quả kiểm toán? (VD: Giữa y/cầu về trình độ và năng lực chuyên môn của KTV?,…) 4. (Câu 1 – 81) Hãy so sánh giữa 3 tổ chức kiểm toán (kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nƣớc, kiểm toán độc lập) theo các tiêu thức cơ bản? 5. (Câu 2 – 81) Trình bày và giải thích điều kiện ra đời và tồn tại của tổ chức kiểm toán độc lập? 6. (Câu 5 – 81) Phân tích để làm rõ “sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản là một cơ sở ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập”? Chƣơng 3: Báo cáo kiểm toán 1. Phân biệt nội dung cốt lõi của các loại báo cáo kiểm toán: BCKT về BCTC; BCKT về tuân thủ; BCKT vè hoạt động. 2. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với đơn vị đƣợc kiểm toán? 3. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với những ngƣời sử dụng thông tin ở bên ngoài đơn vị? 4. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về kiểm toán tuân thủ/về kiểm toán hoạt động có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với đơn vị đƣợc kiểm toán? 5. Nội dung cơ bản giống nhau và khác nhau giữa basco cáo kiểm toán về BCTC của các loại KTV? Lý do chủ yếu của sự giống hay khác nhau đó? 6. (Câu 2 – 114) Nêu ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC? 7. (Câu 3 – 114) Nêu nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC? Điểm khác nhau cơ bản giữa báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC do KTV và các tổ chức kiểm toán lập? Tại sao lại có sự khác biệt đó? 8. (Câu 5 – 114) Nêu các loại báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC? Chỉ rõ điểm khác biệt giữa các loại báo cáo kiểm toán trong kiểm toán BCTC? 9. (Câu 8 – 114) Tại sao khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng mà không thể khắc phục đƣợc, KTV sẽ đƣa ra ý kiến nhận xét “Từ chối”? Chƣơng 4: Gian lận và sai sót – Trọng yếu và rủi ro 1. Những trƣờng hợp gian lận nào thƣờng đƣợc KTV cho là sai phạm trọng yếu? 2. Khái niệm trọng yếu nhằm nói về vấn đề gì? Nội dụng của khái niệm nêu trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và nêu trong giáo trình LTKT? 3. Giải thích các tiêu chỉ và các góc độ (phạm vi) để xem xét và đánh giá trọng yếu? 4. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa đánh giá về RRTT với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán,… và khối lƣợng công việc kiểm toán) 5. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa đánh giá về RRKS với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán,… và khối lƣợng công việc kiểm toán) 6. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa đánh giá về RRPH (cần đạt đƣợc) với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán,… và khối lƣợng công việc kiểm toán) 7. (Câu 1 – 155) Thế nào là gian lận và sai sót? Những yếu tố ảnh hƣởng đến gian lận và sai sót và chiều hƣớng ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Trách nhiệm của đơn vị đƣợc kiểm toán và KTV đối với gian lận và sai sót (trƣớc và trong quá trình kiểm toán)? Khái niệm: Gian lận: là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện làm sai lệch BCTC. Nhận dạng gian lận:  Xử lý chứng từ theo ý chủ quan;  Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch BCTC;  Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự;  Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính;  Cố ý tính toán sai về mặt số học để làm sai lệch BCTC, hoặc đem lại lợi ích cá nhân. Sai sót: là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến BCTC. Nhận dạng sai sót:  Lỗi tính toán về số học hoặc ghi chép sai;  Bỏ sót hoặc hiểu sai dẫn đến làm sai lệch các khoản mục hoặc các nghiệp vụ kinh tế do trình độ, hiểu biết hạn chế;  Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp kế toán, chính sách tài chính do hạn chế về năng lực… Những yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót và chiều hướng ảnh hưởng:  Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của BGĐ: ngược chiều + Công tác quản lý bị một người hay một nhóm nhỏ độc quyền nắm giữ, không có ban, hội đồng giám sát độc lập, có hiệu lực. + Cơ cấu tổ chức của khách hàng phức tạp một cách cố ý và khó hiểu. + Những yếu kém của hệ thống KSNB và hệ thống kế toán thường bị bỏ qua hoặc tỏ ra bất lực trong khi thực tiễn những yếu kém này hoàn toàn có thể khắc phục được. + Có sự thay đổi thường xuyên kế toán hoặc người có trách nhiệm ở bộ phận tài chính kế toán. + Thiếu nhiều nhân viên trong phòng kế toán trong một thời gian dài. + Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc người bị pháp luật nghiêm cấm. + Có sự thay đổi thường xuyên về chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc KTV.  Các sức ép bất thường bên trong và bên ngoài đơn vị: cùng chiều + Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn và số đơn vị phá sản ngày càng tăng. + Thiếu vốn kinh doanh do lỗ hoặc do mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp quá nhanh. + Mức thu nhập bị giảm sút. + Doanh nghiệp cố ý hoạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động. + Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới hoặc loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính. + Doanh nghiệp bị lệ thuộc quá nhiều vào một số sản phẩm hoặc một số khách hàng. + Sức ép về tài chính từ những nhà đầu tư hoặc cấp quản lý đơn vị. + Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất BCTC trong thời gian quá ngắn.  Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường: cùng chiều + Các nghiệp vụ đột xuất, đặc biệt xảy ra vào cuối niên kế toán có tác động đến doanh thu, chi phí, kết quả. + Các nghiệp vụ hoặc phương pháp xử lý kế toán phức tạp. + Các nghiệp vụ với các bên hữu quan như mua đắt, bán rẻ hoặc quan hệ với những khách hàng có nhiều tiêu cực, không minh bạch. + Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp.  Những điểm khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp: cùng chiều + Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời. + Lưu trữ tài liệu không đầy đủ về các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế. + Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ ba mẫu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm tán; không giải thích được sự thay đổi của các chỉ số hoạt động. + Ban giám đốc từ chối cung cấp giải trình hoặc giải trình không thỏa mãn yêu cầu của KTV.  Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên: cùng chiều + Không lấy được thông tin từ máy vi tính + Có thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không được phê duyệt hoặc không được kiểm tra. + Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với BCTC + Các thông tin in ra từ máy vi tính mỗi lần lại khác nhau. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán đối với gian lận và sai sót:  Việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý gian lận, sai sót là trách nhiệm và bổn phận của bản thân chủ doanh nghiệp được kiểm toán. - Khoản 1 điều 6 NĐ105: Đơn vị được kiểm toán phải cung cấp kịp thời, đầy đủ trung thực mọi thông tin, tài liệu cần thiết cho kiểm toán. - Khoản 2 điều 16 Luật Kế toán: Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức cá nhân, theo qui định của pháp luật.  Theo CMKTVN số 240: Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thực hiện thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. Do hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nên khó có thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót. Chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm về gian lận, sai sót và trách nhiệm đối với BCTC được lập ra như sau: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời GL và SS. - Xây dựng, thiết kế và thực hiện một cách thường xuyên hiệu lực đối với HTKT và KTKSNB trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng GL và SS. - Tiếp thu và giải trình một cách kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng GL và SS do KTV phát hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán. - Doanh nghiệp phải chấp nhận một báo cáo kiểm toán thích hợp do KTV đưa ra vì phạm vi kiểm toán bị hạn chế hoặc phải chấp nhận để KTV rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu không chịu tiếp thu, sửa chữa hoặc cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu cho KTV. Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót (trước và trong quá trình kiểm toán): 8. (Câu 2 – 155) Tại sao gian lận khó phát hiện hơn sai sót? Trách nhiệm của KTV độc lập trong từng giai đoạn (lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kế hoạch kiểm toán) khi nghi ngờ có gian lận, sai sót trọng yếu trong BCTC của đơn vị đƣợc kiểm toán? 9. (Câu 3 – 155) Trình bày trách nhiệm của KTV độc lập đối với đơn vị đƣợc kiểm toán và đối với bên thứ 3, khi đã phát hiện ra gian lận và sai sót trong BCTC đã đƣợc kiểm toán? Trình bày trách nhiệm của KTV độc lập đối với đơn vị được kiểm toán:  Trách nhiệm thông báo: Khi phát hiện ra gian lận sai sót trong quá trình kiểm toán, kể cả khi có nghi ngờ gian lận sai sót mặc dù KTV vẫn chưa đáng giá được ảnh hưởng của nó đến BCTC (tức mọi gian lận sai sót, không phân biệt trọng yếu hay không trọng yếu, KTV phải thông báo cho giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị được kiểm toán trong thời gian nhanh nhất trước ngày phát hành BCTC hoặc trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán. Việc thông báo những gian lận sai sót này đòi hỏi KTV phải cân nhắc xem việc thông báo cho cấp nào sẽ có lợi nhất, nhanh nhất để có thể xử lý và giúp KTV có được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để giải tỏa được nghi ngờ. Trong thực tế, khi phát hiện ra gian lận, sai sót liên quan đến cấp nào thì KTV thường thông báo với cấp cao hơn. Nếu gian lận, sai sót liên quan đến lãnh đạo cao nhất trong đơn vị được kiểm toán thì KTV thường phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định và thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. Trình bày trách nhiệm của KTV độc lập đối với bên thứ 3:  Trách nhiệm thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán: Khi đã phát hiện và đánh giá gian lận, sai sót là trọng yếu và KTV đã thông báo cho đơn vị được kiểm toán mà đơn vị không sửa chữa, hoặc không phản ánh đầy đủ trong BCTC thì KTV phải đưa ra một báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận (trái ngược – bất đồng). Với một BCTC đã phản ánh đầy đủ gian lận, sai sót mà những gian lận, sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV vẫn phải chỉ rõ về gian lận, sai sót này trong báo cáo kiểm toán. Trường hợp do phạn vi kiểm toán bị hạn chế mà TV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá những gian lận, sai sót đã được phát hiện hoặc thể sẽ xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đế BCTC thì KTV phải đưa ra một báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phần hoặc dạng từ chối. Trong các trường hợp trên, báo cáo của KTV phải có đoạn nêu rõ lý do không chấp nhận toàn bộ hay lí do từ chối đưa ra ý kiến nhận xét. Người sử dụng thông tin (BCTC) sẽ tự cân nhắc sự ảnh hưởng (nếu có) đến việc đưa ra các quyết định của mình.  Trách nhiệm thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan: KTV có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu của khách hàng, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán có gian lận hoặc sai sót mà theo quy định của pháp luật, KTV phải thông báo hành vi gian lận, hoặc sai sót đó cho cơ quan chức năng có liên quan. Trường hợp này, KTV được phép trao đổi trước với chuyên gia tư vấn pháp luật. 10. (Câu 5 – 155) Thế nào là RRKT, RRTT, RRKS và RRPH? Các yếu tố ảnh hƣởng và trình tự nghiên cứu đánh giá về các loại rủi ro này?  Rủi ro kiểm toán: - Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu. - Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được: Là khả năng trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua) chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu.  Rủi to tiềm tàng: - Khái niệm: Rủi to tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. - Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tiềm tàng: Nhóm yếu tố thuộc về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp (Công việc sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được cung cấp cho thị trường, các yếu tố tác động ngành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt động, cơ cấu vốn, tính chất thời vụ, sự biến động của thị trường mua và bán…) Nhóm yếu tố thuộc về bản chất bộ phận, khoản mục cấu thành BCTC (Các khoản mục khác nhau trên BCTC thì khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu khác nhau, như khoản mục hàng tồn kho có khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu nhiều hơn khoản mục tiền mặt vì hàng tồn kho phải thông qua rất nhiều khâu tính toán, đánh giá, tính nhất quán của phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…) Nhóm yếu tố thuộc về bản chất HTKT và thông tin trong doanh nghiệp (Mức độ, tính chất phức tạp, phạm vi và tính hiệu quả của hệ thống điện toán hoặc của phương tiện thiết bị thông tin tính toán áp dụng trong doanh nghiệp) - Trình tự đánh giá rủi ro tiềm tàng: Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng thường được tiến hành từ trên xuống dưới, từ tổng thể đến chi tiết, từ toàn bộ công ty đến các công ty trực thuộc, từ toàn bộ BCTC đến từng khoản mục cấu thành BCTC, trình tự này được gọi là “từ đỉnh đến đáy” TỔNG CÔNG TY CÔNG TY C CÔNG TY B CÔNG TY A Toàn bộ BCTC Khoản phải thu Khách hàng B Dự phòng phải thu khó đòi Phải thu từ bán lẻ Phải thu từ bán buôn khó đòi Khách hàng A Khách hàng C  Rủi to kiểm soát: - Khái niệm: Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. - Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kiểm soát: Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch: cùng chiều Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít): cùng chiều Số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp: ngược chiều Tính hiệu lực, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp: ngược chiều Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ như việc sắp xếp phân công đúng người, đúng việc, việc bố trí và sử dụng một cách tối ưu các phương tiện, thiết bị kết hợp với con người trong quá trình kiểm soát: ngược chiều - Trình tự đánh giá rủi ro kiểm soát: Việc phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát thường được tiến hành từ trên xuống dưới, từ tổng thể đến chi tiết, từ toàn bộ công ty đến các công ty trực thuộc, từ toàn bộ BCTC đến từng khoản mục cấu thành BCTC, trình tự này được gọi là “từ đỉnh đến đáy” Sơ đồ giống của rủi ro tiềm tàng  Rủi ro phát hiện: - Khái niệm: Rủi to phát hiện Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên (và công ty kiểm toán) không phát hiện được. RRPH hoàn toàn phụ thuộc vào công việc của kiểm toán. Nó phụ thuộc vào qui trình, phương pháp, phạm vi và trình độ, kinh nghiệm của KTV. - Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro phát hiện: Phạm vi kiểm toán: Nếu phạm vi kiểm toán càng rộng thì khả năng phát hiện ra gian lận sai sót càng tăng lên. Tức là khả năng không phát hiện ra sai sót giảm đi, có nghĩa là rủi ro phát hiện giảm, và ngược lại => Ngược chiều Phương pháp kiểm toán: Nếu phương pháp kiểm toán càng khoa học, càng thích hợp và hiệu quả thì khả năng phát hiện ra gian lận sai sót tăng lên, tức là những gian lận, sai sót không phát hiện được sẽ giảm xuống, nghĩa là rủi ro phát hiện giảm, và ngược lại => Ngược chiều Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV: KTV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm và khả năng xét đoán tốt thì dễ phát hiện được nhiều gian lận, sai sót, do đó rủi ro phát hiện sẽ giảm và ngược lại => Ngược chiều 11. (Câu 6 – 155) Trình bày mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán? Nếu RRTT và RRKS đều cao thì tại sao phải làm nhiều công việc kiểm toán? Có quan điểm cho rằng bất kỳ một doanh nghiệp nào có RRTT và RRKS đều cao thì chắc chắn RRKT sẽ cao. Nói nhƣ vậy có đúng hay không? Tại sao? Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán: RRTT và RRKS đều cao thì KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán, vì: Nhận xét quan điểm: Chƣơng 5: Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán 1. Khái niệm về “Cơ sở dẫn liệu”? Vai trò, ý nghĩa của CSDL với ngƣời làm kế toán? Và với ngƣời làm kiểm toán? Khái niệm: Cơ sở dẫn liệu là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC. Ý nghĩa của CSDL đối với người làm kế toán: Cơ sở dẫn liệu là cơ sở mà kế toán viên dựa vào đó để thể hiện các khoản mục, chỉ tiêu, bộ phận trên báo cáo tài chính một cách chính xác, phù hợp, đầy đủ…, giúp cho BCTC của đơn vị trung thực và hợp lý. Ý nghĩa của CSDL đối với người làm kiểm toán:  Xác định chính xác mục tiêu kiểm toán tổng quát và mục tiêu kiểm toán từng bộ phận của BCTC  Xác định các bằng chứng kiểm toán cần thu thập để đạt được mục tiêu kiểm toán  CSDL có ý nghĩa đối với cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán của KTV - Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Việc hiểu rõ về CSDL sẽ giúp KTV xác định được khả năng các rủi ro và sai phạm có thể xảy ra trong BCTC của đơn vị nói chung cũng như ở các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC nói riêng. CSDL cũng là căn cứ giúp KTV xác định được những mắt xích và thủ tục kiểm toán cơ bản được đơn vị xây dựng và duy trì nhằm kiểm soát các khía cạnh của hoạt động trong đơn vị. Từ những hiểu biết này KTV sẽ xác định, lựa chọn các thủ tục và trình tự kiểm toán phù hợp nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các nghiệp vụ số dư tài khoản. Đây là những nội dung quan trọng để xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp cho từng khoản mục bộ phận cũng như toàn bộ BCTC. - Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: CSDL sẽ giúp KTV luôn xác định được mục tiêu các thử nghiệm mình đang thực hiện , trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất cho cuộc kiểm toán. - Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: CSDL là căn cứ để KTV xác định và đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng thu thập được với các mục tiêu kiểm toán đã đuợc thiết lập, từ đó đánh giá được mức độ thỏa mãn về kiểm toán. Từ đó sẽ giúp KTV đưa ra các quyết định có liên quan đến các thủ tục kiểm toán cần thực hiện bổ sung cũng như những nhận định đánh giá về các chỉ tiêu bộ phận được kiểm toán và toàn bộ BCTC. 2. Nội dung của từng CSDL của BCTC? (Hiểu về nội dung của từng CSDL) Có 5 yếu tố dẫn liệu  Sự hiện hữu: Một khoản tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu hay một khoản nợ phải trả được phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời điểm báo cáo là phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó. Các nhà lãnh đạo đơn vị phải có những căn cứ thỏa đáng để chứng minh cho sự tồn tại của các khoản mục này. Đối với một số khoản mục tài sản, sự hiện hữu còn bao gồm cả các yêu cầu về chất lượng của các tài sản được phản ánh.  Quyền và nghĩa vụ: Hầu hết các khoản tài sản trên BCTC phải thuộc sở hữu của đơn vi, với một số khoản tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì chúng chỉ được phản ánh trên BCTC khi đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài với các tài sản này và phải đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực kế toán có liên quan (ví dụ: tài sản cố định thuê tài chính). Đối với các khoản công nợ được phản ánh trên BCTC thì đơn vị đang có nghĩa vụ phải thanh toán thực tế đối với các khoản nợ này.  Sự phát sinh: Một sự kiện hay một nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chép vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực sự phát sinh và có liên quan đến thời kỳ báo cáo.  Sự tính toán và đánh giá: + Sự đáng giá: Một khoản tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí khác phải được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến. + Sự tính toán: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế khi ghi nhận phải được ghi nhận đúng giá trị của nó. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo chính xác về mặt toán học và không có sai sót.  Sự phân loại và hạch toán: + Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, các khoản doanh thu, chi phí, các nghiệp vụ hoặc giao dịch đã xảy ra và có liên quan đến kỳ báo cáo phải được ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báo cáo đầy đủ trong hệ thống BCTC. + Tính đúng đắn: Các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí, doanh thu phải được phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán. Các khoản mục này cũng phải được ghi nhận, phản ánh theo đúng trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận. + Tính đúng kỳ: Một nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, tức là được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền. Không có một sự kiện và nghiệp vụ kinh tế nào được ghi nhận sớm khi chưa đủ điều kiện ghi nhận hoặc được ghi nhận muộn so với kỳ mà chúng phát sinh. Khía cạnh này đặc biệt quan trọng vứi các khoản doanh thu và chi phí vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo và các kỳ có liên quan khác.  Tổng hợp và công bố: + Cộng dồn (Tổng hợp): Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sir kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót. Số liệu trên các sổ kế toán của các tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau. + Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu, bộ phận, và khoản mục trên báo cáo tài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu ủa các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. 3. Mối quan hệ giữa CSDL với mục tiêu kiểm toán BCTC? Nêu ví dụ minh họa Dựa trên các CSDL của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC mà KTV sẽ đưa ra mục tiêu kiểm toán chung phù hợp trong giai đoạn lập kế hoạch khi kiểm toán BCTC, và giúp KTV luôn hướng theo đúng mục tiêu mà mình đã đặt ra trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán.  KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của các khoản mục trên BCTC. Ví dụ: Khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho, KTV phải thu thập được đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng khoản mục hàng tồn kho trên BCTC là có thực, đã được phản ánh đầy đủ, đã được đánh giá đúng, phân loại phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán.  Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho việc thiếu bckt liên quan đến một csdl khác. Ví dụ: Sự hiện hữu (E) của hàng tồn kho và Giá trị (V) của hàng tồn kho.  Các thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều CSDL cùng một lúc. Ví dụ: Kiểm tra việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và cho giá trị của các khoản phải thu đó. 4. (Câu 4 – 198) Thế nào là giải trình của các nhà quản lý? Trong quá trình kiểm toán khi nào KTV phải lấy giải trình của các nhà quản lý? Tác dụng của sự giải trình đối với quá trình kiểm toán? [...]... bằng chứng kiểm toán liên quan đến sự phù hợp và đáng tin cậy thông qua việc xem xét CSDL của chúng - Bằng chứng kiểm toán thích hợp phải giúp KTV đạt được mục đích kiểm toán của mình - Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc nguồn gốc và bản chất của bằng chứng kiểm toán Để xem xét bằng chứng kiểm toán có tin cậy hay không, KTV thường tính đến các yếu tố sau: + Tính chất, nội dung và mức độ... trình kiểm soát nội bộ cần thiết ngay trong phạm vi mẫu của chứng từ đó Chƣơng 7: Phƣơng pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán 1 Thế nào là Phƣơng pháp kiểm toán/ Thử nghiệm/Khảo sát cơ bản? Tại sao phƣơng pháp kiểm toán cơ bản đƣợc áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán BCTC? Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì KTV sẽ áp dụng các phƣơng pháp kiểm. .. kiểm soát, biện pháp và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong đơn vị Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển III, chuẩn mực số 400, đoạn 10, 2002: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và. .. hơn bằng chứng kiểm toán ghi lại bằng lời nói - Một bằng chứng kiểm toán là bằng chứng thích hợp khi và chỉ khi nó phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể của KTV, nói cách khác, nó phải phù hợp với CSDL của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC mà KTV cần phải xem xét và đánh giá 6 (Câu 7 – 198) Trình bày các kỹ thuật cơ bản mà KTV thƣờng sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán? Ƣu, nhƣợc... mẫu và thời gian kiểm toán cần thiêt là một biểu hiện cụ thể cho tính - đầy đủ đối với bằng chứng kiểm toán Việc các định kích thước mẫu kiểm toán và thời gian kiểm toán cần thiết là một xét đoán nghề nghiệp của KTV, tuy nhiên nó chịu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu sau: + Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: có quan hệ cùng chiều với số lượng bằng chứng cần thu thập Nếu mức độ RRTT và. .. từng yêu cầu Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài kiệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình (VSA 500 - Bằng chứng kiểm toán) Các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán:  Sự đầy đủ - Đầy đủ là yêu cầu về số lượng các bằng chứng cần thiết làm cơ sở cho các nhận xét của KTV về thông tin tài chính của đơn vị Do... nếu được xây dựng chắc chắn, có nền nếp và ổn định sẽ là điều kiện quan trọng cho việc kiểm tra nội bộ tốt, là mục tiêu cho hành động và là căn cứ cho việc đánh giá kết quả  Bộ phận kiểm toán nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho đơn vị có được những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động nói chung, chất lượng công tác kiểm soát nói riêng Tuy nhiên, bộ phận này... doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ Tài liệu, thông tin giải trình: có thể là các quyết định, các hợp đồng đã được ký kết, các bản thanh lý, quyết toán hợp đồng, các biên bản kiểm kê tài sản, các biên bản đối chiếu công nợ, các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ, các sổ sách, tài liệu kế toán và các tài liệu có liên quan khác… Trong quá trình kiểm toán, KTV phải lấy giải trình của các nhà quản lý:... các giải trình bằng văn bản về các vấn đề mà KTV xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Tác dụng của sự giải trình đối với quá trình kiểm toán: Việc yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp giải trình bằng văn bản có thể hạn chế được những hiểu lầm giữa KTV và các nhà quản lý đơn vị 5 (Câu 6 – 198) Thế nào là bằng chứng kiểm toán? Các yêu cầu cơ bản đối với bằng chứng kiểm toán? Trình bày rõ nội dung... tài sản chứ không thể cung cấp các bằng chứng về sự sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài đối với tài sản Việc kiểm kê không thể cung cấp các bằng chứng về giá trị của tài sản trong khi đó chúng lại được trình bày trên BCTC dưới dạng giá trị Quá trình kiểm kê đòi hỏi một lượng thời gian và chi phí tương đối lớn Kiểm tra tài liệu: bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ . CƢƠNG KIỂM TOÁN CĂN BẢN Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán 1. Phân biệt giữa thông tin đƣợc kiểm toán (Đối tƣợng kiểm toán) với thông tin, tài liệu thu thập làm bằng chứng kiểm toán. –50) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC; giữa kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nƣớc và kiểm toán độc lập? 5. (Câu 10 – 50) Mối liên. quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về kiểm toán tuân thủ/về kiểm toán hoạt động có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với đơn vị đƣợc kiểm toán? 5. Nội dung cơ bản giống nhau và khác nhau giữa basco cáo kiểm

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan