1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức

71 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 711,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, thể chế pháp lý dần đi vào ổn định nhưng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thì càng ngày càng trở lên gay gắt. Các doanh nghiệp không những phải đương đầu với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thể chế càng thông thoáng thì sự cạnh tranh này càng khó khăn, bởi các doanh nghiệp nước ngoài đã đi trước ta cả về công nghệ, trình độ quản lý và tiềm lực kinh tế. Nhiều biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đặt ra trong đó việc “nâng cao nội lực, tăng sức cạnh tranh” rất được quan tâm. Theo đó, việc xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ góp phần rất lớn trong việc phát huy nội lực, hạn chế rủi ro trong một Công ty. Một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý đó là xây dựng cho được hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Với vai trò quan trọng là đảm bảo cho hoạt động tài chính kế toán của đơn vị rõ ràng, chính xác, hệ thống kiểm soát nội bộ không những giúp cho đơn vị kiểm soát được các hoạt động kinh tế mà còn ra các biện pháp ngăn chặn các rủi ro trong kinh doanh nhằm thực hiện hiểu quả mục tiêu đặt ra ở đơn vị. Vốn bằng tiền là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động, được trình bày một cách chi tiết trên bảng Cân đối kế toán. Vốn bằng tiền có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau do đó Vốn bằng tiền là đối tượng của sai sót, tham ô, lợi dụng, mất mát. Từ những nhận thức nêu trên, em đã chọn đề tài: "Kiểm soát khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức" làm chuyên đề kiêm toán. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Kiểm soát nội bộ đối với Vốn bằng tiền nhằm tăng cường công tác quản lý, cung cấp các thông tin chính xác về thực trạng các nguồn thu cũng như sự chi tiêu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn bằng tiền là điều hết sức cần thiết. Hoàn thiện hơn kiểm soát nội bộ đối với Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền. - Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức. - Đề xuất một số giải pháp và đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Minh Đức. Cụ thể, đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền tại Công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Minh Đức Địa chỉ: Phường Gia Cẩm- TP.Việt Trì, T.Phú Thọ - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2014 chủ yếu tập trung vào tháng 10 năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra, kiểm soát Kiểm tra là việc soát xét để đánh giá, phân loại, điều chỉnh các mục tiêu, định hướng. Kiểm soát là soát xét để nắm lấy và điều hành. Kiểm tra, kiểm soát là chức năng cơ bản của quản lý, nó hoà vào tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý, ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra, quản lý thay đổi thì kiểm tra cũng thay đổi theo. Cụ thể như sau: - Giai đoạn lập kế hoạch: Kiểm tra hướng vào việc xem xét tính khả thi của dự án có phù hợp với nguồn lực sẵn có hay không, nếu không phù hợp sẽ xây dựng một kế hoạch khác. - Giai đoạn tổ chức thực hiện: Kiểm tra khả năng và sự phù hợp của các bộ phận có liên quan ở giai đoạn này cũng có thể xây dựng lại một kế hoạch mới. - Giai đoạn chỉ đạo thực hiện: Kiểm tra việc thực hiện của các bộ phận có kế hoạch đặt ra hay không. 1.1.2. Khái niệm Năm 1992, tổ chức COSO (Committee of Sonsoring Organization) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính đã đưa ra định nghĩa thiết thực nhất cho đến nay vẫn được nhiều người chấp nhận. Theo đó: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây: - Báo cáo tài chính đáng tin cậy. - Các luật lệ và quy định được tuân thủ. - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Để hiểu được bản chất của định nghĩa ta phải hiểu được 4 nội dung cơ bản sau: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. *) Kiểm soát nội bộ là một quá trình: kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều hoạt động liên tục, hiện diện ở mọi nơi trong tổ chức và liên kết chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. *) Yếu tố con người: kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách thủ tục, biểu mẫu mà kiểm soát nội bộ được xác lập, thực hiện và vận hành bởi toàn bộ con người trong tổ chức. *) Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải tuyệt đối trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Điều này xuất phát từ hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ. Hạn chế này bao gồm sai sót của nhân viên quản lý, sự thông đồng, sự gian lận, sự lạm quyền của các cán bộ quản lý. Mặt khác người lãnh đạo luôn cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và chi phí. *) Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ: - Đối với các báo cáo tài chính: phải trung thực và hợp lý, phải phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Đối với tính tuân thủ: kiểm soát nội bộ phải đảm bảo được các thành viên trong đơn vị tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị để hướng đến mục tiêu của đơn vị. - Đối với sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: Các nguồn lực của đơn vị là có giới hạn, bởi vậy làm sao để tận dụng triệt để chúng, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị…Vậy mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ rất rộng, chúng bao trùm mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị. 1.1.3. Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ Tuy quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu của các đơn vị là khác nhau, việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của mỗi đơn vị cũng khác nhau nhưng theo quan điểm phổ biến hiện nay: Có 5 yếu tố cơ bản hình thành lên hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị như sau: 1- Môi trường kiểm soát. 2- Đánh giá rủi ro. 3- Hoạt động kiểm soát. 4- Thông tin và truyền thông. 5- Giám sát. Bảng 1.1: Bảng các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Bộ phận Các nhân tố 1. Môi trường kiểm soát - Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. - Sự trung thực và các giá trị đạo đức. - Chính sách nhân sự. - Cơ cấu tổ chức. - Hội đồng quản trị và ban kiểm soát. - Trình độ và phẩm chất đội ngũ nhân viên. - Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm. - Các nhân tố bên ngoài tổ chức 2. Đánh giá rủi ro. - Nhận diện và đánh giá rủi ro. - Thiết lập mục tiêu. 3. Các hoạt động kiểm soát. - Phân chia trách nhiệm đầy đủ. - Ủy quyền đúng đắn. - Kiểm soát hệ thống và quá trình xử lý thông tin. - Kiểm tra độc lập và soát xét thực hiện. - Thiết kế chứng từ, sổ sách phù hợp. - Kiểm soát vật chất và thông tin. 4. Thông tin và truyền thông - Hệ thống chứng từ. - Hệ thống sổ sách. - Hệ thống báo cáo. 5. Giám sát - Giám sát thường xuyên. - Giám sát định kỳ. 1.1.3.1. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ. Bao gồm: - Tính chính trực và giá trị đạo đức: Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà quản lý cấp cao phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong đơn vị và cư xử đúng đắn để có thể ngăn cản không cho các thành viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp. Muốn vậy các nhà quản lý phải làm gương cho nhân viên noi theo, đôi lúc phải hi sinh những sở thích, thói quen riêng của mình, không tạo sức ép hay điều kiện có thể dẫn đến nhân viên có hành vi thiếu trung thực. - Đảm bảo về năng lực: là đảm bảo cho nhân viên có những kỹ năng và hiểu biết cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách hữu hiệu và hiệu quả. Không những thế phẩm chất đạo đức của nhân viên phải được xem trọng. Do đó, nhà quản lý phải quan tâm ngay từ công tác tuyển dụng, đào tạo, giám sát, và huấn luyện họ. - Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Khi Ủy ban kiểm toán có sự độc lập với tổ chức, các hoạt động kiểm soát nội bộ sẽ đảm bảo được tính hữu hiệu. Ủy ban kiểm toán sẽ thông tin và cảnh báo đến Hội đồng quản trị các rủi ro hay các tồn tại có thể xảy ra trước khi chúng trở lên nghiêm trọng. - Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Mỗi nhà quản lý đều có phong cách điều hành khác nhau: có người ưa dân chủ, người độc đoán trong phong cách lãnh đạo, bởi vậy cách dẫn dắt nhân viên đến mục tiêu của đơn vị là khác nhau và nó chi phối các hoạt động của đơn vị. - Cơ cấu tổ chức: Thực chất là việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu. Hay nói cách khác nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động. Vì thế khi xây dựng bộ khung này phải phù hợp sao cho chức năng của các bộ phận không chồng chéo nhau và có sự kết hợp hài hòa giữa chúng. - Cách thức phân quyền hạn và trách nhiệm: Phân quyền hạn và trách nhiệm 6 được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Các nhà quản lý xác lập quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp quản lý một cách cụ thể bằng văn bản nhằm thực hiện các hoạt động, xác lập các mối quan hệ, báo cáo và xây dựng các phương pháp ủy quyền. - Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự ảnh hưởng quan trọng đến trình độ, phẩm chất cũng như các giá trị đạo đức của toàn thể nhân viên trong đơn vị. Chính sách nhân sự bao gồm: chính sách tuyển dụng, đào tạo, chính sách tiền lương, giám sát, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển nhân viên. - Các nhân tố ngoài tổ chức: Môi trường kiểm soát có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố đến từ bên ngoài của tổ chức như thay đổi của môi trường kinh doanh, các thay đổi của hệ thống pháp luật hay các thay đổi của Chế độ kế toán… Khi phân tích, đánh giá, môi trường kiểm soát thì cần phải xem xét, đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến các hoạt động của đơn vị đó 1.1.3.2. Đánh giá rủi ro. Để giới hạn được rủi ro ở mức độ chấp nhận được, người quản lý phải xác định được mục tiêu của đơn vị, nhận dạng và phân tích rủi ro từ đó mới kiểm soát được rủi ro. - Xác định mục tiêu của đơn vị: Các mục tiêu này bao gồm mục tiêu chung của toàn tổ chức và mục tiêu riêng của từng bộ phận hay từng hoạt động, từng giai đoạn. Thiết lập mục tiêu bao gồm việc đưa ra sứ mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lược cũng như các chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thông qua việc ban hành các văn bản hoặc đơn giản là thông qua nhận thức và những phát biểu hàng ngày của người quản lý. - Nhận dạng phân tích rủi ro: Rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể trong phạm vi từng hoạt động. Rủi ro có thể phát sinh và tác động đến bản thân từng hoạt động trước khi gây ảnh hưởng đến toàn đơn vị. 1.1.3.3. Các hoạt động kiểm soát. Các hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực 7 hiện các chỉ đạo của người quản lý, đảm bảo có các hành động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu. Các hoạt động kiểm soát bao gồm: 1- Phân chia trách nhiệm đầy đủ: Để kiểm soát nội bộ hiệu quả, một cá nhân không thực hiện quá nhiều trách nhiệm và các trách nhiệm của một cá nhân cần phải được xác định và phân chia đầy đủ, rõ ràng. Khi phân chia trách nhiệm cần tách bạch các chức năng sau: + Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ. + Chức năng ghi chép: lập chứng từ, ghi sổ kế toán, chuẩn bị các tài liệu để đối chiếu, lập báo cáo thực hiện. + Chức năng bảo quản tài sản: gồm quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, nhận séc hay lập séc thanh toán. 2- Ủy quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc các hoạt động. Nếu có thể nắm bắt được tất cả các công việc trong một tổ chức, các nhà quản lý đã không cần sử dụng đến các nhân viên của mình. Điều này là không thể bởi vậy nhà quản lý phải thông qua các chính sách, các quy định tác động đến nhân viên của họ, đồng thời trao quyền cho các nhân viên thực hiện các hoạt động hay đề ra các quyết định lãnh đạo cấp thấp hơn. + Ủy quyền chung: liên quan đến tất cả các hoạt động trong tổ chức, trong nghiệp vụ. + Ủy quyền chi tiết: là trường hợp ủy quyền phê chuẩn một nghiệp vụ đơn lẻ và cụ thể, không phát sinh thường xuyên. 3- Kiểm soát hệ thống và quá trình xử lý thông tin. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin là kiểm soát ứng dụng, bao gồm các thủ tục kiểm soát, các dữ liệu và nhập dữ liệu đầu vào, kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu và kiểm soát kết xuất Kiểm soát hệ thống thông tin là kiểm soát chung liên quan đến toàn hệ thống 8 Dữ liệu đầu vào Xử lý dữ liệu Dữ liệu đầu ra thông tin. Ví dụ: Quy trình kiểm soát chung là môi trường chung cho kiểm soát ứng dụng 4- Kiểm soát độc lập và soát xét về thực hiện. Một phần quan trọng của kiểm soát là: Kiểm tra nhằm đảm bảo các nghiệp vụ được thực hiện và xử lý chính xác.Việc kiểm tra này được thực hiện một cách độc lập để đảm bảo tính hữu hiệu. Việc kiểm tra được gọi là kiểm tra độc lập khi người thực hiện kiểm tra không phải là người chuẩn y, người thực hiện nghiệp vụ hay người ghi sổ kế toán. Kiểm tra độc lập bao gồm: - Đối chiếu hai quá trình ghi chép độc lập. (Ví dụ: đối chiếu số liệu giữa số kế toán với số liệu của ngân hàng.) - So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu ghi chép trên sổ sách thông qua quá trình kiểm kê. - Thực hiện việc ghi sổ kép, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh. - Xem xét độc lập quá trình xử lý nghiệp vụ (Ví dụ: kiểm tra chứng từ trước khi ghi sổ). 5- Thiết kế và sử dụng các chứng từ và sổ phù hợp. Thiết kế và sử dụng các chứng từ và sổ sách phù hợp đảm bảo cho việc ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu cần thiết của một nghiệp vụ kinh tế. Hình thức và nội dung của chứng từ, sổ sách không nên phức tạp, phải thỏa mãn dễ ghi, dễ kiểm tra đối chiếu và hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình ghi chép. Nội dung của chứng từ và sổ sách cần thể hiện đầy đủ các yếu tố hỗ trợ cho kiểm soát. Việc thiết kế và sử dụng các chứng từ và sổ kế toán còn quy định về các quá trình bảo quản, lưu trữ, truy xuất để đảm bảo tính an toàn cho các tài liệu kế toán đó. 6- Đảm bảo an toàn cho vật chất và thông tin. Hiện nay thông tin cũng được xem là tài sản quan trọng của một tổ chức. Do đó cần phải thiết lập các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản vật chất và thông tin bao gồm an toàn về mặt vật lý và quy định trách nhiệm vật chất cho các cá nhân có liên quan. An toàn về mặt vất lý thông thường bao gồm các thủ 9 tục kiểm soát: - Giám sát quản lý một cách hiệu quả và phân chia trách nhiệm đầy đủ. - Ghi chép và theo dõi chính xác, đầy đủ các biến động của tài sản vật chất và thông tin. - Hạn chế tiếp cận vật chất đối với tài sản, thông tin lưu trữ, phương tiện lưu trữ thông tin (đặc biệt là các tổ chức có mạng máy tính). - Bảo vệ sổ sách, các tệp tin, các tài liệu và chứng từ kế toán. 1.1.3.4. Thông tin và truyền thông. Thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cho cả nội bộ và bên ngoài. Truyền thông là sự chuyển giao, truyền đạt và cung cấp thông tin cho cả nội bộ tổ chức và cả bên ngoài. Truyền thông sử dụng các hình thức như các văn bản quy định, các tài liệu kế toán, các bảng ghi nhớ, hay có thể là các lệnh miệng, các hành vi của nhà quản lý. Thông tin và truyền thông đảm bảo cho kiểm soát có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và ngược lại, kiểm soát tốt có thể đảm bảo sự an toàn và trung thực của thông tin. Hệ thống thông tin của một tổ chức bao gồm nhiều phân hệ, trong đó hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng. Một hệ thống thông tin kế toán được thiết lập tốt sẽ đáp ứng yêu cầu phát hiện và ngăn chặn các rủi ro, gian lận. Mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán là ghi nhận, xử lý và lưu trữ, tổng hợp và chuyển giao, truyền đạt các thông tin tài chính của một tổ chức. Điều này có nghĩa rằng nhân viên kế toán phải hiểu được bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cách thức ghi nhận dữ liệu trên các phương tiện xử lý hay cách thức chuyển đổi dữ liệu từ chứng từ gốc sang các hình thức máy có thể đọc được, các phương thức truy cập, cập nhật thông tin. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải chú ý đến 2 bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin đó là chứng từ và sổ sách kế toán. *) Chứng từ cho phép kiểm tra, giám sát tỉ mỉ về từng hành vi kinh tế, ngoài 10 [...]... đối với vốn bằng tiền 2.3.1 Nguyên tắc xây dựng kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiên tại Công ty Các thủ tục kiểm soát nội bộ vốn bằng tiền tại công ty TNHH Minh Đức được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc sau: * Nguyên tắc phân công, phân nhiệm Mỗi nhân viên phải thực hiện và chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể: Kế toán Tiền mặt, TGNH chịu trách nhiệm toàn bộ tiền mặt, đảm nhiệm về tiền gửi, tiền. .. việc điều chỉnh tất cả các khoản mục gây ra chênh lệch giữa số dư trên sổ sách và số dư của ngân hàng, kiểm tra tính đúng đắn và xác định nguyên nhân 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MINH ĐỨC 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Minh Đức 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Khái quát chung về công ty Công ty cổ phần thương mại Xuân... thể kiểm soát được công việc đã uỷ quyền và cấp dưới dễ dàng thực hiện, nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản đó 2.3.2 Thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền tại công ty TNHH Minh Đức 2.3.2.1 Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ thu tiền Công ty TNHH Minh Đức là đơn vị kinh doanh nên các khoản thu tiền gồm có: Khách hàng ứng tiền trước, thu tiền do bán hàng trực tiếp, thu nợ khách hàng, thu tiền. .. tiền ngoài việc đề cập đến 2 nghiệp vụ chính là thu tiền và chi tiền còn phải kiểm soát số dư tiền Nếu như đơn vị có khả năng kiểm soát tốt nghiệp vụ thu tiền và chi tiền thì việc kiểm soát số dư tiền này sẽ đơn giản hơn nhiều 16 Số dư tiền này thể hiện ở số dư trên tài khoản đơn vị mở ở ngân hàng và số dư tiền mặt tại quỹ *Đối với lượng tiền mặt tại quỹ - Cần trang bị các két sắt an toàn; thiết bị... dư của giấy báo cuối kỳ với số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trên sổ cái Kiểm soát nội bộ đối với việc thu tiền nhằm hướng đến đáp ứng các mục tiêu: 13 Mục tiêu kiểm soát nội bộ Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu về thu tiền thu tiền -Phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và người giữ sổ Các khoản thu tiền đã ghi sổ -Ký tắt ngay sau các giấy tờ chứng minh đã được lập thực tế đã nhận (Có căn cứ... tiền do bán hàng trực tiếp, thu nợ khách hàng, thu tiền vay ngân hàng, thu tiền hoàn thuế; thu khác… Phương thức thanh toán: Tiền mặt; Chuyển khoản 2.3.2.2 Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ thu tiền tại Công ty TNHH Minh Đức a) Đối với tiền mặt Lưu đồ thể hiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thu tiền mặt Người nộp ` tiền KT ngân hàng, Tiền mặt Thủ quỹ KT trưởng Thủ trưởng đơn vị Các kế toán có liên quan KT... khác 2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Minh Đức 2.2.1 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công ty gồm năm người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại công ty Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của công ty, từ khâu ghi... đến hệ thống kiểm soát nội bộ như thế nào? + Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thốngkiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót có thể xảy ra trong đơn vị 1.2 Kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền trong doanh nghiệp 1.2.1 Kiểm soát nội bộ đối với việc thu tiền Việc định dạng những yếu kém trong hệ thống kiểm soát làm tăng khả năng gian lận trong thu tiền được xem là những công việc trọng... công ty cổ phần số: 18 03 000 612 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư - Tỉnh Phú Thọ cấp ngày 01 tháng 02 năm 2008 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng -Tên công ty: Công ty TNHH Minh Đức -Mã số thuế: 2600 415 909 -Trụ sở giao dịch: Phường Gia Cẩm Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ -Số điện thoại: (0210) 817 388 -Fax: (0210) 817 388 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Minh Đức. .. về quản lý tài chính là rất quan trọng, có quản lý tốt, rõ ràng thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh trong Công ty, mà con người chính là yếu tố quyết định 2.1.6 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Minh Đức Nguồn vốn của Công ty TNHH Minh Đức được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn góp các thành viên Dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính của năm trước, ban giám . 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MINH ĐỨC 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Minh Đức 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1. Khái. Vốn bằng tiền là điều hết sức cần thiết. Hoàn thiện hơn kiểm soát nội bộ đối với Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Minh Đức. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm. liên quan. -Kiểm tra nội bộ. 1.2.6 Kiểm soát số dư vốn bằng tiền Kiểm soát vốn bằng tiền ngoài việc đề cập đến 2 nghiệp vụ chính là thu tiền và chi tiền còn phải kiểm soát số dư tiền. Nếu như

Ngày đăng: 08/05/2015, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Đình Hương (2010). Kiểm toán nội bộ hiện đại. NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán nội bộ hiện đại
Tác giả: GS.TS Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
2. PGS.TS Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ (2011). Kế toán tài chính. NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: PGS.TS Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ
Nhà XB: NXB Tài chính Hà Nội
Năm: 2011
3. PGS.TS Vương Đình Huệ (2009). Giáo trình Kiểm toán. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán
Tác giả: PGS.TS Vương Đình Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính Hà Nội
Năm: 2009
4. TS. Trần Mạnh Dũng (2010). Giáo trình Kiểm toán tài chính . Nhà xuất bản kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán tài chính
Tác giả: TS. Trần Mạnh Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản kinh tế quốc dân
Năm: 2010
5. Th.s Đậu Ngọc Châu - TS. Nguyễn Viết Lợi (2010). Kiểm toán báo cáo tài chính. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán báo cáo tài chính
Tác giả: Th.s Đậu Ngọc Châu - TS. Nguyễn Viết Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính Hà Nội
Năm: 2010
6. Bộ tài chính (2006). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam. Quyển 1. NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính Hà Nội
Năm: 2006
7. Bộ tài chính (2006). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam. Quyển 2 NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính Hà Nội
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w