Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
5,33 MB
Nội dung
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRẠM NGHIỀN GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU I. Lịch sử hình thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I: Hình 1: Công ty xi măng Hà Tiên trước đây Công ty xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC của cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Công ty xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại Miền Nam. Hơn 40 năm qua, công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại nhà máy Thủ Đức. Năm 1974, nhà máy xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm. Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977. Năm 1981, nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành nhà máy xi măng Kiên Lương và nhà máy xi măng Thủ Đức. Và đến năm 1983, hai nhà máy được sáp nhập và đổi tên là nhà máy liên hợp xi măng Hà Tiên. Ngày 19/08/1986, máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng 2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công suất của toàn nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm. GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Năm 1993, nhà máy lại tách thành hai công ty là nhà máy xi măng Hà Tiên 2 (Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm, nhà máy xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm. Ngày 01/04/1993, công ty cung ứng vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng. Ngày 30/09/1993, nhà máy xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành công ty xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng. Ngày 03/12/1993, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập công ty liên doanh xi măng Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD. Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa tổng công ty xi măng Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m 3 bê tông /năm. Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD. Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, công ty đã xây dựng dự án đầu tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất. Tháng 11/1994 dự án đã được Chính Phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD, công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm). Ngày 21/01/2000, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải trực thuộc công ty thành công ty cổ phần vận tải Hà Tiên, trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng. Ngày 06/02/2007, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển công ty xi măng Hà Tiên 1 thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 3 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng. II. Trạm nghiền Phú Hữu: Trạm nghiền Phú Hữu thuộc tổng công ty cổ phần Hà Tiên 1: Dự án động thổ ngày: 10-9-2004. Dự án khởi công ngày: 29-3-2007. Area: 20 ha. Bắt đầu sản xuất dây chuyền 1 ngày 5-5-2009, kết thúc 31-8-2009. Bắt đầu sản xuất thử dây chuyền 2 ngày 22-7-2010, kết thúc 15-10-2010. Ngày thành lập TNPH 20-7-2009. Trạm nghiền Phú Hữu: Tổ 8, Khu Phố 4, P.Phú Hữu, Quận 9, Tp. HCM XN Xây Dựng Hà Tiên 1: Km 8, đường Hà Nội, Tp.Hcm. Hình 2: Trạm nghiền Phú Hữu. Vị trí địa lý của Phú Hữu thuận lợi về giao thông cả đường thủy và đường bộ. Phú Hữu nằm bên cạnh cảng Bến Nghé rất thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất hàng. Hệ thống giao thông đường bộ dày đặc tẻ đi nhiều hướng đều này rất thuận lợi. III. Các loại xi măng: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 4 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Xi Măng Hà Tiên 1 PCB.40 + TCVN: 6260:2009 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150 Type I. + Công dụng: Dùng cho các công trình thông dụng, đúc bê tông, đà kiềng. Xi măng Hà Tiên 1 PC.40, PC.50 + TCVN: 2682:2009 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150. + Công dụng: Xây nhà cao tầng, trụ cầu, bến cảng, sân bay. Xi măng Hà Tiên 1 ít tỏa nhiệt + TCVN: 6069:1995 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150, type II, IV + Công dụng: Dùng trong các công trình thủy điện, bê tông khối lớn. Xi măng Hà Tiên 1 chống xâm thực (bền Sulfate) + TCVN: 6067:1995 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150 type II, type V + Công dụng: Đặc biệt dùng trong môi trường nhiễm mặn như cầu cảng biển PHẦN II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG I. Nguyên liệu Clinker: 1. Khái niệm: Clinker bán sản phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách nung kết hợp GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 5 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU nguyên liệu đá vôi, đất sét và quặng sắt với thành phần xác định đã được định trước. Clinker có dạng cục sỏi nhỏ, kích thước 10 -50mm. Clinker được nhà máy xi măng Hà Tiên 1 nhập từ Thái Lan và Trung Quốc, ngoài ra còn nhập từ Philipine, Indonesia và Tam Điệp. 2. Nguyên liệu sản xuất Clinker: 2.1. Đá vôi: Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6072:1996, đá vôi dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng poóc lăng phải thoả mãn yêu cầu về hàm lượng của các chất là: CaCO 3 ≥ 85%; MgCO 3 ≤ 5%; K 2 O + Na 2 O ≤ 1%. Thông thường, các nhà máy xi măng ở nước ta đều sử dụng đá vôi có hàm lượng CaCO 3 = 90 ÷ 98% (CaO = 50 ÷ 55%), MgO < 3% và ô xit kiềm không đáng kể. Ngoài đá vôi ra, ở một số nơi hiếm đá vôi có thể sử dụng đá vôi san hô hoặc vỏ sò nhưng phải khai thác và để lâu ngày cho mưa rửa trôi hết muối NaCl. Đá phấn có chứa CaCO 3 98 ÷ 99%, có cấu trúc tơi xốp có thể thay cho đá vôi và là nguyên liệu thích hợp để sản xuất xi măng trắng. 2.2. Nguyên liệu Sét: Theo TCVN 6071:1996, hỗn hợp sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng poóclăng phải có hàm lượng các ôxit trong khoảng sau: SiO 2 = 55 ÷ 70%, Al 2 O 3 = 10 ÷ 24%, K 2 O + Na 2 O ≤ 3%. Các nhà máy xi măng ở nước ta hầu hết đều sử dụng sét đồi có hàm lượng SiO 2 =58 ÷ 66%, Al 2 O 3 = 14 ÷ 20%, Fe 2 O 3 = 5 ÷ 10 %, K 2 O + Na 2 O = 2 ÷ 2,5%. Ngoài sét đồi, ở một số nơi có thể dùng sét ruộng hoặc sét phù sa. Những loại sét này thường có hàm lượng SiO 2 thấp hơn, Al 2 O 3 và kiềm cao hơn, nên phải có nguồn phụ gia cao silic để bổ sung SiO 2 . Việc này trở nên khó hơn khi cần sản xuất xi măng yêu cầu hàm lượng kiềm thấp. 2.3. Phụ gia điều chỉnh: 2.3.1. Phụ gia giàu silic : Để điều chỉnh mô đun silicat (n = S / A + F) trong trường hợp nguồn sét của nhà máy có hàm lượng SiO 2 thấp, có thể sử dụng các loại phụ gia cao silic. Các phụ gia thường sử dụng là các loại đất hoặc đá cao silíc có hàm lượng SiO 2 > 80%. Ngoài ra, ở những nơi không có nguồn đất cao GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 6 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU silic có thể sử dụng cát mịn nhưng khả năng nghiền mịn sẽ khó hơn và SiO 2 trong cát nằm ở dạng quăczit khó phản ứng hơn nên cần phải sử dụng kèm theo phụ gia khoáng hoá để giảm nhiệt độ nung clinker. 2.3.2. Phụ gia giàu sắt: Để điều chỉnh mô đun aluminat (p = A / F) nhằm bổ sung hàm lượng Fe 2 O 3 cho phối liệu, vì hầu hết các loại sét đều không có đủ lượng Fe 2 O 3 theo yêu cầu. Các loại phụ gia cao sắt thường được sử dụng ở nước ta là: Xỉ pirit Lâm Thao (phế thải của công nghiệp sản xuất H 2 SO 4 từ quặng pyrit sắt) chứa Fe 2 O 3 : 55 ÷ 68%, quặng sắt (ở Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Lạng Sơn) chứa Fe 2 O 3 : 65 ÷ 85% hoặc quặng Laterit (ở các tỉnh miền Trung, miền Nam) chứa Fe 2 O 3 : 35 ÷ 50%. 2.3.3. Phụ gia giàu nhôm: Cũng dùng để điều chỉnh mô đun aluminat (p) nhằm bổ sung hàm lượng Al 2 O 3 cho phối liệu trong trường hợp nguồn sét của nhà máy quá ít nhôm. Nguồn phụ gia cao nhôm thường là quặng bôxit (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lâm Đồng) có chứa Al 2 O 3 44 ÷ 58%. Cũng có thể sử dụng cao lanh hoặc tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia bổ sung nhôm, nhưng tỷ lệ dùng khá cao và hiệu quả kinh tế thấp hơn do phải vận chuyển khối lượng lớn đi xa. 2.4. Phụ gia khoáng hoá: Để giảm nhiệt độ nung clinker nhằm tiết kiệm nhiên liệu và tăng khả năng tạo khoáng, tăng độ hoạt tính của các khoáng clinker, có thể sử dụng thêm một số loại phụ gia khoáng hoá như quặng fluorit, còn gọi là huỳnh thạch (chứa CaF 2 ), quặng phosphorit (chứa P 2 O 5 ), quặng barit (chứa BaSO 4 ), thạch cao (chứa CaSO 4 ). Các loại phụ gia này có thể dùng riêng một loại hoặc dùng phối hợp với nhau ở dạng phụ gia hỗn hợp, khi đó tác dụng khoáng hoá sẽ tốt hơn, tỷ lệ mỗi loại phụ gia sẽ ít hơn. Tuy vậy, trong sản xuất nếu càng sử dụng nhiều loại nguyên liệu và phụ gia thì công nghệ pha trộn phối liệu càng phức tạp, tốn nhiều thiết bị cân trộn hơn và khả năng đồng nhất kém hơn, việc khống chế phối liệu cho chính xác cũng khó hơn. Mặt khác khi sử dụng phụ gia khoáng hóa cần lưu ý đến các điều kiện kỹ thuật, môi trường và đặc biệt là hiệu quả kinh tế so với giải pháp chỉ sử dụng than có chất lượng . 3. Thành phần khoáng và hóa của Clinker: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 7 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU 3.1. Thành phần hóa: Chủ yếu gồm 4 oxit chính như: CaO, SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 chiếm từ 94 đến 96%. Ngoài ra, tùy theo nguồn nguyên liệu sử dụng để chế tạo phối liệu mà trong clinker còn có thêm một số oxit khác với hàm lượng nhỏ như: MgO, TiO 2 , SO 3 , Mn 2 O 3 , CrO 3 , P 2 O 5 , BaO, K 2 O, Na 2 O. Các khoáng này có cấu trúc tinh thể khác nhau và quyết định đến tính chất của clinker Chất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng. Thành phần tổng quát của clinker • CaO = 62 - 68 % • SiO 2 = 21 - 24 % • Al 2 O 3 = 4 - 8 % • Fe 2 O 3 = 2 - 5% Ngoài ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ: MgO, Na 2 O, K 2 O (Hàm lượng MgO <="5%", tổng hàm lượng kiềm không vượt quá 2% Trong sản xuất, để giảm nhiệt độ nung clinker người ta có thể sử dụng một số phụ gia khoáng hóa như crômit, apatit, barit, thạch cao, huỳnh thạch, v.v Hàm lượng % của các ôxit khoáng hóa (nếu có) thường nằm trong khoảng sau: Mn 2 O 3 : 0,1 ÷ 0,3 Cr 2 O 3 : 0,1 ÷ 0,3 P 2 O 5 : 0,1 ÷ 0,25 BaO : 0,5 ÷ 1,5 Vai trò của các oxit: Ôxit canxi (CaO): Tham gia vào phản ứng tạo các khoáng chính của clinker (C 3 S, C 2 S, C 3 A, C 4 AF). Nguồn cung cấp CaO chủ yếu là đá vôi (chứa CaCO 3 ). Hàm lượng CaO trong clinker càng nhiều thì khả năng tạo thành C 3 S càng lớn, khi đóng rắn xi măng sẽ phát triển cường độ càng nhanh, cho cường độ càng cao. Tuy nhiên, muốn xi măng có chất lượng cao, yêu cầu hầu hết lượng CaO có trong clinker phải phản ứng hết với các ôxit khác để tạo thành các khoáng canxi silicat, canxi aluminat, canxi alumo ferit. Nếu CaO còn lại trong clinker ở dạng tự do (CaO td ) lớn hơn 2% sẽ làm cho đá xi măng nở thể tích dẫn đến phá hủy cấu trúc đã bền vững làm giảm cường độ của nó. Xi măng chứa nhiều CaO tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn (có thể gây nứt bê tông), kém bền vững trong các môi trường xâm thực và làm giảm GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 8 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU độ bền nước của bê tông. Ôxit silic (SiO 2 ): Là thành phần rất quan trọng của clinker và đứng thứ hai về số lượng sau CaO. Nguồn cung cấp SiO 2 chủ yếu là sét, đất cao silic hoặc cát và tro than. Ôxit silic phản ứng với ôxit canxi tạo thành các khoáng canxi silicat C 3 S và C 2 S. Khi hàm lượng SiO 2 nhiều mà CaO vừa đủ thì xi măng sẽ đóng rắn chậm, cường độ ban đầu thấp. Tuy nhiên sau thời gian dài đóng rắn (khoảng sau 1 năm), đá xi măng sẽ có cường độ cao. Ngoài ra, xi măng còn có nhiều tính chất quí khác như tỏa nhiệt ít khi đóng rắn, bền trong các môi trường xâm thực, độ bền nước cao. Ôxit nhôm (Al 2 O 3 ): Trong quá trình nung, Al 2 O 3 tác dụng với CaO, Fe 2 O 3 tạo thành các khoáng canxi aluminat C 3 A và canxi alumo ferit C 4 AF. Nguồn cung cấp Al 2 O 3 chủ yếu là sét và tro than. Clinker chứa nhiều Al 2 O 3 sẽ cho xi măng có thời gian đông kết ngắn, tốc độ phát triển cường độ nhanh, cường độ cao, nhưng tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn và kém bền trong các môi trường xâm thực. Đồng thời nó làm độ nhớt pha lỏng tăng gây cản trở quá trình tạo khoảng C 3 S. Mặt khác khi làm lạnh các khoáng aluminat dễ bị phân hủy và tạo ra CaO tự do . Ôxit sắt (Fe 2 O 3 ): Là thành phần chính tạo ra chất nóng chảy khi nung phối liệu. Nhờ chất nóng chảy này mà các phản ứng tạo khoáng clinker xảy ra dễ hơn và ở nhiệt độ thấp hơn. Fe 2 O 3 phản ứng với CaO và Al 2 O 3 tạo thành khoáng canxi alumôferit C 4 AF. Nguồn cung cấp Fe 2 O 3 chủ yếu là quặng sắt, xỉ pyrit, quặng laterit và một phần ôxit sắt có sẵn trong sét, tro than. Clinker chứa nhiều ôxit sắt sẽ cho xi măng có cường độ thấp và tốc độ đóng rắn chậm. Ngoài ra, nếu hàm lượng Fe 2 O 3 quá lớn (Fe 2 O 3 > 5%)sẽ tạo nhiều chất nóng chảy gây dính lò, khó nung; nếu hàm lượng Fe 2 O 3 quá ít sẽ không đủ chất nóng chảy, khó phản ứng tạo khoáng và clinker khó kết khối. Vì vậy trong sản xuất cần khống chế chặt chẽ hàm lượng Fe 2 O 3 trong khoảng cho phép. Ôxit Magiê (MgO): Là ôxit có hại trong clinker xi măng poóclăng, thường lẫn trong đá vôi, sét, tro than, v.v Với hàm lượng nhỏ (0,2 ÷ 0,5%) nó tạo thành dung dịch rắn với khoáng C 3 S làm tăng hoạt tính của khoáng này. Nhưng nếu hàm lượng MgO quá lớn nó sẽ nằm ở dạng tự do, khi nung ở nhiệt độ cao bị hóa già thành periclaz. Periclaz phản ứng rất chậm với nước, gây ra nở thể tích và phá vỡ cấu trúc đá GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 9 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU xi măng sau này. Vì vậy, hầu hết các nước đều quy định hàm lượng MgO trong clinker xi măng không được vượt quá 5 %, riêng Mỹ quy định MgO ≤ 6%. Các ôxit khác: Ôxit titan (TiO 2 ): Là tạp chất thường có trong sét. Hàm lượng TiO 2 trong clinker rất nhỏ nhưng lại là tạp chất có lợi cho quá trình tạo khoáng. Ôxit mangan (Mn 2 O 3 ): Thường có trong quặng sắt và đá vôi. Hàm lượng nhỏ Mn 2 O 3 có vai trò như Fe 2 O 3 và có tác dụng tốt đến quá trình tạo khoáng, nó có thể thay thế đồng hình cho Fe 2 O 3 trong các khoáng canxi alumoferrit tạo thành dung dịch rắn. Các ôxit crôm (Cr 2 O 3 ), phốtpho (P 2 O 5 ), bari (BaO): Là các ôxit có lợi cho quá trình tạo khoáng clinker. Với hàm lượng nhỏ, chúng có tác dụng giảm nhiệt độ nung và tạo thành dung dịch rắn làm tăng hoạt tính của các khoáng khi tác dụng với nước. Vì vậy chúng thường được gọi là các ôxit khoáng hóa. Nhưng với hàm lượng lớn, chúng lại làm giảm cường độ của xi măng do cản trở quá trình tạo khoáng C 3 S (là khoáng chủ yếu tạo ra cường độ của đá xi măng). Anhydric sunfuric (SO 3 ): Khi nung clinker, lưu huỳnh có trong nhiên liệu và nguyên liệu bị đốt cháy thành SO 3 và bay hơi theo khói lò gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khỏe. SO 3 còn lại trong clinker có tác dụng 2 mặt: Nếu kết hợp với ôxit kiềm tạo thành K 2 SO 4 và Na 2 SO 4 sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình nung (nhất là đối với công nghệ lò quay phương pháp khô) và làm giảm cường độ của đá xi măng, nếu nằm lại trong clinker ở dạng khoáng sunfoaluminat thì lại có lợi cho cường độ của đá xi măng. Ôxit kiềm (Na 2 O, K 2 O): Là tạp chất có hại, chủ yếu do sét đưa vào phối liệu. Khi nung ở nhiệt độ cao, chúng tạo thành các hợp chất dễ thăng hoa bay theo khói và bụi làm ảnh hưởng tới hoạt động của lò nung. Phần kiềm còn lại trong clinker làm giảm cường độ của xi măng. Nếu hàm lượng lớn hơn 1% sẽ rất nguy hiểm vì chúng tác dụng với SiO 2 hoạt tính của cốt liệu dẫn đến phản ứng kiềm - silic phá hủy bê tông, thậm chí sau 30 ÷ 40 năm. Đối với xi măng dùng cho các công trình thủy công yêu cầu hàm lượng kiềm tương đương (tính theo công thức %Na 2 O tđ = %Na 2 O + 0,658 .%K 2 O) phải nhỏ hơn 0,6%. 3.2 Thành phần khoáng: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 10 [...]... đêm của 1 gam Pouzzolane Mạnh Trung bình Yếu GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh (mg CaO/g đá) >10 0 Từ 60 đến 10 0 10 0 thì thạch cao chuyển sang dạng GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 18 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU khan: CaSO4.0,5H2O Khối lượng nguyên tử = 17 2 .17 Calcium 23.28 % Ca 32.57 % CaO Hydrogen 2.34 % H 20.93 % H2O Sulfur 18 .62 % S 46.50 % SO3 Oxygen 55.76 % O 10 0.00 % 10 0.00 % = TOTAL OXIDE Thạch cao có dạng... hoá C2S có thể là: Sau 1 ngày: 5 ÷ 10 %; sau 10 ngày: 10 ÷ 20%; GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 14 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Sau 28 ngày: 30 ÷ 50%; sau 5 ÷ 6 năm: 10 0% Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng β-C2S tổng hợp hydrat hoá chậm hơn belit trong thành phần XMP Sự hoà tan trong chúng của các ôxit BaO, P 2O5, Cr2O3, Fe2O3,... SiO 2 ở trạng thái rắn tạo thành khoáng C2S ở nhiệt độ 600 ÷ 11 000C Khoáng C2S có 4 dạng GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 11 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU khác nhau về hình dáng cấu trúc và các tính chất, gọi là dạng thù hình, đó là α, α '-, - và - C2S Sự thay đổi trạng thái cấu trúc của Bêlít khi tăng nhiệt... tang cuốn cáp nâng hạ gàu 9 Phòng đặt thiết ổ tang 15 Hệ thống cáp và bịđỡ cuốn cáp nâng hạ dầm waterside 10 Xe con 11 Cabin vận hành 12 Palan sửa chữa GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh 13 SVTH: 08CDHH NhómBánh xe hướng dẫn cáp điện 14 Dầm chính 27 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Nguyên tắc hoạt động: Cẩu hoạt động nhờ vào thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ... Chú thích: 1. Buồng khí sạch 8.Van xả khí nén 2.Khung đỡ túi lọc 9.Van điều chỉnh khí nén 3.Thân thiết bị 10 .Ventury 4.Khung thép định vị túi lọc 11 .Ống dẫn khí nén 5.Túi lọc 12 .Đường khí vào 6.Áp kế chữ U 13 .Đường khí ra 7.Bình khí nén 14 Bụi thu hồi GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 30 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ... Clinker: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 16 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Hình 4: Cấu trúc ngoại quan của Clinker Clinker là vật chất tối nốt màu xám của đá vôi, đất nung và đất sét ở nhiệt độ khoảng 14 000C- 15 000C Các nốt là mặt đất lên đến một loại bột mịn để sản xuất xi măng, với một lượng nhỏ thạch cao được thêm . NGHIỀN PHÚ HỮU I. Lịch sử hình thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I: Hình 1: Công ty xi măng Hà Tiên trước đây Công ty xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC. thiết bị. Công ty xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại Miền Nam. Hơn 40 năm qua, công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại. Dựng. Ngày 30/09/1993, nhà máy xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành công ty xi măng Hà Tiên 1 theo quy t định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng. Ngày 03/12/1993, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng