Nhiệt động hóa học và ứng dụng của nó trong công nghiệp

25 2.5K 9
Nhiệt động hóa học và ứng dụng của nó trong công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU “Vũ trụ chỉ là vật chất vận động…” "vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". V.I. LÊNIN Trong quá trình phát triển của hóa học từ thời sơ khai cho đến hiện tại đã có nhiều khám phá quan trọng, đặc biệt khi hóa học trở thành một ngành khoa học độc lập thì những thành tựu càng đi đúng hướng và ngày càng có nhiều khám phá, phát minh quan trọng làm thay đổi thế giới, thay đổi con người. Hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu kết hợp và phân ly của các chất ở mức độ phân tử, là bộ môn khoa học để nhận thức và cải tạo tự nhiên vô cùng quan trọng mà con người luôn luôn sử dụng trong suốt chặng đường tiến lên xã hội văn minh. Trước khi khoa hjc hóa học ra đời thì hóa học thực nghiệm đã xuất hiện từ thời cổ đại Ai Cập. Như cách đây 3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện các ngành sản xuất thủy tinh, men, gốm, sứ, đồng, chì, bạc,…trải qua một thời gian dài thì đến thế kỉ 19 đã có bước phát triển mạnh và phân hoá thành nhiều ngành độc lập, trong đó có hóa lý. Như chúng ta đã biết hóa lý là ngành học của hóa học nghiên cứu 1 các quá trình hóa học theo phương diện và học thuyết của vật lý. Hóa lý học hiện đại dựa trên nền tảng của vật lý. Trong các lĩnh vực nghiên cứu của hóa lý phải kể đến: nhiệt động học, động hóa học,điện hóa học và hóa phóng xạ. Qua bài tiểu luận này hi vọng chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về quá trình hình thành và phát triển của hóa lý từ thế kỉ 19 đến 20 cũng như các đóng gớp to lớn của các nhà khoa học. 1. Nhiệt động hóa học Trong lịch sử, trước yêu cầu cấp bách của sức sản xuất, nhiệt động lực học đã xuất hiện đầu tiên như một ngành nghiên cứu chuyển nhiệt ra công(máy hơi nước). Về sau các dạng khác của năng lượng( điện, từ, hóa học, bức xạ,…) mới dần dần được đưa vào lĩnh vực nghiên cứu của nhiệt động lực học. Như vậy nhiệt động lực học khôngchỉ nghiên cứu những hiện tượng nhiệt, tuy nhiên, đối với những hiện tượng khác, nó tiến hành nghiên cứu theo quan điểm những đặc điểm của dạng vận động nhiệt. 1.1. Cơ sở nhiệt động hóa học Môn nhiệt động lực học được xây dựng thành một môn độc lập vào khoảng giữa thế kỉ 19, chủ yếu dựa vào hai định luật cơ bản hay còn gọi là nguyên lý thứ nhất và thứ hai nhiệt động lực học. Hai nguyên lý này là sự tổng quát hóa kinh nghiệm nhiều thế kỉ của loài người. Cả hai đều được thừa nhận như những tiên đề không thể chứng minh bằng lý thuyết nhưng sự đúng đắn của chúng được xác nhận ở chỗ không một hệ quả nào có thể rút ra một cách logic từ những nguyên lý đó mà mâu thuẩn với thực nghiệm. Nguyên lý thứ nhất biểu thị mặt định lượng của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ở những hệ vĩ mô có liên quan đến những hiện tượng nhiệt. Định luật khẳng định rằng năng lượng luôn được bảo toàn. Nói cách khác, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Các sự kiện xảy ra trong hệ chẳng qua là sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy năng lượng không thể sinh ra từ hư không, nó luôn 2 biến đổi trong tự nhiên. Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi. Nguyên lý thứ hai là định luật về entropi, cho phép xác định chiều diễn biến của các quá trình trong tự nhiên và những điều kiện của cân bằng nhiệt động. Nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Hai nguyên lý trên đủ để xây dựng cơ sở cho động lực hóa học và cho những ứng dụng vô cùng phong phú của môn này. Phụ thêm vào chúng còn một nguyên lý nữa đó là: Nguyên lý ba, hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý độ không tuyệt đối, đã từng được bàn cãi nhiều nhất, gắn liền với sự tụt xuống một trạng thái lượng tử cơ bản khi nhiệt độ của một hệ tiến đến giới hạn của độ không tuyệt đối. Định luật này được phát biểu như sau: “Trạng thái của mọi hệ không thay đổi tạinhiệt độ không tuyệt đối(0°K)”.Nguyên lý này được xây dựng ở đầu thế kỉ 20. Nó không có tính tổng quát như hai nguyên lý trên nhưng cần cho nhiều bài tính về cân bằng hóa học. Còn có một định luật thực nghiệm đôi khi gọi là nguyên lý số không của nhiệt động lực học. Định luật này là cơ sở cho sự xây dựng những thang đo nhiệt độ khác nhau. Nhiệt động học là môn khoa học nghiên cứu các quy luật điều khiển sự trao đổi năng lượng, đặc biệt là các quy luật liên quan tới biến đổi nhiệt năng thành các dạng năng lượng khác và những biến đổi qua lại giữa các dạng năng lượng đó. Nhiệt động học hóa học là khoa học nghiên cứu các ứng dụng của nhiệt động học vào hóa học để tính toán thăng bằng về năng lượng và rút ra một số đại lượng làm tiêu chuẩn để xét đoán chiều hướng của một quá trình hóa học, hóa lý. 1.2. Những nhà bác học và đóng góp của họ trong sự phát triển nhiệt động hóa học Trái với nhiều chuyên ngành khoa học khác, bộ môn nhiệt động học mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu. Những nghiên cứu đầu tiên mà chúng ta có thể xếp vào ngành nhiệt động học chính là những công việc đánh dấu và đo nhiệt độ, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà khoa học người Đức Gabriel Fahrenheit (1686-1736) - người đã đề xuất ra thang đo nhiệt độ đầu tiên mang tên ông. Trong thang nhiệt này, 32 độ F và 212 độ F là nhiệt độ tương ứng với thời điểm nóng chảy của nước đá và sôi của nước. Nhà bác học Thụy Sĩ Anders Celsius (1701-1744) cũng xây dựng nên một thang đo nhiệt độ đánh số từ 0 đến 100 mang tên ông dựa vào sự giãn nở của thủy ngân. Những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quá trình truyền nhiệt giữa các vật thể. Nếu như nhà bác học Daniel Bernoulli (1700-1782) đã nghiên cứu động học của các chất khí 3 và đưa ra liên hệ giữa khái niệm nhiệt độ với chuyển động vi mô của các hạt. Ngược lại, nhà bác học Antoine Lavoisier (1743-1794) lại có những nghiên cứu và kết luận rằng quá trình truyền nhiệt được liên hệ mật thiết với khái niệm dòng nhiệt như một dạng chất lưu. Tuy nhiên, sự ra đời thật sự của bộ môn nhiệt động học là phải chờ đến mãi thế kỉ thứ 19 với tên của nhà vật lý người Pháp Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832) cùng với cuốn sách của ông mang tên "Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này". Ông đã nghiên cứu những cỗ máy được gọi là động cơ nhiệt: một hệ nhận nhiệt từ một nguồn nóng để thực hiện công dưới dạng cơ học đồng thời truyền một phần nhiệt cho một nguồn lạnh. Chính từ đây đã dẫn ra định luật bảo toàn năng lượng (tiền đề cho nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học), và đặc biệt, khái niệm về quá trình thuật nghịch mà sau này sẽ liên hệ chặt chẽ với nguyên lý thứ hai. Ông cũng bảo vệ cho ý kiến của Lavoisier rằng nhiệt được truyền đi dựa vào sự tồn tại của một dòng nhiệt như một dòng chất lưu. Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832) Những khái niệm về công và nhiệt được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi nhà vật lý người Anh James Prescott Joule (1818-1889) trên phương diện thực nghiệm và bởi nhà vật lý người Đức Robert Von Mayer (1814-1878) trên phương diện lý thuyết xây dựng từ cơ sở chất khí. Cả hai đều đi tới một kết quả tương đương về công và nhiệt trong những năm 1840 và đi đến định nghĩa về quá trình chuyển hoá năng lượng. Chúng ta đã biết rằng sự ra đời của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học là do một công lao to lớn của Mayer. 4 Robert Von Mayer (1814-1878) Robert Von Mayer (1814-1878) Nhà vật lý người Pháp Émile Clapeyron (1799-1864) đã đưa ra phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng vào năm 1843. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1848 thì khái niệm nhiệt độ của nhiệt động học mới được định nghĩa một cách thực nghiệm bằng kelvin bởi nhà vật lý người Anh, một nhà quí tộc có tên là Sir William Thomson hay còn gọi là Lord Kelvin (1824-1907). William Thomson(1824- 1907) Chúng ta không nên nhầm lẫn ông với nhà vật lý cùng họ Joseph John Thompson (1856-1940), người đã khám phá ra electron và đã phát triển lý thuyết về hạt nhân. Định luật bảo toàn khối lượng chính là nội dung của nguyên lý 1, được phát hiện bởi Nhà bác học người Nga Mikhai Lomonosov (1711-1765) và sau này đưoc phát triển trong nhiệt động học là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác”. Mikhai Lomonosov (1711-1765) 5 Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học đã được giới thiệu một cách gián tiếp trong những kết quả của Sadi Carnot và được công thức hoá một cách chính xác bởi nhà vật lý người Đức Rudolf Clausius (1822-1888) - người đã đưa ra khái niệm entropy vào những năm 1860. Rudolf Clausius (1822-1888) Những nghiên cứu trên đây đã cho phép nhà phát minh người Tô Cách Lan James Watt (1736-1819) hoàn thiện máy hơi nước và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ thứ 19. Cũng cần phải nhắc đến nhà vật lý người Áo Ludwig Boltzmann (1844-1906), người đã góp phần không nhỏ trong việc đón nhận entropy theo quan niệm thống kê và phát triển lý thuyết về chất khí vào năm 1877. Tuy nhiên, đau khổ vì những người cùng thời không hiểu và công nhận, ông đã tự tử khi tài năng còn đang nở rộ. Chỉ đến mãi về sau thì tên tuổi ông mới được công nhận và người ta đã khắc lên mộ ông, ở thành phố Vienne, công thức nổi tiếng W = k.logO mà ông đã tìm ra. Riêng về lĩnh vực hoá nhiệt động, chúng ta phải kể đến tên tuổi của nhà vật lý, hóa học người Hà Lan J.H. Van’tHoff (1885), nhà vật lý Đức Hermann Von Helmholtz (1821- 1894) và nhà vật lý Mỹ Willard Gibbs (1839-1903). Chính Gibbs là người đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong sự phát triển của vật lý thống kê, ông đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu lí thuyết cân bằng, đưa ra khái niệm năng lượng tư do hay còn goi là năng lượng Gibbs. Từ đó ông đã nghiên cứu cân bằng pha và đưa ra quy tắc pha nổi tiếng, và chính ông đã xây dựng biểu đồ tam giác để biểu diễn thành phần hệ 3 cấu tử.Hàm Gibbs còn có một ý nghĩa quan trọng trong hóa học, là thước đo đúng đắn cho ái lực hóa học. 6 Hermann Von Helmholtz (1821- 1894) Willard Gibbs (1839-1903) Năm 1840, nhà bác học người Nga Harry Hammond Hess (1906-1969) đã đưa ra định luật mang tên ông: “Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học không phụ thuộc vào đường đi mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng tahsi cuối của các chất phản ứng”. Định luật này được Hess thiết lập đầu tiên năm 1836 dựa trên cơ sở thực nghiệm trước khi ra đời nguyên lý I. Tuy nhiên, ta có thể chứng minh được rằng định luật Hess là hệ quả của nguyên lý I. Harry Hammond Hess (1906-1969) 7 Walther Hermann Nernst (1864 -1941) là nhà hóa học nổi tiếng người Đức. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1920 nhờ công trình khoa học sau: Nghiên cứu, tính toán về ái lực hóa học và nguyên lý 3 của nhiệt động lực học hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý độ không tuyệt đối. Walther Hermann Nernst (1864 -1941) Cuối cùng, để kết thúc lịch sử của ngành nhiệt động học, xin được nhắc đến nhà vật lý người Bỉ gốc Nga Ilya Prigonine (sinh năm 1917) - người đã được nhận giải Nobel năm 1977 về những phát triển cho ngành nhiệt động học không cân bằng. Ilya Prigonine(1917) 8 2. Động hóa học 2.1. Cơ sở động hóa học Ðộng học hóa học là một bộ phận của hóa lý. Ðộng học hóa học có thể được gọi tắt là động hóa học. Ðộng hóa học là khoa học nghiên cứu về tốc độ phản ứng hóa học. Tốc độ phản ứng hóa học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó là nồng độ, nhiệt độ, áp suất, dung môi, chất xúc tác, hiệu ứng thế, hiệu ứng đồng vị, hiệu ứng muối Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đó lên tốc độ phản ứng, người ta mới hiểu biết đầy đủ bản chất của các biến hóa xảy ra trong mỗi phản ứng hóa học, xác lập được cơ chế phản ứng. Nhờ hiểu rõ cơ chế phản ứng, cho phép chúng ta lựa chọn các yếu tố thích hợp tác động lên phản ứng, tinh chế độ làm việc tối ưu của lò phản ứng làm cho phản ứng có tốc độ lớn, hiệu suất cao, tạo ra sản phẩm theo ý muốn. Người ta phân biệt động hóa học hình thức và động hóa học lý thuyết. Ðộng hóa học hình thức chủ yếu thiết lập các phương trình liên hệ giữa nồng độ chất phản ứng với hằng số tốc độ và thời gian phản ứng, còn động hóa học lý thuyết dựa trên cơ sở cơ học lượng tử, vật lý thống kê, thuyết động học chất khí tính được giá trị tuyệt đối của hằng số tốc độ phản ứng. Ðó là thuyết va chạm hoạt động và phức hoạt động. 2.2. Các nhà bác học và những đóng góp của họ trong sự phát triển động hóa học Ðộng hóa học hình thành từ nửa cuối thế kỷ XIX trên cơ sở nghiên cứu các phản ứng hữu cơ trong pha lỏng. Những người đầu tiên trong lĩnh vực này là Wilamson, Wilhelmy (1812 - 1864) và các tác giả của định luật tác dụng khối lượng, Guldberg (1836 - 1902) và Wage (1833 - 1900). Những cơ sở của động hóa học được đúc kết trong các công trình của Van't Hoff (1852- và Arrhenuis (1859-1927) trong những năm 1880, trong đó đã đưa ra khái niệm về năng lượng hoạt động hóa và giải thích ý nghĩa của bậc phản ứng trên cơ sở của thuyết động học. Van't Hoff (1852-1911) Arrhenuis (1859-1927) Khái niệm về xúc tác được Berzlius đưa vào khoa học 1835. Ostwald đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, ông đã đưa ra định nghĩa chất xúc tác. Năm 1905 Silov đưa 9 ra lý thuyết về phản ứng liên hợp. Phản ứng quang hóa được nghiên cứu trong các công trình của B.Denstein (1871 - 1942), Einstein (1879 - 1955), Nernst. Phản ứng dây chuyền được Semenov (1896) và Hinshelwood (1879 - 1967) nghiên cứu từ khoảng năm 1926, đưa đến hình thành lý thuyết phản ứng dây chuyền. Trong những năm 1930, trên cơ sở các công trình nghiên cứu của Eyring, Evans và Polani đã hình thành lý thuyết tốc độ tuyệt đối của phản ứng hóa học. Nhiều nhà hoá học quan tâm đến vấn đề tốc độ phản ứng hóa học. Tiên phong cho vấn đề này là A. Uyliamxon, L.F. Wilhelmy và C.L. Berthollet nhưng không đi đến kết quả rõ ràng. Đến năm 1867, hai nhà nghiên cứu Thụy Điển là C.M Gulberg và P. Waage mới tìm ra ảnh hưởng của khối lượng(tức nồng độ) đến tốc đọ phản ứng và phát biểu định luật tác dụng cân bằng phản ứng. Vấn đề này được các nhà bác học nghiên cứu ở thế kỉ 20 và có nhiều ứng dụng to lớn cho đến ngày nay. Xúc tác chiếm một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất. Theo truyền thống thì lịch sử phát triển của hóa học xúc tác thế kỉ 19-20 trải qua 6 giai đoạn: - Thời kỳ đầu đến 1834 - Từ năm 1835 đến 1887 - Từ năm 1888 đến 1918 - Từ năm 1918 đến 1945 - Từ năm 1946 đến 1970 - Từ năm 1970 đến hết năm 2000 • Học thuyết xúc tác trong giai đoạn đầu đến năm 1834 Trong thời kì đầu hai nhà bác học Fulhame(1794) và Kirchhoff(1812) cho thấy xúc tác không thay đổi trong phản ứng hóa học Các nhà bác học H. Davy(1817), Erman(1818), Dobreiner(1822) nghiên cứu phản ứng giữa oxygen và hydrogen trên xúc tác platin do H. Nhà hóa học Henry (1825) nghiên cứu nhiễm độc xúc tác platin bởi dẫn xuất lưu huỳnh. Nhà hóa học Phillips phát triển quá trình xúc tác thương mại đầu tiên, oxi hóa khí SO 2 trên xúc tác platin. M. Faraday nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện xử lý ban đầu, nhiễm độc và phục hồi xúc tác platin trên phản ứng của oxy và hydro. Năm 1835, Berzelius phân tích hệ thống các kết quả và đưa ra thuật ngữ Catalysis, mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học xúc tác. 10 [...]... vị, nguyên tố và hợp chất phóng xạ, các quy luật và tính chất hóa lý của chúng, nghiên cứu hóa học các biến đổi của hạt nhân và các quá trình hóa lý liên quan đến vấn đề này 3.2 Các nhà bác học và những đóng góp của họ cho hóa học phóng xạ Vào thời kì phát triển đầu tiên của hóa phóng xạ, thuật ngữ hóa phóng xạ được xem như chuyên ngành của hóa học dành riêng cho việc nghiên cứu hóa học của các nguyên... lượng khổng lồ của nó để phục vụ cho sản xuất nhưng sự phát triển của nó của là một mối đe dọa cho trái đất nếu không được sử dụng một cách đúng đắn 20 21 4 Điện hóa học 4.1 Cơ sở điện hóa học Điện hóa là tên gọi một lĩnh vực trong hóa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quá trình hóa học và dòng điện Một phản ứng hóa học xẩy ra khi có dòng điện chạy qua, hay qua các phản ứng hóa học có một hiêu... (1877-1956) là nhà hóa học phóng xạ người Anh Ông được trao Giải Nobel Hóa học vào năm 1921 nhơ công trình nghiên cứu về sự biến đổi củacác nguyên tố hóa học và chứng minh sự xuất hiện đồng vị của các nguyên tố phóng xạ Frederick Soddy (1877-1956) Otto Hahn (1879-1968) là một nhà hóa học và nhà khoa học đoạt giải Nobel người Đức, người đi tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ và hóa học phóng xạ Ông được... tác mới, và nhận thức sâu hơn về phản ứng hóa học. Năm 1850, Wilhelmy chứng tỏ tốc độ phản ứng hóa học phụ thuộc vào tác chất, từ đây phát hiện tính thuận nghịch của phản ứng hóa học Năm 1862, Berthollet và Pean Gilles cho thấy tốc độ phản ứng este hóa tỷ lệ với nồng độ axit Năm 1864, C.M Gulberg và P Waage thiết lập định luật tác dụng khối lượng Năm 1877, Lemoine cho thấy chất xúc tác giúp phản ứng nhanh... Hinshelwood áp dụng để mô hình hóa xúc tác, thiết kế lò phản ứng và các nền tảng khoa học trong công nghệ hóa học Năm 1932, Langmuir đạt giải Nobel Hóa học Năm 1936, Eugene Houdry phát triển quá trình xúc tác cắt mạch bằng nhiệt (cracking petroleum) Đây là một trong những quá trình quan trọng nhất để tạo ra các chất phụ gia thay thế chì tetraethyl (chất độc) trong xăng Năm 1940, Temkin mô tả động học quá... không gây ra phản ứng hóa học, nó chỉ tăng tốc độ hay kiềm hãm phản ứng mà thôi Ông đạt giải Nobel Hóa học năm 1909 về lĩnh vực xúc tác Ostwald viết: “Không có phản ứng hóa học nào mà không bị ảnh hưởng của xúc tác” Giai đoạn này cũng chứng kiến hàng trăm quá trình xúc tác mới ra đời 11 W Ostwald(1853-1932) • Giai đoạn từ năm 1888 đến 1918: Xúc tác công nghiệp ra đời Sự phát triển của kiến thức hàn... người phát minh phương pháp cực phổ, cha đẻ của điện hóa phân tích, người nhận giải Nobel năm 1959 Công trình nghiên cứu chính của ông tập trung vào cực phổ.Phát minh của Heyrovský cho phương pháp cực phổ bắt đầu từ năm 1922 và tập trung toàn bộ nghiên cứu khoa học vào việc tạo ra chuyên môn điện hóa mới và được nhận được giải Nobel Hóa học cho công trình này và năm 1959 ra Jaroslav Heyroský(18901967)... điện dương, trong khi đó electron tải từ chất khử trong dung dịch tới anôt làm cho anôt tích điện âm khi thực hiện quá trình oxi hoá, do đó catôt của pin điện là cực dương và anôt là cực âm 4.2 Các nhà bác học và những đóng góp của họ trong sự phát triển điện hóa học Năm 1799, nhà Vật lý người Ý Alessandro Volta (1745-1827) là người đã có công phát minh ra pin điện hoạt động được và tên của ông được... chuyển sang nhứng ứng dụng công nghiệp Năm 1888, Knietsch phát triển hỗn hợp xúc tác Platin và Vanadium (V) Oxide cho quá trình sản xuất công nghiệp H2SO4 Quá trình tổng hợp ammoniac quan trọng nhất trong giai đoạn này, Haber và Nernst phát triển nó từ năm 1902 đến 1905 trên cơ sở Fe cho quá trình sản xuất ở nhiệt độ cao và áp suất cao Fritz Haber(1868-1934) Năm 1906, Ostwald thực hiện oxi hóa ammoniac... Banks nghiên cứu và phát triển phản ứng chuyển vị của các chất hữu cơ không no; Coonradt và Garwood đưa ra cơ chế Hydro-cracking và Blyholder đưa ra cơ chế hấp phụ CO trên các kim loại chuyển tiếp Năm 1965, Wilkinson phát triển xúc tác đồng thể trong các loại phản ứng như phản ứng hydrogen hóa, đồng phân hóa, hydroformyl hóa, từ đây xuất hiện nhánh mới trong xúc tác đó là xúc tác đồng thể và Wilkinson . Prigonine(1917) 8 2. Động hóa học 2.1. Cơ sở động hóa học Ðộng học hóa học là một bộ phận của hóa lý. Ðộng học hóa học có thể được gọi tắt là động hóa học. Ðộng hóa học là khoa học nghiên cứu về. của một quá trình hóa học, hóa lý. 1.2. Những nhà bác học và đóng góp của họ trong sự phát triển nhiệt động hóa học Trái với nhiều chuyên ngành khoa học khác, bộ môn nhiệt động học mới chỉ xuất. cứu của hóa lý phải kể đến: nhiệt động học, động hóa học, điện hóa học và hóa phóng xạ. Qua bài tiểu luận này hi vọng chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về quá trình hình thành và phát triển của hóa lý

Ngày đăng: 06/05/2015, 21:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Nhiệt động hóa học

    • 1.1. Cơ sở nhiệt động hóa học

    • 1.2. Những nhà bác học và đóng góp của họ trong sự phát triển nhiệt động hóa học

      • Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832)

      • William Thomson(1824-1907)

      • Mikhai Lomonosov (1711-1765)

      • Rudolf Clausius (1822-1888)

      • Harry Hammond Hess (1906-1969)

      • Walther Hermann Nernst (1864 -1941)

      • Ilya Prigonine(1917)

      • 2. Động hóa học

        • 2.1. Cơ sở động hóa học

        • 2.2. Các nhà bác học và những đóng góp của họ trong sự phát triển động hóa học

        • Học thuyết xúc tác trong giai đoạn đầu đến năm 1834

        • Giai đoạn từ năm 1835 đến 1887

          • W. Ostwald(1853-1932)

          • Giai đoạn từ năm 1888 đến 1918: Xúc tác công nghiệp ra đời

            • Fritz Haber(1868-1934)

            • Năm 1906, Ostwald thực hiện oxi hóa ammoniac (NH3) thà18nh Acid nitric (HNO3) với hỗn hợp xúc tác Platin và Rhodium (Rh). NH3 chủ yếu làm phân bón nhưng nhờ quá trình này có thể dùng làm sản xuất chất nổ phục vụ Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

            • Irving Langmuir(1881-1957)

            • Giai đoạn từ năm 1918 đến 1945: Xúc tác cho quá trình sản xuất nhiên liệu

            • Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1970: Xúc tác cho công nghiệp hóa dầu

              • Giulio Natta(1903-1979)

              • Geoffrey Wilkinson(1921-1996)

              • Giai đoạn từ năm 1970 đến hết năm 2000

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan