Báo Cáo Mạng Căn Bản nộii dung quản lý user và nhóm user

13 401 1
Báo Cáo Mạng Căn Bản nộii dung quản lý user và nhóm user

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo đề tài môn: Mạng Căn Bản. Nội dung:Quản lý user và nhóm user (group) GVHD: Nguyễn Thị Thanh Vân Nhóm thực hiện: 15. Thành viên: 1. Nguyễn Công Hiếu 2. Nguyễn Văn Thảo 3. Nguyễn Chí Hiếu 4. Lâm Chí Hiền 5. Chiếng Mành Sâm i. User Và Nhóm User:  Tổng quan: • Trên Linux có hai loại tài khoản User, đó là tài khoản User hệ thống và tài khoản User. Trong các tài khoản User thì tài khoản user root là quan trọng nhất. Tài khoản này được tự động tạo ra khi cài đặt Linux. Tài khoản này không thể đổi tên hoặc xóa bỏ. User root còn được gọi là superuser vì có toàn quyền trên hệ thống. Chỉ làm việc với tài khoản user root khi muốn thực hiện công tác quản trị hệ thống, trong các trường hợp khác chỉ nên làm việc với tài khoản user bình thường. • Mỗi user và nhóm có các đặc điểm sau đây:  Tên mỗi user là duy nhất, chỉ có thể đặt tên chữ thường  Mỗi user có một mật mã định danh duy nhất (uid)  Mỗi nhóm có một tên duy nhất (gid)  Mỗi user có thể thuộc về nhiều nhóm  Tài khản superuser có uid=gid=0  Users-Người dùng: • Mọi truy nhập vào hệ thống đều thông qua một tài khoản của người sử dụng. Mỗi tài khoản được thiết lập bởi người quản trị hệ thống ngoại trừ tài khoản root (và một số tài khoản hệ thống). Mặc dù một số hệ Linux chỉ có một người dùng nhưng cũng không nên dùng tài khoản root cho các hoạt động thường ngày. Hầu hết các hệ thống cho phép nhiều người truy nhập vào. Vậy việc quản lý các tài khoản, các thư mục liên quan là một khía cạnh quan trọng trong việc quản trị hệ thống Linux  Tài khoản của người quản trị • Trong quá trình cài đặt Linux chúng ta khởi tạo người sử dụng root cho hệ thống. Đây là superuser, tức là người sử dụng đặc biệt có quyền không giới hạn. Sử dụng quyền root chúng ta rất thấy thoải mái vì chúng ta có thể làm được thao tác mà không phải lo lắng gì đết xét quyền truy cập này hay khác. Tuy nhiên, khi hệ thống bị sự cố do một lỗi lầm nào đó, chúng ta mới thấy sự nguy hiểm khi làm việc như root.  Hãy chỉ dùng quyền root khi bạn không có cách nào khác.  Một điều quan trọng là không phải tài khoản superuser nào cũng gọi là root, mặc dù nó được tạo mặc định là root khi cài đặt Linux. Nó có thể có tên bất kỳ nhưng thường được dùng nhất dưới tên root. Tài khoản này được định nghĩa là tài khoản có UserID là 0 , các userID được định nghĩa trong file /etc/passwd  Cần phân biệt bạn đang login như root hay người sử dụng thường thông qua dấu nhắc của shell. • login: tuanna • Password: • Last login: Sat Oct 28 14:30:15 from 172.16.10.199 • [tuanna@pascal tuanna]$ su –l root • Password: • [root@pascal /root]#  Dòng thứ tư với dấu $ cho thấy ta đang kết nối như một người sử dụng thường (tuanna). Dòng cuối cùng với dấu # cho thấy bạn đang thực hiện các lệnh như root. Lệnh su user_name cho phép bạn thay đổi login dưới một user khác (user_name) mà không phải logout rồi login lại.  Bạn cần tạo các tài khoản (account) cho người sử dụng thường sớm nhất có thể được (đầu tiên là cho bản thân bạn). Với những server quan trọng và có nhiều dịch vụ khác nhau, thậm trí bạn có thể tạo ra các superuser thích hợp cho từng dịch vụ để tránh dùng root cho các công tác này. Ví dụ như superuser cho công tác backup chỉ cần chức năng đọc (read-only) mà không cần chức năng ghi.  Groups- Nhóm  Mọi người dùng trong các hệ unix hay Linux đều thuộc về một nhóm. Nhóm dùng để gom nhóm các users có chung một quyền hoặc chính sách riêng đối với hệ thống nhằm tạo thuận lợi trong việc quản trị hệ thống Linux. Ví dụ như trong một cơ quan, có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có các users và các users của các phòng ban khác nhau sẽ có các chính sách bảo mật khác nhau. Các users thường chỉ được sử dụng tài nguyên hệ thống một cách có hệ thống. Chẳng hạn các users của văn phòng và các phòng nghiên cứu được sử dụng các tài nguyên sau: • Sử dụng e-mail để trao đổi thông tin • Sử dụng các chương trình chat, icq để trao đổi tin tức • Truy cập đến các file server trong công ty • Không được login vào các máy chủ, không được chạy chương trình trên máy chủ  Tuy nhiên các users của phòng quản trị hệ thống có thể có các quyền ưu tiên hơn: • Bao gồm các quyền của người dùng bình thường trên • Có quyền thực thi một số lệnh đặc biệt dành cho quản trị hệ thống • Có thể login vào server.  Các nhóm được đặt quyền để các thành viên của nó có thể truy nhập đến các thiết bị, file, hệ thống file hoặc toàn bộ máy tính mà những người khác nhóm có thể bị hạn chế.  Các thông tin về nhóm được lưu trong file /etc/groups: suse:~ # more /etc/group root:x:0:root bin:x:1:root,bin,daemon daemon:x:2: sys:x:3: kmem:x:9: wheel:x:10: mail:x:12:cyrus news:x:13:news uucp:x:14:uucp,fax,root,fnet,tuanna shadow:x:15:root,gdm named:x:44:named dbmaker:x:52: oinstall:x:54: dba:x:55:oracle localham:x:56:dpbox logmastr:x:57: users:x:100: nogroup:x:65534:root suse:~ #  Các dòng có dạng như sau: • group name:group password:group ID:users • group name: Tên duy nhất xác định một nhóm, thường dài tối đa 8 ký tự • group password:Trường mật khẩu đã được mã hoá, thường để trắng hoặc là dấu *. Cũng có thể là mật khẩu mà user muốn gia nhập nhóm phải nhập vào. Tuy nhiên không phải phiên bản nào của Unix đều sử dụng trường này do đó nó được để trống để tương thích với nhau. • group ID: Số duy nhất cho mỗi nhóm, được sử dụng bởi hệ điều hành • users : Chứa danh sách mọi tên người dùng thuộc nhóm đó, phân cách bởi dấu ",". Danh sách này không kể những người dùng thuộc nhóm đó theo số hiệu nhóm đã được ghi trong file /etc/passwd của người đó (tức là những thành viên mặc định của nhóm).  Mọi hệ Linux đều có một số các nhóm mặc định thuộc hệ điều hành. Các nhóm này thường là bin,mail,uucp,sys,… Do vậy không nên cho một người sử dụng thuộc vào nhóm này vì chúng sẽ có quyền tương đương như root. Chỉ có các đăng nhập hệ thống mới cho phép truy nhập đến các nhóm của hệ điều hành .  Các nhóm mặc định của hệ thống: 1. root/wheel/system: thường dùng để cho phép người dùng sử dụng lệnh su để chuyển lên quyền root. 2. deamon: dùng để chỉ những người làm chủ thư mục spool ( mail, squid, lpd,…) 3. kmem: dùng cho các chương trình truy cập đến kernel, bộ nhớ trực tiếp ( ps ) 4. tty: làm chủ tất cả các file đặc biệt dùng làm việc với terminal ii. Tập Tin /etc/passwd:  Tập tin /etc/passwd đóng một vai trò sống còn đối với một hệ thống Unix. Mọi người đều có thể đọc được tập tin này nhưng chỉ có root mới có quyền thay đổi nó. Tập tin /etc/passwd được lưu dưới dạng text như đại đa số các tập tin cấu hình của Unix. • [oracle@appserv oracle]$ more /etc/passwd • root:x:0:0:root:/root:/bin/bash • bin:x:1:1:bin:/bin: • • tuanna:x:501:501:Tuanna:/home/tuanna:/bin/bash  Mỗi user được lưu trong một dòng gồm 7 cột. • Cột 1 : tên người sử dụng • Cột 2 : mã liên quan đến passwd cho Unix chuẩn và ‘x’ đối với Linux. Linux lưu mã này trong một tập tin khác /etc/shadow mà chỉ có root mới có quyền đọc. • Cột 3:4 : user ID:group ID • Cột 5: Tên đầy đủ của người sử dụng. Một số phần mềm phá password sử dụng dữ liệu của cột này để thử đoán password. • Cột 6: thư mục cá nhân • Cột 7: chương trình sẽ chạy đầu tiên sau khi login (thường là shell) cho user  Tập tin mở đầu bởi superuser root. Chú ý là tất cả những user có user ID = 0 đều là root!!! Tiếp theo là các user hệ thống. Đây là các user không có thật và không thể login vào hệ thống. Cuối cùng là các user bình thường. iii. Tập Tin /etc/shadow:  Ví dụ: donald: HcX5zb8cpoxmY: 11088:0:99999:7:0::  Là tập tin văn bản chứa thông tin về mật khẩu của các tài khoản User, định dạng của dòng gồm nhiều cột giá trị, dấu “:” được dùng để phân cách các cột. Ý nghĩa của các cột có giá trị như sau: • Cột 1: Tên người sử dụng, tên này cũng giống với tên trong /etc/passwd. • Cột 2: Mật khẩu đã được mã hóa. Để trống – không có mật khẩu, dấu “*” – tài khoản bị tạm ngưng (Disable). • Cột 3: Số ngày kể từ lần cuối thay đổi mật khẩu (01/01/1970) . • Cột 4: Số ngày trước khi có thể thay đổi mật khẩu, giá trị “0” • Cột 5: Số ngày mật khẩu có giá trị. 99999 có nghĩa là mật khẩu có giá trị vô thời hạn. • Cột 6: Số ngày cảnh báo User trước khi mật khẩu hết hạn. • Cột 7: Số ngày sau khi mật khẩu hết hạn tài khoản sẽ bị xóa. Thường có giá trị 7 (1 tuần). • Cột 8: Số ngày kể từ khi tài khoản bị khóa (Tính từ 01/01/1970). iv. Tập Tin /etc/group:  Là tập tin văn bản chứa thông tin về nhóm User trong máy. Mọi User đều có thể đọc tập tin này nhưng chỉ có Root mới có quyền thay đổi. Hình sau trình bày một tập tin /etc/group. [...]... tên nhóm mới: đổi tên nhóm  -o, non-unique: gid không cần là số duy nhất Gpasswd:dùng để quản trị nhóm • gpasswd group • gpasswd -a user group • gpasswd -d user group • gpasswd -R group • gpasswd -r group • gpasswd [-A user, ] [-M user, ] group Mỗi nhóm có thể có quản trị viên, người dùng và một mật khẩu Quản trị hệ thống có thể dùng thông số -a để lập quản trị nhóm, -m để lập người dùng nhóm và có... có tất cả các quyền của quản trị viên nhóm       và người dùng nhóm, quản trị nhóm có thể adduser xóa người dùng bằng thông số -a hay –d -r xóa mật khẩu nhóm, khi không có mật khẩu thì thành viên nhóm chỉ có thể tham gia nhóm bằng lệnh newgrp Tùy chọn –r vô hiệu hóa quyền truy cập vào nhóm thông qua newgrp (1) lệnh Gpasswd được gọi bởi quản trị viên nhóm xác lập mật khẩu nhóm, nếu mật khẩu được... một User: • Để xóa một user dùng lệnh:userdel  Cú pháp:userdel [-r] username  Nếu không có –r thì xóa nhưng giữ lại mọi thông tin người dùng đã tạo  Nếu có –r thì xóa hết thông tin người dùng Các Lệnh Quản Lý Nhóm User: vi  Thành viên trong nhóm:  Một người dùng có thể thuộc về một hoặc nhiều nhóm bất kỳ Tuy nhiên, tại một thời điểm (ví dụ khi tạo một tệp mới) thì chỉ duy nhất một nhóm là nhóm. .. được xác lập thì thành viên nhóm có thể sử dụng lệnh newgrp mà không cần có mật khẩu, còn các thành viên khác phải có mật khẩu newgrp - đăng nhập vào một nhóm mới newgrp [nhóm] Chuyển nhóm hiện thời: Lệnh tham gia (chuyển) vào nhóm sẽ làm thay đổi nhóm tác động của người dùng (user s effective group) và bắt đầu một tiến trình mới mà từ đó người dùng có thể thoát ra khỏi nhóm (logout) Điều này có thể... cần là số duy nhất • -r: thêm vào nhóm thuộc tài khoản hệ thống, gid mặc định là nhỏ hơn 499 nếu không có tùy chọn –g • -f: bộ thông báo lỗi khi hệ thống đã tồn tại nhóm này rồi và nhóm đó sẽ không được thay đổi hay thêm lại lần nữa Tùy chọn này cũng thay đổi cách thức làm việc của tùy chọn –g, khi       gid không là duy nhất, và không có tùy chọn –o, thì việc tạo nhóm sẽ mặc định là không có... Cách thay đổi password của User: • Cú pháp:passwd username • Username:là user name cần thay đổi password • Mặc định thì password không bị hết hạn vì thế để bảo mật ta dùng thêm lệnh chage để cài đặt chính sách password • Cú pháp:chage username  Cách thay đổi thông tin User: • Cú pháp:usermod username  Các option trong cú pháp thay đổi thông tin người... tác động  Thông tin về danh sách tất cả các nhóm mà một người dùng thuộc về có thể được liệt kê qua câu lệnh groups hoặc id  Groupadd: Thêm vào một nhóm người sử dụng • Cú pháp: groupadd [-g gid [-o]] [-r] [-f] [- K KEY=VALUE] group  Ý nghĩa: • -g gid :số id của nhóm cần tạo, là một số không âm, mặc định là số id nhỏ nhất là 500 và lớn hơn tất cả các nhóm khác, từ 0 đến 499 là của tài khoàn hệ thống... biến mặc định trong file /etc/login.defs (chỉ có giá trị với nhóm được tạo) Ví dụ Example: -K GID_MIN=100 -K GID_MAX=499 Chú ý:nếu viết -K GID_MIN=10,GID_MAX=499 thì sẽ ko thực hiện mà phải viết –K GID_MIN=10 –K GID_MAX=499 KEY: GID_MAX, GID_MIN: Phạm vi GID được sử dụng cho việc tạo ra các regular group với các lệnh: useradd, useradd, hoặc newusers MAX_MEMBERS_PER_GROUP: thành viên tối đa trong group... file / etc / group (có cùng một tên,cùng một mật khẩu, và cùng một gid) Mặc định là 0, tức là ko có giới hạn số lượng thành viên Tính năng phân nhóm này cho phép để giới hạn độ dài NIS group không quá 1024 kí tự Nếu bạn cần phải thực thi giới hạn bạn có thể sử dụng giá trị 25 SYS_GID_MAX, YSY_GID_MIN: giới hạn group id được sử dụng cho việc tạo ra các nhóm hệ thống Groupdel • groupdel group • xoa nhom, . Báo cáo đề tài môn: Mạng Căn Bản. Nội dung: Quản lý user và nhóm user (group) GVHD: Nguyễn Thị Thanh Vân Nhóm thực hiện: 15. Thành viên: 1. Nguyễn Công. Chiếng Mành Sâm i. User Và Nhóm User:  Tổng quan: • Trên Linux có hai loại tài khoản User, đó là tài khoản User hệ thống và tài khoản User. Trong các tài khoản User thì tài khoản user root là quan. là tạo User, thay đổi thông tin User và xóa User  Tạo User sử dùng lênh “useradd” hoặc “adduser”  Cú pháp:userdd [option] [username_new] Option Miêu Tả -c Thuộc tính mô tả người dùng VD:useradd

Ngày đăng: 06/05/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan