1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – ASEAN TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI

16 2,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 499 KB

Nội dung

luận văn về CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – ASEAN TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM Khoa Chính trị quốc tế Ngoại giao Việt Nam Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam II CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM ASEAN TRƯỚC SAU ĐỔI MỚI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Tân Hương Nhóm thực hiện: Vũ Thị Vân Anh - CT36H Lô Thị Trúc Đào - CT36H Đặng Danh Đạt - CT36H Nông Thị Mỹ Hạnh - CT36H Lê Thị Phương Hoa - CT36H (nhóm trưởng) Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG .4 I.MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠIĐÒI HỎI KHÁCH QUAN XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI .4 1.1.1.Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới 4 1.1.1.1.Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại 4 1.1.1.2.Truyền thống ngoại giao của dân tộc 5 1.1.2.Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại 6 1.1.2.1.Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia 6 1.1.2.2.Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên thế giới 6 II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM ASEAN 7 1. Chính sách đối ngoại Việt Nam ASEAN trước Đổi mới .7 2. Chính sách đối ngoại Việt Nam ASEAN sau Đổi mới 7 3. Đánh giá chung về chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam ASEAN .10 III. THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG MỞ RỘNG HỢP TÁC KINH TẾ VỚI ASEAN XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH KHU VỰC TRONG TƯƠNG LAI .12 1. Thành tựu của Việt Nam .12 2. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực trong tương lai .13 TỔNG KẾT 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .16 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kỳ phát triển. Việc hình thành các phương pháp luận, các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận thực tiễn. Trong những năm gần đây, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đó chính là lý do tại sao nhóm chúng tôi chọn đề tài cho bài tiểu luận này: “Chính sách kinh tế đồi ngoại giữa Việt Nam ASEAN trước sau Đổi mới”. Đề tài này trả lời cho ba câu hỏi: Tại sao cần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại? Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam ASEAN trước sau Đổi mới như thế nào? Những thành tựu đạt được xu hướng hội nhập kinh tế khu vực tương lai? Do mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại là một vấn đề hết sức rộng lớn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô các bạn. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Tân Hương đã hướng dẫn để hoàn thành bài tiểu luận này. 3 NỘI DUNG I. MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠIĐÒI HỎI KHÁCH QUAN XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI 1.1.1. Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới 1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại là hệ thống các quan điểm, nhận thức, luận cứ được thể hiện trong tư duy lý luận hoạt động thực tiễn đối ngoại của Đảng Nhà nước ta trong các giai đoạn lịch sử. Theo hệ thống các quan điểm này, chính sách đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với một quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ đất nước, chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành chiến lược cách mạng. Khi có đường lối quốc tế rõ ràng, chính sách đối ngoại phù hợp, cách mạng sẽ đi đến hình thành một hệ thống chủ trương chiến lược biện pháp sách lược xử lý những vấn đề tác động đến lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Là một nước nhỏ nhưng chúng ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối ngoại. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khi một nước nhỏ đối đầu với một nước hùng mạnh hơn thì phái có chiến lược, phải biến đường lối ngoại giao trở thành vũ khí để góp phần thay đổi tương quan lực lượng, cục diện chiến đấu. Như vậy, ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đề xuất phương hướng chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo để đánh thằng kẻ thù chính trong từng thời kỳ cách mạng. Nhận thức về vai trò của vũ khí đối ngoại, kể cả trong những xu hướng mới của thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Ngày nay ngoại giao ai thuận hơn thì thắng”. Trong tình hình quốc tế mới, mỗi quốc gia đều có “linh hồn riêng”, có 4 vận mệnh riêng, đòi hỏi phải có bản lĩnh, có chính sách đối ngoại của riêng mình. Đây chính là cách ứng xử của một quốc gia đối với thế giới. Thành công sẽ đến với quốc gia nào có cách ứng xử thông minh. Từ đó có thể thấy chính sách đối ngoại có một vị trí rất lớn đối với chiến lược phát triển của một quốc gia, chú trọng tới các chính sách đối ngoại là một yêu cầu tối cần thiết. 1.1.1.2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn phải đối đầu với rất nhiều thiên tai địch họa. Qua những thăng trầm ấy, ngoại giao Việt Nam đã từng bước được hình thành phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…và nhiều bài học sâu sắc, bổ ích về quan hệ với lân bang, ứng xử trong đối ngoại. Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Ngoại giao Việt Nam hiện đại bắt đầu từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt. Trải qua những giai đoạn khác nhau, trong thời chiến cũng như trong thời bình, ngoại giao Việt Nam hiện đại đã kế thừa xứng đáng truyền thống cha ông, góp phần không nhỏ vào bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính sách đối ngoại, Việt Nam đã coi các quốc gia trong khu vực ASEANđối tác quan trọng, láng giềng hữu nghị, cùng nhau hợp tác để phát triển. Đến nay, khu vực ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngoại giao Việt Nam hiện đại. 5 1.1.2. Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại 1.1.2.1. Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia Cùng với chính trị, văn hóa, kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng trong việc phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Sự tăng trưởng của kinh tế giúp nâng cao vị thế của quốc gia. Một đất nước mạnh về kinh tế cũng là một nước mạnh về chính trị, phát triển về văn hóa. Một nền kinh tế phát triển không chỉ thúc đẩy giáo dục, văn hóa, xã hội mà còn củng cố an ninh quốc gia, chính trị ổn định. Kinh tế tăng trưởng tạo điều kiện cho đời sống nhân dân nâng cao, các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm phát triển. Vì vậy, phát triển kinh tế không chỉ là mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. 1.1.2.2. Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên thế giới Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực thế giới, đa phướng, đa chiều, đa lĩnh vực. Gần đây, nhiều quốc gia đã chú trọng vào xây dựng các liên kết thương mại tự do song phương khu vực, trong đó có không ít quốc gia trước đây vốn chỉ dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho cơ chế đa phương của WTO như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… Cũng không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các liên kết thương mại trên thế giới khu vực, trong đó nổi bật nhất là sự tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO sự hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây là một bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. 6 II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM tm' target='_blank' alt='chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam' title='chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam'>CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM ASEAN 1. Chính sách đối ngoại Việt Nam ASEAN trước Đổi mới Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của năm thành viên. Trong thời kỳ này, giữa các quốc gia trong khu vực chưa hợp tác nhiều về mặt kinh tế. ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI 1 ) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy ban ASEAN tại Geneve năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế; đồng thời tham gia nhiều diễn đàn khu vực quốc tế. Giai đoạn này, Việt Nam chưa phải là một thành viên chính thức của ASEAN. Phải đến những năm 1975 1976, chúng ta mới bắt đầu khôi phục ngoại giao phát triển kinh tế sau chiến tranh. Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với các tổ chức quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây chính là tiền đề cho sự hợp tác về kinh tế đối ngoại sau này của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. 2. Chính sách đối ngoại Việt Nam ASEAN sau Đổi mới Sau Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986), khi Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 13 ngày 20/5/1988 về nhiệm vụ chính sách đối ngoại trong tình hình mới thì ngoại giao mới đã có bước chuyển biến quan trọng. Với chủ đề “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế”, Nghị quyết khẳng định: “Lợi ích cao nhất của Đảng nhân dân ta là phải củng cố giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng phát triển kinh tế, vì với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập xây 1 ASEAN Chambers of Commerce and Industry 7 dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”. Nghị quyết còn đưa ra các chủ trương cụ thể để thực hiện việc chuyển hướng về đối ngoại, trong đó có việc cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. Từ sau năm 1986, quan hệ Việt Nam ASEAN bắt đầu được cải thiện nhanh chóng. Trong quan hệ với các nước ASEAN, qua các cuộc đối thoại tiếp xúc song phương đa phương với nước ta, các nước ASEAN nhận thấy giữa ta họ có những lợi ích chung trong việc xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hữu nghị hợp tác. Tất cả các yếu tố trên đã thúc đẩy các nước ASEAN thấy cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam tách dần khỏi chính sách của một số nước lớn. Quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN hội nhập khu vực sau đó. Sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, “nút thắt” đầu tiên trong quan hệ của ta với các nước đã được tháo gỡ, quá trình đàm phán giữa ta các nước ASEAN về việc gia nhập ASEAN được đẩy nhanh. Ngày 28/7/1995, chúng ta đã gia nhập ASEAN trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức này. Tham gia hợp tác vào ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác ASEAN về kinh tế, thương mại. Việt Nam đã thành lập cơ quan AFTA quốc gia do Bộ tài chính chỉ đạo để làm đầu mối của Việt Nam trong việc triển khai những vấn đề liên quan đến AFTA 2 . Năm 1996, Việt Nam đã công bố đưa 875 mặt hàng năm 1997 đưa thêm 621 mặt hàng vốn đã có thuế suất bằng 0-5% hoặc nhỏ hơn 20% vào thực hiện CEPT/AFTA 3 , đưa tổng số lên 1496 mặt hàng. Năm 1998-1999, Việt Nam đã đưa 3582 mặt hàng vào thực hiện CEPT/AFTA. Việt Nam đã trình danh mục nhạy cảm hoàn thiện của mình, bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính, bước đầu tuyên bố bỏ 23 mặt hàng ra khỏi danh mục loại trừ hoàn toàn (trong tổng số 195 mặt hàng 2 ASEAN Free Trade Area 3 Hiệp định quy định việc cắt giảm thuế quan đối với việc mua bán giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, được ký bởi các thành viên trong khối ASEAN nhằm thiết lập mối quan hệ buôn bán tự do trong khối ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế nhập khẩu trên hầu hết hàng hóa buôn bán giữa các nước thành viên xuống mức tối thiểu từ 0-5%. 8 ASEAN đã loại khỏi danh mục này) đơn giản hóa được một bước các biện pháp phi thuế quan. Bảng 1. Lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam giai đoạn 1996 2006 (%) Danh mục 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 IL 7,0 6,8 5,8 5,6 4,7 3,9 3,8 2,8 2,6 2,5 2,3 TEL 19,9 19,9 19,9 19,9 19,8 19,6 19,4 17,5 13,4 8,9 3,9 Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam. Trích dẫn bởi Đề án, 2006. Chú thích: - IL: Danh mục cắt giảm thuế quan - TEL: Danh mục loại trừ tạm thời. Các số là mức thuế bình quân. Theo số liệu của Bộ thương mại Việt Nam, năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN 2,436 tỷ USD nhập khẩu từ các nước 3.329 tỷ USD trong tổng ngoại thương 11 tỷ USD của Việt Nam năm 1999. Đến thời điểm tháng 3/1999, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam hơn 300 dự án với tổng giá trị hơn 8,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN xây dựng Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 11/1996, làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các Hiệp định kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng Hành lang xanh (Green lane) cho các hàng hóa CEPT/AFTA. Việt Nam đã tham gia công ước Kyodo về thủ tục hải quan, làm cơ sở đàm phán với ASEAN về điều hòa thủ tục hải quan, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN tổ chức thành công Hội nghị các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần 3 (tháng 11/1995) tại Việt Nam. Việt Nam đã tham gia Hiệp định khuyến khích Bảo hộ đầu tư ASEAN đã cùng ASEAN soạn thảo, ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tại AEM 28, tháng 9 8/1996, xúc tiến xây dựng cùng các nước ASEAN thực hiện Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Ba ngành được đề nghị triển khai hợp tác AICO đầu tiên là ô tô, hóa chất dệt. Trong chương trình Hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI (tháng 12/1998) Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hàng lang Đông Tây thuộc lưu vực sông Mekong ở Việt Nam, Lào, Campuchia Đông Bắc Thái Lan nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước các vùng trong Hiệp hội ASEAN. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đưa ra dự án phát triển hành lang Đông Tây tại lưu vực sông Mekong (WEC), Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, tháng 9/1999, tại Singapore, đã thông qua đề nghị lập Nhóm công tác về chương trình này trong khuôn khổ Ủy ban hợp tác kinh tế công nghiệp ASEAN MITI (Nhật Bản). Việt Nam được cử làm chủ tịch nhóm. Hiện nay, cùng với các thành viên khác trong Hiệp hội, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nên một cộng đồng kinh tế chung, đạt mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC 4 ) vào năm 2015. 3. Đánh giá chung về chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam ASEAN Quan tâm đến phát triển kinh tế luôn là một hướng đi đúng đắn của mỗi quốc gia. Có thể thấy rằng, sau Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Nếu để so sánh, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam ASEAN sau Đổi mới mạnh mẽ tích cực hơn thời kỳ trước Đổi mới. Điều đó thể hiện rằng kinh tế chính trị luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước Đổi mới, đặc biệt là những năm 60 (thời điểm thành lập tổ chức ASEAN), cuộc chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam đang ở giai đoạn cao trào có sự tham gia của một số nước ASEAN. Lúc này giữa 4 ASEAN Economic Community 10 [...]... ảnh hưởng hạn chế Sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu đổi mới đất nước, kinh tế là một lĩnh vực hết sức được quan tâm Đường lối đối ngoại: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” là nhân tố tích cực thúc đẩy việc Việt Nam hội nhập với khu vực thế giới Quan hệ Việt Nam ASEAN bước sang một trang mới Sau Đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế song phương đa phương,... xây dựng phát triển đất nước Những thành tựu đạt được của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách kinh tế đối ngoại quốc gia Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN, thực tế chính sách kinh tế đối ngoại này đã đạt được những thành công đáng ghi nhận Cùng với phát triển kinh tế, sự tích cực, chủ động hội nhập khu vực thế giới,... Việt Nam, Nghị quyết 13 ( 20/5/1988) - Bộ Chính trị 2 Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975-2006” Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, Học viện Quan hệ quốc tế, TS Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn) 3 Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002)”, Học viện Quan hệ quốc tế, TS Vũ Dương Huân (chủ biên) 4 “Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN ASEAN mở rộng” (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế) ,... Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với ASEAN là đúng đắn, hợp lý có vai trò tích cực đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay Tại hội thảo khoa học với chủ đề: Việt Nam ASEAN: Quá khứ - Hiện tại Tương lai” bàn về Việt Nam trước sau khi gia nhập ASEAN, những thành tựu hạn chế của hợp tác ASEAN, phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Gia nhập ASEAN. .. cơ bản về hợp tác ASEAN +3”, Viện khoa học xã hội Việt Nam Viện nghiên cứu Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên) 6 “AFTA ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam , Nguyễn Hữu Đạt, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, năm 1997 7 “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020” NXB Chính trị quốc gia, Nguyễn Bình Minh (chủ biên) 8 Bài viết “Quan hệ Việt Nam ASEAN những vấn đề đặt... quyết sách quan 11 trọng của Đảng Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam III THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG MỞ RỘNG HỢP TÁC KINH TẾ VỚI ASEAN XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH KHU VỰC TRONG TƯƠNG LAI 1 Thành tựu của Việt Nam Hoạt động kinh tế đối ngoại. .. của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiên phong, đi đầu trong ASEAN Trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã đang thực hiện tốt vai trò của mình khi tham gia các diễn đàn quốc tế quan trọng như Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN EU, Hội nghị ASEAN Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á… Nỗ lực tích cực, Việt Nam. .. Nam đang cố gắng nâng cao vai trò vị thế quốc tế của mình, đề cao hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới năng động, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển Đó chính là minh chứng rõ nét nhất về đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam Là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng ASEAN, cùng hướng tới tương lai tươi.. .Việt Nam ASEAN dường như không có quan hệ với nhau, vì thế sự hợp tác kinh tế cũng chưa đáng kể Vào những năm 1970, quan hệ Việt Nam ASEAN dần được thiết lập phát triển Các bên đã bàn về vấn đề hợp tác kinh tế an ninh chính trị Tuy nhiên, đến cuối những năm 70, nổi bật là các sự kiện liên quan đến Campuchia đã làm quan hệ hai bên xấu đi, thậm chí là đối đầu Quan hệ hợp tác kinh tế cũng... nước ASEAN Đây là một chính sách linh hoạt hợp thời Việc Việt Nam đặt cao vị trí quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước ASEAN không chỉ đáp ứng yêu cầu tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo những lợi ích chiến lược thiết thân Quán triệt sâu sắc triển khai thực hiện những quan điểm đúng đắn trong chính sách kinh tế đối ngoại . VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam II CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – ASEAN. II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN 7 1. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước Đổi mới. ........................7 2. Chính sách đối

Ngày đăng: 05/04/2013, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w