Tiểu luận Phân tích các chỉ tiêu của nước uống, pha hóa chất, sản xuất nước đóng chai, kỹ thuật lấy mẫu nước, các chỉ tiêu hóa lý. Phân tích nước. Cách pha hóa chất, các công thức tính, quy trình công nghệ, các chỉ tiêu hóa lý, ........
Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 1 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Nước ta đang trên đà phát triển trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao . Nước là một nguồn tài nguyên rất quý giá của chúng ta. Nước chiếm đến ¾ cơ thể của chúng ta. Việc kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người dân. Nước dùng trong sinh hoạt , ăn uống, sử dụng trong các nhà máy đòi hỏi những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Có những nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi con người . Có những làng người dân bị ung thư do uống phải những nguồn nước bị nhiễm NO 2 - . Có những nguồn nước bị nhiễm vi sinh rất nhiều làm cho việc sinh hoạt như tắm rửa bị dị ứng dẫn đến nhiều bệnh ngoài da…. Việc phân tích, kiểm tra chất lượng của nước tìm ra những chỉ tiêu không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước để tìm ra những phương pháp khắc phục để mang lại an toàn cho người sử dụng . Vì những lý do trên em nhận thấy việc phân tích các chỉ tiêu của nước và tìm ra biện pháp khắc phục là rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất. Qua thời gian học tập tại trường nắm được những lý thuyết cơ bản về các phương pháp phân tích cùng với những kinh nghiệm em đã học được từ những cán bộ công nhân viên ở Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Gia Lai em quyết định chọn đề tài “ Phân tích các chỉ tiêu của nước” Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về phân tích nước và việc xem xét thực tiễn công tác phân tích nước ở Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Gia Lai , từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đua ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích nước do Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh Gia Lai thực hiện. Vì kiến thức có giới hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót . Mong được sự chỉ dạy của anh chị ở Trung Tâm cùng quý thầy cô. SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày 14/01/1992 theo quyết định số 02 của UBND tỉnh Gia Lai do Bác sĩ Phạm Quốc Bảo làm giám đốc. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai là một cơ quan nhà nước hoạt động độc lập có con dấu riêng . • Khái quát chung: - Tên đơn vị: Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai. - Trụ sở chính đặt tại : 98- Phan Đình Phùng – Pleiku – Gia Lai. - Mã số thuế: 59001819361. - Mã tài khoản : 3110100044 tại Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Gia Lai. - Số điện thoại: 059.824372 - Số Fax: 059.823453. - Giám đốc: Bác sĩ Phạm Quốc Bảo. - Tổng số nhân viên: 41 người. Trong đó: + Phòng hành chính vật tư : 10 người. + Khoa dịch tả: 14 người. + Khoa vệ sinh : 17 người. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng. 1.2.1 Chức năng: Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trung tâm có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong các lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 1.2.2 Nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Sở Y tế xây dựng các kế hoạch, chương trình dài hạn, hàng năm về triển khai thực hiện công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, kiểm dịch y tế, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về y tế dự phòng cho nhân dân trong tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc đào tạo lại về chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực y tế dự phòng cho cán bộ chuyên trách và cán bộ khác. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 2 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu các công trình khoa học về y tế dự phòng; tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được các cấp thẩm quyền phân công thực hiện. Tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng theo đúng quy định hiện hành của pháp luật cho các đối tượng có nhu cầu. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác về lĩnh vực y tế dự phòng trong toàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng. Hướng dẫn, kiểm tra, gíám sát về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng đối với các Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở y tế khác và các trạm y tế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc quản lý viên chức, tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định hiện hành của pháp luật. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND Tỉnh và Giám đốc Sở Y tế giao. 1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức khoa vệ sinh tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai. 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai. 1.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý: Hình 1.3.1 Sơ đồ quản lý Trung Tâm Y Tế Dự Phòng GVHD : Phan Thị Thương Trang: 3 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Ghi chú: Giám đốc: Là người có quyền quyết định mọi hoạt động của Trung tâm y tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai . Phó Giám đốc: Là người thay giám đốc giải quyết một số việc của Trung tâm và làm tham mưu cho giám đốc. Trưởng khoa: Là người có quyền quyết định mọi hoạt động của khoa. Phó khoa: Là người thay trưởng khoa giải quyết một số việc của khoa đồng thời là tham mưu quan trọng cho trưởng khoa. Nhân viên: Thực hiện nhiệm vụ công tác do lãnh đạo giao. Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng khoa Phó khoa Nhân viên Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. Trung tâm y tế Dự Phòng tỉnh Gia Lai gồm 1 phòng và hai khoa. 1 Phòng: Hành Chính Vật Tư. 2 Khoa : Khoa Vệ Sinh và Khoa Dịch Tả. Hình 1.3.2 Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo . : Quan hệ kết hợp. 1.3.2 Đặc điểm tổ chức Khoa Vệ Sinh: Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo. : Quan hệ kết hợp. Hình 1.3.3 Sơ đồ tổ chức Khoa Vệ Sinh GVHD : Phan Thị Thương Trang: 4 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Labo hóa nước Khoa vệ sinh Labo độc chất Labo hóa thực phẩm Phòng hành chínhvật tư Trung tâm y tế dự phòng Khoa vệ sinh Khoa dịch tả Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. PHẦN II KỸ THUẬT LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU PHÂN TÍCH Trong quá trình phân tích việc lấy mẫu là khâu quan trọng đầu tiên . Nếu lấy mẫu không đúng quy cách thì sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch và ảnh hưởng đến sự đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Vô tình đánh giá sai thực trạng về chất lượng nước hoặc kết quả phân tích có thể vượt quá tiêu chuẩn qui định. Để tránh được điều này đòi hỏi người phân tích tuân thủ đầy đủ kỹ thuật lấy mẫu. 2.1 Kỹ thuật lấy mẫu: 2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu: Can, thùng (thuỷ tinh hay nhựa) có nút kín, chai, lọ bình (thủy tinh hay nhựa) có nút kín. Túi nilon có nút, các ống có nút kín . Các chai lấy mẫu cần được dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết: địa điểm, ngày, giờ, tên người lấy mẫu, kết quả đo được tại chỗ, nhận xét sơ bộ, màu sắc, mùi vị, ngoại cảnh, vị trí lấy mẫu . Ghi rõ công trình, nhà máy lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu dụng cụ lấy mẫu phải sạch và được tráng rửa kỹ bằng nước cất. Khi lấy mẫu cần tráng rửa bình lấy mẫu 2 đến 3 lần bằng dung dịch mẫu. Cần lưu ý là chai để lấy mẫu không đựng các chất lỏng khác. 2.1.2 Phương thức lấy mẫu: 2.1.2.1 Lấy mẫu trên đường ống dẫn: Mở vòi nước chảy mạnh 5 đến 10 phút, sau đó mở nút dụng cụ cho miệng dụng cụ vào đầu vòi nước và để chảy tràn 2 đến 3 phút. Vặn nút bình mẫu lại. 2.1.2.2 Lấy mẫu nơi ao, hồ, giếng , ruộng: Ta lấy mẫu ở các điểm khác nhau với độ nông sâu khác nhau. Có thể lấy mẫu trực tiếp hoặc bằng dụng cụ lấy mẫu riêng theo chế độ nông sâu (độ sâu có thể từ mức 0.5m; 1m; 1.5m; 2m). Nếu là nước bề mặt thì lấy điểm giữa, xung quanh và những điểm bất kỳ. 2.1.2.3 Lý lịch mẫu phân tích: * Mẫu nước em trình bày trong quyển báo cáo này lấy trên đường ống dẫn. Quy cách lấy mẫu giống như cách lấy mẫu em đã trình bày ở trên đường ống dẫn . Sau khi lấy mẫu xong ta ghi chép lập hồ sơ lấy mẫu: Ký hiệu mẫu: Mẫu 01. Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất nước đóng bình Thiên Hương. Địa chỉ lấy mẫu : Thôn 5 – An phú _ Pleiku – Gia Lai. Vị trí lấy mẫu : Khu vực xử lý nước đóng chai, bình. Loại mẫu : Nước đóng chai, bình. Ngày, giờ, tháng, năm lấy mẫu: 24/07/2009 lúc 8h 30’. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 5 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. Thời gian lấy mẫu:25’. Dạng mẫu: Dạng lỏng. Điều kiện thời tiết: Ngày mưa phùn, nhiệt độ 25 0 C. Dung tích mẫu :2000ml. Người lấy mẫu: Nguyễn Thị Minh Châu. 2.2 Bảo quản mẫu phân tích: 2.2.1 Chuyên chở mẫu từ nơi lấy về kho và phòng thí nghiệm: Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích, việc chuyên chở cũng phải đảm bảo các điều kiện: Bằng các phương tiện phù hợp, không tốn kém, kịp thời. Lấy mẫu cần phải đưa ngay về kho và phòng thí nghiệm. Không làm hư hỏng mẫu,long tróc nhãn, hư hỏng đồ bao gói, chứa đựng. Sắp xếp mẫu sao cho các chai, lọ, bình tránh va chạm vào nhau tránh giao động mẫu. Nếu thời gian vận chuyển quá 2h thì mẫu phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ trực tiếp. Vận chuyển mẫu không quá 24h . 2.2.2 Quản lý và bảo quản mẫu phân tích: Việc quản lý, bảo quản mẫu là một khâu kế tiếp của công việc lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu tốt, nhưng bảo quản không tốt, thì sẽ làm hỏng mẫu phân tích. Để riêng từng loại ,từng lô, từng nhóm. Nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của mẫu phân tích. Không cho các phản ứng hóa học xảy ra làm mất chất phân tích…. Bảo vệ chất phân tích không bị phân hủy, sa lắng… 2.2.3 Xử lý mẫu phân tích: Xử lý mẫu là giai đoạn đầu tiên, nhưng rất quan trọng của quá trình phân tích. Mọi sai sót trong giai đoạn này đều ra nguyên nhân tạo ra sai số cho kết quả phân tích, có khi sai sót lớn. Vì thế mọi cách sử lý mẫu để phân tích, cùng với việc tuân thủ các điều kiện của xử lý mẫu đảm bảo yêu cầu cụ thể như sau: Lấy được hoàn toàn, không làm mất chất phân tích. Không làm nhiễm bẩn thêm chất phân tích đã chọn. Dùng các hóa chất phải đảm bảo độ sạch đúng yêu cầu. Không đưa thêm các chất có ảnh hưởng vào mẫu. Đối với mẫu nước đóng chai, bình thì không cần phải xử lý mẫu. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 6 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. HÌNH II SƠ ĐỒ CHUNG VỀ VIỆC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU GVHD : Phan Thị Thương Trang: 7 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Xác định mục tiêu và các đối tượng lấy mẫu phân tích Thực hiện lấy mẫu theo các chỉ tiêu yêu cầu và làm một số phân tích hiện trường. Lập chương trình và kế hoạch đi lấy mẫu và phân tích hiện tượng Chuẩn bị: Nhân lực, phương pháp, trang thiết bị, dụng cụ, tài liệu… phục vụ lấy mẫu. Bảo quản và vận chuyển về kho hay phòng thí nghiệm. Nhận xét, đánh giá các kết quả quan trắc và kiến nghị. Xử lý số liệu, tổng hợp số liệu phân tích, báo kết quả phân tích. Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. PHẦN III PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CỦA MẪU NƯỚC Ở CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC ĐÓNG CHAI, BÌNH THIÊN HƯƠNG. 3.1 Các chỉ tiêu cảm quan: Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt chúng ta cần phải kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan như: nhiệt độ, mùi vị lạ, màu sắc,… trước khi đưa vào sử dụng. Sau khi kiểm tra quan sát, phân tích và đánh giá rồi đi đến kết luận. 3.1.1 Xác định nhiệt độ: Nhiệt độ của nước phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như: thời tiết, thời gian mẫu nước tiếp xúc với nguồn nước. Cần xác định nhiệt độ của nước tốt nhất là khi lấy mẫu về. Nhiệt độ của nước thường được biểu thị bằng o C ** Tiến hành xác định nhiệt độ của nước: Dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ nước. Sau khi nhúng bầu thuỷ ngân vào trong nước, để yên vài phút tránh dao động nhiệt độ. Đợi nhiệt độ ổn định ghi số liệu máy đo được. Xả vòi nước ở cơ sở sản xuất nước đóng chai, bình Thiên Hương vào cốc 500ml nhúng đầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước giữ yên 2 đến 3 phút. Sau khi giá trị nhiệt độ mà nhiệt kế ổn định ghi số liệu máy đo được là 25 o C. 3.1.2 Mùi của nước: Việc xác định mùi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần của các chất hoà tan có trong nước như xác động thực vật bị phân huỷ, các chất vô cơ, khí H 2 S. ** Tiến hành xác định mùi của nước: Lấy 100ml nước chuyển vào bình cầu nút mài 250ml đậy nút lại, lắc mạnh mẫu. Sau đó, mở nút ra rồi dùng khứu giác của mình để xác định mùi của nước. Nếu bằng cảm giác mà không nhận thấy mùi ta có thể đánh giá là không có mùi. Nếu người bình thường không nhận thấy nhưng phát hiện được trong phòng thí nghiệm ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mức độ 1. Nếu người bình thường chú ý sẽ phát hiện được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 2. Nếu dễ nhận biết và gây cảm giác khó chịu thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 3. Gây mùi khó chịu và không uống được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 4. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 8 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. Có mùi rất khó chịu và không thể uống được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 5. Dựa trên các mức đánh giá ở trên thì mẫu nước đóng chai, bình ở cơ sở sản xuất nước Thiên Hương tỉnh Gia Lai được đánh giá ở mức độ không có mùi. 3.1.3 Vị và vị lạ: Vị và vị lạ của nước phụ thuộc vào xác động thực vật trong nước, các chất thải từ các nhà máy và con người. ** Tiến hành xác định vị và vị lạ của nước: Cho một ít mẫu thử vào miệng, cho từng ít một, không được uống và giữ yên trong miệng 3 đến 4 giây để nhận biết vị và vị lạ theo các mức đố sau: Nếu bằng cảm giác mà không nhận thấy vị và vị lạ thì thuộc mức độ 0. Nếu người bình thường không nhận thấy nhưng phát hiện được trong phòng thí nghiệm ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mức độ 1. Nếu người bình thường chú ý sẽ phát hiện được thì ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mức độ 2. Nếu dễ nhận biết và gây cảm giác khó chịu thì ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mứcđộ 3. Gây vị khó chịu và uống bị lợm giọng thì ta đánh giá nước cóvị và vị lạ ở mức độ 4. Có vị và vị lạ rất khó chịu không thể uống được thì ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mức độ 5. Dựa trên các mức đánh giá ở trên thì mẫu nước đóng chai, bình ở cơ sở sản xuất nước Thiên Hương tỉnh Gia Lai được đánh giá ở mức độ không có vị và vị lạ. 3.1.4 Màu của nước: Màu của nước do lá cây thực vật, các kim loại màu: sắt ,mangan… hoặc do các chất hữu cơ hòa tan trong nước. Ta có thể dung mắt để xác định màu sắc của nước hoặc dùng máy xác định màu của nước theo các mức độ sau : ** Tiến hành xác định màu của nước: Nếu bằng thị giác mà không nhận thấy màu thì thuộc mức độ 0. Nếu người bình thường không nhận thấy nhưng phát hiện được trong phòng thí nghiệm ta đánh giá nước có màu ở mức độ 1. Nếu người bình thường chú ý sẽ phát hiện được thì ta đánh giá nước có màu ở mức độ 2. Nếu dễ nhận biết và nước có màu thì ta đánh giá nước có màu ở mức độ 3. Gây đục và uống có mùi tanh thì ta đánh giá nước có màu ở mức độ 4. Có màu và tanh rất khó chịu không thể uống được thì ta đánh giá nước có màu ở mức độ 5. GVHD : Phan Thị Thương Trang: 9 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. Dựa trên các mức đánh giá ở trên thì mẫu nước đóng chai, bình ở cơ sở sản xuất nước Thiên Hương tỉnh Gia Lai được đánh giá ở mức độ không màu. 3.1.5 Các chất lơ lửng: Chất lơ lửng như đất phù sa , bùn , các vi sinh vật , rong , rêu …Ta có thể dùng mắt để quan sát và đánh giá chất lơ lửng . Nhưng hầu như chất lơ lửng trong nguồn nước ngầm thường không đáng kể ,chỉ cần qua khâu khử trùng là có thể sử dụng được. Nước đóng chai, bình ở cơ sở sản xuất nước Thiên Hương không có chất lơ lửng. 3.2 Các chỉ tiêu hóa lý: 3.2.1 Xác định độ pH của nước: 3.2.1.1 Đại cương: Độ pH diễn tả tính axít hay tính kiềm của nước được biểu thị bằng nồng độ ion H + có trong nước và được định nghĩa: pH là logarit của trị số nghịch đảo ion H + . Giá trị PH thay đổi từ 0 ÷ 14. PH <7 nước có tính axít. PH = 7 nước trung hoà. PH >7 nước có tính kiềm. Giá trị PH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hoá học. Việc xử lý nước kể cả nước sạch và nước thải, luôn phải dựa vào giá trị PH để làm trung hoà, làm mềm nước, làm kết tủa, làm đông tụ, khử trùng và kiểm tra độ ăn mòn…. * Tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt của bộ y tế Việt Nam quy định có giá trị PH từ 6 ÷ 8,5. Ý nghĩa pH về mặt môi sinh : pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như: tính ăn mòn, tính hoà tan… chi phối các quá trình xử lý nước, chắng hạn kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn. Kiểm tra độ pH cẩn thận trong tất cả các quá trình xử lý nhằm đảm bảo quá trình làm trong và xử lý nước hoạt động tốt là điều kiện cần thiết. Để khử trùng nước bằng Clo có hiệu quả pH phải thấp hơn 8. Độ pH cuả nước đưa vào mạng lưới phân phối phải được khống chế giảm thiểu sự ăn mòn trong hệ thống đường ống. Sự sai lầm trong công việc này dẫn đến ô nhiễm nước uống và gây tác hại về màu, mùi, vị. pH của nước >11 có thể làm tăng các bệnh về mắt, da. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa là đảm bảo chất lượng nước cho người tiêu dùng. Phương pháp đo: GVHD : Phan Thị Thương Trang: 10 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu pH = -lg [H + ] = lg + H 1 [...]... đường lượng gam của dung dịch EDTA tiêu chuẩn V: Thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn đối với mẫu nước phân tích V1:Thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn đối với mẫu trắng V2: Thể tích mẫu nước hút phân tích 3.2.8.3 Quy trình xác định : Lấy chính xác 50 ml mẫu nước từ cơ sở sản xuất nước đóng chai, bình Thiên Hương chuyển vào bình nón 250ml thêm 3ml đệm amon ( pH = 8 – 10 ) Sau đó cho một lượng nhỏ chỉ thị ETOO... Dừng chuẩn độ ghi thể tích AgNO 3 tiêu tốn rồi tính kết quả theo công thức : mg/l Cl- = Đg Cl-* N ∗ (V − V1 ) ∗ 1000 (mg/l) V2 N : Nồng độ đương lượng gam của dung dịch AgNO 3 tiêu chuẩn V : Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn đối với mẫu nước phân tích V1 : Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn đối với mẫu trắng V2 : Thể tích mẫu nước hút phân tích 3.2.9.3 Dụng cụ và hóa chất: Tất cả các dụng cụ thông dụng... quang của mẫu nước phân tích là 0,139(ABS) 3.2.6.5 Kết quả: mg/l Fe = 0.139 − 0.0511 = 0.23(mg/l) 0.384 3.2.7 Xác định độ oxy hoá của nước: 3.2.7.1 Đại cương: Độ oxy hóa của nước là hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước Chất hữu cơ là các chất có chứa H,O,C,N, xuất phát từ cơ thể sống của động thực vật, cơ thể, vi sinh vật… GVHD : Phan Thị Thương Trang: 21 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Đề tài: Phân. .. Ngoài việc người phân tích có đủ trình độ chuyên môn cao còn đòi hỏi hóa chất sử dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và pha chế theo đúng quy cách Nếu pha hóa chất bị sai dẫn đến kết quả phân tích bị sai lệch, vì vậy pha hóa chất là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình phân tích Nó góp phần cho kết quả phân tích đạt độ chính xác cao do đó đòi hỏi người phân tích cần phải nắm vững cách pha hóa... hoạt Nước bị đục do hậu quả xử lý chưa đảm bảo hoặc do cặn lắng trong hệ thống phân phối Độ đục cũng có thể tạo được bởi các chất vô cơ có mặt trong nước ngầm Độ đục cao có tác dụng bảo vệ VSV khỏi ảnh hưởng của chất khử trùng và kích thích vi khuẩn phát triển, vì vậy trong mọi trường hợp độ đục của nước phải thấp thì việc khử trùng mới hiệu quả nên đo độ đục của nước rất cần thiết Một trong các tiêu. .. trong vỏ trái đất Nồng độ của nó trong nước thiên nhiên có thể từ 0,5-50mg/l Sắt còn có thể hiện diện trong nước do quá trình kheo tụ hóa học hoặc do sự ăn mòn ống dẫn nước trong hệ thống phân phối Hàm lượng nước trong sắt nhiều hay ít tùy thuộc vào cấu tạo địa chất của từng vùng Khi hàm lượng sắt trong nước được xử lí tốt thì hàm lượng sắt trong nước chỉ còn 0,3mg/l Sắt trong nước không có hại cho sức... 0.38 3.2.3 Đo độ đục của nước: 3.2.3.1 Đại cương: Độ đục của nước gây ra bởi các chất lơ lửng như đất sét, các chất hữu cơ và vô cơ , tảo và những vi sinh vật khác Sự tương quan của độ đục và các chất lơ lững phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích cỡ hạt, chỉ số tán sắc khúc xạ,… Riêng đối với những chất có màu đen như than có thể hấp thụ ánh sáng và làm giảm trị số độ đục, nước đục gây trở ngại... thường có trong nước thải công nghiệp, trong sản xuất hoá chất, dược, cao su dệt nhuộm,… hàm lượng của nó rất cao Do vậy cần xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài Trong các hệ thống xử lí hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của các VSV trên các axit amin trong thực phẩm ngoài ra nitrit còn được dùng trong nghành cấp nước như một chất chống ăn mòn Tuy nhiên dù sao trong nước uống nitrit... KMnO4 tiêu chuẩn Tại điểm tương đương dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt 2KMnO4 + 3 H2SO4 = 2MnSO4 + 3H2O + 5/2 O2 2KMnO4 + 5 H2C2O4 + 3 H2SO4 = 2MnSO4 + K2SO4 + 8 H2O + 10CO2 Ghi thể tích KMnO4 tiêu tốn và tính theo công thức: mg/l O = 8 * (V − V1 ) * N *1000 (mg/l) V2 8 :Số mg O2 do 1ml dung dịch KMnO4 0,02N giải phóng ra V :Thể tích KMnO4 tiêu tốn đối với mẫu nước phân tích V1:Thể tích KMnO4 tiêu. .. 3.2.8.1 Đại cương: Độ cứng của nước gây ra do sự hiện diện của các ion Ca 2+, Mg2+ và các ion đa hóa trị khác nhau như: Fe2+, Mn2+, Se2+, Cr3+,…Thông thường độ cứng được biểu hiện bằng tổng lượng ion Ca2+ và Mg2+, và các ion khác có mặt trong nước với hàm lượng rất nhỏ không đáng kể Ca2+ có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng trong sinh hoạt nước có nhiều Ca 2+ sẻ gây trở ngại lớn sẽ làm nước cứng do đó làm cho . giá các kết quả quan trắc và kiến nghị. Xử lý số liệu, tổng hợp số liệu phân tích, báo kết quả phân tích. Đề tài: Phân tích các chỉ tiêu của nước. PHẦN III PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CỦA. hợp theo yêu cầu của mẫu phân tích. Không cho các phản ứng hóa học xảy ra làm mất chất phân tích . Bảo vệ chất phân tích không bị phân hủy, sa lắng… 2.2.3 Xử lý mẫu phân tích: Xử lý mẫu là. PHÂN TÍCH MẪU GVHD : Phan Thị Thương Trang: 7 SVTH : Nguyễn Thị Minh Châu Xác định mục tiêu và các đối tượng lấy mẫu phân tích Thực hiện lấy mẫu theo các chỉ tiêu yêu cầu và làm một số phân