Địa lí Hoa Kỳ 1/ Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì? a) Vị trí địa lí - Nằm ở bán cầu Tây. - Giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. - Tiếp giáp với Ca-na- đa và gần với các nước Mĩ La tinh. Thuận lợi: - Giao lưu thuận lợi bằng đường biển, đường thuỷ với các nước trong khu vực và quốc tế. - Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên rộng lớn. - Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới, không những thế còn giàu lên nhờ chiến tranh. b) Điều kiện tự nhiên - Vùng phía tây: là vùng núi, cao nguyên và bồn địa. Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Nhiều khoáng sản kim loại màu. Một số sông có ý nghĩa to lớn về thủy điện. - Vùng phía đông: gồm dãy núi Apalat và đồng bằng ven Đại Tây Dương. Có nhiều than đá, quặng sắt. nhiều vùng có đất tốt thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Vùng trung tâm: là vùng đồng bằng rộng có sự khác nhau về về độ cao và độ phì, khí hậu phần lớn là ôn đới, một phàn nhỏ cận nhiệt. rất giàu khoáng sản như: dầu lữa, quặng sắt, phốt phát…. Con sông Mixixipi có ý nghĩa rất quan trọng. Trang 1 2/Giải thích những nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì? -Dân số tăng nhanh, đặc biệt trong XIX es chủ yếu do sự nhập cư: Năm 1900 so với 1800 tăng gấp 15,2 lần, trong khi năm 2005 so với 1900 chỉ tăng gấp 3,9 lần. -Cung cấp nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao, giảm chi phí đầu tư đào tạo ban đầu; nhưng gây khó khăn trong việc quản lí xã hội. 3/ Hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì? - Năm 2004 chiếm 79% GDP. a) Ngoại thương: - Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.344,2 tỉ USD = 12% của toàn thế giới. - Nhập siêu là 707,2 tỉ USD. b) Giao thông vận tải: - Hiện đại nhất thế giới. - Phát triển tất cả các loại đường: đường hàng không, đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường ống. c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch: - Tài chính: năm 2002 có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, chi nhánh tỏ khắp toàn cầu. - Thông tin liên lạc: hiện đại nhất trên thế giới, mạng thông tịn phủ toàn cầu, có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS). - Du lịch: rất phát triển, thu hút nhiều du khách, doanh thu lớn là 74,5 tỉ USD năm 2004. Trang 2 4/ Chứng minh Hoa Kì có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất trên thế giới, trình bày phân bố các ngành công nghiệp? a) Vai trò: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của Hoa Kì. b) Đặc điểm: - Tỉ lệ giá trị trong sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Năm 2004 chiếm 19,7% GDP. - Gồm có 3 nhóm ngành: công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác khoáng sản. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì đứng thứ hạng cao trên thế giới như: ô tô, điện, than đá, dầu thô… c) Phân bố: - Công nghiệp truyền thống phát triển mạnh ở đông bắc. - Công nghiệp kĩ thuật cao phát triển mạnh ở phía nam và ven Thái Bình Dương. - Công nghiệp thực phẩm phát triển ở hầu hết các khu vực. Trang 3 5/ Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Hoa Kì ? - Giá trị sản lượng năm 2004 là 140 tỉ USD chiếm 0,9% GDP. - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. - Nền nông nghiệp mang đặc trưng của nền sản xuất hàng hoá, là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. - Hiện nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ trọng thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Nông phẩm sản xuất trở nên đa dạng. Liên minh Châu Âu 6/ Liên minh châu âu (EU) hình thành và phát triẻn như thế nào? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này? a) Sự ra đời và phát triển: - Tiền thân là cộng đồng châu âu (EC) do 6 nước thành viên sang lập là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Lúcxembua. - Năm 1993 được đổi tên thành Liên minh châu âu (EU). - Đến năm 2007 có 27 nước thành viên. b) Mục đích và thể chế: Mục đích: Xây dựng EU thành khu vực: - Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn. - Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, pháp luật, anh ninh và đối ngoại… Thể chế: EU đã đưa ra các cơ quan nghiên cứu, đưa ra các quyết định về kinh tế và chính trị để các nước thành viên thi hành. Trang 4 7/ Vì sao có thể nói EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới? a) Một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới: - EU đã vượt Hoa Kì, Nhật Bản về nhiều chỉ tiêu cơ bản. - Tuy nhiên còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên. b)Tổ chức thương mại hang đầu thế giới: - EU đã bải bỏ hang rào thế quan trong buôn bán giữa các nước thành viên. - Thực hiện một mức thế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. - Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. - Năm 2004, so với thế giới, EU chỉ chiếm 2,2 % diện tích, 7,1 % dân số nhưng lại chiếm tới: + 37,7 % hoạt động xuất nhập khẩu. + 59 % viện trợ phát triển thế giới. Trang 5 8/ Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của EU? a)Tự do lưu thông: Thể hiện trên 4 mặt: - Tự do di chuyển. - Tự do lưu thông dịch vụ. - Tự do lưu thông hàng hoá. - Tự do lưu thông tiền vốn. Điều đó giúp cho EU phát triển tối đa lợi thế nhân tài, vật lực, nguồn vốn cho sự phát triển chung của cộng đồng liên minh châu âu. b)Euro (Ơ-rô) đồng tiền chung của EU: *Thực trạng sử dụng: - Từ ngày 1/1/1999, các nước EU (11 nước thành viên) đã bắt đầu sử dụng đồng Ơ-rô. - Đến 2006 đã có 13 nước thành viên sử dụng đồng Ơ-rô. *Lợi ích: - Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu ÂU. - Góp phần thúc đảy lưu thông hang hoá và nguồn vốn. - Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. - Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ… Trang 6 9/ EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải? a) Sản xuất máy bay E- bớt: - Các nước tham gia là: Anh, Pháp, Đức. - Hãng này đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hảng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì là Boing. b) Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ: - Các nước tham gia là: Anh, Pháp. - Được hoàn thành vào năm 1994 nối Anh với lục địa Châu Âu, hang hoá vận chuyển rất thuận lợi trong EU. 10/ Thế nào là liên kết vùng? Cho ví dụ. Khái niệm liên kết vùng Châu Âu: - Liên kết vùng châu âu là một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác liên kết sâu rộng về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung của các bên tham gia. Ví dụ: Liên kết vùng Maxơ Rainơ: Trang 7 - Liên kết biên giới giữa các nước Pháp, Đức và Bỉ. - Biểu hiện: Trao đổi các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, việc làm… Ý nghĩa: - Tăng cường quá trình liên kết thống nhất châu âu. - Tận dụng các lợi thế so sánh ở mỗi nước. - Tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các vùng biên giới. Trang 8 . giáp với Ca-na- đa và gần với các nước Mĩ La tinh. Thuận lợi: - Giao lưu thuận lợi bằng đường biển, đường thuỷ với các nước trong khu vực và quốc tế. - Có thị trường và nguồn cung cấp. núi, cao nguyên và bồn địa. Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Nhiều khoáng sản kim loại màu. Một số sông có ý nghĩa to lớn về thủy điện. - Vùng phía đông: gồm dãy núi Apalat và đồng bằng ven. sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ trọng thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Nông phẩm sản xuất trở nên đa dạng. Liên minh Châu Âu 6/ Liên minh châu âu (EU) hình thành và phát triẻn như