1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hai chính sách “Bế quan toả cảng” và chính sách “cấm đạo và sát đạo”.

14 7,9K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

một trong những nguyên nhân chủ quan, quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn làm mất nước đó là nhà Nguyễn đã cho thi hành một số chính sách sai lầm

LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Triều Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại tồn tại lâu dài ghi lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn có những đóng góp to lớn về việc thống nhất quốc gia sau mấy trăm năm chia cách; để lại cho chúng ta một kho tàng văn hoá cả vật thể phi vật thể đồ sộ. Đặc biệt là đóng góp về mặt mở rộng, toàn vẹn lãnh thổ cương vực (thời kỳ đất nước ta toàn vẹn nhất: xuống Cà Mau, ra các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa .). Nhưng cũng chính trong triều đại này đã diễn ra một biến cố lịch sử - bị thực dân Pháp một nước đến từ Phương Tây thôn tính. Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên, chỉ trong vòng 30 năm, một dân tộc có tinh thần yêu nước, có truyền thống chống ngoại xâm đã rơi vào thảm cảnh: mất độc lập dân tộc. Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Nguyễn đánh mất nước nhanh chóng như thế? Đây là một vấn đề mà có rất nhiều nhà sử học quan tâm nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia, các nhà sử học đều thống nhất tại một điểm: một trong những nguyên nhân chủ quan, quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn làm mất nước đó là nhà Nguyễn đã cho thi hành một số chính sách sai lầm. Mà chính sách sai lầm tai hại nhất là hai chính sách “Bế quan toả cảng” chính sách “cấm đạo sát đạo”. Cả hai chính sách này đều được bắt đầu thực thi dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Khi nghiên cứu về hai chính sách này, đặc biệt là chính sách “Bế quan toả cảng”, nhận thấy các nàh nghiên cứu (có lẽ vì lý do riêng hoặc vì những đề tài lớn hơn) thường nói tới chính sách sai lầm này một cách chung chung (như nó là một chính sách tai hại) mà chưa nói rõ nó hình thành ra sao, tác động cụ thể như thế nào . theo suy nghĩ của bản thân tôi thì như thế chưa đủ đối với một chính sách đóng vai trò là một trong những nguyên nhân chủ quan gây mất nước của Triều Nguyễn. Là một sinh viên năm thứ hai mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học lịch sư, Tôi có tham vọng rất lớn say mê tìm hiểu về 1 triều Nguyễn nói chung chính sách triều Nguyễn nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Sự hình thành tác động của chính sách “Bế quan toả cảng” dưới thời Minh Mạng”. Với Minh Mạng làm sáng tỏ hệ thống hơn chính sách này. Phải nói thêm rằng chính sách “bế quan toả quảng” bắt đầu hình thành từ thời Minh Mạng, trải qua đời Thiệu Trị (1840 - 1847) đặc biệt được thi hành triệt để bổ sung dưới thời vua Tự Đức. Nhưng vì thời gian có hạn trình độ ở mức “tập dượt” nên tôi chỉ nghiên cứu sự hình thành tác động dưới triều Minh Mạng. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khi tiến hành làm báo cáo khoa học tôi đã đọc, tham khảo một số tài liệu, tư liệu chủ yếu trong báo cáo này của tôi lấy từ ba cuốn: a. Đại Nam thực lục chính biên: là bộ sách sử ghi lại toàn bộ hoạt động văn hoá, chính trị, kinh tế ngoại giao triều Nguyễn (từ triều đầu tiên là Gia Long đã ghi lại). b. Minh Mạng chính yếu - Quốc sử quan triều Nguyễn. Ghi lại những sự kiện về thời Minh Mạng từ khi lên ngôi đến khi tạ thế (1820 - 1840). c. Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840) của tác giả Lê Thị Kim Dung - Đây là đề tài luận văn của tác giả nghiên cứu về tình hình ngoại thương thời Minh Mạng. 3. TIỂU KẾT Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu không được lâu, kinh nghiệm kiến thức chưa nhiều. Nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót thiếu hụt, rất mong được sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo các bạn sinh viên. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo của tôi Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm bản báo cáo này. 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 1. Sự hình thành chính sách “Bế quan toả cảng”. 2. Các nội dung cơ bản của chính sách “Bế quan toả cảng”. 3. Tác động của chính sách “Bế quản toả cảng”đối với nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ngoại thương. 1. Sự hình thành chính sách “Bế quản toả cảng” Chính sách “Bế quản toả cảng” đã hình thành trên cơ sở tổng hoà các điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Đó là cơ sở về tư tưởng, về điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, bối cảnh thế giới cũng như khu vực. a. Cơ sở hình thành. Cơ sở về tư tưởng: Minh Mạng kế kế ngôi báu cũng đồng thời kế tiếp luôn tư tưởng truyền thống mà nhiều triều đại phong kiến trước để lại. Trong ngoại thương thì đó là tư tưởng “trọng nông ức thương”. Coi nông nghiệp là ngành kinh tế số một: “hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Vì thế chỉ ban hành những chính sách ưu dãi cho nông nghiệp còn các ngành khác đặc biệt là ngoại thương thì bị hạn chế, thậm chí còn kìm hãm phát triển. Minh Mạng là ông vua thông minh tài chí, minh chứng là dưới triều Minh Mạng nhân dân no ấm, xã hội ổn định nhất trong 13 đời vua nhà Nguyễn. Nhưng Minh Mạng cũng là ông vua bị hệ tư tưởng Nho giáo chi phối nặng nề nhất. Đó là tư tưởng “trọng nghĩa hơn trọng lợi” ảnh hưởng sâu sắc “chủ nghĩa dân tộc” của Đại Hán, coi mình dân tộc mình là trung tâm, là tiến bộ, tinh hoa còn những dân tộc khác là yếu kém, chậm tiến là man di “Hoa hạ man di”… Nên không cần quan hệ với ai. Việt Nam là một quốc gia có vị thế thuận lợi, là nơi giao chuyển trong khu vực nên có nhiều quốc gia khác nhòm ngó, xâm chiếm vì thế gây tâm lý sợ tứ biến, luôn luôn cảnh giác, sợ an ninh quốc gia bị đe doạ mất chủ quyền dân tộc. Tất cả những tư tưởng đó ảnh hưởng đến con người Minh Mạng làm cho ông có tư tưởng độc đoán, cổ hủ bảo thủ, dẫn đến những chính sách của ông mang nặng tính chất đó. Cơ sở kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX. 3 Đầu thế kỉ XIX được sự giúp đỡ của Pháp, Nguyễn ánh (dòng dõi chúa Nguyễn) lật đổ triều Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn, thống nhất quốc gia. Với việc Pháp giúp như thế Nguyễn ánh sau khi lên làm vua (1802) buộc phải trả ơn bằng cách thừa nhận cho người Pháp có vị thế trong xã hội Việt Nam: cho người Pháp làm quan cao trong triều đình, ưu tiên thuyền buôn Pháp hơn các thuyền buôn nước khác. Xã hội thời Gia Long tương đối ổn định, mọi người bắt tay vào lao động sản xuất yên bình sau nhiều năm chiến tranh. Sang thời Minh Mạng xã hội có bước chuyển biến mới. Minh Mạng lên ngôi 1820, đứng trước vấn đề lớn của Lịch sử “Cởi chói cho nông dân các tầng lớp bị trị khác thoát khỏi cơ chế “Sở hữu ruộng đất lớn”. Trong kinh tế, nông nghiệp vẫn là trọng, công nghiệp, thương nghiệp bị hạn chế. Kinh tế hàng hoá không hoàn toàn bị chặn đứng nhưng không được kích thích phát triển. Các đô thị như phố Hiến, Hội An… bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1831 - 1832 Minh Mạng cho tiến hành cuộc cải cách bộ máy nhà nước bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền đã đạt tới mức hoàn chỉnh với một thể chế đầy đủ, chặt chẽ thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việt Nam trở thành một nước mạnh so với các nước quân chủ trước đó khu vực. Nhưng nông dân vẫn bị bóc lột, xã hội không ổn định, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, đất nước bắt đầu suy yếu từ bên trong. Bối cảnh thế giới khu vực. Trên thế giới: các nước tư bản phương Tây đã hình thành sau các cuộc cách mạng tư sản (Anh, Hà Lan, Pháp… ). Sang thế kỷ XIX các nước này chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (bước phát triển cao của chủ nghĩa tư bản) gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước tư bản nhằm mở rộng thị trường phân chia hệ thống thuộc địa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã làm cho năng suất lao động tăng lên không ngờ. Nguyên vật liệu thị trường cần có rất nhiều để đáp ứng sự phát triển của sản xuất. Các nước Châu Âu thiếu một cách nghiêm trọng vì thế đã tiến hành những cuộc xâm chiếm các châu lục khác, đặc biệt là phương Đông - Châu Á nơi có rất nhiều 4 tiềm năng. Tư bản Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Pháp là những quốc gia tiên phong trong cuộc “tìm kiếm thị trường”. Khu vực: Trong khi các nước phương Tây phát triển như vũ bão thì các quốc gia phương Đông vẫn trong “giấc ngủ” của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế lạc hậu lỗi thời (phát sinh phát triển theo chủ nghĩa tư bản là xu thế phát triển chung). Vì vậy Phương Đông trở thành đối tượng đầu tiên để các nước Tư bản phương Tây xâm chiếm. Trước sự gõ cửa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thay vì mở toang cánh cửa đón mời thì các quốc gia phong kiến phương Đông lại “đóng sầm” cánh cửa lại (Trung Quốc một quốc gia đi đầu làm cho hàng loạt các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc làm theo). Việt Nam là một nước phương Đông lại là nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc nên các nước phương Tây kể cả Mĩ muốn thông thương buôn bán thì triều Nguyễn mà ở đây là Minh Mạng đã tiến hành chính sách “đóng cửa”. Vì không thông thương được với phương Đông nên các nước tư bản phương Tây mà cụ thể Pháp với Việt Nam đã có một “chương trình” xâm lược. Pháp xâm lược Việt Nam theo con đường hay là công thức: Thương nhân cộng giáo sĩ vào trước dọn đường sau đó quân đội mới vào chính thức xâm chiếm. Khi lên ngôi là một vị vua thông minh nên Minh Mạng đã nhận ngay ra âm mưu của Pháp. Nhưng với cái nhìn một phía bị hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo Minh Mạng không mở cửa để phát triển nội lực đất nước mà lại ban hành hai chính sách “Bế quản toả cảng” - ngăn chặn thương nhân “cấm đạo sát đạo”, ngăn chặn các giáo sĩ đạo Ki tô giáo, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng Minh Mạng không thấy rằng chính cái chính sách “Bế quản toả cảng” sau này như vòng kinh cô cột chặt Minh Mạng nên kinh tế đất nước vào sự chậm phát triển làm cho nội lực quốc gia bị hổng, Pháp dễ dàng xâm chiếm. Thực ra mầm mống của chính sách có từ thời Gia Long trước đó nó thể hiện ở “ức thương”, chính sách thuế khoá kiểm soát ngặt nghèo, phức tạp. Ví dụ năm 1807 quy định: “Phàm là thuyền buôn vận tải, cứ 1 năm chở của công thì một năm đi buôn”. Sau khi Minh Mạng lên ngôi lúc đầu có một số quan hệ nhất định nhưng dần dần thì Minh Mạng đã “đóng cửa” “tuyệt giao”. 5 Trên thực tế thì với ý thức “nhu viễn” có từ xa xưa nên “đóng cửa” ở đây nên hiểu theo nghĩa tương đối. Vì nó không phải đóng cửa hoàn toàn. Minh Mạng vẫn cho thuyền buôn phương Tây cũng như thuyền nước Thanh đến các cảng (quy định cảng) với điều kiện “Tuân thủ pháp luật” của nhà Nguyễn. 2. Nội dung của chính sách “Bế quản toả cảng” Chính sách “Bế quản toả cảng” thực chất là chính sách “đóng cửa” của nhà Nguyễn về ngoại thương. Nhưng dưới thời Minh Mạng nó là chính sách mang tính chất “đóng cửa không hoàn toàn”. Để thực hiện chính sách này Minh Mạng cho đặt các cơ quan quản lý, tiến hành thu thuế quy định ngoại giao với các nước phương Tây. Vì nước ta đứng trước nguy cơ xâm lược của phương Tây. a. Đặt cơ quan quản lý ngoại thương (cơ quan giám sát thi hành chính sách) gồm có hai Ty. - Ty hành nhân: có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất nhập khẩu với nước ngoài. - Ty tài chính (có từ thời Gia Long) có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thời hạn hành trình vận tải đường Thuỷ. - Ngoài ra tại Đà Nẵng đặt Nha thương bạc làm nhiệm vụ thu thuế. b. Chính sách thuế ngoại thương. Minh Mạng đã ban hành những quy định rất rõ ràng về các khoản thu thuế đối với các tầu buôn, hàng hoá, những quy định cho thương nhân nước ngoài. Thuế cao làm cho các thương nhân không thể lui tới - Đó là cách “đóng cửa” của Minh Mạng. + Quy định về thuế nhập cảng thuế lễ cồng kềnh phức tạp gây khó dễ cho các thuyền buôn nước ngoài đặc biệt là thuyền buôn phương Tây. Thủ tục nhập cảng qua nhiều khâu “khi thuyền ngoại quốc đến buon bán phải đến nơi hộ dẫndeer khám đo thuyền, lập tâu lên theo lệ mà đánh thuế” (Minh Mệnh chính yếu - tập 2). Quy định các thuyền buôn nước ngoài có thể nộp thế “một nửa bằng tiền, một nửa bạc”, “nếu thiếu bạc thì chiết nộp bằng tiền để khách buôn phương xa 6 khỏi quản ngại về cách sinh sống, nhưng đó là nhất thời đặc cách, song không được vin vào đó thành lệ khi trao đổi xong trở về chỉ đem giấy bác đã in thành tiền Tây Dương, không được đem vàng bạc”. Nếu trái lệnh bị ghép vào tội làm trái thể chế bị phạt 100 trượng, tài sản xung công. Ngoài thuế nhập cảng còn phải nộp phí trông coi, 6 đồng cho mỗi quan tiền 1 đồng cho 1 lạn bạc, thu tiền đồ vật ngoại lệ đều bị cấm (Minh Mệnh chính yếu - T2). + Thuế hàng hoá. Thuyền nước ngoài mỗi khi mua hàng hoá tại nước ta đem đi đều phải nộp thuế. Nhà nước quy định mặt hàng mua - bán đối với các thuyền buôn phương Tây tuỳ từng mặt hàng mà dánh thuế. Hàng xuất - nhập khẩu được qui định rất chặt chẽ về nhập khẩu chỉ được nhập các mặt hàng: vải lụa, chè, giấy, quả khô mứt, bình hoa, đồ chơi trẻ em. Cấm nhập các mặt hàng: sách vở phương Tây: “cấm nhập hàng hoá sách vở phương Tây mà các tầu thuyền đem tới, chỉ có nhà nước mới được thu mua” (Minh Mệnh chính yếu). Đặc biệt cấm thuyền buôn nước ngoài ch thuốc phiện đến Việt Nam”. Thuyền buôn nước ngoài không kể mới hay nhiều lần… Nếu đến lần dầu thì bảo cho những điều cấm. Nếu có tang vật mà đem thú tội, đem nộp cho quan địa phương tiêu huỷ ngay thì được miễn tội. Nếu không chịu thú nộp thì gộp với thuyền buôn đã đến nhiều lần bắt cam đoàn rất nặng…”. Về hàng xuất khẩu, các thương gia nước ngoài đến chủ yếu là mua hàng (Việt Nam rất nhiều sản vật quý). Minh Mạng quy định mặt hàng được xuất khẩu cũng như cấm xuất khẩu. Các thương nhân Việt Nam được quyền xuất các mặt hàng nhất định như: Quế, hồ tiêu, cau khô, tơ sồng, bông thô, tơ sợi, cá khô, ngà voi, da voi, xương trâu, vải chăm pa. Đánh thuế 5% với các mặt hàng: sừng tê, ngà voi, sa nhân, nhục quế, hồ tiêu… 10% với các hàng như: cột buồm, bánh lái, mỏ neo. Riêng với hàng đường cát: “Nhà nước quản lý xuất đường của nhà nước rồi sau mới đến việc mua bán riêng”. 7 Nhà nước cấm xuất khẩu các mặt hàng: vàng bạc, tiền đồng, kim loại, gạo, trầm hương, kì nam. Chì tơ là mặt hàng được các thương nhân nước ngoài rất quý nhưng nhà nước cấm xuất: “Phàm các chợ phố thuyền buôn nước ngoài không được mua bán với nhau, duy dân giàu có ai muốn mua để làm kế sinh nhai thì mỗi người được mua 100 cân”. Minh Mạng tiến hành đánh thuế kiểm soát gắt gao nhằm mục đích: “Đánh thuế quan ải thuế bến đò là cốt nâng gốc mà đè ngọn”. (Minh Mạng chính yếu). + Thuế tầu thuyền là thuế quan trọng bậc nhất trong chính sách thuế khoá của ngoại thương thời Minh Mạng. Thời Minh Mạng quy định cả việc nghi lễ khi thuyền ngoại quốc đến: “Thuyền tàu ngoại quốc đến đỗ ở bến ngoài cửa biển, lúc thả neo, lúc nhổ neo có treo cờ bắn súng thì không cứ thuyền nào, tiếng súng nhiều hay ít, trên đài chỉ bắn trả lời ở tiếng súng lớn” (Đại nam thực lục Cb T10). Minh Mạng phân ra các loại thuyền mà đánh thuế theo hình thức đo khi thuyền tàu nước ngoài đến chỉ cho vào một số cảng như: Gia định, Đà Nẵng… Minh Mạng cải định thuế lệ các thuyền theo tỉ lệ đánh thuế bằng tiền bạc: “Lấy thước bằng đồng làm mức, đo từ tấm ván phẳng từ đầu thuyền đến tấm ván giữa ở cuối thuyền được bao nhiêu tấc làm bề dài, lấy chiều dài được bao nhiêu tấc chia đôi thời quãng giữa là trung tâm, lấy chỗ trung tâm đo từ trên mặt ván bên tả thân thuyền ngang qua trên mặt ván bên hữu được bao nhiêu làm bề ngang mà chiếu thu thuế lệ. Còn lẻ từng phân không đáng kể” (Khâm định đại nam hội điển sử lệ). 1840 nhà nước quy định lệ nộp bạc với cá thuyền buôn: nếu bạc tốt tính 10 thành, bạc đồng Tây Dương tính 9 thành, bạc vạn 8 thành, bạc thổ 7 thành. Các thuyền buôn nước ngoài nhập cảng phải nộp các loại thuế, thuế nhập cảng (bao gồm cả tiền cơm nước, xem xét, sai phái…), lể tiền hàng hoá ma họ đem đến bị nhà nước quy định giá. Tầu Quan Đông, phúc kiến, Thượng Hải, ma Cao tầu các nước Tây Phương tổng cộng cá loại thuế nộp thay bằng tiền là 4000 quan. Tầu thuyền từ triết Châu: là 3000 quan thấp nhất là tầu thuyền từ Hải Nam là 724 quan. 8 c. Chính sách bế quan toả cảng - Quan hệ ngoại giao với phương Tây bị kìm hãm. Khi Minh Mạng lên ngôi cũng như các triều trước đã thực hiện chính sách “nhu viễn” với các nước láng giềng, quan hệ với các nước như Ai Lao, Campuchia, Thanh vẫn được tiếp tục duy trì, có nhiều chính sách ưu đãi các nước này. Tuy nhiên đối với nước phương Tây thì một mực thi hành chính sách “đóng cửa”. Những năm đầu Minh Mạng thì các nước Pháp, Anh, Mic đã có lái buôn tới xin đặt quan hệ thông thương nhưng Minh Mạng từ chối hết. Với anh: năm 1822 thuyền Anh do Grawfurd mang thư phẩm vật đến cập cảng Đà Nẵng nhưng Minh Mạng lấy cớ “Hắn là người Tổng đốc phái đi không phải do mệnh của quốc Vương” để từ chối. Với Pháp thì nhà Nguyễn có nhiều ân huệ thì chính sách có mềm dẻo hơn, các tầu buôn đến trao đổi hàng hoá nếu “tôn trọng pháp luật Việt Nam” vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên về quan hệ chính thức thì “cần gì phải có hiệp ước thương mại, nước Pháp ở quá xa nước chúng tôi làm sao thần dân chúng tôi có thể đi buôn với người nước ông được… chúng tôi không muốn kí một hiệp ước xem ra chẳng có lợi gì” tuyên bố “tất cả các quốc gia được tự do mậu dịch với điều kiện phải tôn trọng pháp luật Việt Nam”. (Minh Mệnh chính yếu - T3) - mà “Pháp luật Việt Nam” thì quá cứng nhắc năm 1830 quan hệ ngoại giao với Pháp chấm dứt va lãnh sứ quán bị đóng cửa. Năm 1831 đô đốc Laplace được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ cố gắng thương lượng lần cuối nhưng bị Minh Mạng từ chối thẳng thừng. Với Mĩ năm 1832 Hoa Kì cử một đặc phái viên tên Robest đi tầu đến cửa biển Đà Nẵng mang theo một số văn kiện quan trọng: thư của Tổng thống Hoa Kì gửi Minh Mạng, dự thảo hiệp ước buôn bán Hoa Kì. Nhưng vua Nguyễn từ chối bỏ qua. Đến năm 1833 Robert quay lại lần hai nhưng vủa Nguyễn vẵn từ chối… Năm 1832 chỉ cho các thuyền buôn phương Tây đỗ ở cửa biển Đà Nẵng. Năm 1835, vua Nguyễn ra lệnh cho các quan tấu thư ngoài cửa biển Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định phải xem 9 xét kĩ canh phòng nghiêm ngặt mỗi khi có tầu phương Tây đến đỗ tại Tấn phận phải bảo vệ tỉnh: “khi mua bán xong đuổi hết ra biển không cho ở lại” còn nếu cố ý ở lại sẽ bị bắt với tội trinh thám xử chém. Nếu ai giấu giếm chứa chấp, phạm tội như thủ phạm, phòng giữ không nghiêm ngặt cũng phạm tội vậy. Đến năm 1838 Minh Mạng gửi thông dụ cho tất cả các quan địa phương có phận biển, nếu có thuyền buôn nước ngoài bỏ neo thì phải đến tận nơi xét hỏi, nếu có người phương Tây lập tức bắt giải quan, người vốn ở nước ta lẩn trốn cũng bắt giải cả. 3. Những tác động của chính sách “Bế quan toả cảng” Tất cả những chính sách thuế - ngoại giao mà gọi dưới cái tên là “chính sách bế quan toả cảng” mà Minh Mạng đưa ra hết sức thận trọng, nhằm tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài, đảm bảo nguồn thuế quốc gia. Minh Mạng cho rằng qui định chặt chẽ chỉ cho tầu Phương Tây vào cảng Đà Nẵng là đảm bảo cho an ninh quốc gia kinh đô Huế. Tuy nhiên những gì Minh Mạng mong muốn khi thực hiện chính sách này đều không đạt được. Với chính sách “cô lập với thế giới bên ngoài, khinh thường xa lánh với các nước phương Tây” đã gây tác động tai hại cho nền kinh tế - chính trị - xã hội văn hoá quốc gia. Làm cho nội lực suy yếu, mâu thuẫn xã hội tăng nguyên nhân dẫn đến an ninh quốc gia độc lập dân tộc bị đe doạ. Tác động của chính sách đến nền kinh tế quốc gia nói chung: với nội dung “đóng cửa” - Nội bất xuất ngoại bất nhập” Nhà nguyễn đã kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong khi phương Tây phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩthuật còn ta thì lạc hậu chậm phát triển thì vấn đề giao lưu học hỏi “bắt chước” là vô cùng quan trọng, nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng giá trị kinh tế. Có như vậy mới phù hợp với quy luật phát triển. Nhưng trái lại Minh Mạng không nhận ra điều đó vẫn giữ tư tưởng ta đã là tiến bộ “Hoa hạ Man di” “cái bọn phương Tây” ấy chẳng qua chỉ là lũ “mọi dợ”. Chính sách “bế quantoả cảng” của Nhà Nguyễn: “đã gây nên sự lạc hậu của nền công nghiệp bản địa, trực tiếp làm suy thoái thương nghiệp ngăn cản một sự phát triển sâu rộng tự do”. Cho đến lúc ấy kinh tế Việt Nam vẫn mang nặng tínhchất kinh tế tự cung tự cấp yêu cầu phải 10 [...]... Kì sang hai lần bị từ chối Chính sách “bế quan toả cảng” như “vòng kiên cố” trói buộc Minh Mạng trong việc ban hành những chính sách phát triển đất nước sau này Nếu như chính sách “cấm đạo, sát đạo làm cho dân tộc ta mất đi sự đoàn kết thống nhất (sự chi rẽ Lương Giáo) thì chính sách “bế quan toả cảng” làm cho kinh tế nước ta suy kiệt, bộ máy chuyên chế đi vào suy đồi (Nhiều quan tham buôn lậu)... với những thuận lợi khác nữa 12 KẾT LUẬN Chính sách “Bế quan toả ảng” là chính sách quan trọng về ngoại thương thời nhà Nguyễn (Minh Mạng), thực chất nó là chính sách “đóng cửa” với đường lối khá toàn diện: tổ chức cơ quan quản chế, ngành ngoại thương, chính sách xuất nhập cảng, chính sách qui định của Nhà nước đối với thương nhân thuyền buôn… Nhưng với chính sách này chỉ đam lại quyền lợi cho giai... thương Việt Nam bị tác động trực tiếp đến bởi chính sách này Chính sách “bế quan toả cảng” là “con đê” của nền ngoại thương Việt Nam thời kì bấy giờ Chính nó là nguyên nhân gây nên bộ mặt u ám của ngoại thương Việt Nam Làm cho ngoại thương chưa đóng vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển Jwhite -1 Thương gia người Mĩ viekét “tính cách tham tàn, thất tín, chuyên chế ức hiếp việc buôn bán của các nhà cầm... trị - bảo đảm quyền thống trị, bảo vệ hệ tư tưởng Nho giáo, đặt mục đích chính trị lên hàng đầu, chính vì thế làm cho kinh tế phụ thuộc vào chính trị Đây là chính sách thể hiện đường lối ngoại thương kiên quyết độc đoán, cô lập nước ta với thế giới bên ngoài Không thúc đẩy được kinh tế trong nước Chính sách này trở nên lỗi thời lạc hậu, huỷ hoại đi nội lực để chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa... “buôn thúng bán mẹt” cơ hội buôn bán với nước ngoài khôngcó, đa số chỉ buôn bán giữa các vùng trong nước Khi nhu cầu thông thương không đáp ứng được theo yêu cầu phát triển, nhà nước cấm đoán thì sẽ dẫn tới việc buôn lậu - một tệ nạn khá phổ biến từ khi Minh Mạng ban hành chính sách “đóng cửa” Các thương nhân nước ngoài, nhất làthương nhân người Thanh luôn tìm cách đưa hàng cấm vào trốn thuế Còn... đây nữa chuyển hướng hoạt động của họ sang những hướng khác…” Lượng tàu thuyền tại các cảng rất ít, vì thế các đô thị trước kia như là Phố Hiến, Hội An… đều xuống ấp lụi tàn Các thương điếm lụi tàn, quan hệ ngoại giao với các nước bị phá vỡ (1930 Pháp đóng cửa lãnh sứ quán…) Nhiều cơ hội phát triển đất nước bị bỏ lỡ ví dụ đáng tiếc nhất đó là cơ hội giao lưu thông thương với Hoa Kỳ khi hai lần...chuyển sang kinh tế hàng hoá nhưng bị kìm hãm ngăn chặn Vì thế nông nghiệp các ngành kinh tế khác không thoát khỏi sự lạc hậu Đặc biệt là nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng không vượt qua được biên giới quốc gia Tác động to lớn tới xã hội - văn hoá đó là mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt giữa nông dân địa chủ phong kiến, tầng lớp thương nhân thì bị kìm kẹp bởi các... cấm vào trốn thuế Còn thương nhân phương Tây vì bị đánh thuế cao gặp phiền phức về thủ tục mà nhà Nguyễn quy định đã luồn lách bằng cách nhờ thương nhân người Thanh dẫn đường (dù sao thì nhà Nguyễn cũng nương nhẹ thương nhân người Thanh hơn), làm cho thị trường rối loạn, nhà nước thì thất thu thuế Còn các thương nhân Việt Nam muốn quan hệ với thương gia nước ngoài rất khó khăn vì vậy cũng tìm cách... tế trong nước Chính sách này trở nên lỗi thời lạc hậu, huỷ hoại đi nội lực để chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản Chứng tỏ tầm nhìn hạn hẹp, không xa của Minh Mạng cũng như bộ máy chínhtrị thời Minh Mạng, chính tầm nhìn này đã làm cho Minh Mạng mắc nhiều sai lầm dù cho Minh mạng không phải con người yếu kém về trí thông minh, càng không phải người can tâm nhắm mắt khoanh tay đứng nhìn non sông . chính sách sai lầm tai hại nhất là hai chính sách “Bế quan toả cảng” và chính sách “cấm đạo và sát đạo . Cả hai chính sách này đều được bắt đầu thực thi. DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 1. Sự hình thành chính sách “Bế quan toả cảng”. 2. Các nội dung cơ bản của chính sách “Bế quan toả cảng”. 3. Tác động của chính sách

Ngày đăng: 05/04/2013, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w