CHUYÊN ĐỀ: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại địa phương. Huyện Lương tài- Tỉnh Bắc Ninh PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Viêt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các công ty TNHH sản xuất, cung ứng. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. Xuất phát từ thực tế trên và dưới sự giúp đỡ, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Thành Trung, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại địa phương Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh.”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích + Tìm hiểu được thực trạng sử dụng phân bón của người dân trên địa bàn huyện cho các cây trồng. + Hiểu biết được về kĩ thuật sử dụng phân bón của người nông dân trên địa bàn huyện Triệu Sơn. + Căn cứ vào điều kiện tự nhiên cụ thể và tính đặc thù của địa phương để xác định rõ lượng phân bón cho cây trồng. 1.2.2. Yêu cầu + Tìm hiểu được tên và lượng các loại phân bón hiện nay đang sử dụng trên địa bàn huyện ( đối với hai loại cây trồng). + Tìm hiểu được tình hình giá của các loại phân bón. + Đánh giá được những khó khăn về mặt sử dụng phân bón và đề xuất những biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả phân bón cho cây trồng trên địa bàn huyện Phần 2 Nội dung II. Tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn huyện Lương Tài Lương Tài là một huyện cũng có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu, đặc biệt là trồng lúa nước với mức đầu tư phân bón cao. Sản phẩm nông nghiệp mà huyện sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân trong vùng mà còn phục vụ nhu cầu cho các vùng lân cận. Vì vậy, tình hình sử dụng phân bón là vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh” 1.Đặc điểm địa bàn huyện Lương Tài 1.1 Vị trí địa lý Lương Tài (tên cũ là Lang Tài) là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện lỵ là Thị trấn Thứa.Phía Đông giáp thị xã Chí Linh và huyện Nam Sách (Hải Dương). Sông Thái Bình là ranh giới tự nhiên.Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương).Phía Bắc giáp huyện Gia Bình.Vị trí Đông Nam Bắc Ninh diện tích 101,2km2 Lương Tài có 14 đơn vị hành chính gồm1 thị trấn Thứa13 xã: An Thịnh, Quảng Phú, Phú Lương, Minh Tân, Mỹ Hương, Bình Định, An Thịnh, Trừng Xá, Tân Lãng, Lâm Thao, Trung Chính, Phú Hòa, Trung Kênh, Lai Hạ102 thôn, trên 29.000 hộ và 105.000 nhân khẩu Lương Tài có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với Gia Bình, Thuận Thành( Bắc Ninh), Lương Tài với Cẩm Giàng (Hải Dương) 1.2.Địa hình đất đai Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc huyện Lương Tài 1.3 Khí hậu Lương Tài nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. 2. Tình hình sử dụng phân bón và tập quán canh tác của nông dân : 2.1 Theo điều tra ở huyện Lương Tài +Lúa : Vụ Hè Thu 2012 · 94,3% nông dân chưa sử dụng phân hữu cơ. · 87,4% nông dân đã sử dụng NPK để bón cho lúa. · 12.6% nông dân chưa sử dụng phân kali. Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1 sào lúa là : * Phân đạm : 5 kg N * Phân lân : 15 kg P2O5. * Phân kali : 3kg K2O. Năng suất bình quân là : 3 tạ/sào Vụ Mùa 2012 · Nông dân vẫn sử dụng phân vô cơ là chủ yếu. · 74,2 % nông dân đã sử dụng NPK để bón cho lúa. · 23,8% nông dân chưa sử dụng phân kali. Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1sào lúa là : * Phân đạm : 3 kg N * Phân lân : 15 kg P2O5. * Phân kali : 5 kg K2O Năng suất bình quân là : 2.5 tạ/sào Chi phí đầu tư phân bón trong canh tác lúa là > 30% + lạc * Phân chuồng :8-10 tấn/ha * Phân đạm :30-35 kg N/ha * Phân lân :40-50 kg P 2 O 5 /ha * Phân kali :40-45 kg K 2 O/ha +Rau : Vụ Hè Thu 2012 · 35,6 % nông dân chỉ sử dụng phân vô cơ, chủ yếu bón cho rau ăn lá. · 64,4 % nông dân sử dụng phân hữu cơ chủ yếu là bón cho rau củ quả. Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1 ha rau là : 93,6 kg N Năng suất bình quân là : 21,7 tấn/ha Vụ Mùa 2012 · 77,7 % nông dân đã sử dụng kết hợp phân hữu cơ và vô cơ. · 22,3% nông dân chỉ sử dụng phân vô cơ, chủ yếu trên rau ăn lá và rau muống nước Lượng phân đạm sử dụng bình quân cho 1 ha rau là : * Rau ăn lá ngắn ngày : 132kg N. * Rau ăn củ quả ngắn ngày : 89kg N. * Rau ăn củ quả dài ngày : 101kg N. * Rau muống nước : 125,6 kgN Năng suất bình quân là : 20,4 tấn/ha. Từ thực tế trên cho thấy tỉ lệ nông dân sử dụng phân vô cơ mà đặc biệt là phân đạm còn rất cao. Việc sử dụng phân bón không hợp lý và cân đối không chỉ có tác động trước mắt mà còn cả lâu dài. 2.2 Giá cả trên thị trường huyện Lương Tài Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón tại khu vực Lương Tài - Phân Urea +Trung Quốc hạt trong : 7.200 - 7.250 đ/kg +Trung Quốc hạt đục : 7.850 – 7.900 đ/kg + Phú Mỹ : 8.000 – 8.100 đ/kg + Ninh Bình : 7.400 – 7.500/kg - Phân kali + CIS (Nông sản) : 7.550 – 7.600 đ/kg + CIS ( trắng ) : 7.950 – 8.000 đ/kg + Israel ( Miểng ) : 8.000 – 8.050 đ/kg + Belarus : 7.650 – 7.700 đ/kg - Supe Lân + Lâm Thao : 2.800 –2.900 đ/kg + Lào Cai : 2.800 - 2.850 đ/kg - SA + Trung Quốc hạt mịn : 3.050 đ/kg + Nhật Kim cương Nhật : 3.850 đ/kg - NPK + Korea ( 16-16-8 ) : 9.450 đ/kg 2.3.Ứng dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón cho sản xuất cà rốt ở Lương Tài Nhiều năm qua phong trào xây dựng công trình khí sinh học bể biogas để đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh đã được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 21.000 bể biogas. Vì vậy, nguồn phụ phẩm của các công trình khí sinh học rất dồi dào nhưng đến nay việc sử dụng nó vào trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Lương Tài kết hợp với văn phòng Khí sinh học tỉnh Bắc Ninh xây dựng mô hình: “Ứng dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón cho sản xuất cà rốt an toàn”. Mô hình bắt đầu được thực hiện từ giữa tháng 10 năm 2013 trên cây cà rốt vụ Đông ở 4 hộ đã xây dựng bể biogas tại xã Minh Tân, huyện Lương Tài. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và quy trình sử dụng phụ phẩm khí sinh học để bón cho cà rốt. Qua hơn 3 tháng thực hiện mô hình thấy bã cặn và nước xả từ bể Biogas có tác động tích cực vào thành phần cơ giới đất, làm cho đất tơi xốp hơn, tạo kiện thuận lợi cho củ phát triển. Bón phụ phẩm khí sinh học làm cân đối các chất dinh dưỡng hơn và phân giải từ từ, giúp cây hấp thụ được nhiều và đầy đủ dinh dưỡng hơn, giúp cây khỏe mạnh hơn và ít sâu bệnh hơn so với đối chứng. Lượng phân bón hóa học giảm hơn 20% so với quy trình thông thường. Củ cà rốt trồng có sử dụng phụ phẩm khí sinh học có màu sắc tươi hơn, thẳng, đều, nhẵn và ít bị chạc chẽ, chất lượng củ được tăng lên rõ rệt. Năng suất đạt khoảng 2300 kg/sào (1 sào = 360m2), cao hơn so đối chứng (2000kg/sào). Đặc biệt, số củ loại 1 cao hơn 9,5% so với quy trình thông thường. Do đó, lãi suất của mô hình ứng dụng phụ phẩm khí sinh học cao hơn so với quy trình thông thường trung bình khoảng 800.000 đồng/sào (gần 24 triệu đồng/ha) so với đối chứng. Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Văn Đô, một hộ tham gia mô hình cho biết: trước đây, gia đình ông chỉ sử dụng khí gas từ bể biogas là chính, còn phụ phẩm từ bể biogas như bã cặn, nước xả thải thường xả ra cống rãnh, chỉ đôi lúc dùng nước xả để tưới cho rau nhưng không đáng kể. Từ khi có Trạm Khuyến nông kết hợp với VP dự án KSH tỉnh Bắc Ninh triển khai mô hình ứng dụng phụ phẩm cho sản xuất cà rốt, gia đình ông đã tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm từ bể biogas để dùng cho sản xuất trên cây cà rốt. Qua thực hiện ở vụ đông vừa qua, với quy trình hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật, ông Đô thấy việc ứng dụng nguồn phụ phẩm biogas là bã cặn và nước xả đã đem lại kết quả rất tốt. Yêu cầu của thị trường ngày nay là sản phẩm nông sản không những mẫu mã đẹp mà còn phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, nên quy trình chăm sóc cà rốt và sử dụng phụ phẩm khí sinh học là rất thiết thực. Trước tình trạng lạm dụng các loại phân bón hóa học gây ô nhiễm đất canh tác thì mô hình mở ra hướng mới về sử dụng chất cặn bã, nước xả từ bể biogas để làm phân bón cho cây trồng. Mô hình cần được nhân rộng ra trên quy mô lớn hơn và sử dụng trên một số loại cây trồng khác. 2.4 Những khó khăn trong việc sử dụng phân bón -Trình độ hiểu biết về kĩ thuật sử dụng phân bón của người nông dân chưa cao -Đường đi vào ruộng khó khăn để bón phân -Chưa có các vật tư liệu đầy đủ khi bón phân(găng tay khẩu trang …) 2.5 Những giải pháp trong việc sử dụng phân bón -Tăng cường quản lý liên ngành trong quản lý, kiểm tra chất lượng và ổn định giá cả, ngăn ngừa tình trạng phân giả, phân kém chất lượng trên địa bàn thành phố, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ phân bón. -Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng hợp lý và cân đối phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân vô cơ thông qua các hoạt động khuyến nông. -Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ gia tăng sản lượng để cung ứng cho sản xuất. -Chọn lọc phân bón và chất bổ sung đáp ứng được giới hạn cho phép về kim loại nặng, tạp chất thấp. Để làm được điều này, nông dân cần mua phân bón đòi hỏi phải có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng (phân bón có trong danh mục được phép sản xuất của các công ty có giấy phép kinh doanh nhà nước). - Không sử dụng phân bón không nhãn mác, không rõ nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng. III.Kết Luận Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng phát triển. nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Việc sử dụng phân bón của huyện Lương Tài đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp.Tuy nhiên việc sử dụng phân một cách hợp lí và đúng tiêu chuẩn sẽ góp phần làm tăng chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ môi trường. . Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh 1.Đặc điểm địa bàn huyện Lương Tài 1.1. hành thực hiện đề tài: Tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại địa phương Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh. ”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích + Tìm hiểu. ĐỀ: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất Nông nghiệp tại địa phương. Huyện Lương tài- Tỉnh Bắc Ninh PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam là nước sử