1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phẫu thuật cắt dịch kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào

82 817 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

đặt vấn đề Viêm màng bồ đào (MBĐ) là bệnh lý viêm nhiễm ở mắt thường gặp trong lâm sàng. Dù bất cứ nguyên nhân gì, sau chấn thương, sau phẫu thuật hay nguyên nhân nội sinh cũng là bệnh nặng và để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chức năng và cấu trúc của nhãn cầu [12]. Bệnh diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thái đa dạng, tổn thương thường lan toả không đơn độc trong MBĐ mà còn lan tràn sang các tổ chức lân cận [8]. Trong các biến chứng của viêm MBĐ thì biến chứng tổ chức hoá dịch kính Ýt gặp hơn so với một số biến chứng khác như biến chứng đục thể thuỷ tinh, tăng nhãn áp nhưng là biến chứng nặng nếu không xử trí kịp thời thì đó là nguyên nhân gây co kéo dịch kính võng mạc và bong võng mạc. Cách đây khoảng 30 năm, khi chưa có phẫu thuật cắt dịch kính những trường hợp TCHDK sau viêm MBĐ kết quả điều trị rất hạn chế. Tuy nhiên trong khoảng hai thập kỷ gần đây bên cạnh những phương pháp điều trị nội khoa, nhờ những hiểu biết về sinh lý bệnh học của TCHDK sau viêm MBĐ, đặc biệt là những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra một bước tiến mới trong điều trị các bệnh dịch kính võng mạc nói chung, điều trị TCHDK sau viêm MBĐ nói riêng bằng can thiệp cắt dịch kính đã mang lại thành công đáng kể trong điều trị biến chứng TCHDK do viêm MBĐ gây ra. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phẫu thuật cắt dịch kính để chẩn đoán, điều trị bệnh viêm MBĐ và biến chứng TCHDK sau viêm MBĐ. Mieler WF, Will BR, Lewis H, Aberg TM(1998) [33] đã tiến hành cắt dịch kính 12 mắt ở 9 bệnh nhân bị bệnh viêm MBĐ. Thị lực bệnh nhân 1 sau phẫu thuật được cải thiện. Li J, Tang S, Lu L, Zhang S, Li M (2002) [28] phẫu thuật CDK cho 14 mắt bị biến chứng sau điều trị bệnh viêm MBĐ trong đó có 5 ca bị TCHDK thị lực được cải thiện rõ. Shen X, Xu GR (2008) [36] tiến hành phẫu thuật CDK để điều trị các biến chứng dịch kính-võng mạc sau viêm MBĐ. Trong 16 mắt của 16 bệnh nhân được phẫu thuật trong đó có 5 mắt bị TCHDK. Kết quả các bệnh nhân thị lực đều tăng sau phẫu thuật. Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về điều trị biến chứng của bệnh viêm MBĐ như biến chứng đục thể thuỷ tinh [4], [12], biến chứng tăng nhãn áp [7], [8], [9]. Đồng thời phẫu thuật cắt dịch kính cũng được triển khai từ năm 1991 trong các lĩnh vực khác nhau của bệnh lý dịch kính võng mạc [1], [6], [13]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện về điều trị biến chứng TCHDK sau viêm MBĐ bằng phương pháp cắt dịch kính. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu là: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịnh kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1.MÀNG BỒ ĐÀO: 1.1.1. Giải phẫu, sinh lý màng bồ đào Màng bồ đào thuộc tổ chức trung bì, còn gọi là mạch mạc, bao gồm 3 phần: mống mắt ở trước, thể mi ở giữa và hắc mạc ở sau. MBĐ có năm nhiệm vụ chính: điều chỉnh ánh sáng, dinh dưỡng, tiết thể dịch, điều tiết, tạo buồng tối để ảnh hiện rõ trên võng mạc. * Mống mắt: - Mống mắt có hình đồng xu có lỗ thủng ở trung tâm gọi là lỗ đồng tử. Mống mắt nằm ngay ở trước thể thuỷ tinh, ngăn cách giữa tiền phòng ở phía trước và hậu phòng ở phía sau. Chân mống mắt tiếp giáp với thể mi. - Từ trước ra sau mống mắt có 5 lớp tổ chức : lớp nội mô, lớp giới hạn trước, lớp đệm, lớp màng sau, nhưng bốn lớp trước đều là một tổ chức liên kết có cùng hệ thống mạch máu và thần kinh dày đặc. - Đồng tử là một lỗ thủng ở trung tâm mống mắt. Bình thường đồng tử hai mắt đều nhau, có hình tròn đường kính 2- 4 mm. Đồng tử thay đổi kích thước do tác động của nhiều yếu tố: ánh sáng, nhìn xa, nhìn gần, các kích thích thần kinh cảm giác [5], [11]. * Thể mi: - Thể mi là phần nhô lên của MBĐ, nằm giiữa mống mắt ở phía trước và hắc mạc ở phía sau, có hai chức năng chính : + Điều tiết giúp nhìn rõ các vật ở gần. 3 + Tiết ra thuỷ dịch nhờ các tế bào lập phương ở thể mi. - Từ ngoài vào trong gồm 7 lớp: lớp trên thể mi, lớp cơ thể mi, mạch máu thể mi, lá thuỷ tinh, lớp biểu mô sắc tố, lớp biểu mô thể mi, lớp giới hạn trong [5], [11]. * Hắc mạc - Hắc mạc là phần sau của MBĐ, có chứa nhiều mạch máu và nhiều tế bào mang sắc tố đen làm thành buồng tối trong mắt, tạo điều kiện ảnh hiện rõ trên võng mạc. - Hắc mạc có 3 lớp từ ngoài vào trong: khoang thượng hắc mạc, lớp hắc mạc chính danh, màng Bruch [5], [11]. * Mạch máu, thần kinh màng bồ đào: - Mạch máu: Nuôi dưỡng MBĐ gồm các động mạch mi dài sau, mi ngắn và động mạch mi trước, chúng tiếp nối với nhau tạo thành vòng động mạch lớn của mống mắt, từ đó chia các nhánh cấp máu cho mống mắt, tua, cơ thể mi và hắc mạc nhờ nhánh quặt ngược. Do đặc điểm này mà viêm mống mắt thường kèm theo viêm thể mi và viêm phần trước hắc mạc [5], [11]. - Thần kinh màng bồ đào: thần kinh vận động và cảm giác. 1.1.2. Phân loại viêm màng bồ đào. * Khái niệm viêm màng bồ đào: - Trước đây viêm MBĐ là viêm một trong ba thành phần của MBĐ bao gồm: Viêm mống mắt thể mi, viêm Pars plana và viêm hắc mạc[14]. Viêm mống mắt thể mi biểu hiện: mắt nhìn mờ, nhức, cương tụ rìa, tiền phòng có dấu hiệu tyndal đến mủ tiền phòng, mống mắt có thể dính vào mặt trước thể thủy tinh.[2], [5] 4 - Những năm gần đây khái niệm về viêm MBĐ đã được mở rộng không chỉ giới hạn ở MBĐ mà còn ở các tổ chức phụ cận: Dịch kính, võng mạc. Viêm dịch kính, võng mạc biểu hiện: mắt nhìn mờ, dịch kính vẩn đục, võng mạc có đám dịch rỉ viêm, xuất tiết đôi khi có xuất huyết, gai thị cương tụ, hoàng điểm có thể tổn thương nếu viêm nặng * Phân loại theo tiến triển của bệnh: - Viêm MBĐ cấp: Theo nhiều tác giả, tồn tại dưới 3 tháng sau đó bệnh ổn định mắt yên [3], [4], [5]. - Viêm MBĐ mạn: kéo dài trên 3 tháng. - Viêm MBĐ mạn: có thể có hạt hoặc không có hạt. * Phân loại theo nguyên nhân: - Viêm MBĐ do vi khuẩn, viêm do nấm, do ký sinh trùng, do dị ứng, viêm MBĐ liên quan đến yếu tố miễn dịch [3], [5], [16], [25]. * Phân loại theo vị trí giải phẫu: đây là cách phân loại đơn giản nhất. Theo nhóm nghiên cứu viêm MBĐ quốc tế Henderly [3], [5], [22], viêm MBĐ phân thành. * Viêm màng bồ đào trước. - Viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi không u hạt cấp tính. + Các bệnh liên kết với HVH-B27: HLA-B27 là một genotyp nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số6. Ở những bệnh nhân viêm mống mắt cấp người ta tìm thấy tỉ lệ 50-60% có HLA-B27 dương tính. Nhiều bệnh tự miễn, gọi là bệnh thấp khớp sống huyết thanh âm tính, liên kết chặt chẽ với viêm MBĐ trước cấp và HLA-B27 dương tính, bao gồm bệnh viêm cứng 5 khớp sống, hội chứng Reiter, bệnh viêm ruột, bệnh viêm khớp vẩy nến và bệnh viêm khớp sau nhiêm trùng. + Hội chứng Behcet: là một viêm tắc mạch toàn thể chưa rõ nguyên nhân với tam chứng: viêm mống mắt cấp mủ tiền phòng, viêm miệng aptơ ( loét miệng) và loét sinh dục. Bửnh có thể khư trú ở MBĐ trước, nhưng cũng có thể gây ra viêm toàn MBĐ. Bửnh thường gặp ở nam giới tre tuổi. + Cơn glôcôm do viêm thể mi: thường được biểu hiện viêm mống mắt cấp nhẹ, một bên. Bửnh nhân có triệu chứng: đau nhẹ, nhìn hơi mờ. Nhìn đèn quầng xanh đỏ. Tại mắt có tủa nhỏ sau giác mạc, phù giác mạc, tăng nhãn áp, có Ýt tế bào trong tiền phòng + Viêm MBĐ do thể thuỷ tinh: gồm ba loại, viêm nội nhãn do phản vệ thể thủy tinh, viêm màng bồ đào do nhiễm độc thể thủy tinh và do tiêu thể thủy tinh. + Viêm MBĐ ở những mắt đã lấy thể thuỷ tinh và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. - Viêm mống mắt, thể mi mãn tính: khi viêm của phần trước nhãn cầu kéo dài trên 6 tuần hoặc tồn tại trong nhiều năm. + Viêm khớp dạng thiếu niên: bệnh thường gặp ở nữ trẻ với triệu chứng của viêm mống mắt thể mi kèm theo viêm khớp dạng thiếu niên. Viêm mống mắt có thể xuất hiện sau 5 năm sau khi viêm khớp hoặc lâu hơn. + Viêm mống mắt, thể mi dị sắc Fuch’s: bệnh dễ bị bỏ qua do triếu chứng không điển hình, bệnh nhân nhìn chỉ hơi mờ hoặc đau nhẹ, thường ở một mắt với các dấu hiệu teo mống mắt tỏa lan hoặc teo lớp biểu mô sắc tố, rải rác có rủ nhỉ hình sao màu trắng trên khắp nội mô giác mạc. Trong thủy 6 dịch có Ýt tế bào và tyndal nhẹ, thường không có dính mống mắt và không có tổn thương đáy mắt. * Viêm màng bồ đào trung gian : Là viêm phẫn giữa của MBĐ do nhiễm bệnh khác nhau gây ra bao gồm bệnh sarcoid, viêm dịch kính mãn tính và viêm tĩnh mạch do bệnh xơ cứng rải rác, bệnh lyme Tuy nhiên, viêm pars plana không rõ căn nguyên là hình thái thường gặp nhất. * Viêm màng bồ đào sau: Trong viêm MBĐ sau, viêm có thể chỉ ảnh hưởng đến võng mạc (viêm võng mạc) hắc mạc (viêm hắc mạc) hoặc cả 2 lớp (viêm hắc - võng mạc). Viêm có thể khu trú, toả lan hoặc nhiều ổ, có thể tổn thương hoàng điểm. Các quá trình viêm ở võng mạc có thể lan vào dịch kính (viêm võng mạc kèm viêm dịch kính). * Viêm màng bồ đào toàn bộ. - Viêm MBĐ toàn bộ có thể bắt đầu bằng một viêm mống mắt hay một viêm hắc mạc và cuối cùng có thể gây tổn thương toàn bộ MBĐ và những cấu trúc chủ yếu của nhãn cầu bao gồm giác mạc, củng mạc, vùng bè, thị thần kinh - Viêm MBĐ toàn bộ thường gặp trong bệnh sarcoit, bệnh lao, bệnh nhãn viêm đồng cảm, hội chứng Vogt - Koyanagi, Harada, bệnh giang mai, bệnh leptospire, viêm nội nhãn - Viêm nội nhãn là viêm trong nhãn cầu, chủ yếu là ở khoang dịch kính và tiền phòng, gắn liền với một quá trình nhiễm trùng (viêm nội nhãn, nhiễm trùng) viêm nội nhãn vô trùng Ýt gặp hơn do sót chất thể thuỷ tinh, hoặc một chất độc được đưa vào trong nhãn cầu do chấn thương hay phẫu 7 thuật nội nhãn. Các cấu trúc liền kề của mắt như võng mạc và hắc mạc cũng có thể bị ảnh hưởng. Dờu hiệu thường gặp của viêm nội nhãn là giảm thị lực, phản ứng tiền phòng ( mủ tiền phòng) và viêm dịch kính, kèm theo là các dấu hiệu đau nhức, cương tụ rìa và phù kết mạc, giác mạc 1.1.3. Các biến chứng của bệnh viêm màng bồ đào. Viêm màng bồ đào là một bệnh rất nguy hiểm, bởi những biến chứng của nó khá nặng nề và phức tạp dẫn đến mù loà. Các tác giả đưa ra nhiều loại song tổng hợp lại thì bao gồm những biến chứng sau: - Biến chứng tổ chức hoá dịch kính: Tổ chức hoá dịch kính có thể do viêm MBĐ nội sinh hay viêm MBĐ ngoại sinh (Chấn thương, phẫu thuật). Tổ chức hoá dịch kính thường sảy ra trên những mắt viêm MBĐ do Toxoplasma và viêm MBĐ trung gian. Tạo thành những dải xơ hay màng trong buồng dịch kính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bong võng mạc [14,15] - Đục thể thuỷ tinh là biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng của viêm MBĐ. G.S. Smith - 1998 đưa tỉ lệ đục thể thuỷ tinh là 42% [38]. Theo N.O Khoravi thống kê thì có 50% [26] còn Jack Kanski thì công bố tỉ lệ là 46% [24]. - Dính mống mắt vào thể thuỷ tinh: Trong quá trình viêm nhiễm, mống mắt thường có xu thế phản ứng ở tư thế co, nhiều trường hợp đồng tử chỉ bé khoảng 0,5mm và dính vào mặt trước thể thuỷ tinh, thậm chí có màng xuất tiết che phủ. Do vậy thuỷ dịch khó lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng gây tăng áp lực ở hậu phòng làm đẩy chân mống mắt áp sát vào vùng bè dẫn đến đóng góc hoặc dính góc tiền phòng gây tăng nhãn áp. 8 - Biến chứng tăng nhãn áp còn có thể xảy ra trong giai đoạn sớm của quá trình viêm nhiễm, do các chất xuất tiết, các tế bào viêm hoặc các sợi fibrin lắng đọng ở vùng bè gây bít tắc, cản trở lưu thông thuỷ dịch từ nhãn cầu ra ngoài. Theo một số tác giả nước ngoài [19] tỷ lệ tăng nhãn áp trong viêm MBĐ thay đổi tuỳ từng nguyên nhân gây bệnh. Theo Marayo, Power (1999) tăng nhãn áp do viêm MBĐ chiếm 9,6% trong số viêm MBĐ [31]. Theo Hoàng Thị Hạnh: các trường hợp viêm MBĐ điều trị nội trú tại khoa Đáy Mắt Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm (1992-1996) không kể những viêm MBĐ ở trẻ em, do chấn thương hoặc phẫu thuật, do viêm loét giác mạc tỷ lệ tăng nhãn áp thứ phát chiếm 5,8% [7] - Bong võng mạc: Viêm MBĐ đôi khi gây ra bong võng mạc do vết rách hoặc do co kéo [2]. Phẫu thuật thường phức tạp do tổ chức hoá dịch kính và không quan sát được rõ. Hoại tử võng mạc cấp tính và viêm võng mạc do virut cự bào thường dẫn đến bong võng mạc khó điều trị do có nhiều vết rách và rách rộng ở võng mạc. Có thể cần phải phẫu thuật cắt dịch kính qua Pars pana và điều trị laser nội nhãn có độn khí hoặc dầu silicon để giải quyết bong võng mạc. - Một số biến chứng khác. + Phù hoàng điểm dạng nang. + Màng trước võng mạc. + Tân mạch dưới võng mạc, tân mạch vùng đĩa thị. + Teo nhãn cầu 1.1.4. Nguyên nhân viêm màng bồ đào và thuốc điều trị. * Viêm MBĐ là một bệnh rất khó điều trị vì nguyên nhân khó xác định. Đã từ lâu, trên thế giới nhiều công trình nghiên cứu lớn với những 9 trang thiết bị hiện đại đã được sử dụng để xác định nguyên nhân của viêm MBĐ, song kết quả tìm được vẫn còn rất Ýt ái. Ngay cả ở những nước tiên tiến trên thế giới, tỉ lệ nguyên nhân tìm được cũng còn rất thấp Perkin (năm 1968) chỉ tìm thấy 34,6% trong tổng số 1826 ca là có nguyên nhân. Theo Norn (năm 1969) thì 166 ca tìm được nguyên nhân trong tổng số 449 ca viêm MBĐ, chiếm tỉ lệ 37%. Hội nhãn khoa mỹ đưa ra tỉ lệ 45,5% viêm MBĐ xác định được nguyên nhân [18]. Ở Việt Nam, trong tổng số 748 bệnh nhân viêm MBĐ được điều trị tại bệnh viện mắt Trung ương từ năm 1992 đến năm 1996 thì chỉ 16,7% xác định được nguyên nhân [7]. Theo nhiều tác giả viêm MBĐ có thể do lao, giang mai, virut, toxoplasma, nhiễm trùng, viêm khớp…Tỉ lệ của một số loại nguyên nhân viêm MBĐ giữa các tác giả cũng rất khác nhau. Chính vì tìm căn nguyên rất khó, nên việc điều trị triệu chứng nhiều khi có tác dụng quyết định, bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân. Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm điều trị là: Phòng chống những biến chứng gây giảm thị lực, chống viêm, giảm đau và điều trị nguyên nhân nếu có thể. Đối với thuốc kháng sinh, một số tác giả cho rằng dùng kháng sinh chỉ có tác dụng bao vây, nhằm mục đích đề phòng bội nhiễm dễ xảy ra khi dùng cocticoit [16]. Một số tác giả khác lại cho rằng đối với những viêm MBĐ có nguyên nhân nhiễm khuẩn sẽ phải điều trị kháng sinh hoặc thuốc chống virus [24]. Ngoài ra biện pháp ức chế miễn dịch cần được sử dụng ở một số Ýt bệnh nhân viêm MBĐ nặng. 1.2. TỔ CHỨC HÓA DỊCH KÍNH SAU VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO. 10 [...]... cắt dịch kính đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng 1.3.2 Mục đích phẫu thuật cắt dịch kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào - Làm trong môi trường quang học giải phóng trục thị giác - Ngăn chặn hiện tượng co kéo dịch kính gây bong võng mạc 1.3.3 Chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính trong bệnh viêm màng bồ đào nói chung và biến chứng tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào. .. [38], [41], [42], [43], [44] * Chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính điều trị TCHDK sau viêm MBĐ - Khả năng tự tiêu của các vẩn đục dịch kính kém (Sau 2 tháng) - Có nhiều nguy cơ co kéo võng mạc 1.3.4 Kỹ thuật phẫu thuật cắt dịch kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào * Kỹ thuật cắt dịch kính bán phần sau qua Pars plana 20 Hình 1.12 Phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana - Ưu điểm: Cho phép... PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ TỔ CHỨC HÓA DỊCH KÍNH SAU VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO: 1.3.1 Sơ lược lịch sử phẫu thuật cắt dịch kính Sù ra đời phẫu thuật cắt dịch kính là kết quả nghiên cứu tìm tòi lâu dài của nhiều tác giả: - Von Greafe(1883) là người đầu tiên cắt những màng đục dịch kính Năm 1888-1890, C.S Bull đã dùng kỹ thuật của Von Greafe để cắt những màng đục của dịch kính trong 17 mắt Gần một thế kỷ sau. .. buồng dịch kính + Hoặc những màng ở trong buồng dịch kính - Siêu âm: Hình ảnh tổ chức hoá dịch kính * Chỉ định cắt dịch kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm MBĐ - Những mắt bị TCHDK dày đặc không soi được đáy mắt - Mắt TCHDK khu trú trung tâm - Những mắt dây chằng TCHDK gây co kéo đe doạ bong võng mạc * Phẫu thuật cắt dịch kính - Chuẩn bị phẫu thuật + Chuẩn bị bệnh nhân cho một phẫu thuật phức... viêm màng bồ đào * Chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính trong bệnh viêm MBĐ: Trong bệnh viêm MBĐ phẫu thuật cắt dịch kính được chỉ định để chẩn đoán, để điều trị bệnh viêm MBĐ và điều trị các biến chứng của viêm MBĐ gây nên trong đó có biến chứng TCHDK Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu phẫu thuật cắt dịch kính để chẩn đoán, điều trị và điều trị các biến chứng của bệnh viêm MBĐ [29], [37], [38], [41],... trong dịch kính và đông đặc gel dịch kính 1.2.2 Cơ chế tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào: Khi quá trình viêm xảy ra làm cho tổ chức dịch kính bị biến đổi trầm trọng biểu hiện bằng sự giải trùng hợp của lưới collagen, sự chết của các tế bào dịch kính, sự kết tủa của các protein làm cho dịch kính bị đục, tổ chức hóa Cấu trúc của dịch kính bị biến đổi có khi là hoàn toàn Khi quá trình viêm kết... Chân của những màng xơ, dây chằng ở vùng nền dịch kính, các xuất huyết, phù võng mạc, nếp võng mạc cố định đặc biệt là các lớp vòng cung ở vùng nền dịch kính - Cận lâm sàng: Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán 1.2.5 Điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào * Điều trị nội khoa: Trong bệnh viêm MBĐ biến chứng đục dịch kính có chỉ định điều trị nội khoa Khi chẩn đoán TCHDK thì điều trị nội khoa... là phẫu thuật, điều trị nội khoa chỉ đặt ra khi bệnh nhân TCHDK Ýt, không ở trung tâm hoặc chưa có đe doạ 16 co kéo bong võng mạc, những trường hợp viêm MBĐ chưa ổn định và những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính Điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề * Điều trị ngoại khoa: Bằng phương pháp cắt dịch kính để lấy đi phần dịch kính bị tổ chức hoá 1.3 PHẪU... cắt dịch kính được triển khai ở Việt Nam Năm 1991, Tôn Thị Kim Thanh và cộng sự lần đầu tiên đã tiến hành phẫu thuật CDK để cắt thuỷ tinh thể và dịch kính [13] Từ đó tới nay phương pháp phẫu thuật CDK đã được áp dụng mang lại nhiều thành công trong điều trị các bệnh dịch kính võng mạc nói chung, cắt dịch kính trong điều trị TCHDK sau viêm MBĐ nói riêng 24 Chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu. .. 1.2.1 Định nghĩa: * Tổ chức hoá dịch kính (Organisation du Vitre)[46] là sự hình thành các cấu trúc (Tổ chức) từ giữa dịch kính chứ không phải là sự cản quang nhiều của tổ chức đó Khi khám bằng sinh hiển vi cho phép thấy tổ chức hoá dịch kính như những sợi dây chằng, dây thừng hoặc màng mà nó giữ nguyên vị trí khi nhãn cầu di động Tổ chức hóa dịch kính là hiện tượng làm sẹo của dịch kính, hậu quả của . hoá. 1.3. PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ TỔ CHỨC HÓA DỊCH KÍNH SAU VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO: 1.3.1. Sơ lược lịch sử phẫu thuật cắt dịch kính Sù ra đời phẫu thuật cắt dịch kính là kết quả nghiên cứu tìm. bệnh viêm màng bồ đào nói chung và biến chứng tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào. * Chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính trong bệnh viêm MBĐ: Trong bệnh viêm MBĐ phẫu thuật cắt dịch kính. kính kém (Sau 2 tháng) - Có nhiều nguy cơ co kéo võng mạc. 1.3.4. Kỹ thuật phẫu thuật cắt dịch kính điều trị tổ chức hoá dịch kính sau viêm màng bồ đào. * Kỹ thuật cắt dịch kính bán phần sau qua

Ngày đăng: 05/05/2015, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Văn Khang (2001), "Góp phần nghiên cứu hình thái lâm sàng viêm MBĐ nội sinh ở trẻ em", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu hình thái lâm sàngviêm MBĐ nội sinh ở trẻ em
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Năm: 2001
11. Đỗ Quang Ngọc (1996), "Nhận xét kết quả phẫu thuật lấy TTT tạo tiền phòng sau viêm MBĐ và viêm nội nhãn nội sinh", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét kết quả phẫu thuật lấy TTT tạo tiềnphòng sau viêm MBĐ và viêm nội nhãn nội sinh
Tác giả: Đỗ Quang Ngọc
Năm: 1996
12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1974), "Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác", Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu mắtứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1974
13. Tôn Thị Kim Thanh và cs (1991), "Những kết quả bước đầu về sử dụng máy cắt dịch kính để cắt thuỷ tinh thể và dịch kính", Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật ngành mắt; 1tr 102-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả bước đầu về sửdụng máy cắt dịch kính để cắt thuỷ tinh thể và dịch kính
Tác giả: Tôn Thị Kim Thanh và cs
Năm: 1991
14. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2006), "Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn T3 đục bằng phương pháp siêu âm đặt T3 nhân tạo trên mắt viêm MBĐ", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễnT3 đục bằng phương pháp siêu âm đặt T3 nhân tạo trên mắt viêmMBĐ
Tác giả: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Năm: 2006
16.Akova Y.A, Foster CS (1994), "Cataract Surgery in patients with sarcoidosis - associated uveitis", Ophthamology, Vol 101, 473-479 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cataract Surgery in patients withsarcoidosis - associated uveitis
Tác giả: Akova Y.A, Foster CS
Năm: 1994
17.Asbury T. (1989), "Uveal tract", Genérel ophthamology prentia - Hall International", Lnc, Rinled On the USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Uveal tract", Genérel ophthamology prentia - HallInternational
Tác giả: Asbury T
Năm: 1989
19. Bovey E.H; Herbort C.P ( 2000), "Vitrectomy in the management of uveitis". Ocul. Immunol. Inflamm 8 (4):285 - 291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitrectomy in the management ofuveitis
20. Bruce Shields M. (2006), "Textbook of Glaucoma", William and Wilkins uveitis Stated of American Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Glaucoma
Tác giả: Bruce Shields M
Năm: 2006
21. Freeman HM, Tolentio FI. (1990), Allas of vitreoretina surgery New York, 11-36, 37-38, 47-54, 55-100, 135-240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Allas of vitreoretina surgeryNew York
Tác giả: Freeman HM, Tolentio FI
Năm: 1990
22. Freyler H, Velikay M (1984), "Vitrectomy in uveitis.K.lin.Manatsbl". Augenheilkd; 185(4):263 - 267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitrectomy in uveitis.K.lin.Manatsbl
Tác giả: Freyler H, Velikay M
Năm: 1984
25. Henderly, Genstler, Smith, Rao (1987), "Changing patients "of uveitis", Am. J. Ophth 103(2): 131-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Changing patients "ofuveitis
Tác giả: Henderly, Genstler, Smith, Rao
Năm: 1987
29. Kanski JJ (2003), "Uveitis", Clinical Ophthalmology chapter 10 pag, 270-317 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Uveitis
Tác giả: Kanski JJ
Năm: 2003
30. Khoravi O., Narciss, Lightman S.L, Towler H.M. (1999),"Assessment of visned outcome after cataract surgery in patients with uveitis", Ophthalmology, 130, 240-241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of visned outcome after cataract surgery in patients withuveitis
Tác giả: Khoravi O., Narciss, Lightman S.L, Towler H.M
Năm: 1999
32. Lij, Tang S, Lu L, Zhang S, Lim (2002), "Therapentic, vitectomy for severe uveitis and its complications", Zhonghua Yan Kezazhi, 38(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Therapentic,vitectomy for severe uveitis and its complications
Tác giả: Lij, Tang S, Lu L, Zhang S, Lim
Năm: 2002
33. Margolis, Brasil, Lowder CY, Singh RP, Kaisev PK, Smith SD, Perez VL, Sonnie C, Sears JE. (2007), "Vitectomy for the diagnosis and management of uveitis of unknow cause", Ophthalmology, 114(10): 1813-1897 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitectomy for thediagnosis and management of uveitis of unknow cause
Tác giả: Margolis, Brasil, Lowder CY, Singh RP, Kaisev PK, Smith SD, Perez VL, Sonnie C, Sears JE
Năm: 2007
35. Merago LJ., Power WJ., Rodiriguer A. (1999), "Secondary glaucoma in patients with uveitis", Ophathamologira; 213 (5): 300 - 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Secondaryglaucoma in patients with uveitis
Tác giả: Merago LJ., Power WJ., Rodiriguer A
Năm: 1999
38. Michels RG. (1981), "Vitreous Surgery", The CV. Mosby company. St louis. Toronto L. 1981, 8-58, 59-97, 135-205, 207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitreous Surgery
Tác giả: Michels RG
Năm: 1981
39. Micler WF, Will BK, Lewis H, Aaberg TM. (1998), "Vitectomy in the management of peripheral weitis", Ophthalmology, 95(7): 859- 864 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitectomyin the management of peripheral weitis
Tác giả: Micler WF, Will BK, Lewis H, Aaberg TM
Năm: 1998
41. Shen X, Xu GZ (2008), "Vitectomy in vitreo-letinal complications associated with", Intermediate uveitis. Zhonghua Yan KezaZhi, 44(1): 25-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitectomy in vitreo-letinalcomplications associated with
Tác giả: Shen X, Xu GZ
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w