1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDSD phân mềm GSP

74 348 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOMETER'S SKETCHPAD V 4.07 Cần Thơ-01-2008 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 2 1. MỞ ĐẦU 4 1.1. Giới Thiệu 4 1.2. Bắt Đầu Làm Quen Với Geometer's Sketchpad 5 1.2.1. Giao diện người dùng 5 1.2.2. Khảo Sát Các Menu Của Geometer's Sketchpad: 8 2. CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC CƠ BẢN TRONG GEOMETER’S SKETCHPAD CHỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 17 2.1. 2.1 Các Đối Tượng Hình Học Cơ Bản Trong Geometer's Sketchpad Và Chức Năng Của Chúng 17 2.1.1. Điểm (Point) 17 2.1.2. Đường tròn 18 2.1.3. Đoạn thẳng, đường thẳng và tia 20 2.1.4. Viết chữ trong Geometer's Sketchpad 21 2.2. Quan Hệ Giữa Các Đối Tượng Hình Học Trong Geometer's Sketchpad 21 2.3. Đối tượng động 22 2.4. Bài tập áp dụng 23 3. DỰNG HÌNH VÀ QUỸ TÍCH 25 3.1. Các Công Cụ Dựng Hình Cơ Bản 25 3.1.1. Dựng một điểm trên đối tượng.(Point On Object) 25 3.1.2. Dựng trung điểm của một đoạn thẳng(Midpoint) 25 3.1.3. Dựng giao điểm của 2 đối tượng (Intersection) 25 3.1.4. Dựng đoạn thẳng, tia, đường thẳng 25 3.1.5. Dựng đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước 25 3.1.6. Dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước 26 3.1.7. Dựng đường phân giác của một góc cho trước 26 3.1.8. Dựng đường tròn biết tâm và một điểm thuộc đường tròn 26 3.1.9. Dựng đường tròn khi biết bán kính và tâm 26 3.1.10. Dựng cung trên đường tròn 27 3.1.11. Dựng cung tròn đi qua 3 điểm 27 3.1.12. Dựng miền trong của một đối tượng 27 3.2. Qũy Tích Của Một Điểm Hay Đối Tượng (Locus) 28 3.3. Bài Tập Áp Dụng 33 4. PHÉP BIẾN HÌNH TRONG GEOMETER’S SKETCHPAD 36 4.1. Các Công Cụ Biến Hình Cơ Bản Trong Geometer's Sketchpad 36 4.1.1. Phép tịnh tiến 36 4.1.2. Phép quay(Rotate) 38 4.1.3. Phép vị tự (Dilate) 40 4.1.4. Phép đối xứng trục (Reflect) 42 4.2. Bài Tập Áp Dụng 42 5. ĐO ĐẠC VÀ TÍNH TOÁN 44 5.1. Các Công Cụ Đo Đạc Cơ Bản 44 M M ụ ụ c c L L ụ ụ c c Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 3 5.1.1. Tính chiều dài và khoảng cách 44 5.1.2. Tính chu vi 44 5.1.3. Tính góc và diện tích 45 5.1.4. Tính số đo cung và độ dài cung 45 5.1.5. Tính bán và tỉ số 45 5.1.6. Máy tính con (Calculator) 46 5.1.7. Tọa độ 47 5.1.8. Hệ số góc (Slope) và phương trình (Equation) 47 5.2. Bài Tập Áp Dụng 48 6. ĐỒ THỊ VÀ HỆ TỌA ĐỘ 49 6.1. Đồ Thị (Graphic) 49 6.1.1. Xác định hệ trục tọa độ cho hệ thống( Define coordinate system) 49 6.1.2. Đánh dấu hệ trục tọa độ cho hệ thống (Mark Coordinate System) 50 6.1.3. Các lưới tọa độ hiển thị (Grid Form) 50 6.1.4. Ẩn hoặc hiện (Show/Hide) hệ tọa độ và xác định điểm có tọa độ nguyên 50 6.1.5. Dựng điểm khi biết tọa độ của nó (plot points) 51 6.1.6. Tạo ra tham số mới (New parameter-Shift+Ctrl+P) 51 6.1.7. Tạo ra một hàm số mới (New Function) 52 6.1.8. Vẽ đồ thị hàm số (Plot Function) 52 6.1.9. Đạo hàm (Derivative)và tiếp tuyến đường cong(tangent) 55 6.1.10. Lập bảng giá trị tương ứng (Tabulate) 57 6.2. Các Hệ Trục Tọa Độ 58 6.2.1. Hệ tọa độ cực (Polar) 58 6.2.2. Tọa độ Descartes và tọa độ chữ nhật 59 6.3. Vẽ Đồ Thị Hàm Số Cho Bởi Phương Trình Có Chứa Tham Số 60 6.3.1. Đường thẳng 60 6.3.2. Đường tròn: 60 6.3.3. Đường Elip 61 6.4. Bài Tập Áp Dụng 62 7. CÔNG CỤ NGƯỜI DÙNG VÀ HÌNH HỌC FRACTAL 63 7.1. Công Cụ Người Dùng (Custom Tool) 63 7.2. Hình Học Fractal 67 7.2.1. Thảm Sierpinski 67 7.2.2. Đường Von Koch 69 7.2.3. Cây Pitago 70 8. DỰNG CÁC ĐƯỜNG CONIC 71 8.1. Parabol 71 8.1.1. Parabol Cho Bởi Đường Chuẩn Và Tiêu Điểm. Để dựng Parabol khi biết tiêu điểm và đường chuẩn chúng ta làm như sau: 71 8.1.2. Parabol Qua Hai Điểm Và Biết Tiêu Điểm 71 8.2. Elip 72 8.3. Hypebol 72 8.4. Elip Hoặc Hypebol Khi Có Tâm Sai Và Tiêu Điểm 73 8.5. Conic Qua Năm Điểm 73 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 4 1 1 . . M M Ở Ở Đ Đ Ầ Ầ U U 1.1. Giới Thiệu Ngày nay tin học đã có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, có thể nói hầu như không có bất kỳ một ngành nào mà không ứng dụng tin học. Vì thế, giáo dục cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Ứng dụng tin học vào việc học và dạy luôn luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các quý thầy cô giáo cũng như những sinh viên sư phạm đang học để chuẩn bị được làm thầy, cô Là một sinh viên sư phạm Toán-một người trước kia, suốt 12 năm là học sinh chưa từng được biết tin học là gì, cũng như nhận được những ứng dụng của CNTT vào dạy học. Bước chân vào trường đại học Cần Thơ cùng với những hành trang mà tôi đã học được trong quãng đời học sinh, tôi thực sự bở ngỡ với những ngày đầu làm quen với máy tính Nhưng rồi, cũng nhờ nhận được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô mà tôi cũng đã phần nào theo kịp người khác. Cũng biết sử dụng máy tính, biết soạn giáo án điện tử và cũng như biết sử dụng phần mềm tin học vào dạy học Tình cờ, một hôm lên Internet tôi đã được biết đến phần mềm hình học động Geometer's Sketchpad. Sau khi bỏ công tìm hiểu, tôi đã thực sự bị nó chinh phục về những khả năng mà nó có thể mang lại cho những người học toán, cũng như dạy toán. Đây là một phần mềm thực sự hay và bổ ích và tôi nghĩ bất cứ một giáo viên toán nào cũng nên biết. Vì thế, với sự hiểu biết ít ỏi về tin học của mình. Tôi quyết định biên soạn tài liệu nhỏ này để hướng dẫn, cũng như có thể giúp được phần nào những ai quan tâm muốn học, tìm hiểu Geometer's Sketchpad. Nhắc đến phần mềm hình học động chắc chúng ta đã nghe nói đến những anh tài nổi tiếng như: - Cabri II Plus: là một phần mềm hình học động có bản quyền của công ty CabriLog-Pháp, nổi tiếng với cabri 2D và 3D. Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhà phân phối và bản tiếng Việt của Cabri. Bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ www.cabri.com - Geogebra: là phần mềm hình học động được phát triển bởi một tiến sĩ người áo. Là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở và hiện này đã được việt hóa gần như 100%. Bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ www.geogebra.org. - C.a.R: là một phần mềm hình học động (Dynamic Geometry) được viết trên ngôn ngữ Java mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. C.a.R (Circle And Rules) nhỏ gọn, tương đối dễ sử dụng. Giáo sư toán học nổi tiếng của Đức,ông Rene. Grothmann là tác giả của C.a.R. Tuy nhiên có một điều không thuận lợi cho Geogebra và C.a.R là để chạy được 2 phần mềm này thì máy của bạn phải cài máy ảo Java. Để biết thêm xin vào http://www.z-u-l.de - Geometer's Sketchpad: cũng là phần mềm hình học động được viết bởi công ty Keypress, là một công ty chuyên viết các phần mềm giáo dục và sách tham khảo nổi tiếng của Mỹ. Có điều phần mềm này chưa được Việt hóa (tính đến v4.07). Tuy nhiên qua một thời gian tìm hiểu, tôi thấy Geometer's Sketchpad có những ưu điểm nổi bật mà các phần mềm khác không có như: + Nhỏ gọn dễ cài đặt, không yêu cầu máy tính có cấu hình mạnh (khi soạn tài liệu này tôi dùng PC 860 MHz nhưng vẫn chạy tốt Geometer's Sketchpad). Có thể sao chép tập tin thực thi là chạy được ngay mà không cần cài đặt. Điều này rất có lợi, bạn chỉ cần lưu nó vào USB và sau đó có thể chạy trên bất cứ nơi đâu. Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 5 + Phần mềm không cài khóa, vì vậy bạn có thể cài đặt và sử dụng nó mà không cần có serial hay mã kích hoạt. + Các đối tượng hình mà Geometer's Sketchpad vẽ rất mịn và đẹp. + Chuyển động và tạo vết của một điểm khi kích hoạt chức năng chuyển động rất tự nhiên. Nói như thế không có nghĩa rằng Skechpad không có nhược điểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ bạn có thể dễ dàng chấp nhận một vài nhược điểm và vẫn sử dụng hiệu quả Skechpad trong học và dạy toán. Chú ý: Bạn có thể tìm hiểu rõ và sâu hơn về các phần mềm hình học động bằng cách hãy truy cập vào www.google.com và dùng các từ khóa “hình học động; “Geometer's Sketchpad; “Cabri; “Geogebra Bạn có thể tải phần mềm Geometer's Sketchpad V4.07 tại địa chỉ http://dangtrunghieuspt.googlepages.comsketchpadv407.zip Do đây là lần đầu tiên tôi soạn một tài liệu hướng dẫn. Vì thế chắc rằng còn rất nhiều điều hạn chế và cần bổ sung cũng như sửa đổi cho phù hợp. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn về địa chỉ email: dangtrunghieuspt@gmail.com hoặc số điện thoại 0939239628. 1.2. Bắt Đầu Làm Quen Với Geometer's Sketchpad. 1.2.1. Giao diện người dùng Sau khi cài đặt Geometer's Sketchpad bạn chạy nó bằng cách Double-click vào biểu tượng trên màn hình hay vào Start/Programs/ rồi tìm đến tên của Geometer's Sketchpad click vào đó. Bạn sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ hiện lên như hình bên dưới: Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 6 Và hình sau đây là giao diện chính của phần mềm: Quy ước: vùng làm việc của Geometer's Sketchpad từ đây về sau tôi sẽ gọi là mặt phẳng hay bản vẽ (sketch). Các công cụ cơ bản: Công cụ chọn (Selection Arrow Tool) bạn dùng công cụ này để chọn một hay nhiều đối tượng nào đó trên mặt phẳng. Nếu sau khi chọn công cụ này, bạn click và giữ chuột trái (drag) vào đối tuợng thì bạn có thể di chuyển nó trên mặt phẳng. Bạn cũng có thể dùng công cụ này để dựng giao điểm của 2 đối tượng nào đó bằng cách click vào vị trí giao điểm đó. Tại vị trí của công cụ chọn bạn click và giữ chuột trái một khoảng thời gian bạn sẽ thấy xuất hiện thêm hai đối tượng xuất hiện bên cạnh. Công cụ này dùng để drag một đối tượng nào đó trên mặt phẳng quay xung quanh một đối tượng khác nào đó đã được chọn làm tâm Công cụ này cũng có chức năng tương tự như công cụ trên.Nhưng nó không quay đối tượng quanh một điểm, mà hạn chế hướng của đối tượng. Menu chính của Geometer's Sketchpad Mặt phẳng làm việc của Geometer's Sketchpad Các công cụ cơ bản của Geometer's Sketchpad. Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 7 Chú ý: Trong bất cứ trường hợp nào, dù bạn đang chọn công cụ nào, bạn chỉ cần ấn nút ESC ngay tức khắc bạn sẽ trở về chọn công cụ chọn. Công cụ điểm (Point Tool) công cụ này dùng để tạo ra một ĐIỂM trên mặt phẳng. Sau khi kích chuột vào công cụ này, bạn chỉ việc kích chuột vào mặt phẳng, chỗ mà bạn muốn ĐIỂM xuất hiện. Công cụ này cũng có thể dựng giao điểm của 2 đối tượng nào đó trong mặt phẳng. Bằng cách bạn click chuột vào vị trí giao điểm đó. Tất nhiên là trước đó bạn đã chọn công cụ điểm (point). Công cụ Compa(Compass Tool) dùng để vẽ đường tròn trên mặt phẳng. Nếu như dùng compa thiệt để vẽ một đường tròn thì bạn phải vất vả khi quay nó. Còn Campass Tool này thì khỏe hơn. Bạn chỉ cần ba cái click: cái đầu tiên click vào biểu tượng của công cụ Campass Tool; cái thứ hai click vào mặt phẳng để xác định tâm của đường tròn; cái thứ 3 click vào vị trí bất kỳ trên mặt phẳng. Sau khi vẽ được đường tròn, bạn có thể điều chỉnh lại kích thước đường tròn sao cho hợp yêu cầu của bạn bằng cách dùng công cụ chọn( Selection Arrow Tool) click vào tâm hoặc điểm thứ hai để xác định được đường tròn và sau đó kéo (drag) nó trên mặt phẳng. Công cụ thước thẳng(straightedge Tool) để dựng các đố tượng như đoạn thẳng, đoạn thẳng đi qua 2 điểm cho trước, đường thẳng, đường thẳng qua 2 điểm cho trước, tia. Cũng giống như công cụ chọn (selection arrow tool) khi bạn click chuột trái và giữ nó một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy xuất hiện . Tương ứng với nó là dùng để vẽ đọan thẳng(segment), tia(ray) và đường thẳng(line). Công cụ viết chữ (Text Tool) dùng để tạo nhãn (Label) cho các đối tuợng khác hoặc các ghi chú, các dòng chữ theo yêu cầu của bạn trên mặt phẳng. Chú ý: Bạn có thể gõ tiếng Việt trong Geometer's Sketchpad bằng cách hãy chọn Font chữ VNI và dùng bảng mã VNI Windows, chẳng hạn như VNI-Times. Công cụ thói quen (Custom Tool) Geometer's Sketchpad chỉ hổ trợ những công cụ cơ bản như điểm(point), đuờng tròn (circle), đoạn thẳng (segment), đường thẳng(line) và tia(ray). Trong quá trình sử dụng Geometer's Sketchpad chắc chắc có những hình bạn thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như tam giác, tức giác, hình thoi, hình vuông… Vì vậy để tránh lặp đi lặp lại một công việc nhàm chán đó, Geometer's Sketchpad đã cho ra đời công cụ Custom Tool. Công cụ này sẽ cho phép bạn ghi lại cách dựng và tạo những đối tượng theo yêu cầu của bạn. Nhờ công cụ này mà nguời dùng Geometer's Sketchpad cảm thấy thực sự thoải mái hơn và cảm nhận được sức mạnh của phần mềm. Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 8 1.2.2. Khảo Sát Các Menu Của Geometer's Sketchpad: Menu File: New Sketch(Ctrl+N): tạo ra một bản vẽ mới. Open(Ctrl+O): mở một bản vẽ đã có sẵn trên máy. Save(Ctrl+S): lưu lại bản vẽ hiện hành. Save As: lưu lại bản vẽ đang hiện hành với tên khác tên trước. Close(Ctrl+W): đóng bản vẽ hiện hành. Document Options: Tùy chọn của một bản vẽ. Page Setup: Định lề trang in. Print Preview: Xem trước khi in. Print: in bản vẽ hiện hành. Quit(Ctrl+Q): Thoát khỏi Geometer's Sketchpad. Trong các Menu trên bạn cần chú ý ở mục Document Options, chọn mục này bạn sẽ thấy cửa sổ như hình bên. Nếu bạn đã học qua Exel trong bộ MS Office thì chức năng này dễ hiểu. Thay vì phải tạo nhiều bản vẽ (sketch) thì bạn hãy tạo nhiều trang trên một bản vẽ. Hộp thoại bên sẽ hổ trợ cho bạn làm điều này. Click vào nút Add Page một hộp thoại nhỏ hiện lên và bạn hãy chọn Blank Page. Rồi Click OK Có thể đặt tên của trang vào mục Page Name trước khi chọn Blank Page. Hình bên dưới đây tôi đã đặt tên trang là Trang 1 sau đó tôi Click Blank Page trong Mục Add Page Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 9 Trên hình trên cho thấy đã có 2 trang trên một bản vẽ (sketch). Nếu bạn không muốn tạo một trang mới trắng(blank) thì bạn có thể copy từ trang trước hoặc copy từ một trang này đó đã có sẵn trên máy thì hãy làm như sau: Tại hộp thoại của Document Options bạn hãy chọn một trang nào đó. Rồi sau đó cũng click vào Add Page nhưng bạn không chọn Blank Page mà chọn Duplicate rồi sau đó chọn trang 1.(có thể chọn trang khác, tùy theo yêu cầu của bạn).Việc làm trên có nghĩa rằng bạn đã copy trang 1 thành một trang mới. Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 10 Menu Edit: Các lệnh Undo(Ctrl+Z), Redo(Ctrl+Z), Cut(Ctrl+X), Copy(Ctrl+C), Paste Picture hoặc Paste(Ctrl+V) giống như thực hiện trong MS Word. Clear: Xóa đối tượng. Action Buttons: Tạo ra các nút liên kết hoặc thực thi lệnh. Selcect All(Ctrl+A): Chọn tất cả các đối tượng trên một mặt phẳng. Select Parents(Ctrl+U): chọn đối tượng cha. Select Children(Ctrl+D): Chọn đối tượng con. Split/Merge: tách hoặc nối các đối tượng. Edit Definition (Ctrl+E): Sửa đổi tính chất của một đối tượng đã được định nghĩa. Properties(Alt+?): xem tính chất, thuộc tính của đối tượng được chọn. Preferences: tùy họn cho bản vẽ. Hoặc chỉ cho một trang. Khi chọn lệnh này một hộp thoại xuất hiện cho phép bạn chọn lựa. Nếu bạn tạo vết cho một đối tượng nào đó và bạn muốn chúng tự xóa vết theo thời gian thì lệnh này cần cho bạn. Làm việc với Geometer's Sketchpad bạn cần chú ý rằng không có Menu chứa lệnh Insert. Nếu bạn muốn chèn một bức ảnh vào thì bạn hãy copy bức ảnh đó trong một chương trình xử lý ảnh nào đó(ví dụ như chương trình Paint). Rồi dán (Paste) ảnh vào mặt phẳng đang làm việc. Lúc đó hình ảnh sẽ trở thành ảnh nền của mặt phẳng làm việc. Trong menu Edit bạn cần chú ý thêm lệnh Action Buttons, nó rất hữu ích cho bạn sau này. Click chuột vào đó sẽ thấy được menu con gồm các lệnh sau: Hide/Show: Lệnh này sẽ tạo ra một nút(button) mới. Khi click chuột vào button này thì sẽ ẩn hoặc hiện một đối tượng nào đó trên mặt phẳng do bạn chọn trước. Animation: tạo một button thực thi lệnh cho một hay nhiều đối tượng nào đó sẽ chuyển động. Movement: lệnh này để di chuyển một đối tượng này đến một đối tượng khác. Ví dụ: bạn cho điểm A di chuyển đến điểm B. Nhớ là theo mặc định thì điểm bạn chọn trước sẽ di chuyển lại điểm chọn thứ hai. Presentation: tạo ra một button mà khi bạn click vào button này thì các lệnh trong các button khác sẽ được diễn ra hàng loạt hoặc đồng thời. Lệnh này hữu hiệu để tạo ra một loạt hành động cùng xảy ra một lúc. Link: tạo ra một liên kết. Có thể là liên kết ngoài hoặc liên kết trong đều khả dụng. [...]... lõi nhất để xây dựng nên một phần mềm hình học động Geometer's Sketchpad cũng vậy, toàn bộ các đối tượng hình học trong phần mềm đều có thể kết nối với nhau theo những qua hệ toán học chặt chẽ Nhờ sự kết nối giữa các đối tượng theo quan hệ toán học chặt chẽ này mà các đối tượng của phần mềm có thể tạo nên một hệ thống động Đó chính là chìa khóa tạo ra sức mạnh cho phần mềm- khi một đối tượng thay đổi,... chuột vào Bước 2: click chuột vào 2 vị trí khác nhau trên mặt phẳng hoặc 2 điểm phân biệt bạn đã vẽ trước đó Vẽ đường thẳng: Bước 1: click chuột vào Bước 2: click chuột vào 2 vị trí khác nhau hoặc 2 điểm phân biệt trên mặt phẳng Vẽ tia: Bước 1: click chuột vào Bước 2: click chuột vào 2 vị trí khác nhau của mặt phẳng hoặc 2 điểm phân biệt của mặt phẳng J Chú ý nhỏ: Khi mới khởi tạo một đối tượng thì mặc... Bước 1: chọn đường thẳng cho trước và điểm mà đường thẳng cần dựng đi qua Bước 2: Construct/Perpendicular 3.1.7 Dựng đường phân giác của một góc cho trước Ví dụ tôi cần dựng đường phân giác của · ABC Bước 1: chọn theo thứ tự A, B, C Bước 2: Construct/Angle Besector Khi dựng đường phân giác của một góc Điểm bạn chọn thứ 2 được Geometer's Sketchpad xem như là điểm gốc 3.1.8 Dựng đường tròn biết tâm và... trên đường tròn O Gọi m là đường phân giác của góc BCA và D là giao điểm của (O) và m Gọi M là trung điểm của CD Hãy vẽ quỹ tích của M khi C thay đổi Bài tập 5 Cho AB là đoạn thẳng cố định Ax, By là hai tia song song với nhau và nằm cùng bờ so với đường thẳng AB Gọi Am và An lần lượt là hai đường phân giác của các góc xAB và ABy Hãy vẽ quỹ tích giao điểm của hai đường phân giác đó 35 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com... học trong Geometer's Sketchpad sẽ là một điều tối cần thiết nếu bạn muốn làm chủ phần mềm này Quan hệ giữa các đối tượng hình học trong Geometer's Sketchpad là một quan hệ chacon(parent-children) hay còn gọi là quan hệ phụ thuộc Nói như vậy không có nghĩa rằng tất cả các đối tượng tồn tại trong mặt phẳng của phần mềm đều có quan hệ cha-con hay con-cha với nhau Ví dụ: Bạn vẽ một điểm A trên mặt phẳng,... nhưng ở bước 2 bạn thay bằng lệnh edit/select parents hoặc (Ctrl+U) 2.3 Đối tượng động Thiết nghĩ, sẽ có một thiếu soát lớn nếu khi tìm hiểu phần mềm hình học động (Dynamic Geometry) mà không nhắc đến những đối tượng động Ưu điểm, cũng như sức mạnh của phần mềm Geometer's Sketchpad là nó không chỉ có thể vẽ được gần như tất cả những đối tượng hình học mà bạn có thể vẽ trên giấy mà nó còn có thể tạo ra... định Geometer's Sketchpad đã chọn đối tượng đó cho bạn Vì vậy nếu bạn không muốn chọn đối tượng đó thì bạn ấn phiếm ESC hoặc click chuột trái vào một chỗ trống nào đó trên mặt phẳng Bạn cũng cần phải phân biệt một đối tượng nào đang được chọn, đối tượng nào không được chọn 20 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com Đang chọn Không chọn 2.1.4 Viết chữ trong Geometer's... hai thuộc đường tròn 18 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com Điểm thứ nhất (tâm của đường tròn) Điểm thứ hai thuộc đường tròn Bạn cũng có thể vẽ trước hai điểm phân biệt Sau đó chọn công cụ Compass Tool rồi click vào điểm thứ nhất, điểm thứ hai Điểm trên đường tròn: sau khi vẽ xong đường tròn Nếu bạn muốn xác định một điểm trên đường tròn thì bạn click chuột... động thay thế cho tuơng ứng 27 Created by: dangtrunghieuspt@gmail.com – http://www.dangtrunghieu.wordpress.com 3.2 Qũy Tích Của Một Điểm Hay Đối Tượng (Locus) Một trong những điều thật tuyệt vời mà phần mềm Geometer's Sketchpad đem lại cho chúng ta đó là khả năng tìm quỹ tích của một đối tượng hình học Tất nhiên là Geometer's Sketchpad không có khả năng chứng minh được quỹ tích của một đối tượng hình... hai điểm Ray: dựng tia khi biết nó đi qua 2 điểm Line: dựng đường thẳng đi qua 2 điểm Parallel Line: dựng đường thẳng song song Perpendicular Line: dựng đường thẳng vuông góc Angle Bisector: dựng tia phân giác trong của một góc Circle By Center+Point: dựng đường tròn biết tâm vào một điểm thuộc đường tròn ấy Circle By Center+Radius: dựng đường tròn, biết tâm và bán kính Arc On Circle: Dựng cung trên . nhà phân phối và bản tiếng Việt của Cabri. Bạn có thể tham khảo thêm tại địa chỉ www.cabri.com - Geogebra: là phần mềm hình học động được phát triển bởi một tiến sĩ người áo. Là phần mềm miễn. Geometer's Sketchpad. Nhắc đến phần mềm hình học động chắc chúng ta đã nghe nói đến những anh tài nổi tiếng như: - Cabri II Plus: là một phần mềm hình học động có bản quyền của công ty. biết soạn giáo án điện tử và cũng như biết sử dụng phần mềm tin học vào dạy học Tình cờ, một hôm lên Internet tôi đã được biết đến phần mềm hình học động Geometer's Sketchpad. Sau khi bỏ

Ngày đăng: 05/05/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w