1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - THOA

8 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KBANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 01/KHCL – NT Kbang, ngày 01 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TẦM NHÌN 2020 Ngày 02 tháng 8 năm 2000, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 56/2000/QĐ-UB ngày 02/8/2000 của UBND tỉnh Gia Lai về việc tách trường THPT cấp (II-III) Kbang thành trường THPT cấp III Kbang và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thị trấn Kbang. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Kbang và sự chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và ngành Giáo dục, đặc biệt là sự chỉ đạo giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền Thị trấn Kbang, sự giúp đỡ nhiệt tình đầy tâm huyết của các bậc phụ huynh học sinh luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ. Từ ngày thành lập trường cho đến nay nhà trường luôn thực hiện đúng mục đích, nhiệm vụ của một trường THCS tuy còn khó khăn về nhiều mặt nhưng với sự quyết tâm cao độ, đồng cam cộng khổ nổ lực phấn đấu để vững bước đi lên. Quá trình hình thành và phát triển của trường trong 10 năm qua với chặng đường đầy khó khăn thử thách nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành đã và đang trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh và học sinh. Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm giai đoạn 2010- 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động, điều hành và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dục trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. Cùng với các trường THCS, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết tâm xây dựng một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt phát triển theo kịp với các trường THCS trên toàn quốc và khu vực. I/PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG: 1.1 Đặc điểm tình hình : 1.1.1 Môi trường bên trong: a. Điểm mạnh. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 47; trong đó: BGH: 2, giáo viên: 41, nhân viên: 4. - Trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên 42/47, chiếm tỉ lệ 89,36%, trong đó có 25 đại học, chiếm tỉ lệ 53,19%. - Số giáo viên, nhân viên đang theo học các lớp đại học tại chức, từ xa 18. - Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Chất lượng học sinh: + Tổng số học sinh: 903 (năm học 2010 – 2011) + Tổng số lớp: 22 + Xếp loại học lực năm học 2009 – 2010: Giỏi: 16,62%; Khá: 32,9%; TB: 41,1%; Yếu: 8,95%; Kém: 0,43% + Xếp loại hạnh kiểm năm học 2009 – 2010: Tốt: 69,25%; Khá : 25,45%; TB: 4,85%; Yếu:0,43%. + Thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2009 – 2010, đạt 23 giải trong đó: ( 04 giải Nhì, 09 giải Ba, 10 giải Khuyến khích). + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2009 – 2010, đạt 16 giải (01 giải nhất, 06 giải Nhì, 04 giải Ba, 02 giải Khuyến khích) và 3 giải toán trên máy tính cầm tay (1 giải ba, 2 giải khuyến khích) + Tỷ lệ học sinh được công nhân tốt nghiệp THCS năm học 2009 - 2010: 98%. - Cơ sở vật chất: + Phòng học: 22 + Phòng thực hành: 02 (56 m 2 /phòng) + Phòng Thư viện: 01 (56 m 2 + Phòng tin học: 01 (56m 2 với 25 máy đã được kết nối Internet) + Nhà đa năng: 01 (450m 2 ) Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng thí nghiệm lý, Hóa, Sinh, phòng thư viện chưa đạt chuẩn, chưa có phòng học bộ môn). - Thành tích chính của nhà trường: Đã khẳng định được vị trí một trong những trường THCS tiên tiến xuất sắc dẫn đầu trong ngành giáo dục huyện Kbang và phụ huynh, học sinh tin cậy: + Năm học 2007 – 2008, đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen + Năm học 2008 – 2009, đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen, Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen. + Năm học 2009 – 2010, đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen. b. Điểm hạn chế. - Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: - Số lượng Ban giám hiệu còn thiếu, chưa đủ cơ cấu theo quy định. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. - Chất lượng học sinh: lực yếu kém còn 9,38%, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. +Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay; chưa có phòng học bộ môn, phòng vi tính, thiết bị dạy và học còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, phòng làm việc của giáo viên, của lãnh đạo, tổ chuyên môn, đoàn thể, nhà vệ sinh học sinh, tường bao quanh. 1.1.2 Môi trường bên ngoài: a. Thời cơ: Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. b. Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện và tỉnh ngày càng tăng. 1.2 Xác định các vấn đề ưu tiên. - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý. - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC. 1. Sứ mệnh. Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. 2. Tầm nhìn. Là một trong những trường hàng đầu của huyện mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới đỉnh cao giáo dục. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường. - Tình đoàn kết - Lòng nhân ái - Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác - Lòng tự trọng - Tính sáng tạo - Tính trung thực - Khát vọng vươn lên III/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG. 1.Mục tiêu. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại trong tương lai. 2. Chỉ tiêu. 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính. - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin đạt trên 50% . - Có trên 90% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đại học. - 100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ đại học. 2.2. Học sinh - Qui mô: + Lớp học: 20 - 23 lớp.( Học một buổi) + Học sinh: 900 – 1035 học sinh. - Chất lượng học tập: + Trên 60% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (25% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém. + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 đạt 18 giải trở lên. - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống. + Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản: kỷ năng giao tiếp, kỷ năng hợp tác theo nhóm, kỷ năng phòng chống thương tích… tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. 2.3. Cơ sở vật chất. - Phòng học, phòng bộ môn, phòng vi tính, phòng làm việc, phòng phục vụ, nhà vệ sinh, tường rào bao quanh được đầu tư, sửa chữa nâng cấp và xây mới, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. - Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn”. - Xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. 3. Phương châm hành động “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường” IV/ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG: 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình dạy học và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho dạy học. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục. - Xây dựng nhà trường thành công sở văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường. + Nguồn lực tài chính: - Ngân sách Nhà nước. - Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, phụ huynh học sinh…” -Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường + Nguồn lực vật chất: - Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. - Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học. Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh. 6. Xây dựng thương hiệu. - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và Phụ huynh học sinh. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường. VI/ TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2013 - Giai đoạn 2: Từ năm 2013 - 2015 - Giai đoạn 3: Từ năm 2015 - 2020 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả trong thời gian đến. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch có hiệu quả. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. V. KẾT LUẬN: 1.Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm. 2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy. 3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững, có chất lượng, hiệu quả. VI. KIẾN NGHỊ CÁC CẤP: 1. Đối với UBND huyện: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường. 2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện: Tham mưu với UBND huyện tạo mọi điều kiện để trường thực hiện Kế hoạch chiến lược đã đề ra, chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện. 3. Đối với UBND Thị trấn: Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về trường trong nhân dân trên địa bàn Thị trấn Kbang. 4. Đối với trường: Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ chiến lược phát triển của nhà trường đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra. NƠI GỬI: HIỆU TRƯỞNG -Phòng GD&ĐT Kbang (BC) -UBND Thị Trấn Kbang (BC) -Lưu nhà trường Nguyễn Đức Đạt . Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với. hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2013 - Giai đoạn 2: Từ năm 2013 - 2015 - Giai đoạn 3: Từ năm 2015 - 2020 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến. dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. V. KẾT LUẬN: 1 .Kế hoạch chiến lược

Ngày đăng: 04/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w