Bài học đạo đức

2 187 0
Bài học đạo đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài học đạo đức Chợt không muốn viết nhưng sao cứ nhớ. Nhớ như nỗi ám ảnh thôi thúc viết và không dám viết. Gọi là Thầy. Và suốt buổi trò chuyện ngắn ngủi ấy, nhiều câu hỏi và suy nghĩ cứ lởn quởn trong đầu. Cho đến bây giờ, cảm giác đó vẫn chưa rời bỏ hẳn. Chẳng phải là lần đầu tiên trong đời được nghe, được biết nhưng thực cảnh của sự việc đã khiến tôi muốn tin đây là giấc mơ đẹp về một con người sống đẹp hơn. ** Thầy tên thật là Hoàng Văn Bình. Nhưng từ những người hàng xóm đến những người quen biết đều gọi chú Bình bằng thầy. Hỏi ra mới biết, đó là cách gọi thể hiện sự yêu mến của mọi người dành cho chú. Ngày trước, cha mẹ chú Bình đã tự lòng thiện nguyện nuôi nấng các em nhỏ mồ côi. Nay cha mẹ chú mất rồi, chú lại tiếp tục công việc của họ với tất cả sự từ tâm của mình. Vốn là người mộ đạo, chăm chỉ, chú sớm bước vào con đường tu hành và trở thành cha xứ. Dần dà, do số trẻ bị bỏ rơi ngày một tăng nên chú phải gác lại mọi chuyện cá nhân để dành hết thời gian chăm sóc chúng. Chú Bình kể, có những người biết chú chăm sóc trẻ mồ côi nên họ đem con bỏ ở trước cửa nhà chú, đêm hôm đang ngủ mà nghe tiếng trẻ con khóc ngoài sân là biết. Quả thật, nhìn những đứa trẻ lớn khoảng mười mấy tuổi đầu, nhỏ đến nằm trong nôi hoặc những đứa khuyến tật đang nằm vật ra giữa nhà, tôi không khỏi ái ngại khi nghĩ đến cảnh chú một tay phải bồng bế cho sữa, thay tả, tay còn lại phải dỗ dành, quán xuyến trật tự trong ngôi nhà nhỏ có rất nhiều tiếng khóc, cười này. Vậy mà thoắt cái, 26 năm đã trôi qua. Từ một thanh niên trẻ trung, “thầy” trở thành trụ cột trong một gia đình nheo nhóc con thơ. Cảnh gà trống nuôi con tưởng đã đủ tréo ngoe rồi nhưng càng tréo ngoe hơn khi con gà trống ấy phải gồng gánh đến hơn 34 con gà con khác mà mỗi năm số gà con cứ tăng dần. Nhưng cái khó khăn nhất của người cha có những đứa con bên thềm nhà này lại không phải ở sự vất vả mà là làm sao chu toàn được cái ăn, cái mặc và học hành cho từng đứa trẻ một. Thật không khỏi nén lòng khi biết, chi tiêu tiền chợ của gần 40 miệng ăn hàng ngày chỉ khoảng 70 ngàn đồng. Với số tiền như thế, ở cái tuổi đang lớn rất cần dinh dưỡng để phát triển cơ thể, những đứa trẻ nằm nôi sẽ phải nhịn sữa, còn những đứa trẻ lớn hơn khi thèm kẹo sẽ đi uống nước có pha đường. Một em gái nhỏ độ chừng 7,8 tuổi đang đứng trên một cái ghế thấp, vừa với tay làm bếp vừa nói: “Chúng em ăn để sống và tồn tại, cha chúng em cũng thế.” Tôi nhìn quanh, trên bàn nấu ăn lúc này cũng chỉ toàn rau quả héo, thịt thừa…mà chú Bình mua được từ những buổi chợ chiều ế ẩm với giá rẻ nhất có thể. Là người chỉ quen việc đọc kinh thánh và cầu nguyện, nên dù rất muốn tìm thêm nguồn thu nhập giúp cải thiện bữa ăn cho cả nhà nhưng chú Bình cũng khó lòng xoay sở được. Cứ thế, chú và lũ trẻ cứ chật vật duy trì sự sống, bữa đói bữa no với số tiền hảo tâm ít ỏi từ những đoàn từ thiện. Thấy vậy, một người bạn đã gợi ý cho chú và lũ trẻ xếp giấy thủ công để kiếm thêm thu nhập. Nhưng rồi cũng chẳng bán được bao nhiêu… Trong một lần trở lại ngôi nhà tình thương đó, tôi thấy không khí rộn rã hơn hẳn. Một người bạn của chú Bình vừa dọn đến ở cùng, tình nguyện chăm sóc lũ trẻ cùng chú và đặc biệt cô còn mang theo chiếc đàn piano nhỏ, để mỗi buổi chiều cô lại ngồi dạy lũ trẻ đàn hát. Chú Bình cũng vừa đi đâu đó về khoe, một ông chủ hãng giày tốt bụng đã cho chú một thùng giày trẻ em. Chú chất ra nền nhà, bọn trẻ con xúm lại, đứa nào cũng cười tươi, miệng không ngừng la hét: “Có giày mới, có giày mới rồi”. Chú Bình và cô bạn chú cũng đứng đấy, trông họ cười mãn nguyện. Có lẽ, mang niềm vui đến cho lũ trẻ là điều làm họ đồng điệu và cảm thấy hạnh phúc nhất. Tôi cũng cười nhưng lòng thấy xốn xang, đôi giày “mới” nào cũng có 1 chút lỗi nhỏ như: viền chỉ bị đứt, dính cáu bẩn…có lẽ là hàng thanh lý. ** Chú Bình là nhân vật đầu tiên của những ngày tôi tập tành viết báo. Sau này dù có cơ hội gặp gỡ nhiều con người với nhiều hoàn cảnh khốn khó hơn, nhưng tôi vẫn mãi không quên được chú- người “thầy” với sự từ bi của đức tin chúa cùng sự cảm thông sâu sắc trước số phận cơ nhỡ của những đứa trẻ mồ côi, khuyến tật, đã đem chúng về nuôi, cho chúng sự tử tế, mái ấm và tình thương yêu của mình. Đôi khi tôi nghĩ, chú Bình đã có thể chọn một cuộc sống thoải mái hơn nếu như chú không nhận nuôi một đứa trẻ nào. Và những đứa trẻ không nơi nương tựa ấy không phải là lỗi của chú, càng không thuộc trách nhiệm của chú. Sao chú không như lẽ đời, chuyện thiên hạ thì chớ có dây dưa vào?! Nhưng chú không phải là một người sống như lẽ đời. Và bởi vì thế, tôi cảm ơn chú. Cảm ơn chú đã chọn một cuộc sống như vậy. Cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp của chú, những điều chú đã làm cho lũ trẻ ở ngôi nhà tình thương số359/51F đường Lê Văn Sỹ, Q3. Tất cả thật đáng trân quý, xúc động. Cảm ơn chú Bình- người thầy đã dạy cho tôi bài học đạo đức bằng chính cuộc đời mình! Người viết: Hà Thị Kim Ngân. (Sinh viên trường Đh KHXH & NV TP.HCM). Năm sinh: 1989 Địa chỉ liên lạc: 185/9 Lê Quang Định, Bình Thạnh TP. HCM Điện thoại: 0903 814 672 hoặc 067.3.837605 Email: hangan1810@yahoo.com.vn . Chú Hoàng Văn Bình đã từng lên báo Áo Trắng số 2 ra ngày 15-1-2010, tôi là người viết bài đó. Nhưng nội dung bài viết đó và bài viết vừa trình bày trên đây hoàn toàn khác nhau về cách thể hiện cũng như nội dung. Dưới đây là link website xem bài viết đăng trên Áo trắng: http://tuoitre.vn/Ao-trang/359046/Cha-cua-34-dua-con.html . Bài học đạo đức Chợt không muốn viết nhưng sao cứ nhớ. Nhớ như nỗi ám ảnh thôi thúc viết và không dám. Sỹ, Q3. Tất cả thật đáng trân quý, xúc động. Cảm ơn chú Bình- người thầy đã dạy cho tôi bài học đạo đức bằng chính cuộc đời mình! Người viết: Hà Thị Kim Ngân. (Sinh viên trường Đh KHXH &. tôi là người viết bài đó. Nhưng nội dung bài viết đó và bài viết vừa trình bày trên đây hoàn toàn khác nhau về cách thể hiện cũng như nội dung. Dưới đây là link website xem bài viết đăng trên

Ngày đăng: 04/05/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan