1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

1 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 26 KB

Nội dung

1. Phải tuyển chọn và đào tạo ra một lực lượng thầy, cô giáo theo quan điểm mới. Nghĩa là đào tạo ra một lớp thầy cô giỏi chuyên môn, có nhân cách, đạo đức tốt và có đời sống vật chất đảm bảo ở mức cao so với các ngành nghề khác trong xã hội để người thầy chỉ chuyên tâm vào mỗi việc giảng dạy sao cho thật tốt, không bao giờ có ý nghĩ phải tổ chức dạy thêm để kiếm tiền, dù ở bất kỳ hình thức nào. 2. Chương trình và hệ thống sách giáo khoa phải "Rất chuẩn",coi đây là pháp lệnh giáo dục mà các thầy cô giáo ở mọi cấp học phải tuân theo, không đưa thêm bất kỳ một tài liệu nào khác vào chương trình mà chưa được Bộ GD&ĐT cho phép. 3. Tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người được tham gia học tập, nhưng chất lượng đòi hỏi phải cao. Đề thi phải bao hàm tất cả nội dung học tập, có độ khó nhất định đòi hỏi học sinh phải nỗ lực. Tỷ lệ sàng lọc cao dần theo các cấp học: Cấp I (Tiểu học) chỉ cần 90% chuyển cấp, cấp II (THCS) 80%, cấp III (THPT) 70% và chỉ 50-60% vào đại học. Đại học trở lên cốt ở đào tạo tài năng chứ không cần số lượng (nhiều Kỹ sư, Cử nhân, Tiến sĩ mà thất nghiệp thì nhiều để làm gì?!). Số học sinh không lên lớp, chuyển cấp phải tự học lại cho có kiến thức chờ kỳ thi năm tới. Tuyệt đối không nên tổ chức thi lần 2 để vớt những học sinh yếu kém - nguyên nhân của hiện tượng ngồi nhầm lớp! Số học sinh không vào đại học thì đã có hệ thống trường đào tạo nghề. Đất nước chúng ta cần nhiều bàn tay vàng hơn là nhiều tri thức rởm! 4. Quản lí giáo dục cần tinh giản gọn nhẹ mà hiệu quả hơn, hoạt động chủ yếu dựa vào pháp lệnh. Các trường phải làm đúng chức năng của mình. Nhà quản lí cấp Bộ, tỉnh chỉ việc lên kế hoạch thanh tra (không báo trước) để đánh giá năng lực tổ chức quản lí của các trường, đánh giá nghiêm khắc, khách quan về chuyên môn của giáo viên, sẵn sàng loại bỏ những người không làm tốt chức năng của mình, người có cuộc sống bê tha, mất uy tín trước học sinh và phụ huynh Đồng thời khen thưởng xứng đáng những giáo viên có nhiều thành tích, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, có uy tín trong xã hội. 5. Đánh giá chất lượng đào tạo khách quan thông qua kết quả của các kỳ thi. Học sinh đỗ nhiều hay ít không nên quy kết vào trách nhiệm của giáo viên, nhà trường. (Học sinh lười nhác thì đến mười ông Bộ trưởng cũng đầu hàng!). Vì vậy, nên đoạn tuyệt cái bệnh thành tích do việc "giao chỉ tiêu" phấn đấu gây nên. Thầy dạy hết mình thì trò cũng phải học hết mình. Thầy có làm tốt nhiệm vụ của mình hay không thì đã có Thanh tra ngành đánh giá, còn học sinh thi đỗ hay không là do nỗ lực của học sinh và kết quả thi mang lại, phải tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho nhà trường hay giáo viên! 6. Cấm tuyệt đối mọi loại hình dạy thêm, học thêm. (Chỉ vì dạy trong trường không đảm bảo nên mới có chuyện dạy thêm, học thêm!). Mấy năm gần đây, thủ khoa của các trường đại học trong mùa tuyển sinh không phải là học sinh ở các thành phố, trung tâm giáo dục lớn, mà rất nhiều ở nông thôn - nơi không có hiện tượng dạy-học thêm tràn lan, phổ biến (Thanh Hoá, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum ). 7. Trách phạt nghiêm minh (Phạt một người khiếp đảm muôn người - Luật Việt Nam không hiệu lực thực thi vì hình phạt quá nhẹ!) hiện tượng "chạy trường, chạy chỗ, chạy bằng cấp" ở trong ngành giáo dục, coi đó là hành vi vi phạm đạo đức người thầy, làm hoen ố hình ảnh người thầy và uy tín ngành giáo dục. Thực hiện được 7 nội dung này nhất định sẽ nâng cao chất lượng ngành giáo dục Việt Nam. . giáo viên có nhiều thành tích, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, có uy tín trong xã hội. 5. Đánh giá chất lượng đào tạo khách quan thông qua kết quả của các kỳ thi. Học. được tham gia học tập, nhưng chất lượng đòi hỏi phải cao. Đề thi phải bao hàm tất cả nội dung học tập, có độ khó nhất định đòi hỏi học sinh phải nỗ lực. Tỷ lệ sàng lọc cao dần theo các cấp học:. hình ảnh người thầy và uy tín ngành giáo dục. Thực hiện được 7 nội dung này nhất định sẽ nâng cao chất lượng ngành giáo dục Việt Nam.

Ngày đăng: 04/05/2015, 05:00

w