1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án tiếng Việt lớp 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

5 3,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 23,11 KB

Nội dung

1. Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2. Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. 3. Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội. 1. Trong thành phần ngôn ngữ: Các âm và các thanh (nguyên âm, phụ âm, 6 thanh điệu) Các tiếng Các từ (từ đơn tiết và từ đa tiết) Các ngữ cố định 2. Trong cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: Quy tắc cấu tạo các kiểu câu (câu đơn, câu ghép, câu phức) Phương thức chuyển ngữ từ (chân tay, chân tường, chân bàn,…) Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện 1. Giọng nói cá nhân 2. Vốn từ ngữ cá nhân 3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc. (Vd: Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) 4. Việc tạo ra các từ mới 5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. (Vd: Lom khom dưới núi, tiều vài chú) Nghĩa chung từ “thôi”: Xuân Hương đã sử dụng cách sắp đặt riêng trong câu thơ này Trong câu thơ của Nguyễn Du, “nách” chỉ góc tường

Trang 1

Bài 2: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A MỤC TIÊU Giúp học sinh

1 Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng

2 Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung

3 Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa

có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1 Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng

2 Học sinh : Bài soạn

C PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Học sinh tự tìm hiểu bài học trên cơ sở hướng dẫn, gợi mở của giáo viên

D TRỌNG TÂM BÀI HỌC

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội; là phương tiện giao tiếp chung

- Cái riêng trong lời nói cá nhân

- Mối quan hệ biện chứng, thống nhất giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân

E TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Giới thiệu bài mới:

Làm thế nào để ta có thể chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình với người khác? Làm thế nào mà ta truyền đạt những tri thức mà ta có cho thế hệ mai sau?

Tất cả những điều đo có thể thực hiện được là nhờ vào ngôn ngữ (nói và viết)

3. Bài giảng

Hoạt động của giáo viên và Hs Yêu cầu cần đạt

Hđ 1:

Học sinh:

I NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA

XÃ HỘI

Trang 2

- Đọc, gạch dưới những ý

chính, quan trọng trong SGK

- Trả lời câu hỏi của giáo viên

(làm việc theo nhóm nhỏ)

- Trình bày câu trả lời của

nhóm, trả lời thắc mắc của các

bạn trong lớp

- Tự ghi vào tập bài học

- Cho ví dụ minh hoạ

Giáo viên:

- Giải thích sơ lược khái niệm

tiếng, từ, ngữ cố định, cho vd

minh họa (ba que xỏ lá, đen như

cột nhà cháy)

- Đặt câu hỏi thảo luận:

 Vì sao nói ngôn ngữ là tài

sản chung của xã hội?

 Những phương diện nào

của ngôn ngữ thể hiện tính

chung cả cộng đồng?

 Vì sao mỗi cá nhân đều phải

tích lũy và biết sử dụng ngôn

ngữ chung của cộng đồng xã

hội?

- Kiểm tra phần ghi bài của học

sinh, nhận xét thảo luận của học

sinh

Ngôn ngữ là phương tiện giúp mỗi cá nhân

trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác

Tính chung trong ngôn ngữ được biểu hiện qua những phương diện sau:

1 Trong thành phần ngôn ngữ :

- Các âm và các thanh (nguyên âm, phụ âm, 6

thanh điệu)

- Các tiếng

- Các từ (từ đơn tiết và từ đa tiết)

- Các ngữ cố định

2 Trong cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ:

- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu (câu đơn, câu

ghép, câu phức)

- Phương thức chuyển ngữ từ (chân tay, chân

tường, chân bàn,…)

 Các quy tắc và phương thức có tính chất phổ biến và bắt buộc đối với mọi cá nhân khi tạo ra lời nói để thực hiện việc giao tiếp với các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội

Hđ 2

Học sinh:

- Đọc, gạch dưới những ý

chính, quan trọng trong SGK

- Trả lời câu hỏi của giáo viên

(làm việc theo nhóm nhỏ)

- Trình bày câu trả lời của

nhóm, trả lời thắc mắc của các

bạn trong lớp

II LỜI NÓI – SP RIÊNG CỦA CÁ NHÂN

Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp

Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện

1 Giọng nói cá nhân

2 Vốn từ ngữ cá nhân

3 Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ

Trang 3

- Tự ghi vào tập bài học

- Cho ví dụ minh hoạ

 Giáo viên:

- Đặt câu hỏi thảo luận:

 Phân biệt lời nói và ngôn

ngữ?

 Vì sao nói lời nói là sản

phẩm riêng của cá nhân??

 Các phương diện của lời

nói cá nhân?

- Kiểm tra phần ghi bài của

học sinh, nhận xét thảo luận của

học sinh

ngữ chung, quen thuộc (Vd: Thấy một mặt trời

trong lăng rất đỏ)

4 Việc tạo ra các từ mới

5 Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung (Vd: Lom khom dưới núi, tiều vài chú)

III QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng

xã hội và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân

sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.

- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động,

hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và những phương thức chung của ngôn ngữ.

IV TỔNG KẾT

Chép phần ghi nhớ trang 13, 35

V LUYỆN TẬP Bài tập 1/13

Nghĩa chung từ “thôi”: chấm dứt, kết

thúc một hoạt động nào đó Ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ thôi với nghĩa chấm dứt, kết thúc một cuộc đời Đây là sự sáng tạo

nghĩa mới của từ “thôi”

Trang 4

Bài tập 2/13

- Xuân Hương đã sử dụng cách sắp đặt

riêng trong câu thơ này:

 Danh từ trung tâm (rêu, đá) được xếp trước tổ hợp định từ và danh

từ chỉ loại.

 Vị ngữ trước chủ ngữ.

- Sự sắp xếp đó tạo nên âm hưởng mạnh

mẽ của câu thơ, tô đậm sức sống mãnh liệt của rêu và đá.

Bài tập 1/35

Trong câu thơ của Nguyễn Du, “nách” chỉ góc tường Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ chỉ vị trí trên thân thể sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc Đây là nghĩa chuyển, chỉ có trong thơ Nguyễn Du nhưng nó được tạo ra theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt (ẩn dụ)

Bài tập 2/36

- Xuân (Hồ Xuân Hương): mùa xuân, sức

sống, nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Xuân (Nguyễn Du): vẻ đẹp của người

con gái trẻ tuổi.

- Xuân (Nguyễn Khuyến): chất men say

nồng của rượu ngon, sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.

- Xuân (Hồ Chí Minh): sức sống mới, sự

tươi đẹp của đất nước.

Bài tập 3/36

- Mặt trời(Huy Cận): dùng theo nghĩa gốc

nhưng sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

- Mặt trời (Tố Hữu): lí tưởng cách mạng

Trang 5

- Mặt trời (Nguyễn Khoa Điềm): chỉ đứa

con - niềm hạnh phúc, niềm tin, nguồn ánh

sáng của cuộc đời mẹ.

Bài tập 4/36:

Các từ do cá nhân tạo ra, trước đó chưa

có trong ngôn ngữ

a/ Mọn mằn: nhỏ đến mức không đáng kể

- Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp phụ âm

đầu.

- Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau

- Tiếng láy lặp lại âm đầu, đổi thành vần

“ăn”

b/ Giỏi giắn: rất giỏi (có sắc thái thiện cảm)

(như trên)

c/ Nội soi: soi vào để xem ở phía trong cơ

thể

- Tạo ra từ hai tiếng có sẵn

- Dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép

chính phụ (tiếng chính chỉ hoạt động đi sau)

4. Củng cố:

Bài tập 1/13

5. Dặn dò

Làm bài tập 2,3/13

Chuẩn bị bài “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w