Chí Phèo Chữ người tử tù Nguyễn Tuân Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Lai Tân Chiều tối Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh Vội vàng Đây thôn Vĩ Dạ Tràng giang Tương tư Từ ấy Tây Tiến Việt Bắc Tiếng hát con tàu Đất Nước Rừng xà nu Vợ chồng A Phủ Vợ nhặt Chiếc thuyền ngoài xa Một người Hà Nội Những đứa con trong gia đình Tố Hữu Chế Lan Viên Xuân Diệu Nguyễn Tuân Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đ8ến nay
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn
1 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN)
- Xuất xứ :
+ Truyện ngắn “Chữ người tử tù” được trích từ tập “Vang bóng một thời”
+ Là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trướcCMT8
- Nội dung : Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cho ta thấy vẻ đẹp độc đáo của hình tượng
nhân vật Huấn Cao Đó là kết tinh của tài hoa, khí phách và thiên lương Đồng thờitruyện còn giúp ta hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: cái Đẹp phải gắn
liền với cái thiện, chữ tài phải gắn với chữ tâm “Chữ người tử tù” thể hiện niềm tin
mãnh liệt của nhà văn vào sự bất diệt của cái đẹp
- Nghệ thuật : Truyện ngắn “Chữ người tử tù” đã xây dựng được tình huống truyện giàu
kịch tính, độc đáo và hấp dẫn Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, gợi không khí cổ xưa rất
phù hợp để nói về “một thời vang bóng” Tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp
tương phản, đối lập Ngoài ra còn phải kể đến nhịp điệu và kết cấu câu văn cân đối,hài hòa tạo nên chất nhạc và chất họa, làm cho truyện ngắn thêm đậm nét cổ kính,trang nghiêm
2 HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)
Tác giả
Thạch Lam viết nhiều về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của những người dânnghèo ở phố huyện hay ở ngoại ô Hà Nội và về những trí thức bình dân với một niềmcảm thương thấm thía Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện(hoặc cốt truyện rất đơn giản) nhưng lại giàu tâm tình, tâm trạng, lời văn bình dị màgợi cảm Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm kín bên trong của con ngườivới biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế,… và cũng làm đọng lạitrong lòng người đọc thật nhiều dư vị
Tác phẩm
- Xuất xứ: trích trong tập “Nắng trong vườn”, là truyện ngắn khá tiêu biểu của Thạch
Lam
- Thể loại: truyện ngắn không có cốt truyện
- Nội dung: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cho ta hiểu được tấm lòng cảm thương sâu sắc
của Thạch Lam đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trântrọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện
Trang 2ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 2
- Nghệ thuật: “Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho loại truyện ngắn tâm tình của Thạch Lam.
Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn rất hấp dẫn người đọc bởi nhà văn đã đi sâuvào thế giới nội tâm của nhân vật để từ đó khơi dậy sự đồng cảm, xót thương ở ngườiđọc; bởi lối viết nhỏ nhẹ, điềm tĩnh mà lắng đọng, dư ba và ngôn ngữ giàu chất thơ
VĂN XUÔI HI N TH C PHÊ PHÁN ỆN THỰC PHÊ PHÁN ỰC PHÊ PHÁN
1 NAM CAO
Con người: có ba đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông
- Bề ngoại Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm thì luônluôn sôi sục, có khi căng thẳng Trong tâm hồn nóng bỏng ấy thường xuyên diễn racuộc xung đột âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thầndũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khátvọng cao cả và những dục vọng phàm tục Điều này thể hiện rất rõ trong các tác phẩmviết về người trí thức
- Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp bức và khinh miệttrong xã hội cũ Với ông, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người.Mỗi tác phẩm của ông viết về người nghèo là một thiên trữ tình đầy xót thương vớinhững kiếp lầm than
- Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đề lênnhững khái quá triết lí đầy sâu sắc và tâm huyết
Quan điểm nghệ thuật
- Quan niệm về nghề văn :
+ Nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm với cuộc sống+ Viết văn là một hoạt động sáng tạo
- Quan niệm về văn học hiện thực chủ nghĩa:
+ Chủ trương phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân+ Văn học hiện thực không phải mô tả cuộc sống hiện thực mà còn phải phân tích, lígiải cuộc sống theo quy luật: hoàn cảnh xã hội quyết định tâm lí, tính cách conngười
+ Nhà văn phải nhìn đời bằng đôi mắt tình thương mới thấu hiểu được bản chất tốtđẹp của con người
Đề tài chính
- Đề tài người trí thức nghèo: phản ánh chân thực thực trạng “sống mòn” về tinh thần, tư
cách của người trí thức do “áo cơm ghì sát đất”
- Đề tài người nông dân nghèo : thường chú ý đến những số phận bi thảm, phát hiện sâu
sắc nhất của nhà văn là người nông dân đang bị hủy diệt mất hết nhân tính khi bị đẩy
và cuộc sống khốn cùng
Trang 3ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 3
Dù viết ở đề tài nào, truyện của ông củng thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.
Nghệ thuật viết truyện
- Nam Cao có biệt tài phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật Ông đã tạo được nhiều đoạnđối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động
- Văn Nam Cao mang tính triết lí sâu sắc Triết lí không khô khan mà xuất phát từ cuộcsống thực và tâm tư đầy đau đớn, dằn vặt của nhà văn
- Truyện Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu Có hai giọng điệu cơ bản nhất: giọng tự sựlạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng khinh bạc và giọng trữtình sôi nổi tha thiết, thường mở đầu bằng những thán từ Hai giọng văn đối lập vàchuyển hóa qua lại, tạo nên những trang văn thú vị, lôi cuốn
Kết luận
- Với Nam Cao, truyện ngắn Việt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt đến
độ hoàn thiện Truyện ngắn mà sức khái quát lớn, khắc họa được những tính cách sâusắc và đầy góc cạnh
- Nam Cao là một cây bút lớn Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoànthiện thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửađầu thế kỉ XX
2 CHÍ PHÈO (NAM CAO)
- Nhan đề
+ Cái lò gạch cũ: chi tiết độc đáo, gợi vòng đời luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân
nghèo trước CMT8 Nhan đề này thể hiện cái nhìn bi quan về cuộc sống của ngườinông dân, đồng thời khiến độc giả nghĩ rằng quá trình tha hóa mới là mạch vậnđộng chính của tác phẩm chứ không phải quá trình thức tỉnh
+ Đôi lứa xứng đôi: nhan đề này do nhà xuất bản đặt, gây sự tò mò phù hợp với thị
hiếu một bộ phận độc giả lúc bấy giờ, không khái quát được toàn bộ nội dung củacâu chuyện
+ Chí Phèo: nhan đề này không chỉ xác định được nhân vật chính mà còn khái quát
được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn
- Nội dung: Truyện ngắn “Chí Phèo” cho ta thấy được số phận khốn cùng bi thảm của
người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và niềmcảm thương, trân trọng của Nam Cao đối với họ Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáođanh thép đối với xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào con đườngtha hóa, lưu manh hóa
- Nghệ thuật : Nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình Tiếp theo là nghệ
thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật rất tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vậtChí Phèo Ở truyện ngắn này, Nam Cao đã tạo được giọng văn trần thuật độc đáo,linh hoạt, đầy biến hóa, kết hợp thật hài hòa giữa đối thoại và độc thoại, giữa lời gián
Trang 4ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 4
tiếp và lời nửa trục tiếp Dường tất cả tài năng nghệ thuật của Nam Cao đều kết tinh
và tỏa sáng trong “Chí Phèo”
3 ĐỜI THỪA (NAM CAO)
- Xuất xứ: truyện được đăng lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy”
- Ý nghĩa nhan đề: “Đời thừa” là cuộc đời vô ích, vô nghĩa
- Nghệ thuật: phân tích nội tâm nhân vật Qua những dòng độc thoại nội tâm, người đọc
thấm thía bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ
- Nội dung: Truyện ngắn thể hiện những bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, qua đó làthái độ đồng cảm, trân trọng của tác giả Đồng thời, truyện thể hiện quan điểm nghệthuật tiến bộ của Nam Cao
4 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (trích, VŨ TRỌNG PHỤNG)
Tác giả
- Vũ Trọng Phụng là cây bút viết phóng sự và tiểu thuyết nổi tiếng Ông được mệnh
danh là "Ông vua phóng sự đất Bắc"
- Ông là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực 1930 –
1945, một cây bút đầy tài năng, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triểnmạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam
Tác phẩm
- Xuất xứ: “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”,
một tiểu thuyết hoạt kê xuất sắc, kết tinh tài năng trào phúng bậc thầy Vũ TrọngPhụng
- Nghệ thuật: “Hạnh phúc của một tang gia” là một chương truyện đậtm chất trào phúng.
Tác phẩm tạo nên những tình huống trào phúng đặc sắc, xây dựng thành công nhữngchân dung trào phúng điển hình sinh động, với giọng điệu trào phúng mỉa mai thâmthúy, sâu cay
- Nội dung: Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, tác phẩm đã mỉa mai, châm biếm thói đạo
đức giả hợm hĩnh, rởm đời trong xã hội thượng lưu Hà thành đầu thế kỉ XX
- Nhan đề và tình huống trào phúng:
+ Nhan đề: thể hiện mâu thuẫn trào phúng Tang gia mà lại hạnh phúc, nhà có người
chết mà vui như hội
+ Tình huống: cái chết của cụ tổ đã đem đến cho đại gia đình bất hiếu này niềm vui
sướng to lớn vì tờ di chúc của cụ đã tới lúc được thực hiện Mọi người chờ đợi cáichết của cụ như chờ đợi một hạnh phúc và hạnh phúc đã đến
=> Nhan đề và tình huống trào phúng đã làm bộc lộ bao nhiêu mâu thuẫn trào phúngkhác và làm đậm nét hàng loạt chân dung hài hước
Trang 5ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 5
+ Là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ Mới và ông được đánh giá là
“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” (Hoài Thanh)
+ Chủ đề chính: niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm với đời và tình yêu cuộcsống; nỗi cô đơn rợn ngợp của cá thể trước không gian mênh mông và thời gian xathẳm; khát vọng tình yêu mạnh mẽ, cuồng nhiệt và cũng là nỗi đau của một trái timyêu đám say mà không được đền đáp
- Trước CMT8: viết theo bút pháp lãng mạn và có lúc nghiêng về chủ nghĩa hiện thực
- Sau CMT8: với niềm say mê cuộc sống mới, xây dựng đã viết nhiều hơn, viết khỏe
hơn và ở nhiều thể loại khác nhau Ngoài truyện ngắn, tùy bút, ông còn viết nghiêncứu, phê bình văn học, giới thiệu và dịch thơ
Kết luận
Đóng góp của của ông cho tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Namđược bộc lộ một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đặn ở mỗi giaiđoạn lịch sử
2 VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)
- Hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập thơ “Thơ” (tập thơ đầu tay), xuất bản năm 1938
- Nội dung : “Vội vàng” là bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ Mới Đó
là niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hgết mình trong cuộc đời của nhà thơ
- Nghệ thuật : Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận với
những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ, giọng điệu sôi nổi, đắm say
3 TRÀNG GIANG (HUY CẬN)
Tác giả
Trang 6ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 6
- Trước CMT8, Huy Cận là nhà thơ lãng mạn, nổi tiếng với tập “Lửa thiêng Sau CMT8,
ông là một trong những người lãnh đạo nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam, đồng thờisáng tác nhiều tập thơ hòa điệu giữa con người, xã hội và thơ ca
- Thơ Huy Cận nhiều bài hàm súc, giàu chất triết lí Huy Cận luôn khao khát và lắng
nghe sự hòa điệu giữa hồn người với tạo vật, giữa cá thể với nhân quần
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác : Chiều thu 1939, khi tác giả đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn cảnh
sông Hồng mênh mông sóng nước, 4 bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người nổi trôi,
bé nhỏ
- Xuất xứ : trích trong tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của Huy Cận
- Ý nghĩa nhan đề : nhan đề gợi ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển vừa thân
mật; hai âm “ang” đi liền với nhau đã gợi lên trước mắt ta một dòng sông chảy dài vô
tận, một nỗi lòng miên man
- Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: cảnh trời đất mênh mang, sông
nước bao la gợi lên nỗi sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà lắng sâu trong lòng người
- Nội dung: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu buồn của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng
lớn và cũng là tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước
- Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn đậm chất Đường thi trang nghiêm, cổ
kính; âm điệu trầm buồn và cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài
hòa
4 ĐÂY THÔN VĨ DẠ (HÀN MẶC TỬ)
Tác giả
- Tuy cuộc đời có nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có
sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong tác phẩm thơ Mới
- Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy
một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế
- Thơ Hàn Mặc Tử có một đặc điểm nổi bật: ảo rõ hơn thực, người thơ lấn át cảnh thơ.
Cảnh và người không có một ranh giới cố định
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
+ Trích trong tập “Thơ Điên” (1938), được sáng tác sau khi nhà thơ đã mắc bệnh nan y
+ Bài thơ được sáng tác sau Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc –người thiếu nữ ông đã thầm thương trộm nhớ - gửi tặng
- Nội dung: “Đây thôn Vĩ Dạ” là nỗi buồn cô dơn của con người tha thiết yêu đời, yêu
thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống trong cảnh ngộ bất hạnh
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu giữa tả thực, tượng trưg, lãng mạn, trữ tình Tất
cả đã làm nên sắc thái lãng mạn, nửa hư nửa thực của bài thơ
Trang 7ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 7
+ Sự vận động của hình ảnh và tâm trạng tác giả trong bài thơ: hình ảnh thơ, tứ thơ
thực mộng ảo (nên thơ, huyền ảo); tâm trạng niềm tin yêu phơi phới băn khoăn đi tìm hạnh phúc câu hỏi không lời giải đáp (tấm lòng thiết tha gắn bó với con người,
với cuộc đời)
5 TƯƠNG TƯ (NGUYỄN BÍNH)
- Nội dung: Bài thơ là tình yêu trong sáng, mãnh liệt của người con trai đối với người
con gái thôn quê Đồng thời, nhà thơ còn thể hiện tình cảm chân thành của mh vớinhững nét đẹp văn hóa dân gian của dân tộc
- Nghệ thuật: “Tương tư” tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính Bài
thơ đậm đà màu sắc dân gian, phảng phất phong vị của ca dao, những hình ảnh bình
dị và quen thuộc Giọng điệu thơ trong trẻo, cách so sánh ví von sinh động, tinh tế vàhết sức gợi cảm
TH CÁCH M NG (TR Ơ MỚI ẠN ƯỚI C 1945)
1 TỪ ẤY (TỐ HỮU)
- Hoàn cảnh sáng tác: “Từ ấy” được trích trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu Bài thơ
được sáng tác khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương (1938) Đó
là thời điểm quan trọng, đánh dấu bước ngoặt đối với lẽ sống và con đường thơ củatác giả
- Nội dung : Bài thơ là bản tuyên ngôn về quan điểm nhận thức và sáng tác của Tố Hữu.
“Từ ấy”, thể hiện niềm vui lớn của Tố Hữu khi giác ngộ lí tưởng Cộng sản; sự gắn bó
khăng khít của cá nhân với quần chúng nhân dân và niềm tin tưởng, lạc quan của nhàthơ và tương lai tươi sáng
- Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn, mang âm điệu trang trọng, cách ngắt
nhịp thay đổi liên tục nhằm diễn tả những trạng thái cảm xúc vừa say mê mãnh liệtvừa sâu sắc, thiết tha
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Từ ấy” là thời điểm đánh dấu mốc thời gian vừa là sự kiện quan trọng mở đầu cho
con đường hoạt động cách mạng và thơ ca của Tố Hữu
+ “Từ ấy” là lời tuyên ngôn về lẽ sống cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu
Trang 8ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 8
2 CHIỀU TỐI (HỒ CHÍ MINH)
- Xuất xứ : trích trong “Nhật kí trong tù”
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác sau một ngày dài chuyển lao từ Tĩnh Tây
đến Thiên Bảo, lúc chiều tối, giữa núi rừng nơi đất khách quê người Đoạn đườngchuyển lao dài gần 100km
- Nội dung: Bài “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vuợt lên
hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh
- Nghệ thuật: Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển và hiện đại
3 LAI TÂN (HỒ CHÍ MINH)
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu Hồ Chí Minh bị
giam giữ trong nhà tù Quốc dân Đảng
- Nội dung: Bài thơ vạch trần bản chất thới nát của bộ máy chính quyền Tưởng Giới
Thạch Qua đó, tác giả thể hiện sự bất bình, tố cáo quyết liệt thực trạng xã hội TrungQuốc thời bấy giờ
- Nghệ thuật:
+ “Lai Tân” được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt
+ Bài thơ sử dụng nghệ thuật châm biếm độc đáo, sắc sảo, giọng thơ lạnh lùng, kháchquan và giàu sức gợi
4 NHẬT KÍ TRONG TÙ, NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Nhật kí trong tù:
- Hoàn cảnh sáng tác: trong 13 tháng bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung
Quốc)
- Nội dung:
+ Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc: những ghi chép về những
điều tai nghe mắt thấy hằng ngày của tác giả trong nhà tù và trên đường chuyển lao;bút pháp châm biếm được sử dụng rộng rãi với nhiều cung bậc và giọng điệu khácnhau
+ Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh: một tấm gương nghị lực phi thường, một bản
lĩnh vĩ đại; tâm hồn yêu Nam Cao thiết tha và khát khao tự do, khát khao chiến đấu;tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt và nhọn sắc; tấm lòng yêu thương bao
la đối với nhân loại cần lao, đối với cuộc sống
Quan điểm sáng tác văn học:
- Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận vănhóa tư tưởng
- Xuất phát từ mục đích (viết để làm gì?), đối tượng tiếp nhận (viết cho ai?) để quyết định nội dung (viết cái gì?) và hình thức của tác phẩm (viết như thế nào?)
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm văn học
Trang 9ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 9
Phong cách nghệ thuật:
- Đa dạng mà thống nhất; Kết hợp sâu sắc, nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học,giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại
- Phong cách riêng, độc đáo, có giá trị:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng
thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp Văn chính luận mà vẫnthấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh Giọng văn đa dạng: ôn tồn, thấu tình đạt lí;đanh thép, lời lẽ hùng hồn
+ Truyện và kí: đậm chất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào
phúng sắc bén
+ Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh Thơ tuyên truyền
cách mạng: lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại Thơ chữ Hán:mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển vàbút pháp hiện đại
Kết luận
- Văn thơ Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đạicủa Người
- Tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm
và tâm hồn cao cả của Người
TH SAU CÁCH M NG (SAU 1945) Ơ MỚI ẠN
1 TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
Tác giả
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc
- Một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt là khi ông viết về
lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây)
Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác + Ý nghĩa nhan đề:
+ Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biêngiới Việt – Lào Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội Quang Dũng làđại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948
+ Khi chuyển sáng đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết
bài thơ này Lúc đầu tên bài thơ là “Nhớ Tây Tiến” Khi in, tác giả đổi tên bài thơ
“Tây Tiến”
- Nội dung: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người lính Tây Tiến Đồng
thời, bài thơ cũng thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về đoàn binh Tây Tiến một thờihào hùng và bi tráng
- Nghệ thuật:
Trang 10ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 10
+ Cảm hứng lãng mạn hòa hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ+ Hình ảnh thơ mộng, hào hùng
+ Sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ, gieo vần, phối thanh+ Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.Trong đó, bút pháp lãng mạn có phần nổi trội
2 TỐ HỮU
- Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam Cácchặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đườngcách mạng của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quanđiểm tư tưởng của nhà thơ
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
(1) Nội dung: mang tính chất trữ tình – chính trị sâu sắc
+ Luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn Cái tôi trữtình: cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc Tậptrung thể hiện những tình cảm mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con ngườicách mạng
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi Đối tượng thể hiện chủ yếu là những sự kiệnchính trị lớn của đất nước Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc Nhânvật trữ tình tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại
+ Giọng thơ tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành(2) Nghệ thuật: mang tính dân tộc rất đậm đà
- Đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc
- Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạcphong phú của tiếng Việt bằng cách sử dụng tài tình các từ láy, thanh điệu, vần thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta
được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới Tháng 10-1954, các
cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội Nhân
sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”
- Nội dung:
+ Qua “Việt Bắc”, Tố Hữu đã nói lên những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại và
khơi đúng vào chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân nghĩa, thủy chung củanhân dân ta
Trang 11ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 11
+ “Việt Bắc” là một câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một
cảm nhận mang tính riêng tư
- Nghệ thuật:
+ Từ láy giàu nhạc điệu, giàu sức gợi cảm+ Ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian+ Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết
+ Thể thơ lục bát, lối đối đáp giao duyên
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Việt Bắc là quê hương cách mạng: Trước CMT8/1945: Việt Bắc là nơi thành lập mặt trận Việt Minh (1941); trong kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc là chiến khu vững chắc
của các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ
+ “Việt Bắc” không chỉ là nhan đề của bài thơ mà còn là nhan đề của một tập thơ
4 TIẾNG HÁT CON TÀU (trích, CHẾ LAN VIÊN)
Tác giả
- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới
- Con đường thơ trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những tìm tòi, trăn trở
không ngừng của nhà thơ Trước CMT8: xu hướng thơ lãng mạn với thế giới của “điêu
tàn” kinh dị, thần bí và bế tắc Sau CMT8: khuynh hướng sử thi hào hùng và chất
chính luận hùng biện nóng hổi bởi tính thời sự
- Phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và
sự đa dạng phong phú của hình ảnh
Tập thơ “Ánh sáng và phù sa”
- Đánh dấu bước trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên con đường thơ cáchmạng và là một trong những thành tựu xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau 1945
- Thể hiện hành trình tư tưởng và tâm hồn của người nghệ sĩ đi “từ thung lũng đau
thương ra cánh đồng vui”, “từ chân trời của một con người đến chân trời của mọi người”.
Bài thơ “Tiếng hát con tàu”
- Xuất xứ: được in trong tập “Ánh sáng và phù sa”
- Hoàn cảnh sáng tác: Những năm 1958 – 1960, Đảng và Chính phủ tổ chức cuộc vận
động nhân dân miền xuôi đi xây dựng Tây Bắc Bài thơ được gợi cảm hứng từ sự kiệnkinh tế – xã hội đó
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Con tàu”: tâm hồn của nhà thơ với khát vọng đến với cuộc đời rộng lớn, tìm về
ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật
+ “Tiếng hát”: khát khao cháy bỏng cất lên thành tiếng, ngân lên thành nhạc; là hành
khúc lên đường say mê, giục giã
=> Đây là con tàu tâm hồn xuyên suốt bài thơ, là biểu tượng sinh động cho niềm khaokhát lên đường, đi về mọi miền Tổ quốc, được sống cùng và hòa nhập với cuộc sốngcủa nhân dân của tác giả
Trang 12ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 12
- Nội dung: Bài thơ là niềm hân hoan và lời giục giã của một tâm hồn đã thức tỉnh một
chân lí lớn, lẽ sống lớn của đời người và đời thơ, đó là nhân dân
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ giàu suy tưởng và đậm chất triết lí -> độ sâu về tư tưởng trong tácphẩm
+ Bài thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ tươi tắn, cách diễn đạt mới mẻ
+ Bài thơ mang vẻ đẹp độc đáo của nhiều sự hòa hợp và hòa quyện Hòa quyện: giữa tư
tưởng và tâm hồn; giữa cảm xúc với suy tưởng, triết lí; giữa kĩ thuật điêu luyện với
tình cảm chân thành; giữa tứ thơ mới lạ và hình ảnh đa dạng, phong phú Kết hợp:
giữa thực tại với hoài niệm; giữa hiện tại với tương lai; giữa thực và ảo; giữa thật vàmơ
- Lời đề từ:
+ “Tây Bắc” là hình ảnh trung tâm, có nhiều tầng nghĩa:
Vùng đất phía Tây Tổ quốc
Biểu tượng gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc – nơi có cuộc sống gian lao
mà nặng nghĩa tình nhân dân, nơi đã ghi khắc những kỉ niệm không thể quên củađời người trải qua cuộc kháng chiến hào hùng
Ngọn nguồn cảm hứng của nghệ thuật, của hồn thơ và sáng tạo nghệ thuật
+ “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”: không khí tưng bừng, nhộn nhịp xây dựng cuộc
sống mới của đất nước
+ “Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”: tình cảm sâu đậm, lớn lao của nhà thơ dành cho
Tây Bắc
=> Lời giục giã, mời gọi ra đi - lên Tây Bắc; cũng là lời kêu gọi hãy trở về với chính lòngmình, với những tình cảm sáng trong, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với nhân dân, đấtnước
5 ĐẤT NƯỚC (trích, NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
Tác giả
- Thuộc tầng lớp trí thức trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người
trí thức về đất nước, con người
Tác phẩm
- Xuất xứ:
Trang 13ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 13
+ Trường ca “Mặt đường khát vọng” hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần
đầu năm 1974
+ Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát
vọng”
- Hoàn cảnh sáng tác: Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị
vùng tạm chiếm miền Nam Họ hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứmệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh
- Nội dung:
+ Đoạn trích là tuyên ngôn về tư tưởng, về nhận thức của cả một thế hệ nghệ sĩ, đó là
tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
+ Đoạn trích thể hiện những cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻđẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa
Trang 14ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 14
- Nghệ thuật:
+ Tác phẩm được kết cấu theo quá trình vận động ý thức của tầng lớp trẻ + Tác giả cảm nhận và phát hiện về đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn từnhiều bình diện để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước là của nhân dân”
+ Thể thơ tự do phóng túng, độc đáo+ Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo+ Hình thức thơ trữ tình – chính trị
6 SÓNG (XUÂN QUỲNH)
Tác giả
- Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống
Mĩ
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi
tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
- Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác vào 29-12-1967 tại biển Diêm Điền trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ
- Ý nghĩa hình tượng “sóng” + ý nghĩa nhan đề:
+ Là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ+ Mang hai tầng ý nghĩa:
Nghĩa tả thực: hình tượng sóng biển được diễn tả chân thực, sinh động với nhiều
trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau
Nghĩa biểu tượng: sóng gợi đến sự phong phú, phức tạp trong tâm hồn người con
gái đang yêu
=> Hai hình tượng “sóng” và “em” đan cài, quấn quýt, bổ sung cho nhau Mỗi khổ thơ
là một khám phá về sóng – tâm hồn người phụ nữ khi yêu
- Nội dung: “Sóng” là một bài thơ tình đặc sắc Tác phẩm là sự khám phá những khát
vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khát khaonhưng cũng rất tự nhiên
- Nghệ thuật:
+ Cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp gợi hình ảnh những con sóng gối nhau
+ Thể thơ 5 chữ, nhiều khổ, cắt khổ không đều nhau tạo âm hưởng dào dạt, nhịpnhàng, khi trào lên, khi dội vang, khi lan xa
Trang 15ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 15
1 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH)
- Hoàn cảnh sáng tác
+ Hoàn cảnh trực tiếp:
Ngày 26 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội Bác đã
soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” tại số 48 Hàng Ngang (Hà Nội)
Ngày 2 – 9 – 1945, Bác Hồ đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tại Quảng trường Ba
Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Hoàn cảnh gián tiếp (bối cảnh lịch sử): Lúc này đế quốc và thực dân đang âm mưu
chiếm lại đất nước ta Nhà cầm quyền Pháp tuyên bó: Đông Dương là thuộc địa củaPháp, bị quân Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy, Đông Dương đươngnhiên phải thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp
Trang 16ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP môn Văn 16
- Đối tượng, mục đích
+ Tuyên bố với quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam
+ Viết cho các thế lực thực dân, đế quốc nhằm vạch trần, bác bỏ luận điệu sai trái và âm
mưu tái chiếm Việt Nam của chúng
+ Hướng tới nhân dân tiến bộ thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ đối với sự
nghiệp cách mạng của Việt Nam
- Giá trị lịch sử
+ Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt vĩnh viễn 80 năm đô hộ của thực
dân Pháp và cả nghìn năm chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dântộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước
+ Là văn kiện chính trị, lịch sử vĩ đại: đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam
về quyền độc lập, dân tộc, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100năm của dân tộc ta
- Giá trị văn học:
+ Nội dung: “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn yêu nước lớn của thời đại Tác phẩm
khẳng định nền độc lập của dân tộc gắn liền với quyền sống, quyền tự do và quyềnmưu cầu hạnh phúc của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thốngnhân đạo của con người Việt Nam
+ Nghệ thuật:
“Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ
đanh thép, luận cứ đúng đắn
Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Mĩ và Pháp để làm căn cứ cho bản
“Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam
Điệp từ (20 lần nhắc đến chữ “quyền” để tuyên ngôn về quyền của dân tộc ViệtNam), điệp kiểu câu (14 câu mở đầu bằng chữ “chúng” trong đoạn kể tội ác củathực dân Pháp)
2 VỢ CHỒNG A PHỦ (trích, TÔ HOÀI)
Tác giả
Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật đời thường Ông có vốn hiểu biết phongphú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau Ông cũng là nhà vănluôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có,
có sức lôi cuốn, lay động người đọc
Tác phẩm
- Xuất xứ : Truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” – tập truyện được
trao giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955
- Hoàn cảnh sáng tác: “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô
Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952)
- Nội dung: