de kiem tra van 7 tiet 98 co ma tran cktkn

3 913 4
de kiem tra van 7 tiet 98 co ma tran cktkn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT ĐĂK SONG TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA MÔN: VĂN 7 Thời gian: 45 phút A. ĐỀ RA: I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Cho đoạn văn sau : “Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh.” Câu 1 (0,25đ) : Đoạn văn trên được trích ở văn bản nào ? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt C. Ý nghĩa văn chương D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 2 (0,25đ): Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả nào ? A. Phạm Văn Đồng B. Hoài Thanh C. Đặng Thai Mai D. Hồ Chí Minh Câu 3 (0,25đ): Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sử dụng phương pháp lập luận nào? A. Chứng minh và giải thích B. Chứng minh và bình luận C. Chứng minh, giải thích, bình luận D. Giải thích, bình luận Câu 4 (0,25đ): Trong văn nghị luận, người viết chủ yếu phải dùng: A. Tình tiết B. Chi tiết C. Luận cứ D. Hình ảnh. Câu 5 (0,25đ): Tục ngữ là gì? A. Là những câu nói dân gian đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày B. Là câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh và là một thể loại văn học dân gian. C. Là những câu thơ diễn tả sâu sắc và sinh động đời sống tâm hồn tình cảm, tư tưởng của người lao động D. Bao gồm cả ý A và B. Câu 6 (0,25đ): Câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười mặt của” thuộc đề tài nào? A. Đề tài thiên nhiên B. Đề tài con người và xã hội. C. Đề tài lao động sản xuất. D. Đề tài về gia đình. Câu 7 (0,25đ): Câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” ? A. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” B. “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” C. “Đói ăn vụng, túng làm liều” D. “Giấy rách phải giữ lấy lề” Câu 8 (0,25đ): Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì? A. Công việc lao động sản xuất của nhà nông B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người C. Những kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất D. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 9 (2,5đ): Chép 5 câu tục ngữ viết về kinh nghiệm lao động sản xuất và thiên nhiên Câu 10 (2,5đ): Phân tích nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu 11 (3đ): Viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng Bác Hồ của chúng ta rất giản dị trong lối sống. B. Ma trËn ®Ò Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL Thấp Cao Đức tính giản dị của Bác Hồ Sơ giản về tác giả, tác phẩm. Đặc điểm của văn nghị luận. C1,2,4 Hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội C3 Vận dụng cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. C11 Số câu Số điểm: Tỉ lệ % 3 0,75 (đ) (23%) 1 0,25 (đ) (7%) 1 3 (đ) (70%) 5 4 (đ) 40% Tục ngữ Nắm được khái niệm tục ngữ C 5 Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một số câu tục ngữ. C6,7,8 Hiểu nội dung, ý nghĩa và phân loại được các câu tục ngữ ở các lĩnh vực đã tìm hiểu C9,10 Số câu Số điểm: Tỉ lệ % 1 0,25 (đ) (4%) 3 0,75 (đ) (14%) 2 5 (đ) (82%) 6 6 (đ) 60% Tổng số câu 4 4 2 1 11 Tổng số điểm 1 1 5 3 10 Tỉ lệ % 10 % 10 % 50% 30% 100% C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (2 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A C C A B D D B. Tự luận đề: (8 điểm) Câu 9: (2,5 đ) Chép đúng 5 câu tục không sai lỗi chính tả mỗi câu 0,5đ Câu 10: (2,5 đ) Phân tích nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ - Nghệ thuật: Vần lưng, phép đối, phóng đại. - Nội dung: + Nghĩa đen: Tháng 5 đêm ngắn, ngày dài. Tháng 10 đêm dài ngày ngắn. + Nghĩa bóng: Giúp con người chủ động nhìn nhận, tính toán, sắp xếp công viêc, tiết kiệm thời gian. => Nhận xét về sự thay đổi khoảng thời gian giữa ngày và đêm trong năm. Câu 2: (3 đ) HS viết được một đoạn văn ngắn theo đúng chủ đề. Bố cục rõ ràng lời văn trong sáng, lành mạch, mạch lạc. Đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Mở đoạn: Nêu nhận định chung về lối sống giản dị của Bác - Thân đoạn: Đưa ra những dẫn chứng, chứng minh lối sống giản dị của Bác: + Bữa cơm: Chỉ có vài ba món giản đơn. + Cái nhà chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng luôn lộng gió. + Suốt đời Bác tự làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. + Việc gì làm được Bác không cần người giúp. - Kết đoạn: Khẳng định lại nhận định đã nêu ở phần mở đoạn. ĐăkN’Drung, ngày tháng năm 2011 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN BAN THẨM ĐỊNH ĐỀ GV RA ĐỀ Dương Văn Viên . điểm: Tỉ lệ % 3 0 ,75 (đ) (23%) 1 0,25 (đ) (7% ) 1 3 (đ) (70 %) 5 4 (đ) 40% Tục ngữ Nắm được khái niệm tục ngữ C 5 Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một số câu tục ngữ. C6 ,7, 8 Hiểu nội dung,. mặt của” thuộc đề tài nào? A. Đề tài thiên nhiên B. Đề tài con người và xã hội. C. Đề tài lao động sản xuất. D. Đề tài về gia đình. Câu 7 (0,25đ): Câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch,. PHÒNG GD & ĐT ĐĂK SONG TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA MÔN: VĂN 7 Thời gian: 45 phút A. ĐỀ RA: I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Cho đoạn văn sau : “Đời sống vật

Ngày đăng: 03/05/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan