CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên (Trang 34 - 38)

5.1 Huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển của ngân hàng, nó cung cấp nguồn vốn đầu vào cho toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống ngân hàng. NVHĐ được của NHNo&PTNT TPLX trong thời gian qua luôn tăng và luôn hoàn thành chỉ tiêu mà NHNo&PTNT Tỉnh giao cho. Tuy nhiên, nếu nhìn lại về cơ cấu NVHĐ thì đây chưa phải là một tín hiệu tốt, NVHĐ lãi suất thấp chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn trong khi NVHĐ lãi suất cao luôn chiếm khoảng 1/3 tổng NVHĐ. Thông qua đó ta thấy một đặc điểm của nguồn vốn hoạt động tại NHNo&PTNT TPLX đó là tính ổn định cao và tất nhiên là chi phí phải trả cho nguồn vốn này cũng cao.

Theo các quy luật kinh tế mà chúng ta đã biết thì hoạt động kinh tế nào có tính rủi ro cao thì mức sinh lợi của các hoạt động đó càng cao và ngược lại. Nếu theo lý luận trên thì với cơ cấu NVHĐ của NHNo&PTNT TPLX, cơ cấu nguồn vốn có mức độ rủi ro thấp, thì mức sinh lợi từ nguồn vốn này sẽ không cao. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là NVHĐ lãi suất cao do đó mức chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào sẽ không lớn, và ảnh hưởng kéo theo là mức tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng sẽ thấp. Chính vì vậy để gia tăng lợi nhuận và bắt kịp nhịp phát triển của xã hội thì Ngân hàng cần có nhữn biện pháp cải thiện và từng bước thay đổi tỷ trọng nguồn vốn theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng NVHĐ lãi suất thấp.

Nhìn chung, vấn đề huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như vấn đề cạnh tranh phân chia thị phần, chưa thu hút nhiều khách hàng mới,… mà nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do:

- Nguồn vốn huy động lãi suất thấp của Ngân hàng không nhiều làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

- Một số cán bộ viên chức còn nhiều kiêm nhiệm nên công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự đạt hiệu quả.

- Một số CBVC chưa coi trọng công tác huy động vốn, chưa ý thức được huy động vốn là nhiệm vụ sống còn của Ngân hàng nên không kiên trì thuyết phục khi vận động khách hàng gửi tiền.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn:

 Nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn bằng chiến lược lãi suất hấp dẫn. Để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nắm bắt những thông tin, nhu cầu của thị trường, mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh… một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thông qua đó Ngân hàng sẽ có được mức lãi suất phù hợp cho từng chương trình huy động.

 Tranh thủ sự ủng hộ của NHNo&PTNT Tỉnh để cải thiện các dịch vụ tiện ích của Chi nhánh, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.

 Thực hiện tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức như: quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, dán áp phích về các hình thức huy động vốn. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời chú trọng đến lượng khách hàng

tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua lượng khách hàng tiềm năng này Ngân hàng sẽ tranh thủ được một NVHĐ lớn và có lãi suất thấp.

 Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho CBVC. Thực hiện các chương trình thi đua và khen thưởng đối với CBVC có thành tích tốt trong công tác huy động vốn.

5.2 Cho vay ngắn hạn:

Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đều có những biểu hiện tích cực qua các năm. Tuy nhiên, NQH trong thời gian qua của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng, đây không phải là kết quả tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của Ngân hàng. NQH tăng cao sẽ làm tăng chi phí, thất thoát vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Ngân hàng cần tập trung phát triển các ngành có tiềm năng phát triển trong thời gian tới như ngàng TM – DV, TTCN, Thủy hải sản. Giảm mức cho vay đối với ngành nông nghiệp vì mức độ phát triển của ngành này trong tương lai sẽ không cao, việc nuôi trồng nhỏ lẻ đối với bò, heo,… sẽ không cạnh tranh được trong quá trình hội nhập sắp tới. Bên cạnh đó cần gia tăng và tận dụng nguồn thu từ các dịch vụ khác như cầm đồ, cần kỳ phiếu,… nhằm cải thiện tình hình tài chính cho Ngân hàng.

Qua quá trình phân tích đã cho chúng ta thấy được những tồn tại mà Ngân hàng gặp phải trong thời gian qua về việc cho vay như: chưa mở rộng nhiều hình thức tín dụng, công tác xử lí và thu hồi nợ còn nhiều bất cập,…Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn trên:

- Nguyên nhân khách quan chủ yếu được đề cập đến ở đây là về phía khách hàng và các điều kiện kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay đang hình thành ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng và NHTM trên địa bàn, tâm lí khách hàng sẽ có ít nhiều thay đổi và khách hàng sẽ ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đi vay.

- Ngoài nhuyên nhân khách quan trên còn có những nguyên nhân sau: + Ý thức về việc xử lí nợ của nhân viên Ngân hàng còn thiếu kiên quyết.

+ Năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp được những đổi mới về hoạt động tín dụng trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, dẫn đến việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng chưa đạt hiệu quả cao.

Một số giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả tín dụng:

 Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên Ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong công việc cũng như trong quá trình phân tích, đánh giá khách hàng. Khắc phục được điều này Ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về khách hàng, nhũng hoạt động của khách hàng về nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Từ đó hiệu quả tín dụng của Ngân hàng sẽ được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng nhất là hình thức bảo lãnh và thuê tài chính, mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Bộ phận tín dụng phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán để kiểm tra việc trả nợ của khách hàng, kịp thời nhắc nhở khách hàng trả nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn.

 Do số lượng CBTD của Ngân hàng còn ít không thể quản lí trên một địa bàn quá rộng, vì vậy nên phân vùng cho vay đối với từng địa bàn cụ thể. Tập trung cho vay ở trung tâm thành phố và các vùng lân cận có tiềm năng phát triển cao và thuận lợi về mặt giao thông; hạn chế cho vay sản xuất nông nghiệp đối với các vùng sâu nhiều rủi ro, giao thông không thuận lợi, khó quản lí.

Tóm lại, trong 3 năm qua hoạt động huy độn vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng tuy có phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. NVHĐ được của Ngân hàng chủ yếu vẫn là NVHĐ có kỳ hạn, đây là NVHĐ có lãi suất cao vì vậy khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay thì chi phí lãi vay mà Ngân hàng phải trả sẽ lớn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể là vào năm 2006 tỷ trọng NVHĐ có kỳ hạn tăng cao chiến đến 80% tổng NVHĐ, do đó chi trả lãi vay tăng làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm (giảm 33,8% so với năm 2005).

Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác thì với cơ cấu NVHĐ như vậy thì Ngân hàng sẽ có một lợi thế đó là tính ổn định của nguồn vốn, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt để cho vay mà không cần phải dự phòng nhiều cho việc khách hàng rút tiền bất ngờ. Bên cạnh đó thì thông qua chỉ tiêu Tổng dư nợ trên Tổng NVHĐ cũng cho ta thấy được Ngân hàng luôn sử dụng hết nguồn vốn mà mình đi vay, không gặp phải tình trạng ứ đọng vốn nhàn rỗi tại Ngân hàng.

Từ thực trạng trên Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn và phát triển một cách toàn diện cho từng nghiệp vụ của mình. Duy trì NVHĐ có kỳ hạn và thu hút thêm nhiều NVHĐ có lãi suất thấp từ thị trường. Gia tăng doanh số cho vay, doanh số dư nợ, cố gắng giảm đến mức thấp nhất tình trạng nợ quá hạn, để Ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w