Ổn định cán cân thanh toán trong bối cảnh hội nhập

34 276 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Ổn định cán cân thanh toán trong bối cảnh hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh thị trường tài chính trên thế giới ngày càng có mối liên kết chặt chẽ với qui mô và biến động của các luồng vốn tăng rất mạnh.

(^*^)Ổn định cán cân thanh toán trong bối cảnh hội nhập Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh thị trường tài chính trên thế giới ngày càng có mối liên kết chặt chẽ với qui mô và biến động của các luồng vốn tăng rất mạnh. Đây là cơ hội để tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức do nguy cơ đảo chiều của các luồng vốn, nhất là trong bối cảnh kinh tế Mỹ chưa phục hồi và lạm phát toàn cầu gia tăng. Ý thức được xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và hội nhập, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã tích cực đàm phán với các đối tác quốc tế và xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết WTO nhằm giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Trong đó, một trong những quan tâm hàng đầu là kiểm soát luồng vốn vào và từng bước tự do hóa tài khoản tài chính; dự trữ quốc gia đã được cải thiện dần từ 6,3 tỉ USD năm 2004 lên 8,5 tỉ USD năm 2005 và đạt gần 12 tỉ USD năm 2006. Đáng chú ý, năm 2007 đạt trên 21 tỉ USD, tương đương 3,3 tháng nhập khẩu. Việc trả nợ các khoản vay nước ngoài cũng được thực hiện nghiêm chỉnh mặc dù thu ngân sách ngày càng khó khăn hơn, nhất là trong xu thế giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết. Tuy nhiên, dự trữ cao chưa khẳng định được khả năng đối phó với luồng vốn ra, khái niệm truyền thống về mức dự trữ phù hợp (bằng 3 tháng nhập khẩu) đang được các nhà hoạch định chính sách và phân tích kinh tế xem xét lại. Trên thực tế, Mêhicô là một quốc gia có mức dự trữ quốc tế tương đối lớn đã phải đối mặt với khủng hoảng lòng tin và luồng vốn ra bất thường đi kèm vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995. Hơn nữa, cán cân thanh toán của Việt Nam chưa bền vững, cán cân vãng lai giảm từ 957 triệu USD năm 2004 xuống 217 USD năm 2005 và bắt đầu thâm hụt 164 triệu USD năm 2006 và 6,6 tỉ USD năm 2007. Khả năng tạo được thặng dư tài khoản vãng lai là yếu tố hỗ trợ khả năng thanh toán, nhưng khái niệm ổn định tài khoản vãng lai rất phức tạp vì nó phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các quyết định tiết kiệm và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong các chỉ số kinh tế, cán cân vãng lai liên quan đến nhiều lĩnh vực, cả xuất nhập khẩu, tiết kiệm, đầu tư, GDP, đầu tư nước ngoài và tổng phương tiện thanh toán. Tài khoản cán cân vãng lai phản ánh tiết kiệm và đầu tư của chính phủ và khu vực phi chính phủ. Cụ thể, cán cân vãng lai thể hiện sự tương đồng giữa tiết kiệm của tư nhân, chính phủ và hoạt động đầu tư. Ví dụ, thâm hụt tài khoản vãng lai có thể bắt nguồn từ sự xấu đi rõ rệt của tình hình ngân sách bất chấp việc có hay không sự cải thiện tiết kiệm ở khu vực tư nhân. Như vậy, cán cân vãng lai dù là chỉ số quan trọng, nhưng tự bản thân nó không chỉ ra được yêu cầu phải có hành động chính sách hay chính sách đối phó thích hợp vì một khoản thâm hụt có thể chỉ là sự mất cân đối tạm thời do sự sụt giá hàng nhập khẩu, nhưng thâm hụt cán cân thanh toán đòi hỏi phải có sự điều chỉnh khi một quốc gia không thể tiếp tục tài trợ cho các khoản thâm hụt một cách vô hạn bằng cách vay nước ngoài hay tiêu tan dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, cán cân vãng lai thâm hụt là dấu hiệu báo trước cho các nhà hoạch định chính sách về khả năng đang có chính sách không lành mạnh. Trong mọi trường hợp, nhu cầu đưa ra chính sách đối phó và sự lựa chọn chính sách thích hợp phụ thuộc vào kết quả xác định những nguyên nhân gây ra sự mất cân đối. Nếu thâm hụt cán cân vãng lai quá lớn, Chính phủ phải có hành động chỉnh sửa thích hợp, kể cả trong trường hợp cán cân vãng lai thâm hụt bắt nguồn từ khu vực tư nhân do sự chấm dứt đột ngột của luồng vốn vào, gây ảnh hưởng lây lan đến những khoản nợ khác. Trong nền kinh tế hội nhập, cần có dự trữ lớn để xử lý những cú sốc không dự báo trước được. Mức dự trữ được đánh giá trong mối quan hệ với tổng giá trị các hóa đơn nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ dự kiến, các chỉ số mới đây về mức dự trữ phù hợp lại tập trung vào khả năng dễ bị suy yếu về tài chính. Dù sử dụng bất kỳ chỉ số nào về mức dự trữ phù hợp, bản chất của cơ chế tỉ giá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức dự trữ. Thông thường, một quốc gia với cơ chế tỉ giá cố định cần mức dự trữ lớn hơn nước có cơ chế tỉ giá thả nổi, vì dự trữ là cách duy nhất để chống đỡ các cú sốc. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu lòng tin vào khả năng của chính phủ trong việc duy trì các chính sách hỗ trợ là cao, một nước với cơ chế tỉ giá cố định có thể không cần có mức dự trữ lớn để bảo vệ đồng tiền của mình. Nếu các chính sách kinh tế của chính phủ tạo được độ tin cậy cao trong các thị trường tài chính thì chỉ cần mức dự trữ khiêm tốn (trường hợp Ba Lan, Argentina, Estonia và một số nước khác). Ngay cả trong cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lý, việc thiếu những chính sách kinh tế đáng tin cậy có thể nhanh chóng dẫn đến hiện tượng chảy vốn ra ngước ngoài và tiêu tan dự trữ, thậm chí khi các nhà chức trách cho phép phá giá bản tệ. Do đó, về cơ bản, độ tin cậy của chính sách và lòng tin của những người tham gia thị trường đặt vào các chính sách này là yếu tố cơ bản để xác định mức dự trữ phù hợp, chính sách đáng tin cậy cho phép các nhà chức trách tăng dự trữ bằng cách đi vay nước ngoài với những điều kiện ưu đãi. Mức dự trữ phải được xem xét trên cơ sở đánh giá các chỉ số về khả năng dễ bị suy yếu về tài chính. Việc này đòi hỏi phải xem xét các biến số phát sinh truyền thống (cán cân vãng lai và ngân sách) và cả các biến số thời điểm (tiền cung ứng trong nước tính bằng ngoại tệ trên giá trị bằng ngoại tệ của dự trữ quốc tế) nhằm hỗ trợ đồng bản tệ trong trường hợp khủng hoảng lòng tin. Dự trữ cần xem xét trong cơ cấu phân theo thời hạn của các tài sản nợ của khu vực công. Tài sản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ vượt mức sẽ làm tăng khả năng suy yếu về tài chính của đất nước. Mức độ mở cửa của nền kinh tế, phản ánh qua tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP, và của tài khoản vốn đối ngoại đều rất quan trọng. Nó giúp xác định mức rủi ro mà đất nước phải chịu do sự biến động của các luồng vốn, điều này sau đó sẽ tác động đến sự cần thiết phải có mức dự trữ lớn hơn để xử lý các cú sốc không dự báo trước được. Tại Việt Nam, yếu tố chi phối việc xây dựng và hiệu lực của chính sách là hệ thống thông tin với mức độ minh bạch chưa cao và cơ chế quản lý chậm thay đổi, nên các dự báo có độ tin cậy thấp, khó đưa ra được những giải pháp hiệu quả, không khuyến khích doanh nghiệp và người lao động, hậu quả là sản xuất đình đốn, chi phí sản xuất cao, giá hàng hóa trong nước cao hơn ở nước ngoài tính theo tỉ giá tính chéo, nhập khẩu tăng. Việc xóa bỏ trợ giá xăng dầu đang giúp cải thiện dần chất lượng các dự báo do giá cả thế giới (trước hết là giá dầu) được chuyển nhanh đến người tiêu dùng trong nước, góp phần giảm thiểu chi phí trung gian và minh bạch hóa giá cả và khối lượng. Đối với Việt Nam, yêu cầu ổn định cán cân vãng lai và cán cân thanh toán đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây: – Nâng cao chất lượng hoạch định chính sách, nhằm tạo lòng tin của công chúng và doanh nghiệp, qua đó hạn chế nguy cơ rút vốn từ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. đồng thời, xây dựng một chương trình điều chỉnh đúng trình tự và có kế hoạch, ngăn ngừa điều chỉnh ngoài kế hoạch khi nguồn tài trợ nước ngoài không có sẵn; – Xác định tác động của luồng vốn vào. Luồng vốn vào có tác dụng tài trợ cho các khoản thâm hụt cán cân vãng lai lớn hơn (do nhập khẩu tăng và tăng trưởng kinh tế cao hơn), góp phần tăng dự trữ. Mặt khác, luồng vốn vào lớn cũng làm cho các nhà tạo lập chính sách phải quan ngại do luồng vốn vào qui mô lớn có thể gây khó khăn về quản lý kinh tế vĩ mô. Phân biệt luồng vốn ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn tại Mỹ, sở hữu dưới 10% cổ phiếu công ty được coi là đầu tư chứng khoán; – Sử dụng các nguồn vốn vào việc tăng năng lực sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc trả nợ nước ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong việc cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ, nhất là đối với trái phiếu chính phủ và những khoản vay sắp đáo hạn; – Theo dõi cân đối tiền tệ thực tế (M/P) để đánh giá trạng thái lạm phát và diễn biến thị trường, làm cơ sở để can thiệp tỉ giá trong trường hợp cần thiết. Thí dụ, cuối giai đoạn lạm phát, cân đối tiền tệ thực tế (M/P) có xu hướng giảm thấp do các cá nhân và doanh nghiệp hạn chế giữ bản tệ xuống mức có thể để đề phòng sự mất giá bản tệ, các doanh nghiệp sử dụng vàng, ngoại tệ hay tài sản nhằm bảo tồn giá trị tài sản. Vì thế, khi ổn định trở lại, M/P sẽ tăng, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chuyển ngoại tệ và tài sản sang bản tệ. Trong cơ chế tỉ giá thả nổi, thị trường không tự điều chỉnh do NHTW không can thiệp, vì thế M không thay đổi, tạo áp lực tăng giá bản tệ, lãi suất tăng do M/P vẫn thấp, thậm chí sau khi hết lạm phát, gây tổn hại cho nền kinh tế hơn là tỉ giá cố định; – Tăng tính độc lập của NHNN nhằm hạn chế nhu cầu về tín dụng (áp lực mở rộng tiền tệ). Đồng thời, NHNN cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM và có biện pháp xử lý cần thiết nhằm hạn chế rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán; – Các NHTM cần chủ động nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Ts. Hoàng Thế Thoả - Vụ CLPTNH (^*^)Dự báo cán cân thương mại sẽ tiếp tục được cải thiện Như tin đã đưa, nhập siêu 7 tháng qua đã ở mức 15,01 tỷ USD, bằng 40,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước vẫn là linh kiện ôtô, thép thành phẩm, phôi thép, phân urê, xăng dầu, nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, dầu mỡ động thực vật, bột giấy…. Nhập siêu là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế. Việc điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu có vai trò quan trọng để lành mạnh hoá cán cân thanh toán quốc tế. Tại các nước, cán cân tài khoản vãng lai phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại vì xuất- nhập khẩu dịch vụ và các giao dịch chuyển giao khác còn hạn chế. Trong giai đoạn 2001- 2008 đã có sự thuận chiều giữa sự gia tăng mức nhập siêu với thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể. Dự kiến, tổng mức nhập siêu giai đoạn 2001- 2008 vào khoảng 57,032 tỷ USD, chiếm 78,6% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai (72,5 tỷ USD) và bằng khoảng 13,8% tổng GDP của cả giai đoạn. Dự kiến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001- 2008 Năm Cán cân tài khoản vãng lai Cán cân tài khoản vốn Sai số thống kê và Cán cân thanh XK hàng hoá ròng XK dịch vụ ròng Thu nhập thuần tuý từ nước ngoài Cán cân tài khoản vãng lai FDI thuần FPI thuần ODA thuần Cán cân vốn 2001 -1.135 -572 -420 -2.127 +1.638 - +1.500 +3.138 ± 5% +1.011 2002 -3.027 -750 -564 -4.341 +1.038 - +1.528 +2.566 ± 5% -1.775 2003 -5.062 -778 -630 -6.470 +1.029 - +1.422 +2.451 ± 5% -4.019 2004 -5.449 -872 -850 -7.171 +1.103 - +1.650 +2.753 ± 5% -4.418 2005 -4.536 - 1.106 - 1.030 -6.669 +1.744 - +1.787 +3.531 ± 5% -3.138 2006 -5.065 - 1.179 - 1.314 -7.558 +4.312 +3.000 +2.360 +9.672 ± 5% +2.114 2007 - 14.121 -367 - 1.886 - 16.374 +5.900 +6.200 +2.660 +14.766 ± 5% -1.608 DK 2008 - 18.640 -640 - 2.500 - 21.780 +10.000 - +3.000 +13.000 ± 5% -8.780 Giai đoạn 01- 08 - 57.032 - 6.264 - 9.194 - 72.495 +26.764 +9.200 +15.907 +51.875 ± 5% - 20.620 Trong giai đoạn 2001- 2008 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình. Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP). Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%). Ngoài ra, năm 2008 dự kiến mức nhập siêu chiếm tới 57,4% tổng mức nhập siêu của cả giai đoạn và sẽ tác động mạnh đến thâm hụt cán cân vãng lai của giai đoạn 2001- 2008. Như vậy, thực tế này đang đặt ra một vấn đề cấp bách trong điều tiết kinh tế vĩ mô là phải có các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và đây là việc làm có ý nghĩa quyết định đến việc cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến nay. Tổng mức thặng dư của cán cân vốn trong 8 năm qua ước đạt khoảng 51,875 tỷ USD, bù đắp được trên 71% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2001- 2008 chỉ vào khoảng 20,62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và bằng khoảng 5% GDP. Nhập siêu theo nhóm chủ thể nhập khẩu của Việt Nam Năm/chủ thể nhập khẩu 2005 2006 2007 Giai đoạn 2001- 2008 I. Các doanh nghiệp có vốn FDI a. xuất khẩu: - Tính cả xuất khẩu dầu thô 18.553 23.013 27.776 86.356 - Không tính xuất khẩu dầu thô 11.180 14.749 19.288 56.570 b. nhập khẩu: 13.640 16.489 21.715 65.864 c. nhập khẩu ròng: - Tính cả xuất khẩu dầu thô +4.913 +6.524 +6.061 +20.492 - Không tính xuất khẩu dầu thô -2.460 -1.740 -2.427 -9.249 d. Tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch XK 26,5 28,3 21,8 23,7 II. Các doanh nghiệp trong nước: - xuất khẩu 13.889 16.813 20.785 65.090 - nhập khẩu 18.425 28.402 40.967 118.614 - xuất khẩu ròng -4.536 -11.589 -20.182 -53.524 - Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK 32,6 68,9 97,1 82,2 III. Tổng số (I+ II) - xuất khẩu 32.442 39.826 48.561 151.445 - nhập khẩu 36.978 44.891 62.682 189.390 - xuất khẩu ròng -4.536 -5.065 -14.121 -37.945 - Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK 19,3 12,7 29,1 25 (Tin thương mại) (^*^)Kỷ lục về thâm thủng cán cân vãng lai Thanh Phương, Thanh Hà Bài đăng ngày 09/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày 09/03/2009 16:19 TU Thâm thủng 1,4 tỷ euro, mức cao nhất từ 13 năm qua. Đây là chỉ số chính xác nhất về tình trạng kinh tế của một quốc gia so với các nước khác trên thế giới. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles gởi về bài tường trình. In bài Gửi bài Bình luận bài Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố hôm nay, trong tháng giêng vừa qua, cán cân thanh toán vãng lai, chỉ số chính xác nhất về tình trạng kinh tế của một quốc gia so với các nước khác trên thế giới, đã bị thâm thủng ở mức cao chưa từng có từ 13 năm qua, tức là 1,4 tỷ euro. Từ Tokyo, thông tín viên Frédérique Charles gởi về bài tường trình: « Nhật Bản rơi vào thế kẹt do kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm mạnh : trong tháng giêng vừa qua, chỉ số hoạt động trong ngành đã giảm đi mất đến 46.3%. Cũng phải nói là từ rất nhiều năm nay, đây được coi là cột trụ của mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong khi đó sức tiêu thụ nội địa lại gần như giậm chân tại chỗ kể từ khi cựu thủ tướng Junichiro Koizumi rời khỏi chính quyền vào năm 2006. Hậu quả là trong quý tư 2008, tổng sản phẩm nội địa của Nhật giảm đi nhanh hơn gấp ba lần so với ở Hoa Kỳ. Trước mắt, mức xuất khẩu của Nhật quá yếu kém. Các khoản đầu tư đã có ở ngoại quốc không mang lại đủ tiền lời giúp quốc gia này trang trải các phí tổn liên quan đến các khoản mua bán gần đây hơn của Nhật. Thêm vào đó Nhật Bản cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng về mặt chính trị, tình hình bị tê liệt đến nỗi không một chính khách nào đủ khả năng để tháo gỡ bế tắc hiện nay. Chính quyền vẫn chủ trương giới hạn chi tiêu của Nhà nước nhằm gỉam bớt công nợ, hiện đã tương đương với 180% tổng sảm phẩm nội địa. Điều đó có nghĩa là Tokyo muốn áp dụng một chính sách thắt lưng buộc bụng thay vì hỗ trợ kinh tế vào một thời điểm đã cực kỳ khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gần đến mức kỷ lục của hồi năm 2002. Theo thông báo chính thức, 5.5% người trong tuổi lao động không có việc làm, nhưng trên thực tế, con số này có thể lên đến gần 10% ». Sau khi mức thâm thủng nói trên được loan báo, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo vào giờ đóng cửa đã sụt xuống mức thấp nhất từ 26 năm qua. Trong khi đó, theo một báo cáo khác cũng được công bố hôm nay , con số các xí nghiệp phá sản tại Nhật đã tăng 21% trong một năm, tính đến tháng hai. Tổng cộng đã có đến 1.131 công ty phải đóng cửa. Về kinh tế trong khu vực, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, trong năm 2008, số vốn của châu Á - ngoài Nhật Bản- đã bị mất 9.600 tỷ đô la, cao hơn tổng sản phẩm nội địa của một năm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, lục điạ này bị tác động nặng nề hơn các nước đang phát triển khác vì các thị trường của châu Á phát triển nhanh hơn rất nhiều. (^*^)Fitch Ratings: Nhập siêu khiến cán cân thanh toán yếu đi Fitch Ratings, một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế (tương tự như Moody’s và Standard & Poor’s), ngày hôm qua đã điều chỉnh dự báo (outlook) về xếp hạng tín dụng quốc tế của Việt Nam từ “ổn định” xuống “tiêu cực.” Mức xếp hạng tín dụng của Việt Nam không thay đổi, nhưng Fitch cảnh báo là mức xếp hạng có thể bị hạ bệ nếu lạm phát không được nhanh chóng kiềm chế trong những tháng tới. “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về tỷ lệ lạm phát, và việc Chính phủ thiếu phản ứng kịp thời cho đến nay”, James McCormack, trưởng bộ phận xếp hạng quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận xét. “Việc tăng lãi suất như vậy là chưa đủ. Điều này cho thấy rằng lãi suất có thể sẽ phải tiếp tục tăng đáng kể để kiềm chế việc giá tăng, và tăng mức lãi suất như vậy có thể gây nguy hại đến sức phát triển của nền kinh tế và tính ổn định của hệ thống ngân hàng”. Fitch cho rằng lãi suất thực của Việt Nam vẫn ở mức âm. Việc tăng lãi suất trong khi đó có thể gây sự sụt giảm quá mức của nền kinh tế tổn thương đến hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cân bằng thanh toán bên ngoài của Việt Nam vẫn ở mức vững vàng, tỷ lệ nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội GDP ở mức thấp hơn những quốc gia có cùng mức xếp hạng tín dụng, và hầu hết là những khoản nợ dài hạn có điều khoản nhân nhượng được. Nợ ngắn hạn là không đáng kể. Tuy nhiên, nhập siêu khiến cho cán cân thanh toán gần đây bị yếu đi. Fitch cho rằng với việc thu nhập từ xuất khẩu dầu tăng, tài chính công của Việt Nam sẽ khá hơn một chút trong năm 2008, tuy nhiên thâm hụt đầu tư công sẽ cao ở mức 6,2% của GDP. Cuối năm 2007, nợ của Chính phủ ở mức 38% so với GDP, trong đó trên 50% là các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên năm 2008 mức nợ này sẽ tăng lên 39% so với GDP do thâm hụt ngân sách lớn hơn. Fitch đánh giá rằng có một số yếu tố tích cực có thể hỗ trợ xếp hạng cho Việt Nam: môi trường chính trị ổn định, Chính phủ ngày càng nhận thức được yêu cầu cấp thiết phải kiềm chế lạm phát. Nợ nước ngoài thấp cũng đuợc coi là một yếu tố tích cực: con số chính thức về dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến cuối năm 2007 là 24 tỉ USD, lớn hơn tổng nợ nước ngoài. (^*^)Xuất khẩu vàng lãi lớn, thép lại thua đau - vì sao?03:51' 10/03/2009 (GMT+7) - Một hiện tượng đáng chú ý trong 2 tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý tăng vọt đến hơn 30 lần so với cùng kỳ, mang về kim ngạch 939 triệu USD, trong đó chủ yếu là việc tái xuất vàng khi giá thế giới đang tăng cao. Xuất khẩu vàng trở thành một điểm đáng chú ý, nhất là khi nó trở thành nhân tố quan trọng khiến Việt Nam xuất siêu trong những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý và các sản phẩm có liên quan trong tháng 2/2008 không đáng kể, chỉ vào13 triệu USD. Thế nhưng, tháng 2/2009 tình hình đã khác hẳn. Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này ước tính lên đến 800 triệu USD. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này ước đạt 939 triệu USD, bằng 3.152,6% cùng kỳ năm trước. Các DN kinh doanh vàng bạc lớn cho biết, mức tăng trưởng đột biến này có được chủ yếu là do Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép xuất khẩu vàng miếng trong tháng 2 vừa qua. Việc này không chỉ làm kim ngạch tăng đột biến mà còn giúp các DN kiếm được một khoản lãi lớn nhờ tái xuất được một lượng vàng miếng đáng kể đã nhập khẩu với giá thấp hơn từ nửa đầu năm ngoái. Nếu loại trừ phần xuất khẩu vàng ra khỏi kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì trong 2 tháng đầu năm nay, nước ta sẽ nhập siêu tới 617 triệu USD, chứ không phải xuất siêu hơn 300 triệu USD như đã công bố. Trong khi đó, trước khi cho xuất khẩu, giá vàng trong nước luôn thấp hơn giá thế giới và có thời điểm đã thấp hơn khoảng 800.000 đồng/lượng. Xuất khẩu và lãi lớn dù Việt Nam không sản xuất được vàng miếng. (Ảnh: VNN) Ông Lưu Quang Điền - Giám đốc Công ty cổ phần SJC Hà Nội cho rằng, việc xuất khẩu vàng có ý nghĩa rất lớn, giúp lưu thông hàng hoá, khiến giá cả vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xuất khẩu vàng cũng giúp thu về một khoản ngoại tệ lớn góp phần ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán. Về lâu dài, ông Điền cho rằng nên để DN không chỉ xuất mà cả nhập vàng để lưu thông thị trường. Cuối năm 2008, khi sức ép nhập siêu lớn, chúng ta phải tạm dừng nhập khẩu nhưng tình hình nay đã khác, có thể tính chuyện cho nhập khẩu để ổn địnhcân đối thị trường trong nước. Việc xuất khẩu vàng được Ngân hàng Nhà nước quyết định diễn ra kín đáo và rất nhanh chóng đã mang lại hiệu quả và được đánh giá rất cao trong việc điều hành. Bởi vì, quyết định đúng thời điểm để DN xuất khẩu được giá, thu được ngoại tệ và chính nhờ nguồn ngoại tệ này mà khi xuất khẩu giảm, vốn FDI có dấu hiệu tiếp tục ra khỏi thị trường thì thị trường ngoại tệ vẫn không biến động nhiều. Còn việc giá vàng trong nước tăng lại được các DN cho là bình thường. Bởi lẽ nó giúp đưa giá vàng nội địa tiếp cận gần với giá thế giới sau một thời gian luôn thấp hơn vì thị trường bị ngăn cách bởi cấm xuất và nhập. Câu chuyện buồn từ ngành thép! Thế nhưng, những quyết định như việc cho xuất khẩu vàng tiếc rằng lại chưa nhiều. Câu chuyện buồn của ngành thép là minh chứng rõ nét cho nhận định này. TIN LIÊN QUAN • Thị trường vàng: giao dịch cầm chừng • Giá vàng bất ngờ tăng dữ dội • Giá vàng tiếp tục giảm • Theo chân những người "lướt sóng" vàng • Vàng tiếp tục giảm giá mạnh • Vàng bất ngờ giảm giá mạnh trở lại Trong năm 2008, khi giá phôi thép thế giới mới chớm tăng, nhiều DN trong nước đã nhập khẩu nhiều về dự trữ. Tuy nhiên, do gặp bất lợi vì kinh tế trong nước khó khăn, tiêu thụ thép giảm mạnh, phôi thép nhập khẩu tồn kho với khối lượng rất lớn. Trong khi đó, giá phôi thép thế giới tăng mạnh, nhiều DN đã nhanh tay tái xuất để kiếm lãi. Nhưng do quan niệm muốn giữ phôi thép để bình ổn thị trường trong nước nên thuế xuất khẩu phôi thép đã được nâng lên cao, việc xuất khẩu bị ngăn lại. Việc này khiến cho DN thép rơi vào khó khăn vì tiêu thụ không được, tái xuất không xong . Có thời điểm, vốn tồn đọng phôi thép lên đến khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đảo chiều nhanh chóng, giá phôi thép hạ rất nhanh. Lượng phôi thép mà DN Việt Nam nhập được vào đầu thời kỳ tăng giá, rẻ hơn nhiều khi giá thép đến đỉnh và nếu được xuất khẩu sẽ có lãi lớn thì nay thành loại thép đắt. Đến lúc đó, dù đã được hạ thuế thì việc xuất khẩu cũng không thành vì thế giới dư thừa, giá phôi xuống thấp hơn cả giá Việt Nam đã nhập. Các DN thép đành gánh chịu thua lỗ, còn thị trường vẫn tiếp tục chấp nhận dùng thép với giá đầu vào cao còn tồn đọng. Bức xúc về quan điểm điều hành này, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép cho rằng, suy nghĩ cái gì Việt Nam không sản xuất được thì chỉ có nhập mà không xuất trong hoàn cảnh đã gia nhập thị trường thế giới là một sai lầm. Ông Cường dẫn chứng, nhiều nước không hề có mỏ sắt, họ nhập sắt vụn và quặng sắt để luyện phôi bán ra thế giới. Tuy nhiên, khi sắt vụn và quặng có giá họ sẵn sàng bán thô để kiếm lãi ngay, còn khi giá đầu vào thấp họ lại đưa vào luyện thép để kiếm lãi thông qua công đoạn chế biến. Đấy là sự vận hành linh hoạt khi chúng ta đã hội nhập với thị trường quốc tế. Phôi thép đã mất cơ hội kiếm lãi như vàng trong năm 2008. (Ảnh: VNN) Việt Nam không sản xuất vàng và không tự chủ được phôi thép điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể kinh doanh và kiếm lãi từ mặt hàng này trên thị trường quốc tế. Hồng Kông hay Singapore là những khu vực sản xuất rất ít nhưng doanh số xuất nhập khẩu của họ rất lớn và rất nhiều hàng hóa Việt Nam phải chấp nhận tạm nhập tái xuất, phân phối qua họ. Lợi nhuận của các DN ở đó có khi còn cao hơn giá trị gia công mà DN Việt Nam có được. Từ câu chuyện thắng lớn của xuất khẩu vàng nhớ lại sự trả giá quá đau của phôi thép càng thấy kinh doanh khi hội nhập thị trường quốc tế có những phương thức mới, đòi hỏi không chỉ DN nhanh nhạy, nắm bắt thông tin mà các nhà quản lý cũng cần "thị trường hơn" trong những quan điểm điều hành của mình. • Phước Hà (^*^)Kịch bản nào cho cả năm 2009? (03/04) Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên thống kê cao cấp của Liên hiệp quốc, đã có bài viết phân tích tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay để dự báo các kịch bản có khả năng xảy ra cho cả năm 2009 để từ đó tìm cách điều chỉnh tình hình. Tòa soạn xin giới thiệu bài viết này và mời bạn đọc cùng đóng góp thêm ý kiến. Tình hình thực về thống kê xuất nhập khẩu Việc đầu tiên cần làm là xem xét lại các thống kê chính thức. Trước tiên cần thấy rằng thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng nguyên tắc mà các nước cần thực hiện theo chuẩn mực Liên hiệp quốc khuyến nghị và được mọi nước trên thế giới chấp nhận. Vàng trừ khi được sản xuất và dùng làm nguyên liệu trong sản xuất hoặc dùng làm đồ nữ trang thì mới có thể ghi vào tài khoản sản xuất, và có thể được đưa vào kim ngạch nhập hay xuất. Vàng trường hợp này là hàng hóa. Khi vàng được dùng làm phương tiện thanh toán, gọi là tiền vàng (monetary gold) thì bán hoặc mua qua biên giới không được ghi vào xuất nhập khẩu vì chúng là tiền chứ không phải là hàng hóa, không ai ghi bán đồng đô la Mỹ để mua đồng yen của Nhật, tất nhiên qua biên giới, là xuất nhập khẩu cả. Nếu chỉnh lại số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới của ba tháng đầu năm thì ta thấy là xuất khẩu không tăng mà giảm 15% (tính theo giá hiện hành bằng đồng đô la). Như vậy ba tháng đầu năm Việt Nam vẫn nhập siêu chứ không xuất siêu. Nhập siêu là 615 triệu đô la. So với nhập siêu ba tháng đầu năm 2008 là 1,5 tỉ đô la thì giảm hơn một nửa. Tình trạng này hoàn toàn do khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra. Nhu cầu của nước ngoài giảm mạnh do đó xuất khẩu giảm mạnh. Thật may mắn là nhập khẩu còn giảm mạnh hơn, nhờ đó tránh được cuộc khủng hoảng tiềm tàng về cán cân thanh toán. Nhập khẩu giảm mạnh vì nhiều lý do, trong đó có nguồn tiền nước ngoài không đổ vào như cũ, tác động của các biện pháp chống lạm phát và các biện pháp ngăn chặn nhập khẩu của các tập đoàn nhằm tránh khả năng xảy ra thêm một cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán. [...]... hụt cán cân thương mại với nước ngoài luôn luôn lớn đang là mối đe dọa thường trực cho sự ổn định của nền kinh tế Thâm hụt đặc biệt lớn với Trung Quốc; năm 2007, nhập từ Trung Quốc 12 tỉ đô la, trong khi chỉ xuất nguyên liệu thô được 3,2 tỉ đô la Nhập siêu đã lớn từ trước, nhưng đặc biệt lớn trong năm 2008, lên tới 18 tỉ đô la, bằng hơn 20% GDP Theo chuẩn mực quốc tế thông thường, ngưỡng tỷ lệ nhập. .. việc nhập máy móc nước ngoài, thì sẽ tăng thêm thiếu hụt cán cân thanh toán, phí phạm và kích tham nhũng nhưng không lấp nổi khoảng trống do xuất khẩu giảm gây ra, có thể ít nhất lên tới 5,6 tỉ đô la trong năm 2009 Trên cơ sở kết quả sản xuất ba tháng đầu năm, nếu cho rằng xuất khẩu cả năm giảm 10% (tính theo giá của năm 2007, tương đương với 15% theo giá hiện hành) và nhập khẩu giảm 15%, trong đó nhập. .. dịch bệnh lây lan trên diện rộng Năm là, tiếp tục và làm tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội nhằm giảm bớt khó khăn trong đời sống của dân cư Nguồn: Tổng cục Thống kê (^*^)Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009 Kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm; trong nước thiên tai xảy ra bất thường với những đợt mưa lũ lớn kéo dài tại nhiều tỉnh vùng... nước bằng 2,6%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 3,4%; thu phí xăng dầu bằng 3%; thu phí, lệ phí bằng 2,5%); thu từ dầu thô bằng 1,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 1,9% Cũng trong 15 ngày đầu tháng 01/2009, tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 3,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 2,7%; chi sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,... kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm 23,4% Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Giá thế giới giảm, một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nhu cầu... tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 35,2% Thu chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/02/2009 ước tính bằng 9,7% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 10,7%; thu từ dầu thô bằng 6,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 9,5% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh... chung, nhưng nếu chọn lọc vào những ngành không dựa vào nguyên liệu và máy móc nhập khẩu thì tỷ lệ lan rộng sẽ cao hơn nhiều Nếu so với tổng nhập khẩu thì nhập máy móc và hàng tiêu dùng thấp hơn nhiều so với nhập nguyên liệu và vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng nhập để phục vụ sản xuất không có vấn đề Nhưng nếu so với GDP thì tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng và máy móc lên tới 22% GDP năm 2007, và 34% năm 2008... thì GDP sẽ tăng 3,4% năm 2009, và cán cân thương mại thiếu hụt khoảng 12 tỉ đô la Ta thấy mọi yếu tố đều giảm thì tại sao GDP lại có thể tăng (xem cột cuối của bảng)? Tăng sản xuất và GDP trong trường hợp này chính là do chuyển tiêu dùng cuối cùng, và tích lũy từ hàng nhập sang hàng sản xuất trong nước Mô hình này cho thấy chỉ cần giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu dùng trong sản xuất 5% thôi thì cùng... nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 12%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 9,6%; thu phí xăng dầu bằng 8,6%; thu phí, lệ phí bằng 8,9% Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/02/2009 ước tính bằng 10% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 9,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 9,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng,... nét tổng quan về xuất nhập khẩu Số liệu cơ bản của Tổng cục Thống kê (TCTK) cho năm 2007 (xem bảng) cho thấy là kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế thế giới Xuất khẩu bằng 77% GDP và nhập khẩu bằng 90% GDP Xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu và hàng gia công Do tính chất gia công, nhập khẩu nguyên liệu và máy móc luôn luôn lớn để phục vụ xuất khẩu Tính gia công, dựa vào nguyên liệu nhập khẩu . (^*^ )Ổn định cán cân thanh toán trong bối cảnh hội nhập Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh thị trường tài. sự gia tăng mức nhập siêu với thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể. Dự kiến, tổng mức nhập siêu giai đoạn

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan