PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI LỚP 9 ( 2010– 2011) TRƯỜNG THCS TT BÌNH DƯƠNG Môn: Sinh học ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 2, 5 điểm) Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này. Câu 2 ( 1, 5 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Câu 3: (3 điểm) a.Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột non theo từng đợt? Nêu vai trò của HCl trong dạ dày. b. Tại sao nói quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất? Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Câu 4: ( 3, 5 điểm) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN và mARN như thế nào? Câu 5: ( 2, 5 điểm) Trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau: - Lúc huyết áp tăng cao. - Lúc hoạt động lao động. Câu 6: (3 điểm3) Ba hợp tử của cùng một một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử 1 nguyên phân một số lần tạo ra số tế bào con bằng 4 1 số tế bào con do hợp tử 2 tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 có 512 NST đơn. Quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử đã tạo ra một số tế bào con tổng số NST đơn là 832. a. Tính số tế bào con do mỗi hợp tử tạo raa? b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tửb? Câu 7: (4 điểm4) Một gen có chiều dài 0.408 micrômet M, có G = 22% số nuclêôtit của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 6 đợt tạo ra các gen con. a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại môi trường cần cung cấp? b. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới. c. Tính số liên kết hoá trị có trong các gen con? Hết ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC HSG KHỐI 9 ( 2010 – 2011) Câu 1: ( 2, 5 điểm) Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này. a. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. ( 1, 5 điểm) - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoaiứ. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường, thải ra khí cacbonic và chất thải. Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong, máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết. b. Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này. b ( 1, 5 điểm) Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbônic để thải ra môi trườn. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… như vậy, hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Câu 2 ( 1, 5 điểm) Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thườg - Thườg tồn tại từng cặp trong tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX ) hoặc kh6ng tương đồng ( XY). - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. ( 0, 5đ) - Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng. ( 0, 5đ) - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. ( 0, 5 đ ) Câu 3: (3 điểm3): a.* Thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từng đợt vì: ( 1, 5 điểm): - Cần có đủ thời gian tiết enzim tiêu hoá. - Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim hoạt động. * vai trò của HCl: - Biến đổi pepsinôgen thành pepsin. - Tạo môi trường thuận lợi cho các pepsin hoạt động. - Tham gia vào quá trình đóng mở môn vị, diệt khuẩn. - Làm biến đổi prôtêin. - Tham gia biến Fe +3 thành Fe +2 để tổng hợp hêmôglôbin. b. Quá trình tiêu hoá ở ruột non là quan trọng nhất vì: ( 1, 5 điểm): - Thức ăn vào trong hệ tiêu hoá được biến đổi ở miệng, dạ dày và ruột non. + ở miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học, về hoá học chỉ có 1 phần tinh bột chín bước đầu được biến đổi. + ở dạ dày tiếp tục biến đổi cơ học, về hoá học cũng chỉ có prôtêin được biến đổi bước đầu thành các pôlipeptit. + ở ruột non có rất nhiều các enzim được tuyến tuỵ, gan, tuyến ruột tiết ra, các chất có trong thức ăn đều được các enzim biến đổi thành các chất đơn giản nhất. Hầu hết thức ăn đã được biến đổi được hấp thu qua màng của các tế bào biểu mô ruột và đi vào máu. Câu 4: ( 3, 5 điểm) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN và mARN: a. Điểm giống nhau về cấu trúc giữa ADN và mARN : (1 điểm1) - Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản: Đường, H 3 PO 4 , bazơnitric, trong đó thành phần quan trọng nhất là bazơnictric. - Trên mạch đơn ADN và trên hphân tử mARN các đơn phân đều liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững. - Đều có cấu tạo xoắn. - Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các đơn phân. b. Điểm khác nhau về cấu trúc giữa AND và mARN: ( 2, 5 điểm) ADN ARN - Đại phân tử có kích thước lớn và khối lượng lượng rất lớn. - Có cấu trúc mạch kép. - Cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. - Có bazơnitric Timin. - Trong mỗi nuclêôtit có đường đêôxiribôza ( C 5 H 10 O 4 ) - Liên kết hoá trị trên mạch đơn của AD N là liên kết được hình thành giữa đường C 5 H 10 O 4 của nuclêôtit này với phân tử H 3 PO 4 của nuclêôtit, nhiều liên kết hoá trị tạo nên Polynuclêôtit. - Đa phân tử có kích thước và khối lượng lượng bé lớn. - Có cấu trúc mạch đơn. - Cấu tạo từ 4 loại ribônuclêôtit. - Có bazơnitric uraxin - Trong mỗi ribônuclêôtit có đường ribôza ( C 5 H 10 O 5 ) - Liên kết hoá trị trên mạch mAR N là liên kết được hình thành giữa đường C 5 H 10 O 5 của ribônuclêôtit này với phân tử H 3 PO 4 của ribônuclêôtit, nhiều liên kết hoá trị tạo nên Polyribônuclêôtit. Câu 5: ( 2, 5 điểm) Phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau: a. Lúc huyết áp tăng cao: (1 điểm1) Aựp thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩud) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp. b.Lúc hoạt động lao động ( 1, 5 điểm) Khi lao động xảy ra sự ôxi hoá glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân huỷ các quá trình này là CO 2 tích luỹ dần trong máu. H + CO 2 + H 2 O H 2 CO 3 HCO 3 - H + sẽ kích thích hoá thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm ở hành tuỷ, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến cơ dãn để cung cấp ôxi cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân huỷ đến các cơ quan bài tiết. Câu 6: (3điểm3) a. Số ` tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra: (2 điểm 2) gọi x là số tế bào con do hợp tử 1 tạo ra.g 4x là số tế bào con do hợp tử 2 tạo ra. Mặt khác số tế bào con được tạo ra từ: - Hợp tử 3: 8 512 = 64 ( TB con) - Ba hợp tử: 8 832 = 104 ( TB con) Theo đề bài ta có phương trìnhT: x + 4x + 64 = 104 ⇒ x = 8 Vậy số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra: Hợp tử 1: x = 8 ( TB ) Hợp tử 2: 4x = 4. 8 = 32( TB ) Hợp tử 3: 64 (TB ) b. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử: (1điểm1) Hợp tử 1: 2 k1 = 8 = 2 3 ⇒ k 1 = 3 Hợp tử 2: 2 k2 = 32 = 2 5 ⇒ k 2 = 5 Hợp tử 3: 2 k3 = 64 = 2 6 ⇒ k 3 = 6 Câu 7: (4điểm4) Đổi 0, 408 micrômet = 4080 A 0 a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại môi trường cần cung cấp: - số lượng nuclêôtit của gen: ( N g ) (1 điểm1) N g = 2x l g : 3,4 = 2 x 4080 : 3,4 = 2400 ( nu) Theo nguyên tắc bổ sung ta có % của mỗi loại nuclêôtit: G = X = 22% T = A = 28 % Vậy số lượng mỗi loại nuclêôtit: (0, 5 điểm) A = T = 2400 x 28% = 672 ( nu) G = X = 2400 x 22% = 528 ( nu) - Aựp dụng công thức tính số lượng nuclêôtit mỗi loại do môi trường cung cấp ta xác định được: (1 điểm1) A mt = T mt = A g ( 2 k - 1 ) = 672 ( 2 6 - 1 ) = 4236 ( nu ) G mt = X mt = G g ( 2 k - 1 ) = 528 ( 2 6 - 1 ) = 33264 ( nu ) b. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới: (1 điểm1) A = T = A g ( 2 k - 2 ) = 672 ( 2 6 - 2 ) = 41664 ( nu ) G = X = G g ( 2 k - 2 ) = 528 ( 2 6 - 2 ) = 32736 ( nu ) c. Số liên kết hoá trị có trong các gen con: ( HT ) ( 0, 5 điểm) HT = 2 k x ( N g - 2) = 2 6 x ( 2400 - 2 ) = 153472 ( LK ) Hết . PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI LỚP 9 ( 2010– 2011) TRƯỜNG THCS TT BÌNH DƯƠNG Môn: Sinh học ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 2, 5 điểm). liên kết hoá trị có trong các gen con? Hết ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC HSG KHỐI 9 ( 2010 – 2011) Câu 1: ( 2, 5 điểm) Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Mối quan. bào biểu mô ruột và đi vào máu. Câu 4: ( 3, 5 điểm) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN và mARN: a. Điểm giống nhau về cấu trúc giữa ADN và mARN : (1 điểm1) - Đều cấu tạo theo