Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Sinh học 9- THCS Mỹ Tài 2010-2011.

6 336 0
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Sinh học 9- THCS Mỹ Tài 2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ TÀI LỚP 9 - NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: SINH HỌC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) a/ Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O 2 để mà nhận. b/ Lượng đường trong máu tương đối ổn định là do đâu? Trình bày sơ đồ sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm Câu 2: (2,0 điểm) Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó. Câu 3: ( 3,0 điểm) a/ Trình bày nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen b/ Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của mình như thế nào? Câu 4: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm hình thái, cấu trúc, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân, giảm phân I và giảm phân II trong điều kiện phân bào bình thường của tế bào 2n Câu 5: (4,0 điểm) Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ, F 1 thu được toàn là cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F 1 giao phấn thu được F 2 : 718 cây thân cao, quả đỏ; 241 cây thân cao, quả vàng; 236 cây thân thấp, quả đỏ; 80 cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. a/ Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 b/ Tìm kiểu gen và kiểu hình của P để ngay F 1 có sự phân tính về 2 tính trạng là 3 : 1 Câu 6: (3,0 điểm) Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định tính trạng chín sớm, gen b quy định tính trạng chín muộn; gen D quy định tính trạng quả dài, gen d quy định tính trạng quả tròn. Mỗi cặp gen nói trên nằm trên một cặp NST thường và các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho lai cây có kiểu gen đồng hợp về tính trạng thân cao, dị hợp về hai tính trạng chín sớm và quả dài với cây có kiểu gen dị hợp về hai tính trạng thân cao, chín sớm, đồng hợp về tính trạng quả tròn. Không cần lập bảng, hãy xác định: a/ Số kiểu gen ở F 1 b/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 Câu 7: (3,0 điểm) Ong mật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 32. Ở loài này có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các ong con là 6553600. a/ Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp. b/ Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%. Hết PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS MỸ TÀI ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN ( Năm học 2010 – 2011) MÔN : SINH HỌC – LỚP 9 Câu 1: (3,0 điểm) a/ Giải thích: (1,0đ) Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O 2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO 2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O 2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. => Như vậy, chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O 2 để mà nhận. b/ * Lượng đường trong máu giữ được tương đối ổn định là do : (0,5đ) - Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định. - Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết ra glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của của 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết ra Cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết * Sơ đồ: (1,5đ) Axít lactic và axítamin glicôgen ACTH glucôzơ glucôzơ glixêrin glucôzơ glicôgen Câu 2: (2,0đ) - Ví dụ đúng: (0,25 đ) - Phân tích: (1,25 đ) Cơ quan thụ cảm … tiếp nhận kích thích … của môi trường, phát sinh xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương phát xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng … Kết quả của phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ, thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích. Tuyến yên Vỏ tuyến trên thận Cooctizôn Tuyến tụy Glucagôn Cơ Mỡ Gan Glucôzơ máu giảm Glucôzơ - Vẽ đúng sơ đồ vòng phản xạ (0,5 đ) Câu 3: (3,0đ) a/ Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai: (0,5đ) - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền. b/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Menđen cho rằng: + Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. (0,25đ) + Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp nhân tố đó có sự phân li và tổ hợp trong qua trình phát sinh giao tử và thụ tinh. (0,25đ) + Ông gọi A là nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội; a là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn. (0,25đ) - Ông đã giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng: (0,5đ) + Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F 1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a (0,25đ) + Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P (0,25đ) + Sự tổ hợp các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F 2 là: 1AA : 2Aa : 1aa (0,25đ) + Các tổ hợp AA và Aa đều mang kiểu hình trội. (0,25đ) => Chính vì vậy mà khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản, thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. (0,25đ) Câu 4: (2,0đ) * Đặc điểm hình thái, cấu trúc, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân: - Sau 1 lần nguyên phân, 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có kích thước giống nhau, mỗi tế bào đều có màng tế bào, chất tế bào và nhân. (0,25đ) - Nhân chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội giống tế bào mẹ về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. Nhiễm sắc thể trong tế bào con ở trạng thái tháo xoắn, tiếp tục nhân đôi để thực hiện các đợt nguyên phân mới. (0,25đ) * Đặc điểm hình thái, cấu trúc, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau giảm phânI, giảm phân II: - Từ mỗi tế bào sinh tinh trùng: + Kết thúc giảm phân I, tạo ra 2 tế bào con có kích thước bằng nhau. Mỗi tế bào đều có màng tế bào, chất tế bào và nhân. Nhân chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc và chất lượng nhiễm sắc thể (0,25đ) + Kết thúc giảm phân II, tạo ra 4 tế bào con có kích thước bé, mỗi tế bào cũng có màng, chất tế bào, nhân. Nhân chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Mỗi tế bào giao tử lượng tế bào chất không đáng kể. Về sau, mỗi tế bào do phân chất tế bào kéo dài ra thành 1 tinh trùng có đầu, cổ và đuôi dài, có khả năng vận động thực hiện quá trình thụ tinh (0,5đ) - Từ mỗi tế bào sinh trứng: + Kết thúc giảm phân I: tạo ra 2 tế bào con có kích thước khác nhau (1 tế bào lớn, 1 tế bào bé). Mỗi tế bào đều có màng, chất tế bào, nhân. Nhân chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép, khác nhau về nguồn gốc và chất lượng. (0,25đ) + Kết thúc giảm phân II: tạo ra 4 tế bào đơn bội, trong đó có 3 tế bào kích thước bé không có khả năng tham gia thụ tinh, gọi là 3 thể cực, 1 tế bào có kích thước lớn, lượng tế bào chất nhiều, có dạng hình cầu, gọi là tế bào trứng có khả năng tham gia thụ tinh. (0,5đ) Câu 5: a/ * Biện luận: - Theo đề bài, ta có: + Mỗi tính trạng do 1 gen quy định  không có hiện tượng tương tác gen + Các gen nằm trên các nhiếm sắc thể thường khác nhau  hiện tượng di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen (0,25đ) + Thân cao, quả đỏ là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng (0,25đ) - Quy ước gen: A: thân cao ; a: thân thấp (0,25đ) B: quả đỏ ; b: quả vàng - Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng: + Tính trạng chiều cao cây: Cao : thấp = (718 + 241) : (236 + 80) ≈ 3 : 1 (0,25đ) + Tính trạng màu quả: Đỏ : vàng = (718 + 236) : (241 + 80) ≈ 3 : 1 (0,25đ) => Kết quả nghiệm đúng theo quy luật phân li của Menđen => F 1 dị hợp tử 2 cặp gen không alen; P thuần chủng (0,25đ) - Kiểu gen của cây thân cao, quả vàng là: AAbb (0,25đ) Kiểu gen của cây thân thấp, quả đỏ là: aaBB (0,25đ) * Sơ đồ lai: Viết đúng sơ đồ lai: P : ♀ ( Cao, vàng) AAbb × ♂ aaBB (thấp, đỏ) (0,75đ) Xác định kết quả TLKG, TLKH. (0,25đ) b/ Tỉ lệ phân li kiểu hình (3 : 1) = (3 : 1)(1 : 0) (0,25đ) Có 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Tỉ lệ 3 : 1 chiều cao cây (0,5đ) Tỉ lệ 1 : 0 màu sắc quả => Có 4 sơ đồ phù hợp: AaBB (cao, đỏ) × AaBB (cao, đỏ) AaBB (cao, đỏ) × Aabb (cao, vàng) AaBb (cao, đỏ) × AaBB (cao, đỏ) Aabb (cao, vàng) × Aabb (cao, vàng) - Trường hợp 2: Tỉ lệ 3 : 1 màu sắc quả (0,25đ) Tỉ lệ 1 : 0 chiều cao cây => Có 4 sơ đồ phù hợp: AABb (cao, đỏ) × AABb (cao, đỏ) AABb (cao, đỏ) × aaBb (thấp, đỏ) AaBb (cao, đỏ) × AABb (cao, đỏ) aaBb (thấp, đỏ) × aaBb (thấp, đỏ) Câu 6: (3,0đ) Theo đề bài, ta có: - Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường - Tính trội là trội hoàn toàn. => Phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen, nên kết quả phép lai 3 cặp tính trạng bằng tích số kết quả của 3 phép lai 1 cặp tính trạng (0,5đ) - Kiểu gen của P là: AABbDd × AaBbdd (0,5đ) a/ P: AABbDd × AaBbdd Có thể viết: (AA × Aa)(Bb × Bb)(Dd × dd) Kiểu gen F 1 : (½ AA : ½ Aa)(1/4 BB : ½ Bb : ¼ bb)(1/2 Dd : ½ dd) (0,25) Số kiểu gen F 1 : 2 × 3 × 2 = 12 (kiểu) (0,5đ) b/ P: AABbDd × AaBbdd Có thể viết: (AA × Aa)( Bb × Bb)( Dd × dd) Kiểu hình F 1 :(100% thâncao)(3/4 chínsớm: ¼ chín muộn)(1/2 quả dài: ½ quả tròn) (0,25đ) Số kiểu hình F 1 : 1 × 2 × 2 = 4 (kiểu) (0,5đ) Tỉ lệ kiểu hình F 1 : 3/8 thân cao, chín sớm, quả dài (0,5đ) 3/8 thân cao, chín sớm, quả tròn 3/8 thân cao, chín muộn, quả dài 3/8 thân cao, chín muộn, quả tròn Câu 7: (3,0đ) a/ Theo đề bài, ta có: - Bộ nhiễm sắc thể của ong thợ: 2n = 32 (0,25đ) - Bộ nhiễm sắc thể của ong đực: n = 32 : 2 = 16 (0,25đ) Gọi x là số trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ y là số trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (Đk x,y: nguyên, dương) Ta có: (1,0đ) Giải hệ phương trình trên, ta được: x = 600 ; y = 400 Vậy số ong thợ là 600 con Số ong đực là 400 con (1,0đ) b/ - Số trứng được thụ tinh bằng số tinh trùng được thụ tinh : 600 (0,25đ) - Tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh là: 600 × 100 : 75 = 800 (tt) (0,25đ) . PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ TÀI LỚP 9 - NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: SINH HỌC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) . tinh của tinh trùng là 75%. Hết PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS MỸ TÀI ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN ( Năm học 2010 – 2011) MÔN : SINH HỌC – LỚP 9 Câu 1: (3,0 điểm) a/ Giải thích: (1,0đ). ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO 2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O 2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. => Như vậy,

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan