Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Sinh học 9- THCS Mỹ Hiệp 2010-2011.

6 338 0
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Sinh học  9- THCS Mỹ Hiệp 2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 07 / 10 / 2010    Câu 1: ( 1,5 điểm ) Phân tích những đặc điểm cấu tạo của xương đầu người thích nghi với chức năng bảo vệ? Câu 2: ( 5,0 điểm ) a. Trình bày cấu tạo của ruột non liên quan đến sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non? b. Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Sau khi tiêu hóa ở ruột non có những sản phẩm tiêu hóa nào được tạo thành? Câu 3: ( 2,5 điểm) a. Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy? b. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, học sinh đã vô ý dùng mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào, em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào đứt ? Câu 4: ( 3,0 điểm ) 1. Trình bày cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài? 2. Có 5 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân một số lần bằng nhau và tạo ra các tế bào con có chứa 1120 NST. Trong quá trình nguyên phân môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 1050 NST. Hãy xác định: a. Số NST lưỡng bội của loài? b. Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân. c. Số lần nguyên phân của một tế bào. Câu 5: ( 4,0 điểm ) Khi lai 2 thứ hoa thuần chủng hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ F 1 thu được toàn cây hoa kép, màu hồng. Cho F 1 giao phấn thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ sau: 42% hoa kép, hồng : 24% hoa kép, trắng : 16% hoa đơn, đỏ : 9% hoa kép, đỏ : 8% hoa đơn, hồng : 1% hoa đơn, trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của NST trong tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn đều giống nhau. Đỏ trội so với trắng. a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P – F 2 ? b) Cho F 1 lai phân tích kết quả như thế nào? Câu 6: ( 4,0 điểm ) Một gen có chiều dài 3060A 0 . Trên mạch một có G 1 + X 1 = 40% số Nu của mạch. Trên mạch hai có A 2 – T 2 = 20% số Nu của mạch và G 2 = 2 1 T 2 . Hãy xác định: a. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nu trên từng mạch của gen. b. Số nu mỗi loại của gen c. Số liên kết H bị phá vỡ khi gen tự sao 2 đợt. Hết PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 07 / 10 / 2010 Câu 1: Đặc điểm của xương đầu phù hợp với chức năng bảo vệ - Phần xương sọ lớn hơn phần xương mặt có liên quan đến sự phát triển của não, sự phát triển của xương sọ để chứa đựng bộ não rất phát triển so với thú. Điều này làm tăng khả năng nhận thức và hoạt động thần kinh của người→ giúp cơ thể tự bảo vệ tốt hơn trong môi trường tự nhiên. ( 0,5đ) - Trừ xương hàm dưới, các xương đầu khớp với nhau theo kiểu bất động tạo ra các khoang xương bảo vệ các cơ quan quan trọng như: hộp sọ bảo vệ não, hốc mắt bảo vệ mắt, khoang mũi giúp không khí dễ dàng đi vào đường dẫn khí. ( 0,5đ) - Toàn bộ đầu khớp động với đốt sống cổ thứ nhất, đây là khớp động rất linh hoạt giúp đầu có thể cử động lên xuống, xoay theo nhiều hướng làm tăng phạm vi quan sát của mắt trong không gian, qua đó giúp cơ thể có những phản ứng tự bảo vệ tốt hơn trước kích thích của môi trường. ( 0,5đ) Câu 2: ( 5,0 điểm ) a. Cấu tạo ruột non liên quan đến sự tiêu hóa thức ăn: (0,75đ) (Mỗi ý đúng 0,25đ) - Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa ( dài từ 2,8 – 3,0m) - Thành ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Lớp cơ chỉ gồm cơ vòng và cơ dọc - Ở đoạn đầu ruột non ( tá tràng) có dịch mật và dịch tụy đổ vào, lớp niêm mạc sau tá tràng có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và tế bào tiết ra chất nhầy. b. Tiêu hóa thức ăn ở ruột non: (4,25đ) * Biến đổi lí học: chỉ là những co bóp nhẹ của các cơ của thành ruột non giúp cho thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa và đẩy thức ăn di chuyển dần xuống ống ruột (0,25đ) * Biến đổi hóa học: Thức ăn đến ruột non chịu tác dụng của dịch mật, dịch tụy và dịch ruột (0,25đ) * Sự tiết dịch tiêu hóa: gan luôn tiết ra dịch mật và dự trữ trong túi mật, tụy tiết rất ít dịch tụy. Khi thức ăn chạm vào lưỡi và dạ dày thì dịch tụy và dịch mật tiết ra rất nhiều, nhưng dịch ruột chỉ tiết ra khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột.(0,25đ) * Tác dụng của dịch mật: (0,5đ) Dịch mật do gan tiết ra dự trữ trong túi mật. Trong lúc ăn, mật từ túi mật theo ống dẫn đổ vào tá tràng cùng chỗ với ống dẫn tụy. Mật không có enzim tiêu hóa nhưng có tác dụng: - Phân nhỏ các giọt mỡ ( nhũ tương hóa) tạo điều kiện cho enzim lipaza trong dịch tụy và dịch ruột hoạt động dễ dàng. - Tạo môi trường kiềm cho các enzim trong dịch tụy và dịch ruột hoạt động ; đồng thời tạo điều kiện cho sự đóng mở cơ vòng môn vị để thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non từng đợt giúp cho sự tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để. * Tác dụng của dịch tụy: (1,0đ) Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy có đủ các enzim tiêu hóa các loại thức ăn: gluxxit, lipit, protein. Các enzim này hoạt động trong môi trường kiềm. - Enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo - Enzim mantaza biến đổi đường mantozo thành đường gluco - Enzim tripsin biến đổi protein chuỗi dài và ngắn thành axitamin - Enzim lipaza biến đổi lipit thành glixerin và axit béo * Tác dụng của dịch ruột: (1,75đ) Dịch ruột do các tuyến ruột nằm trên lớp niêm mạc ruột tiết ra. Dịch ruột có đủ các enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng: - Enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo - Enzim mantaza biến đổi đường mantozo thành đường gluco - Enzim saccaraza biến đổi saccaro ( đường mía) thành đường glucozo và levulozo - Enzim lactaza biến đổi lactozo ( đường sữa) thành đường glucozo và galactozo - Enzim tripsin biến đổi protein chuỗi dài và ngắn thành axitamin - Enzim lipaza biến đổi lipit thành glixerin và axit béo - Enzim nucleaza biến đổi axit nucleic thành các nucleotit. * Sau khi tiêu hóa ở ruột non có các chất dinh dưỡng được tạo thành: gluco, axit amin, glixerin, axit béo, nucleotit, vitamin, muối khoáng, nước.(0,25đ) Câu 3: ( 2,5 điểm) a. Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy(1,5đ) * Cấu tạo dây thần kinh tủy (0,75đ) - Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy. - Các dây thần kinh tủy nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau: + Rễ trước: gồm các bó sợi thần kinh vận động (rễ vận động) + Rễ sau: gồm các bó sợi thần kinh cảm giác(rễ cảm giác) - Các rễ tủy đi ra khỏi tủy sống nhập lại thành dây thần kinh tủy. * Chức năng của dây thần kinh tủy (0,75đ ) - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương ( xung hướng tâm). - Rễ trước dẫn truyền xung thần vận động từ trung ương đến các cơ quan phản ứng ( xung li tâm). * Dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh cảm giác và xung thần kinh vận động, nên gọi dây thần kinh tủy là dây pha. b. Để biết rễ nào còn, rễ nào đứt, ta tiến hành như sau: (1,0đ) Ta kích thích lần lượt các chi của ếch bằng dung dịch HCl 3%. Khi kích thích một chi nào đó, nếu: - Không có chi nào co, thì dây thần kinh đến chi đó bị đứt rễ sau. - Nếu chi đó không co mà các chi còn lại có chi co, thì dây thần kinh đến chi đó đứt rễ trước. Cứ tiếp tục kích khích các chi còn lại, ta sẽ xác định được dây thần kinh đến chi nào bị đứt rễ nào. Câu 4: ( 3,0 điểm ) 1. Cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài. ( 1,5đ ) * Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào là nhờ cơ chế nguyên phân. Cụ thể: từ một tế bào ( 2n ) qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ( 2n ) về số lượng, hình thái và cấu trúc NST. (0,5đ) * Bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể:(1,0đ) - Ở các loài sinh sản hữu tính, sự sinh sản dựa vào quá trình giảm phân và thụ tinh. + Trong giảm phân: NST xảy ra sự nhân đôi 1 lần ( ở kì trung gian I ) và phân li 2 lần ( ở kì sau I và kì sau II ) tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n). + Trong thụ tinh: sự tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội (n) của các giao tử đực và cái tạo ra bộ NST lưỡng bội ( 2n ) đặc trưng cho loài. - Ở các loài sinh sản vô tính, sự ổn định của bộ NST được duy trì nhờ vào cơ chế nguyên phân. Trong nguyên phân, nhờ sự kết hợp giữa sự nhân đôi NST ( xảy ra ở kì trung gian ) và phân li NST ( xảy ra ở kì sau ) là cơ chế ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể. 2. ( 1,5đ ) a. Số NST có trong các tế bào con: 5.2n.2 k = 1120  2n. 2 k = 224 (*) Số NST môi trường cung cấp: 5. 2n. ( 2 k – 1 ) = 1050  2n. ( 2 k – 1 ) = 210  2n. 2 k – 2n = 210 thay (*) vào ta có: 224 – 2n = 210  2n = 14 b. Mỗi tế bào có 2n = 14 NST mà số NST có trong các tế bào con là 1120 NST. Do đó, số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân: 80 14 1120 = ( tế bào ) c. Như câu a ta có: 2n. 2 k = 224 => 2 k = 16 = 2 4 Vậy số lần nguyên phân của một tế bào là 4 lần Câu 5: ( 4,0 điểm ). a) Khi lai 2 thứ hoa thuần chủng hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ F 1 thu được toàn cây hoa kép, màu hồng. Suy ra: hoa kép là trội so với hoa đơn; hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ với hoa trắng. (0,25đ) - Quy ước gen: Gen A quy định hoa kép a: hoa đơn Gen BB quy định hoa đỏ bb: hoa trắng Bb: hoa hồng (0,5đ) - Xét riêng từng cặp tính trạng: + Về hình dạng hoa: 1 3 %25 %75 %1%8%16 %9%24%42 == ++ ++ = K D ( tuân theo quy luật phân li của Menđen ) => F 1 : Aa x Aa (0,25đ) + Về màu sắc hoa: Đỏ : hồng : trắng = (16 + 9) : ( 42 + 8) : ( 24 + 1) = 1 : 2 : 1 => F 1 : Bb x Bb (0,25đ) - Tổ hợp các cặp tính trạng suy ra kiểu gen của F 1 : AaBb ( hoa kép , hồng ) (0,5đ) - Kiểu gen của P: hoa kép, màu trắng thuần chủng: AAbb hoa đơn, màu đỏ thuần chủng: aaBB (0,25đ) - Sơ đồ lai: P : AAbb x aaBB (0,5đ) G : Ab aB F 1 : AaBb G F1 : AB, Ab, aB, ab F 2 : 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb: 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb KH: 3 kép, đỏ : 6 kép, hồng : 3 kép trắng : 1 đơn, đỏ : 2 đơn, hồng : 1 đơn, trắng (0,5đ) b) Cho F 1 : AaBb ( kép, hồng ) lai phân tích là lai với hoa đơn, trắng: aabb (0,2đ) F 1 dị hợp tử 2 cặp gen AaBb tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ bằng nhau (0,2đ) Hoa đơn, trắng: aabb chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab (0,2đ) Vậy F 2 tạo ra 4 loại kiểu gen và kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau: 1 : 1 : 1 : 1 (0,2đ) * Sơ đồ lai: (0,2đ) F 1 : AaBb x aabb G : AB, Ab, aB, ab ab F 2 : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb KH: 1 kép, hồng : 1 kép trắng : 1 đơn, hồng : 1 đơn, trắng Câu 6: ( 4,0 điểm ) 1) Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nu trên từng mạch của gen. (2,0 điểm) Theo NTBS ta có: G 1 = X 2 ; X 1 = G 2 (0,25đ) Theo đề bài: G 1 + X 1 = 40% => G 2 + X 2 = 40% => A 2 + T 2 = 100% – 40% = 60% (1) (0,25đ) Theo đề bài: A 2 – T 2 = 20% (2) Từ (1) và (2) suy ra: A 2 = 40% T 2 = 20% (0,25đ) Theo đề bài: G 2 = ½ T 2 = ½ . 20% = 10% => X 2 = 40% – 10% = 30% (0,25đ) Vậy tỉ lệ phần trăm từng loại Nu trên từng mạch của gen là: A 1 = T 2 = 20% T 1 = A 2 = 40% G 1 = X 2 = 30% X 1 = G 2 = 10% - Số Nucleotit trên từng mạch của gen: N/2 = )(900 4,3 3060 Nu= (0,5đ) * Số lượng từng loại nucleotit trên từng mạch của gen: (0,5đ) A 1 = T 2 = 20% . 900 = 180 (Nu) T 1 = A 2 = 40% . 900 = 360 (Nu) G 1 = X 2 = 30% . 900 = 270 (Nu) X 1 = G 2 = 10% . 900 = 90 (Nu) 2) Số Nucleotit mỗi loại của gen ( 1,0điểm ) A = T = A 1 + A 2 = 180 + 360 = 540 ( Nu ) G = X = G 1 + G 2 = 270 + 90 = 360 ( Nu ) 3) Số liên kết H bị phá vỡ khi gen tự sao 2 đợt. ( 1,0điểm ) H = (2A + 3G) . (2 n – 1) = (2. 540 + 3. 360) . (2 2 – 1) = 6480 ( liên kết ) TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP. Năm học: 2010 – 2011. ________________ DANH SÁCH HỌC SINH DỰ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Sinh học STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Dự thi môn ĐTB môn lớp 8 1 Đoàn Quang Đạo 9A4 02/01/1996 Sinh 8.9 2 Lê Văn Anh 9A4 02/11/1996 Sinh 8.7 3 Lê Kim Bằng 9A4 01/03/1996 Sinh 8.8 Mỹ Hiệp, ngày 19 tháng 09 năm 2010 Người lập danh sách Lê Thị Quý . liên kết ) TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP. Năm học: 2010 – 2011. ________________ DANH SÁCH HỌC SINH DỰ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Sinh học STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Dự thi môn ĐTB môn lớp 8 1 Đoàn. GD-ĐT PHÙ MỸ ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 07. GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 07 / 10

Ngày đăng: 02/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan