1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHẦN AFTER YOU LISTEN SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

61 954 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Ở thời đại ngày nay giáo dục đứng trước một thực trạng là thời gian học có hạn nhưng kiến thức nhân loại phát triển rất nhanh, từ đó một vấn đề hết sức quan trọng là: làm thế nào để học sinh có thể tiếp nhận đầy đủ khối lượng tri thức ngày càng tăng của nhân loại trong khi quỹ thời gian dành cho dạy và học không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này nền giáo dục phải có biến đổi sâu sắc cả mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó quan trọng hơn là đồi mới phương pháp dạy và học.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT BÌNH MINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ XUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHẦN AFTER YOU LISTEN SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Tác giả: Phạm Thị Hồng Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Bình Minh Đề tài thuộc lĩnh vực: Giảng dạy môn Tiếng Anh BÌNH MINH 4 – 2014 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Lý do khách quan. Ở thời đại ngày nay giáo dục đứng trước một thực trạng là thời gian học có hạn nhưng kiến thức nhân loại phát triển rất nhanh, từ đó một vấn đề hết sức quan trọng là: làm thế nào để học sinh có thể tiếp nhận đầy đủ khối lượng tri thức ngày càng tăng của nhân loại trong khi quỹ thời gian dành cho dạy và học không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này nền giáo dục phải có biến đổi sâu sắc cả mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó quan trọng hơn là đồi mới phương pháp dạy và học. Nằm trong xu thế tất yếu đó, tiếng Anh được coi là một môn học của thời đại, cũng cần được không ngừng đổi mới về phương pháp và nội dung. Đã gần 10 năm môn tiếng anh được thực hiện dạy theo đường hướng giao tiếp. Dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng để học sinh nắm được các kỹ năng ngôn ngữ và sử dụng các kỹ năng đó vào thực tế giao tiếp. Trong bộ môn tiếng Anh có rất nhiều vấn đề có thể khai thác để làm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Chẳng hạn sử dụng các dạng bài tập theo hướng tích cực để giúp học sinh củng cố, tìm tòi và phát triển kiến thức cho riêng mình đang là một vấn mới được giáo viên quan tâm. Đây là những dạng hoạt động đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện lại kiến thức mà còn phải tìm tòi, phát hiện kiến thức mới và từ đó phát triển kiến thức và tư duy. Chúng ta có thể sử dụng một hệ thống các hoạt động cho các giờ dạy để hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay. Từ những lập luận trên tôi đã chọn đề tài: Điều chỉnh và bổ xung các hoạt động cho phần “After you listen” cho học sinh lớp 11 ban cơ bản”. 1.2. Lý do chủ quan. 2 Qua quá trình giảng dạy môn tiếng anh đã được 11 năm, tôi nhận thấy đối với đa số học sinh, nhất là học sinh ở các vùng nông thôn, kỹ năng nghe được coi là một kỹ năng khó. Đối với đa số giáo viên, dạy nghe hiệu quả cũng được coi là một vấn đề phức tạp. Đa số giáo viên còn lúng túng trong việc tìm ra được phương pháp dạy hiệu quả. Trong các tiết dạy kỹ năng nghe có phần “after you listen” là phần có vai trò quan trọng nhưng lại được thiết kế sơ sài và thường bị coi nhẹ. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh và bổ xung các hoạt động cho phần “after you listen” tiếng Anh 11 chương trình cơ bản. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu tìm tòi các hoạt động theo hướng tích cực nhằm khai thác thêm tác dụng của phần “after you listen” để nâng cao hiệu quả dạy, học ở môn tiếng anh lớp 11 cơ bản hiện nay. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. * Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Lí luận về nhận thức, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học kỹ năng nghe nói chung và dạy học phần “after you listen” nói riêng, từ đó làm cơ sở để xây dựng các hoạt động sau khi nghe theo hướng tích cực ( củng cố và phát triển). * Thiết kế các hoạt động theo hướng củng cố, hoàn thiện và phát triển kiến thức . * Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tác dụng của các hoạt động đã xây dựng và khả năng áp dụng các hoạt động đó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học phần “after you listen” ở lớp 11 . 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động cho phần “after you listen” sách tiếng Anh 11 chương trình chuẩn. 4.2. Khách thể nghiên cứu. Phần “after you listen” của sách tiếng Anh lớp 11 chương trình cơ bản. 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu lí luận. - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh. - Quan sát học sinh trong quá trình giảng day. - Điều tra học sinh bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. - Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm. - Tìm tòi, thiết kế các hoạt động cho bài dạy. - Thao giảng, dạy thử nghiệm. - Kiểm tra đánh giá kết quả của các hoạt động, từ đó có sự kết hợp điều chỉnh, bổ xung hợp lý. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Nếu được thiết kế cụ thể, linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh thì phần “after you listen” sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy học và học kỹ năng nghe nói chung và phần “after you listen” nói riêng 7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Bên cạnh việc sử dụng các dạng hoạt động đã có sẵn trong sách giáo khoa, tôi tiếp tục điều chỉnh, bổ xung thêm các hoạt động hoặc thay thế bằng các hoạt động khác phù hợp hơn., tái hiện lại kiến thức để khai thác bài học theo hướng phát triển, từ đó giúp học sinh củng cố tìm tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I.1. Cơ sở lý luận. I.1.1. Khái niêm dạy kỹ năng nghe hiểu. Nghe (listening) là một trong bốn kỹ năng cơ bản cần chú trọng và phát triển trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nghe vừa là mục đích vừa là phương tiện hữư hiệu và thiết yếu để học sinh nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng, rèn luyện cách phát âm, ngữ điệu và cấu trúc ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy nghe là dạy cho học sinh hiểu được ngôn ngữ, nghĩa là hướng sự chú ý của người học vào nội dung trọng tâm trên cơ sở đã nắm vững ngữ liệu và có kỹ thuật nghe tốt. Dạy nghe thường gắn liền với dạy khẩu ngữ và dạy viết. Bài nghe chính trong sách giáo khoa cũng là nguồn tài liệu để phát triển kỹ năng nói và viết. Dạy nghe tốt có ảnh hưởng tới việc dạy các kỹ năng khảc trong quá trình dạy tiếng, và có ảnh hưởng đến hứng thú học kỹ năng của học sinh. Cũng như việc dạy các kỹ năng khác, việc dạy kỹ năng nghe là sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau và được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật. Tiến trình dạy một bài nghe gồm ba giai đoạn: - Các hoạt động trước khi nghe ( Pre-listenig activities/Before you listen) để dẫn dắt học sinh làm quen với chủ đề bài học, cung cấp từ mới. - Các hoạt động trong khi nghe ( While - listening activities/While you listen) để giải quyết các bài tập có liên quan đến nội dung của bài nghe. - Các hoạt động sau khi nghe (Post-listening activities/ After you listen) để củng cố kiến thức và liên hệ thực tế. I.1.2. Tầm quan trọng của phần “After you listen”. Mặc dù các hoạt động của phần “after you listen” kéo dài không quá 10 phút trong mỗi tiết dạy, nhưng nó lại giúp học sinh có sự thông hiểu tổng quan về toàn bài, chuyển hoá kiến thức vừa nhận được qua bài học thành kiến thức 5 thực tế thông qua việc vừa học vừa luyện tập củng cố. Tuy nhiên hầu hết các bài tập ở phần “after you listen” trong sách giáo khoa tiếng anh lớp 11 lại đưwcj thiết kế một cách chung chung nên chưa hấp dẫn học sinh khiến đa số các em thấy khó thực hiện, dẫn đến thực hiện đối phó qua loa hoặc bỏ qua phần này. Chính vì thế tôi điều chỉnh và bổ xung một số hoạt động trong phần “after you listen” trong các tiết dạy nghe - tiếng anh 11 chương trình cơ bản để các em học sinh ở mọi trình độ thấy phần học này thực sự hấp dẫn và sẵn sàng tham gia. Để đạt được như vậy, phần này nên được thay đổi về hình thức và có các hoạt động khác nhau một cách linh hoạt để phát huy tốt kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khi nghe như: - Hỏi và trả lời (question and answer). - Điền vào chỗ trống ( gap – fill ) - Đóng vai (role play) - Thảo luận (discuss) - Trò chơi (game) Những hoạt động này phải gắn kết với các nội dung của từng bài học cụ thể và phù hợp với trình độ học sinh. Không nên quá khó, nhưng cũng không nên quá dễ vì sẽ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh. Các hoạt động phải tạo được sự hưng phấn thực sự đối với học sinh, làm cho các em chủ động khi học, không còn phụ thuộc vào đáp án có sẵn trong sách giải, ỷ lại và các bạn khá giỏi. Sau khi học xong các em có thể được khắc sâu, ghi nhớ và sử dụng nội dung bài học bằng nhiều hình thức khác nhau trong những tình huống giao tiếp thực tế. I.2. Cơ sở thực tiễn. I.2.1. Về phía học sinh Mỗi học sinh có khả năng nhận thức tư duy khác nhau đặc biệt là với môn ngoại ngữ - tiếng anh. Hầu hết các em còn ngại giao tiếp cũng như sử dụng tiếng anh trong giờ thực hành tiếng. Đối với học sinh nông thôn, phần lớn các em còn 6 coi tiếng anh là môn phụ và chưa có định hướng theo học cho nghề nghiệp. Chính vì lý do đó mà việc dạy và học tiếng anh ở trường gặp nhiều khó khăn. Qua quá trình dạy học cho học sinh ở trường THPT Bình Minh, tôi nhận thấy đa số các em còn thụ động không thích học và sợ học kỹ năng nghe.Các em rất ít khi có cơ hội được nghe tiếng anh. Các em cũng không hiểu hết tầm quan trọng của kỹ năng nghe. Đối với phần “after you listen”, học sinh thường không xác định được học để làm gì, phải học như thế nào, bởi vì khi học và thực hiện các bài tập ở phần “While you listen” các em thường đầu tư nhiều hơn. Một số em tự làm, nhiều em nhìn sách để học tốt nên dễ dàng đưa ra đáp án. Tuy nhiên khi được yêu cầu củng cố lại kiến thức, liên hệ thực tế, học sinh lại ngay lập tức bị tắc, bí từ gặp khó khăn không biết phải làm như thế nào. Đa số học sinh không có thói quen đầu tư cho phần “after you listen”, coi nó là phần phụ của tiết học. Các em chỉ đầu tư cho việc học ngữ pháp và các dạng bài tập ngữ pháp để đối phó với các kỳ thi. Vốn từ vựng và sự hiểu biết về văn hoá, lịch sử, con người, xã hội của các em còn hạn chế. Đa số các em còn bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Các em còn học theo kiểu dịch. Tình trạng đó dẫn đến việc các em không hiểu, không học tiếng Anh. Qua quá trình dạy học và trao đổi với các em học sinh lớp 11B và 11C, ở trường THPT Bình Minh về phần “after you listen”đầu năm học 2012-2013 tôi thu được kết quả như sau: Nội dung trao đổi Lớp 11B (sỹ số 40) Lớp 11C (sỹ số 41) 1. Hiểu được phần “after you listen” qua việc nghe và thực hiện các bài tập ở phần “while you listen”. 3 (=7,5%) 3 ( = 7,3%) 2. Sau tiết học có thể hiểu chủ đề của bài và có thể liên hệ thực tế. 4(=10%) 4 ( =9,8%) 3. Thường xuyên không thể thực hiên được phần 16 (=40%) 17( =41%) 7 “after you listen” vì không hiểu bài. 4. Thấy phần “after you listen” không hấp dẫn. Học cũng được mà không học cũng được. 14 ( = 35%) 13 ( = 32%) 5. Thực sự thấy thích phần ‘after you listen”. 3 ( = 7,5%) 4 (= 9,8) Thông qua việc trao đổi với học sinh và kiểm tra nói, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có động lực để học kỹ năng nghe nói chung và phần “after you listen” nói riêng. Các em chỉ học một cách máy móc, qua loa, đối phó. Các em cũng không có nhiều thời gian luyện tập và không biết cách luyện tập. Vì vậy trong các tiết dạy chính khoá. Tôi đã cố gắng đưa các hoạt động khác nhau vào để dạy phần “after you listen” giúp các em học sinh hình thành thói quen và thực hiên một cách hiệu quả nhất việc củng cố, liên hệ sau bài. Qua đó giúp các em cải thiện được khả năng học ngoại ngữ của mình. I. 2. 2. Về phía giáo viên. Một số giáo viên bố trí thời gian giữa các phần còn chưa hợp lý, đầu voi đuôi chuột, dành quá nhiều thời gian cho phần before và phần while nên khi chuyển sang phần after thì đã hết thời gian. Để đảm bảo kịp tiến độ, giáo viên thường không thực hiện phần này. Một số giáo viên thường xuyên không dạy phần này hoặc chỉ dạy thực sự khi có thanh tra dự giờ, còn thông thường là dạy qua loa dẫn đến học sinh không được luyện tập thường xuyên, hay luống cuống căng thẳng khi được yêu cầu trình bày trước lớp một vấn đề. Cách thiết kế bài đôi khi còn chung chung gây khó hiểu cho cả người dạy lẫn người học. Một số hoạt động trong phần “after you listen” ở sách giáo khoa lớp 11 đưa ra yêu cầu quá cao so với trình độ chung của học sinh nhất là học sinh nông thôn. Ví dụ như ở Unit 2 – Personal experience, sách giáo khoa yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến về tầm quan trọng của gia đình so với các thứ khác và giải thích lý do tại sao. Chủ đề nói này đối với học sinh lớp 11 là quá khó nếu như các em không được gợi ý một cách cụ thể. Hoặc ở Unit 7 – World population, sách giáo khoa yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung bài nghe về dân số thế giới, 8 theo tôi yêu cầu này quá chung chung gây khó khăn cho học sinh. Những vấn đề này đòi hỏi người dạy phải thực sự tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian để thiết kế sao cho các hoạt động trở nên đơn giản hơn, hấp dẫn hơn. I.2.3. Điều kiện khách quan. Mặc dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy gần 10 năm nhưng còn thiếu tính định hướng. Cách thiết kế bài đôi chỗ còn chưa hấp dẫn, chưa gây hứng thú cho người day, và người học. Nguồn tham khảo, các tài liệu sách báo chuyên môn cho giáo viên cò hạn chế. Thời gian học trên lớp còn ít. Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu tập chung vào các kỹ năng làm bài tập ngữ pháp, ít liên quan đến giao tiếp. Khả năng ứng dụng của các bài học vào thực tế còn ít. Quy mô lớp học quá đông, trang thiết bị còn lạc hậu làm nản chí người dạy và giảm hiệu quả học tập của những học sinh thực sự muốn học. 9 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHẦN “AFTER YOU LISTEN” SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 CƠ BẢN. II.1. Nội dung cấu trúc chương trình tiếng Anh 11 (chương trình chuẩn) - Chương trình tiếng anh lớp 11 chuẩn được thực hiện trong 105 tiết, gồm 74 tiết học kỹ năng, 19 tiết ôn tập, 6 tiết kiểm tra và 6 tiết trả bài. - Chương trình gồm 14 bài theo các chủ đề, mỗi bài có một tiết dạy kỹ năng nghe. II.2. Nguyên tắc xây dựng các hoạt động cho phần “after you listen”. Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy tiếng Anh, cơ sở tâm lí học sinh, nôi dung chương trình tiếng Anh phổ thông và đặc điểm của bộ môn tiếng Anh, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động theo hướng củng cố và phát triển kiến thức dựa theo các nguyên tắc sau: - Tương tự như các loại hoạt động ở các phần khác, nếu nắm được sư phân loại các kiểu điển hình , giáo viên có thể biên soạn các hoạt động mới bằng cách vận dụng kiến thức của bài học: xuất phát từ các hoạt động mẫu sơ đẳng, cơ bản, điển hình, nội dung hoạt động có thể biến đổi thành những dạng khác nhau: + Tóm tắt nội dung bài học. (summarise) + Ôn lại từ vựng của bài học.(review vocabulary) + Nhìn tranh để kể lại các chi tiết chính của bài nghe. (retell the story through picture). + Ôn lại nội dung của bài học bằng cách sắp xếp các câu thành thứ tự đúng. (Rearrange sentences according the listening text) + Liên hệ bản thân hoặc thực tế. (Put the situation in the real life or real life connection). - Các bài tập thiết kế lại phải đảm bảo mục tiêu của bài học. 10 [...]... dung hệ thống các bài tập phải phản ánh toàn bộ nội dung bài học, trình học, giúp học sinh củng cố, ôn tập II 3 Các hoạt động được chỉnh sửa và bổ xung cụ thể cho phần after you listen của từng đơn vị bài học Unit 1 Friendship Sách giáo khoa: Work in pairs Take turn to talk about how Ha has been Lan’s best friend and how Minh has been Long’s best friend.” Hoạt động thay thế Cách 1: Your best friend... thức bài nghe Thời gian: 7- 10 phút A: Chuẩn bị: Thẻ có ghi các con số B: Tiến trình: - GV cho HS khoảng 3 phút đoạc lại các bài tập, lưu ý HS các con số và các thông tin tương ứng - GV cho HS bốc thăm các thẻ, trên thẻ ghi các con số, HS sẽ nói các sự kiên liên quan đến ngành bưư chính tương ứng với các con số - GV và các HS khác nghe và nhận xét Các con số và các thông tin tương ứng: Figure 2nd Fact... kế và trình chiếu trên Powerpoint) Unit 3 A party Sách giáo khoa: Work in groups: Take turn to talk about Mai’s birthday party Hoạt động thay thế: 15 Cách 1: Consolidation Mục đích: Ôn tập lại nội dung bài nghe Thời gian: 6 phút Cách thức tiến hành: theo cặp A Chuẩn bị: GV chuẩn bị các phiếu học tập B Tiến trình: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cố gắng ghi nhớ các thông tin của bài học - GV phát các. .. decorated Cách 3: Make sentences Mục đích: luyện nói lại các thông tin về bữa tiệc sinh nhật Mai Thời gian: 5-7 phút 17 Cách tổ chức: theo nhóm A Chuẩn bị: GV chuẩn bị các phiếu học tập Trên phiếu có ghi các từ khoá liên quan đến bữa tiệc B Tiến trình: - GV chia HS thành các nhóm khoảng ba hoặc bốn HS Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập Yêu cầu các em nhìn và các từ trong phiếu để nói các câu hoàn chỉnh. .. cùng cả lớp nghe và nhận xét, cho điểm Các từ gợi ý: Every year 42 km, 13 towns 1967 The Boston Marathon 1984, 34 countries J.Mc Dermott 1897 The centre of Boston Cách 3: WHO ARE THEY? Mục đích: Liên hệ thực tế Nói về các vận động viên nổi tiếng của VIỆT NAM Thời gian: 5-10 phút Hình thức hoạt động: Theo nhóm A Chuẩn bị: Các bức ảnh về một số VĐV nổi tiếng của Việt Nam B Tiến trình: 22 - GV đưa ra các. .. cho học sinh B Tiến trình: - Giáo viên chia lớp thành các cặp có thể theo vị trí ngồi gần nhau - Giáo viên dán lên bảng thẻ từ vựng của một số từ hoặc cụm từ khoá có liên quan đến nội dung của bài nghe 12 - Nhiệm vụ của các cặp là dựa vào các từ hoặc cụm từ trên bảng nhớ lại và kể lại việc Lan và Hà, Minh và Long đã kết bạn với nhau như thế nào - Sau 7 phút, giáo viên gọi một số cặp HS kể lại cho lớp. .. danger Sách giáo khoa: Work in groups Summarise the pasage using the information in task 1 and 2 Hoạt động thay thế: Cách 1 Tick when you hear Mục đích: luyện kỹ năng nghe Thời gian 5-7 phút Hình thức tổ chức: Cá nhân A: Chuẩn bị: Handouts B: Tiến trình : - GV phát handouts cho HS và cho HS 1 phút để đọc các từ trong Handouts (có 24 từ cùng chủ đề trên handouts - HS sẽ được nghe lại và đánh số thứ tự các. .. Hobbies Sách giáo khoa: Work with a partner Talk about the disadvantages of ove-reading Hoạt động thay thế: Cách 1 Lucky number Mục đích : Củng cố lại bài Thời gian: 5-7 phút Hình thức hoạt động: Theo nhóm A: Chuẩn bị: Các thẻ hai mặt, một mặt ghi các con số và một mặt ghi các câu hỏi tương ứng Trong đó có một thẻ hoặc hai thẻ là thẻ may mắn, thay vì là một câu hỏi có thể là một phần thưởng B Tiến trình: ... khai thác hoạt động này nhưng sau khi cho HS phân loại năng lượng có thể hỏi HS thế nào là năng lượng có thể tái tạo và năng lượng không thể tái tạo Hoạt động thay thế: Take them home Mục đích: Củng cố bài nghe Thời gian: 5 phút Cách tổ chức: theo nhóm A: Chuẩn bị: Không B: Tiến trình: - Gv viên chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS gấp sách lại - Gv chia đôi bảng và viết lên bảng 2 từ RENEWABLE và NONRENEWABLE... của mỗi nhóm lên bảng báo cáo các thông tin về VĐV của nhóm mình - GV nhận xét cho điểm nhóm nào chuẩn bị tốt và trình bày tốt Cách 2: Chat complete Mục đích: Củng cố nội dung bài nghe Thời gian: 3-5 phút Cách thức tiến hành: theo cặp A Chuẩn bị: GV chuẩn bị các phiếu học tập 32 B Tiến trình: - GV phát cho mỗi cặp một phiếu học tập, yêu cầu các em trong 2-3 phút hoàn thành các thông tin còn thiếu - Sau . để thi t kế sao cho các hoạt động trở nên đơn giản hơn, hấp dẫn hơn. I.2.3. Điều kiện khách quan. Mặc dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy gần 10 năm nhưng còn thi u tính định hướng. Cách thi t. nội dung và phương pháp dạy tiếng Anh, cơ sở tâm lí học sinh, nôi dung chương trình tiếng Anh phổ thông và đặc điểm của bộ môn tiếng Anh, giáo viên có thể thi t kế các hoạt động theo hướng. ngoại ngữ - tiếng anh. Hầu hết các em còn ngại giao tiếp cũng như sử dụng tiếng anh trong giờ thực hành tiếng. Đối với học sinh nông thôn, phần lớn các em còn 6 coi tiếng anh là môn phụ và

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phần “after you listen” có tầm quan trọng với việc dạy kỹ năng nghe như thế nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: after you listen
2. Phần “after you listen” đã được thiết kế thực sự hấp dẫn và hợp lý chưa Sách, tạp chí
Tiêu đề: after you listen
4. Các hoạt động cho phần “after you listen” chiếm khoảng bao nhiêu thời gian trong mỗi tiết học là hợp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: after you listen
5. Cần phải điều chỉnh như thế nào để các phần “after you listen” có hiệu quả cao Sách, tạp chí
Tiêu đề: after you listen
1. An Alternative Approach to Improving Listening Skills - Boyle, E. R. – Forum. Vol. 31, No. 3. 1993 Khác
2. Communicative Language Teaching Today - Richards, J. C Khác
3. English language Teaching Methodology của GD-§T 2003 Khác
4. Giáo dục học đại cương – NXB Hà Nội, 1995 Khác
5. Giới thiệu giáo án tiếng Anh lớp 11 . ( NXB Giáo Dục ) Khác
6. Hoạt động luyện tập tiếng Anh 11. (tác giả: Đỗ Thị Bích Hà - Nguyễn Hà Đoan Phương - Nhà xuất bản Giáo Dục) Khác
7. Hướng dẫn học và kiểm tra tiếng Anh 11 (tác giả: Đỗ Tuấn Minh (chủ biên)- nhà xuất bản Giáo Dục) Khác
8. Listening - Anderson, A. & T. Lynch - London: Cassell. 9.. Teach English. ( Adrian Doff ) Khác
9. Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông..( Tác giả: Nguyễn Hạnh Dung - nhà xuất bản Giáo Dục) Khác
10. Sách giáo khoa tiếng anh lớp 11 của bộ Giáo Dục và Đào Tạo Khác
11. Teaching the Spoken Language - Brown, G. & G. Yule - Cambridge University - Press. 1983 Khác
3. Học sinh của trường THPT Bình Minh có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phần ‘after you listen’ không Khác
6. Học sinh thường thích thực hiện những hoạt động những hoạt động nào hơn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w