Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
288,5 KB
Nội dung
TUẦN 27 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP BA ( Từ ngày / /2010 đến ngày / /2010) THỨ TIẾT MÔN BÀI DẠY Hai Chào cờ Tập đọc-kể chuyện Toán Đạo đức Sinh hoạt đầu tuần Ôn tập và kiểm tra giữa HK II (tiết 1+2) Các số có năm chữ số Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác(tiết 2) Ba Chính tả TNXH Âm nhạc Toán Thể dục Ôn tập (Tiết 3) Chim Học hát:Tiếng hát bạn bè mình Luyện tập Bài TD phát triển chung với hoa và cờ Tư Tập đọc Luyện từ &câu Thủ công Toán Ôn tập (Tiết 4) Ôn tập (Tiết 5) Làm lọ hoa gắn tường(tiết 3) Các số có năm chữ số (tt) Năm Tập viết Mĩ thuật Toán Thể dục Ôn tập (tiết 6) Vẽ theo mẫu:Vẽ lọ hoa và quả Luyện tập Trò chơi:Hoàng Anh,Hoàng Yến Sáu Chính tả Tập làm văn TNXH Toán SHL Ôn tập (tiết 7) Ôn tập (tiết 8) Số 100 000-Luyện tập Sinh hoạt chủ nhiệm Thứ hai, ngày / / 2010 Tập đọc-kể chuyện ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1+2) I/ MỤC TIÊU: -Đọc đúng,rõ ràng,rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút),trả lời được 1 CH về nội dung đọc. -Kể lại được từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh(SGK),biết dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, bảng phụ -Học sinh :Sách giáo khoa, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên đọc bài Rước đèn ông sao. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc -Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài -Lần lượt từng HS lên bảng bắt thăm bài, về chỗ chuẩn bị bài khoảng 2 phút. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Theo dõi và nhận xét. -Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc. -Gọi HS nhận xét bài vừa đọc. -Cho điểm trực tiếp từng HS. * Hoạt động 2 :Ôn luyệnvề phép so sánh. Bài 2: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV cho HS quan sát từng bức tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện . -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6 người. GV đi giúp đỡ HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát(tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút),kể được toàn bộ câu chuyện. . Bài 2 các nhóm gặp khó khăn. -GV gọi đại diện một vài nhóm lên kể nối tiếp từng bức tranh. -Nhận xét HS kể về nội dung câu chuyện, từ ngữ, lời thoại mà HS dùng xem đã sử dụng phép nhân hoá chưa? -Tuỳ theo thời gian GV có thể cho bao nhiêu lượt HS kể. -Gọi 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Gọi HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. -Nhận xét , cho điểm từng HS. 4.Củng cố: - Gọi HS kể lại câu chuyện “ Quả táo” . - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ÔN TẬP GIỮA KÌ II(Tiết 2) I/ MỤC TIÊU : -Mức độ ,yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. -Nhận được phép nhân hóa,các cách nhân hóa (BT2a/b). II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Phiếu BT ghi sẵn tên các bài tập đã học đã đọc. Bài tập 2, photo 4 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng HS. Học sinh :Sách giáo khoa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới: b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc +Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc trôi chảy ,đọc đúng các từ khó ,ngắt nghỉ hơi đúng. +Cách tiến hành: -Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc. Lần lượt từng HS lên bảng bắt thăm bài, về chỗ chuẩn bị bài khoảng 2 phút. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc. -Gọi HS nhận xét bài vừa đọc. -Cho điểm trực tiếp từng HS. *Hoạt động 2: Ôn luyện về phép nhân hoá. +Mục tiêu : Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm hoạt động được dùng để nhân hoá . +Cách tiến hành: Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài. -Gọi 1 HS đọc bài thơ. -Gọi HS đọc phần câu hỏi. -Phát phiếu cho HS và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, GV đi giúp đỡ HS gặp khó khăn. Hát Bài 2 -Gọi 2 HS lên bảng dán phiếu. -Gọi HS nhận xét, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Các từ chỉ đặc điểm dùng để nhân hoá: mồ côi, gầy. - Các từ chỉ hoạt động dùng để nhân hoá: tìm, ngồi, run run, ngã. b) –Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi. -Sợi nắng giống một người gầy yếu. c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không có nơi nương tựa. 4. Củng cố : - Gọi HS đọc bài : Em thong và nêu nội dung. - GV nhận xét. 5. Dặn dò: - 2 hS đọc bài theo y/c. Hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2 Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ. Hồ Chiếc gương bầu dục khổng lồ. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm Cầu Thê Húc Con tôm. Con rùa đầu to như trái bưởi Đầu con rùa Trái bưởi -GV nhận xét tiết học -Dặn HS học thuộc bài thơ Em thương và chuẩn bị bài sau. BỔ SUNG Toán Các số có năm chữ số I/ MỤC TIÊU : -Biết các hàng:hàng chục nghìn,hàng nghin ,hàng trăm,hàng chục,hàng đơn vị. -Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa) II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng số trong bài tập 2. Các thẻ số có thể gắn được lên bảng. Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định: 2. Kiểmtra bài cũ: : -Kiểm tra bài tập của tiết 130. -GV viết lên bảng số 2316 và yêu cầu HS đọc số. -Số 2316 có mấy chữ số? -Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? -GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1:Giới thiệu các số có năm chữ số. +Mục tiêu: Nhận biết được các số có năm chữ số. +Cách tiến hành: -GV treo bảng gắn các số như phần bài học trong SGK. a) Giới thiệu số 42 316 . -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn? -Có bao nhiêu nghìn? -Có bao nhiêu trăm ? -Có bao nhiêu chục? -Có bao nhiêu đơn vị ? -GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. b) Giới thiệu cách viết số 42316. -Dựa vào cách viết số có 4 chữ số , bạn nào có thể viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị? -Số 42316 gồm mấy chữ số? -Khi viết số này chúng ta bắt đầu viết từ đâu? -GV nhận xét và chốt ý. c) Giới thiệu cách đọc số 42316. -Bạn nào có thể đọc được số 42316? -GV nhận xét và sửa chữa nếu HS đó đọc sai. -Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau? . -GV viết lên bảng các số 2357 và 32357, 8759 và 38759 yêu cầu HS đọc. *Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. +Mục tiêu: Rèn đọc , viết các số có 5 chữ số. +Cách tiến hành: -Bài 1: -GV yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số. -GV yêu cầu HS làm tương tự phần b. 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số. -HS làm bài vào VBT 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -Giống nhau khi đọc hàng trămđến hết, khác nhau ở cách đọc phần nghìn , số 42316 có bốn mươi hai nghìn, số 2316 chỉ có 2 nghìn. -HS đọc từng cặp -Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT. -GV nhận xét và cho điểm HS. -Bài 3: -GV viết các số 23 116, 12 427, 3116, 82 427 và chỉ bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần đọc GV hỏi lại: số gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? 4.Củng cố: -Gọi 2 HS lên bảng viết số có 5 chữ số và đọc số. - Gv nhận xét. 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học. Bài 1 Bài 2 Bài 3 BỔ SUNG Đạo đức TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU: Thực hiện tôn trọng thư từ ,nhật kí,sách vở,đồ dùng của bạn bè và mọi người. II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ, giấy rôki, bút dạ, bảng từ, phiếu bài tập. -Học sinh :Vở bài tập đạo đức 3 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: + Tại sao phải tôn trọng đám tang? -GV kiểm tra VBT . 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi. +Mục tiêu : Biết nhận biết hành vi đúng. +Cách tiến hành -Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập: Điền chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào ô em cho là sai. Giải thích vì sao em cho hành động đó là sai. a/ Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới được ngồi xem. b/ Hôm chủ nhật, Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý. c/Em đưa giứp một lá thư cho bác Nga, nhưng thư đó không dán. Em mở ra xem qua xem thư viết gì. d/ Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc lại sách cho Lan. -Đưa bảng phụ đã ghi bải tập trên, yêu cầu HS nêu kết quả. -Theo dõi, nhận xét, kết luận bài làm của HS. -Hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư, tài sản của người khác? -*Hoạt động 2 : Em xử lí thế nào? -Xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác +Mục tiêu : Không xâm phạm, xem , sử dụng đồ dùng của người khác. +Cách tiến hành -Yêu cầu HS thảo luận cách xử lí 2 tình huống sau: 1/Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em xẽ làm gì? 2/Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? -Nhận xét, tổng kết: cần phải hỏi người khác và được đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó. *Hoạt động 3 : Trò chơi sắm vai. +Mục tiêu : Biết thực hiện bài học. +Cách tiến hành -Yêu cầu các nhóm tiếp tục thaỏ luận để sắm vai và sử lí tình huống. + Bố mẹ đi làm cả ngày, dặn em ở nhà không được lục lọi bất cứ cái gì trong lúc bố mẹ đi vắng. Một hôm, bác Nga chạy sang hỏi mượn em lọ mỡ trăn để bôi phỏng cho em bé. Em cũng chưa biết lọ mỡ trăn để ở đâu. Em sẽ làm gì khi đó? -Yêu cầu HS theo dõi và nhận xét. Nếu có cách giải quyết khác, yêu cầu HS giải thích vì sao. -Kết luận: +Tôn trọng thư từ tài sản của người khác dù đó là những người trong gia đình mình. Tôm trọng tài sản của người khác cũng là tôn trọng chính mình. 4. Củng cố : - Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Dặn dò: -Yêu cầu HS thực hiện tốt bài học trong cuộc sống hằng ngày. -GV nhận xét tiết học. . BỔ SUNG Thứ ba , ngày tháng 03 năm 2010 Chính tả ÔN TẬP GIỮA KÌ II(Tiết 3) I/ MỤC TIÊU : -Mức độ ,yêu cầu về kĩ năngđọc như ở tiết 1. -Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2(về học tập ,hoặc về lao động,về công tác khác) II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, bảng phụ. -Học sinh :Sách giáo khoa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra các bài tập trong tiết 2. -GV nhận xét chung. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1: Kiểm tra luyện đọc. +Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc trôi chảy ,đọc đúng các từ khó ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các câu dài. +Cách tiến hành: -GV tiến hành tương tự như tiết 1. +Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc. +Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc. +Gọi HS nhận xét bài vừa đọc. => Cho điểm trực tiếp từng HS. *Hoạt động 2: Ôn luyện về trình bày báo cáo. + Mục tiêu: Báo cáo đủ thông tin, rình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin. + Cách tiến hành: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. -Yêu cầu HS mở SGK trang 20 và đọc lại mẫu báo cáo. -Yêu cầu của mẫu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo hôm nay, chúng ta phải làm gì? -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 . -Nhắc HS thay từ “ Kính gửi” bằng từ” Kính thưa”. -GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. -Gọi các nhóm trình bày. -Gọi HS nhận xét bạn báo cáo về các tiêu chuẩn sau: báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin, đàng hoàng và chọn 1 bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất. -Cho điểm HS nói giỏi nhất. -Yêu cầu HS làm bài vào vở. 4.Củng cố : - Yêu cầu 2 HS đóng vai chi đội trưởng nêu lại bản báo cáo. - GV nhận xét. 5 . Dặn dò: -GV nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà hoàn thành báo cáo vào VBT và chuẩn bị bài sau. BỔ SUNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI CHIM I/ MỤC TIÊU : -Nêu được ích lợi của chim đối với con người. -Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh do GV và HS sưu tầm Giấy khổ to, bút dạ, hình vẽ hoặc mô hình chim có rõ xương sống. -Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ tiết 52. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. * Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ thể chim. -Mục tiêu: Nắm được các bộ phận của cơ thể chim. -Cách tiến hành: -GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng. +Loài chim trong hình tên là gì? chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim đó. -Làm việc cả lớp: Yêu cầu vài HS lên bảng, gọi tên 1 số loài chim đồng thời chỉ và nêu tên các bộ phận của loài chim đó. -GV hỏi: Vậy, bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào? +Toàn thân chim được phủ bằng gì? +Mỏ của chim như thế nào? -GV treo tranh vẽ cấu tạo trong của chim, yêu cầu HS quan sát, yêu cầu HS nhớ lại khi ăn thịt chim thấy có gì? -GV hỏi: Cơ thể các loài chim có xương sống không? -GV kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. * Hoạt động 2: Sự phong phú đa dạng của các loài chim. Mục tiêu: Hiểu được sự đa dạng của các loài chim. Cách tiến hành: -GV chia HS thành các nhóm nhỏ, Yêu cầu HS trong nhóm cùng quan sát các hình minh hoạ trong SGK trang 102, 103. các hình ảnh sưu tầm được và thảo luận theo định hướng. +Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim. +Chim có khả năng gì? -GV yêu cầu đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. -GV kết luận. * Hoạt động 3: Ích lợi của loài chim -Mục tiêu: Hiểu lợi ích của loài chim. -Cách tiến hành: -GV hỏi: Hãy nêu những ích lợi của loài chim. Sau đó GV ghi lại các câu trả lời trên bảng. -GV kết luận: Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt. +Có loài chim nào gây hại không? +GV kết luận. 4. Củng cố: -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “chim gì”? +Yêu cầu mỗi nhóm tự chọn mội số loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của các loài chim đó. * Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : – Hoàn thành bài vào VBT. * Chuẩn bị: Bài 54 Thú. BỔ SUNG Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : -Biết cách đọc ,viết các số có năm chữ số . -Biết thứ tự của các số có 5 chữ số. -Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000)vào dưới mỗi vạch của tia số. II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ. -Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Ổn định: 2.Kiểmtra bài cũ: : -GV kiểm tra các bài tập đã giao về nhà trong tiết 131 -GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. *Hoạt động 1: Đọc, viết các số có 5 chữ số. +Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 5 chữ số. +Cách tiến hành: Bài 1: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Hãy đọc số có 4 chục nghìn, 7 nghìn, 3 trăm , 2 chục, 8 đơn vị. Bài 1 . -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập . -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: -GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó gọi 2 HS lên bảng , yêu cầu 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia - HS cả lớp viết vào VBT sau đó theo dõi bài làm của 2 bạn trên bảng. viết số. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài. -Vì sao con điền 52 441 vào sau 52 440? Bài 2 Bài 3 -GV hỏi tương tự với phần b và phần c. -GV yêu cầu cả lớp đọc dãy số trên . *Hoạt động 2: Làm quen với các số tròn nghìn. +Mục tiêu: Làm quen với các số tròn nghìn . +Cách tiến hành: - Bài 4 : -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài và yêu cầu HS đọc dãy số. Trong dãy số này có điểm gì giống nhau? -2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vờ BT. -HS đọc: 20 000, 30 000, 40 000, 50 000, 60 000, 70 000, 80 000, 90 000. -GV giới thiệu: các số này được gọi là các số tròn nghìn. -GV yêu cầu HS nêu các số tròn nghìn vừa học. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố : - Gv vẽ tia số sau đó yêu cầu HS lên điền số theo thứ tự. - GV nhận xét. 5. Dặn dò: -Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm về đọc, viết các số có 5 chữ số. -GV nhận xét tiết học. Bài 4 BỔ SUNG Tiết 5: Thể dục BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI HOA VÀ CỜ I/Mục tiêu: Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. II/Địa điểm: Trên sân trường, cờ III/Các hoạt động DH: 1.Phần mở đầu: -GV cho hs tập hợp ,phổ biến nội dung giờ học. Chạy chậm trên địa hình tự nhiên . HS tự làm bài vào VBT. -GV nhận xét và cho điểm HS. -Bài 3: -GV viết các số 23 116, 12 427, 3116, 82 427 và chỉ bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần đọc GV hỏi lại: số gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy. TUẦN 27 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP BA ( Từ ngày / /2010 đến ngày / /2010) THỨ TIẾT MÔN BÀI DẠY Hai Chào