Đề HSG 12 TP hà nội

2 548 1
Đề HSG 12 TP hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 12 HÀ NỘI Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Hoá học Ngày thi: 16 – 1 – 2010 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 2 trang) Câu I (1,75 điểm) 1. Khi cho CaCO 3 vào bình phản ứng chứa dung dịch HCl thấy khí CO 2 thoát ra. Hãy cho biết tốc độ thoát khí CO 2 thay đổi thế nào nếu: a) Trước khi tiến hành thí nghiệm, người ta cho thêm 200 ml dung dịch HCl 1M vào bình phản ứng đã chứa 100 ml dung dịch HCl 1M. b) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta cho thêm 100 ml dung dịch HCl 2M vào bình phản ứng đã chứa 100 ml dung dịch HCl 1M. c) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta đun nóng dung dịch HCl. d) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta đem nghiền vụn CaCO 3 . 2. Xét cân bằng sau đây, với ∆H < 0 HgO (rắn) + 4I - (dung dịch) + H 2 O (lỏng) ↔ HgI 4 2- (dung dịch) + 2OH - (dung dịch) Nồng độ cân bằng của HgI 4 2- sẽ thay đổi thế nào khi thêm vào hỗn hợp: a) Một lượng HgO (rắn) b) Một lượng nhỏ KI rắn c) Một lượng nhỏ NaOH rắn giải thich ngắn gọn. Câu II (3,điểm) 1. Cho một mẩu kẽm hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 rất loãng, sau phản ứng thu được dung dịch A, biết rằng số axit ban đầu bằng 1,3 lần số mol axit trong A. Tiếp tục cho một mẩu Magie vào dung dịch A, khuấy cho Magie tan hết, thu được dung dịch B không còn chứa HNO 3 . Tìm tỉ lệ khối lượng hai mẩu kẽm và magie ban đầu nếu trong dung dịch B có tỉ lệ số mol Zn(NO 3 ) 2 :Mg(NO 3 ) 2 = 1:4. Biết rằng, tương tác của kim loại với axit HNO 3 không tách ra sản phẩm khí. 2. Cho biết hằng số phân li của các quá trình sau H 3 PO 4 ↔ H 2 PO 4 - + H + K a1 = 7,6.10 -3 ; H 2 PO 4 - ↔ HPO 4 2- + H + K a2 = 6,2.10 -8 ; HPO 4 2- ↔ PO 4 3- + H + K a3 = 4,4.10 -13 ; Dựa vào các dữ kiện trên, hãy tính: a) Hằng số cân bằng K a của H 3 PO 4 trong quá trình: H 3 PO 4 ↔ PO 4 3- + 3H + b) Hằng số cân bằng K cb của quá trình: H 3 PO 4 + PO 4 3- ↔ H 2 PO 4 - + HPO 4 2- Câu III (3,75 điểm) 1. Cho 7,15 gam tinh thể muối ngậm nước M a (XO 3 ) b .nH 2 O tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch Ca(OH) 2 tạo ra 2,5 gam muối CaXO 3 kết tủa trắng; nếu đem 7,15 gam tinh thể muối ngậm nước trên tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 tạo ra 4,925 gam kết tủa trắng Z. a) Xác định công thức phân tử muối ngậm nước ban đầu, biết rằng trong đó nước chiếm 62,94% về khối lượng. b) Đem hoà tan hoàn toàn 7,15 gam tinh thể muối ngậm nước trên vào nước được 25 ml dung dịch D. Tính pH của dung dịch D. Biết K b của quá trình XO 3 2- + H 2 O ↔ HXO 3 - + OH - là 1,92.10 -4 . 2. Nung nóng một thời gian 3,0 gam bột Mg trong luồng không khí A( chỉ gồm N 2 và O 2 ) thu được hỗn hợp chất rắn A gồm 3 chất. Để nguội, chia A thành 2 phần bằng nhau: cho nước dư vào phần 1, khuấy đều thu được 134,4 ml khí (đktc) và phần rắn không tan gồm 3 chất; hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch HCl loãng, dư thu được 672 ml khí (đktc) và dung dịch chứa 2 muối. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và xác định thành phần khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn A. Câu IV (3,0 điểm) 1. Có sơ đồ chuyển hoá sau: C 2 H 4 → A 1 → A 2 → A 3 → A 4 → A 5 → A 6 → A 7 → A 8 → C 2 Cl 6 Biết rằng: - Ở đây chỉ xảy ra phản ứng cộng clo ( tỉ lệ mol 1:1) và phản ứng tách một phân tử HCl; - A 3 là hiđrocacbon có tỉ khối hơi so với H 2 là 13; - Các chất A 1 ; A 2 ; A 3 ; A 4 ; A 5 ; A 6 ; A 7 ; A 8 là các hợp chất hữu cơ chứa clo; - A 5 có khối lượng mol là 168 và có cấu trúc phân tử đối xứng. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất từ A 1 đến A 8 . 2. Khi cho 2,67 gam chất A (là dẫn xuất clo của hiđrocacbon) phản ứng vừa đủ với 1,6 gam NaOH trong môi trường ancol tuyệt đối tạo ra m gam chất B ( là dẫn xuất mono clo của hiđrocacbon trên); trong phân tử chất B, clo chiếm 58,68% về khối lượng. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của A và tìm giá trị của m. Câu V (4,0 điểm) 1. Khi clo hoá toluen ở thể khí ( có ánh sáng ) nhận được hỗn hợp chất hữu cơ, trong đó thành phần phần trăm theo khối lượng như sau: C 6 H 5 CHCl 2 chiếm 64,4%; C 6 H 5 CH 2 Cl chiếm 12,65%; C 6 H 5 CCl 3 chiếm 19,55% còn lại là C 6 H 5 CH 3 . Trong phản ứng trên, cho rằng tất cả clo đã phản ứng hết. a) Tính tỉ lệ mol của C 6 H 5 CH 3 so với Cl 2 trong hỗn hợp khí ban đầu. b) Để điều chế 322 gam C 6 H 5 CHCl 2 thep phản ứng trên cần bao nhiêu lít khí (đktc) và bao nhiêu lít C 6 H 5 CH 3 lỏng, biết khối lượng giêng của C 6 H 5 CH 3 là 0,86 g/ml. c) Hợp chất C 6 H 5 CH 2 Cl có thể bị thuỷ phân. Để phản ứng thuỷ phân xảy ra nhanh hơn có thể sử dụng những biện pháp nào? Giải thích ngằn gọn. 2. Kết quả phản ứng giữa 1,18 gam axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh với 0,46 gam kim loại kiềm tạo ra 224 ml H 2 đktc. Khối lượng mol của axit là 118 a) Tìm công thức cấu tạo của axit và tên kim loại kiềm đã tham gia phản ứng. b) Viết sơ đồ phản ứng từ axetilen qua 3 chất trung gian để tạo ra axit trên. Câu VI (4 điểm) 1. Cho dãy chuyển hoá sau: 2. Khi cho ancol X tác dụng với lượng dư (CH 3 CO) 2 O tạo ra este Y và axit axetic. Khối lượng mol của X là 92, của Y là 218 a) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X. b) Viết phương trình của X Cu(OH) 2 và HNO 3 . c) Z là một cacbohiđrat tác dụng được với (CH 3 CO) 2 O và HNO 3 nhưng không tác dụng với Cu(OH) 2 Z có thể là chất nào? Viết các phương trình phản ứng. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 12 HÀ NỘI Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Hoá học Ngày thi: 16 – 1 – 2010 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 2 trang) Câu I (1,75 điểm) 1 thế nào nếu: a) Trước khi tiến hành thí nghiệm, người ta cho thêm 200 ml dung dịch HCl 1M vào bình phản ứng đã chứa 100 ml dung dịch HCl 1M. b) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta cho thêm. bình phản ứng đã chứa 100 ml dung dịch HCl 1M. c) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta đun nóng dung dịch HCl. d) Trước khi tiến hành phản ứng, người ta đem nghiền vụn CaCO 3 . 2. Xét cân bằng

Ngày đăng: 01/05/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan