kinh nghiemday văn miêu tả

9 110 0
kinh nghiemday văn miêu tả

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp bốn Đặt vấn đề: I. Cơ sở khoa học: Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho ngời nghe, ngời đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về ngời, cảnh vật, vật, sự việc nh nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tợng miêu tả mà còn thể hiện trí tởng tợng, cảm xúc và sự đánh giá của mình, những tình cảm yêu ghét cụ thể của ngời viết. Các bài văn miêu tả ở trong chơng trình lớp Bốn chỉ yêu cầu học sinh miêu tả đồ vật, cây cối, miêu tả con vật. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm đợc tình thơng yêu của mình với những gì mà mình miêu tả. Kinh nghiệm tôi viết đợc soi sáng bởi các quan điểm, phơng pháp dạy học hiện đại mà chơng trình, sách giáo khoa mới áp dụng. Trớc hết là quan điểm tích cực hoá ngời học, đây là một trong những ph- ơng pháp trọng tâm quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ thành những con ngời năng động sáng tạo, thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp đến là quan điểm tích hợp, tích hợp phải đảm bảo hai chiều: Chiều ngang theo chủ điểm học, chiều dọc xoáy tròn ốc theo kiến thức đã học và kiến thức đang học, sẽ học. Một quan điểm mang tính đặc thù của bộ môn Tiếng Việt nói chung và tập làm văn nói riêng là quan điểm giao tiếp. Giao tiếp là quá trình nhận tin (đọc, nghe)và quá trình phát tin ( nói, viết). Đó là quá trình hình thành bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, giúp các em học tập tốt hơn, hoạt động tốt hơn trong môi trờng nhà trờng và xã hội. Những kỹ năng trên của môn Tiếng Việt trong đó có môn tập làm văn là rất cần thiết nên ngời ta xem môn này vừa là môn khoa học, đồng thời cũng là môn công cụ. II. Cơ sở Thực tiễn: Thực tế hiện nay một số gia đình đã hớng con em mình chạy theo học các môn khoa học tự nhiên mà sao nhãng phân môn Tiếng Việt trong đó có môn làm văn. Nạn chép văn mẫu cho xong chuyện đã ảnh hởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ và chất lợng học tập. Học sinh không hứng thú khi học tập làm văn, còn dựa vào văn mẫu, các bài văn của các em viết cha sáng tạo, cha sinh động, dùng từ cha hay, còn khô khan. Một số giáo viên dạy các tiết này không hấp dẫn vì không quan tâm đến năng lực cảm xúc của học sinh. Chỉ dạy đúng không thôi cha đủ mà phải hớng dẫn tổ chức để các em tự tìm kiến thức, tự tìm cái hay, tự phát hiện cái hay trong điểm nhìn mang tính nhân văn của các tác giả. Lớp tôi dạy ở một vùng nông thôn với hai phần ba học sinh là giáo dân, phụ huynh cha chú ý gì đến việc đọc sách tham khảo để cùng học, cùng trò chuyện với các em. Giúp các em tự giải quyết đợc những bài tập, tự rèn luyện kỹ năng, tự rèn luyện các thao tác t duy trong quá trình tự học ở nhà. Sách tham 1 khảo chỉ đăng bài mà còn thiếu phần chỉ ra cái hay trong ý tứ, trong cách quan sát tinh tế, trong cách dùng từ đặt câu vừa diễn tả đúng sự vật, vừa bộc lộ đợc suy nghĩ, cảm xúc sâu kín của tác giả. Qua ba năm dạy lớp 4 tôi đã nghiên cứu kĩ và đã tìm ra một số giải pháp mang lại kết quả khả quan . Tôi xin trình bày: Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn. B. Giải quyết vấn đề: I/ Các biện pháp: 1/ Rèn luyện kĩ năng trong quan sát trên cơ sở huy động nhiều giác quan , đặc biệt chú ý rèn luyện ý tởng miêu tả Rèn luyện kỹ năng quan sát bằng tất cả các giác quan: Mắt, mũi, tai, tay là việc làm thờng xuyên, là yếu tố hàng đầu trong dạy và học văn miêu tả. Quan sát kỹ tạo cho học sinh có vốn sống phong phú khi làm bài, quan sát kỹ mới lột tả đợc hình ảnh độc đáo của sự vật ở hình dáng bên ngoài, bản chất bên trong của sự vật. Song ở kinh nghiệm này tôi muốn đi sâu vào luyện cho các em có các kĩ năng quan sát cần thiết, rèn luyện điểm nhìn sự vật, ý tởng miêu tả. Rõ ràng trong cuộc sống, các em gặp nhiều con vật, cây cối khác nhau nh vậy để các em viết đợc câu văn, đoạn văn bài văn hay trớc tiên tôi cho các em quan sát trực tiếp đồ vật, con vật, cây mà các em định tả. Tôi cho các em ghi những điều mình quan sát đợc vào vở, và tôi luôn quan tâm đến những nét độc đáo trong bài văn của các em. Chẵng hạn khi học sinh làm bài văn miêu tả cây bóng mát em Mai Ly tả cây bàng với những nét đẹp và những điểm khác biệt trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông mà phải có sự quan sát rất kĩ, rất tinh tế mới viết đợc nh vậy. Tôi đọc cho cả lớp nghe và tôi hỏi em thì em trã lời rất thật rằng: Trờng ta trồng chủ yếu là bàng nên suốt mấy năm học con cứ ngắm kĩ và con thấy đợc sự thay đổi đó nên con viết. Nh vậy ta thấy có đợc bài văn hay nh vậy là nhờ em đã biết quan sát từ thực tế và biết chắt lọc để viết. Mặt khác qua từng tiết dạy hằng ngày tôi cho học sinh tìm và chỉ rõ cho các em việc miêu tả cây gạo ta chọn thời điểm cây gạo ra hoa, cây gạo lúc quả chín, đặc biệt cây gạo lúc hoa tàn đó là những thời điểm thể hiện sinh động đặc điểm cây gạo với một điểm nhìn của con ngời rất vui, rất trẻ thơ. Không vui, không trẻ con làm sao lại có đợc những hình ảnh đẹp nh vậy. Tôi hớng dẩn học sinh quan sát, tởng tợng để thấy : Những cánh hoa đỏ rực quay tít nh chong chóng, quả gạo múp míp hai đầu thon vót, chín nh nồi cơm chín đội vung mà c- ời, trắng xoá. Cây gạo nh treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. ở bài ma của Trần Đăng Khoa tôi không chỉ giúp học sinh thấy đợc tài quan sát tinh tế về các hình ảnh sự vật khi trời sắp ma và đang ma mà ta còn thấy đợc điểm nhìn của đứa con rất yêu bố, rất thông cảm với bố, rất tự hào về bố qua chi tiết: Đội sấm, đội chớp, đội cả trời ma . Phải có một điểm nhìn rất trẻ thơ, rất nhân văn mới quan sát đợc cái vất vả, cái khỏe của những con ngời khi làm chủ đợc thiên nhiên, đợc tự do trong lao động. ở bài văn miêu tả cái bàn nhờ tài quan sát, tác giả phát hiện hình ảnh tia nắng: Mỗi sáng, những tia nắng dịu dàng chen qua kẽ lá nhảy nhót trên mặt bàn nh nô đùa với em. Qua hình ảnh, 2 chi tiết trên, ta thấy đợc điểm nhìn rất trẻ thơ, rất vui của một em bé rất yêu đời, yêu sự vật, yêu những thành quả lao động , yêu sự học. Điểm nhìn ấm áp giúp cho lời tả có hồn. Để giúp các em có cách quan sát, điểm nhìn quan sát tôi còn lấy thêm những ví dụ trong các bài thơ hay của các thi sĩ tài ba và chỉ rõ cho các em biết những ý tởng thẩm mĩ của tác giả khi miêu tả . Ví dụ khi tả chú chuồn chuồn nớc tác giả tả: Thân chú nhỏ và thon vàng nh màu vàng của nắng mùa thu. Với điểm nhìn rất trẻ thơ hình ảnh chú chuồn chuồn hiện lên thật đẹp thật rực rỡ. Rèn luyện kỹ năng quan sát tinh tế là yếu tố hàng đầu song yếu tố quan trọng nhất để bài tập làm văn có đợc chất văn chính là phải rèn luyện điểm nhìn nhân văn, ý tởng thẩm mĩ khi miêu tả. Đó là quá trình rèn luyện con mắt xanh mà giáo viên thờng bỏ qua làm cho học sinh thờ ơ với môn văn, không thích học văn . Rèn luyện óc quan sát thông minh chỉ mới là một khâu thiết yếu, tuy nhiên còn một khâu nữa hết sức quan trọng mà các nhà giáo dục hiện nay rất quan tâm đó là khâu năng lực cảm xúc. Không cảm xúc khi miêu tả không thể viết thành văn, không thể nào có nhiều bài văn bài thơ hay đợc. 2. Tăng cờng rèn luyện các thao tác t duy mà điểm tập trung là các thao tác t duy hình tợng: so sánh, liên tởng, tởng tợng. T duy là sự suy nghĩ , sự suy nghĩ chính chắn thì lời kể, lời tả mới trong sáng. T duy giúp ngời học biết sắp xếp bài văn một cách khoa học có sự liên kết giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài, giữa đoạn với đoạn, phân biệt đợc mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp, phân biệt đợc kết bài mở rộng hay không mở rộng. Còn t duy hình tợng đăc biệt là các thao tác so sánh, liên tởng, tởng tợng giúp các em viết đợc những câu văn, đoạn văn, bài văn hay, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn ngời đọc. Để phát triển t duy cho các em trong khi dạy tôi lập các bảng so sánh về cách miêu tả bãi ngô, cây gạo là để giúp học sinh nhận biết đặc điểm nổi bật của hai loại cây. Dạy bài: Mở bài tron bài văn miêu tả đồ vật tôi lập bảng so sánh ba cách mở bài về tả chiếc cặp sách: a, Vào ngày khai trờng, bố mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp. b, Ai là học sinh mà chẵng có cặp sách . Thế mà suốt mấy năm nay em chỉ có một túi vải đơn sơ mang tới trờng. c, Chủ nhật vừa qua ma nặng hạt, em không đi thăm bà ngoại đợc, ba bảo em giúp ba sắp xếp lại cái tủ ở trong buồng. Giữa đống đồ đạc cũ ba dỡ từ trên nóc tủ xuống, chợt em gặp lại chiếc cặp nhỏ đã theo em đi suốt hai năm lớp 1, lớp 2. Các em nhận biết cách mở bài a,b là cách mở bài trực tiếp, cách mở bài c là cách mở bài gián tiếp. Rõ ràng các câu hỏi mang tính so sánh giúp các em nhận biết cái chung, cái riêng của từng bài . Nó là kho vô tận để tìm kiến thức là thao tác cần thiết nhất giúp các em nhận diện đợc sự vật . Thao tác so sánh còn rèn luyện cho các em có những câu văn giàu hình ảnh gợi đợc rất nhiều ý 3 nghĩa. Phải rất tài năng tác giả mới viết đợc hình ảnh Cây gạo nh treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới .Phải có thao tác liên tởng nên từ hình ảnh cây gạo tác giả liên tởng hạt gạo báo hiệu mùa màng bội thu của quê hơng. Không có thao tác liên tởng thì các em không thểviết đợc hình ảnh đàn gà lúc nó trông thấy con diều: Mời ba con gà con và một con gà mẹ chỉ có một cái đầu. Đứng về t duy lô gích có cô cho rằng điều đó hết sức vô lí song đứng về năng lực liên tởng nó lại biểu trng cho tinh thần đoàn kết , nét kiên cờng tháo vát, tình yêu con của gà mẹ. Có năng lực so sánh liên tởng các em mới tả đợc những hạt sơng mai nh những hạt cờm, lá bàng rơi rất mỏng nh rơi nghiêng, mặt trời nh hòn lửa , mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Để rèn luyện các thao tác so sánh, liên tởng, tởng tợng từ chổ tôi giúp các em nhận biết qua các bài tập đọc đến giờ tập làm văn tôi rèn cho các bớc từ thấp lên cao. - Bớc một là viết theo mẫu . - Bớc hai viết sáng tạo không cho mẫu , cứ tập dần tập dần các em viết đ- ợc câu văn , bài văn sinh động , hấp dẫn hơn. Một điều cần hết sức lu ý ngoài những câu hỏi: Các em thích hình ảnh nào nhất. vì sao? Lấy ví dụ trong các bài tập đọc, ta còn phải lấy những hình ảnh có đợc trong các bài làm của học sinh tại lớp hoặc các bài trong sách tham khảo thì các em dễ bắt chớc, dễ sáng tạo hơn .Tôi thờng hay lấy những ví dụ trong bài viết của các em vì tôi cảm nhận đợc những hình ảnh mà các em viết trong bài của mình sao mà mộc mạc, chân phơng mà gần gũi . những nét đó thể hiện ở những câu văn em Quốc tả: Vài ngôi sao lấp lánh nh những con đom đóm nhỏ . Khi tả con mèo em Linh Trà tả: Đôi mắt chị trong đêm tối phát ra những tia hào quang xuyên thủng màn dêm. Hay là em Cẩm Ly tả đàn bớm bay trong vờn hoa : Từng đàn bớm trắng, bớm vàng bay tung tăng trong vờn nh hàng trăm chiếc nơ sặc sở đang bay lợn . Trong dạy học tôi thấy ta nên tập cho các em các thao tác so sánh lấy những hình ảnh lớn nh ngôi sao có thể so sánh con đom đóm bởi vì con vật đó rất gần gũi với các em. Để các em trở thành những đứa trẻ năng động sáng tạo. Một trong những năng lực rất cần thiết để dạy thể loại nàylà giáo viên phải rèn luyện năng lực trẻ thơ, phải sống lại tuổi thơ. Dẩu đời thờng có nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ song đến giờ tập làm văn , giờ tôi chấm bài, chữa bài, tôi hoà đồng với các em, sống lại tuổi thơ cùng với các em. Có nh vậy mới tìm đợc cái hay cái đặc sắc cái nghộ nghĩnh đáng yêu thể hiện trong bài viết của các em. 3, Tập trung rèn luyện hai thao tác ngôn ngữ : Thao tác chon lọc và thao tác kết hợp . Nói đến văn miêu tả phải nói đến từ, câu. Thao tác chọn lọc tốt học sinh sẽ chọn đợc từ đích đáng trong miêu tả. Nói đến màu đỏ có tác giả tả màu đỏ của phù sa lại đỏ nặng sự chuyển đổi cảm xúc này giúp ngời đọc hiểu đợc giá trị của phù sa trong đó có mồ hôi, máu của bao thế hệ gìn giữ. Tả bát cơm các em thêm từ vàng trong hai tiếng cơm vàng không những chỉ đợc màu sắc 4 của bát cơm mà chủ yếu chỉ ra sự quí giá của bát cơm, thành quả của sức lao động của bố mẹ, mọi ngời. Trong rất nhiều từ khi tả dòng nớc chảy tại sao tác giả lại chọn từ tợng thanh róc rách để tả âm thanh tiếng nớc, tác giả dùng hai động từ trờn và luồn gợi hình ảnh của dòng nớc chảy làm cho cảnh nớc chảy thật là sinh động. Tả lá cây sồi tác giả tả: lá đỏ chói lọi. Tả lá khi đang chuyển động tác giả so sánh với đốm lửa đỏ. Cách miêu tả ấy rất hay vì nó đúng với bản chất sự vật trong thế tỉnh và thế động. Muốn chọn đợc từ đích đáng trớc hết phải có các bài tập cho các em thống kê, tìm từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa. Để rèn luyện thao tác chọn lọc trong những buổi bồi dỡng và những buổi luyện tôi thờng cho các em làm thêm một số bài tập sau: Bài tập 1: Tìm những tính từ kết hợp với từ xanh. Các em tìm đợc rất nhiều từ, chẳng hạn: xanh lè, xanh rì, xanh rợn, xanh thắm, xanh ngắt Sau đó đa các văn cảnh cho các em thi điền vào văn cảnh và giải thích. - Cỏ non chân trời. Đáp án: xanh rợn giải thích: Cỏ xanh hết màu xanh, trải dài vô tận phía chân trời. - Trời thu mấy tầng cao. Đáp án: xanh ngắt: xanh đến mấy tầng trời cao , thể hiện đợc cái cao cái rộng của tâm hồn tác giả. Bài tập 2: Tìm các từ kết hợp với các từ đỏ. Các em tìm đợc các từ: đỏ tía, đỏ gay, đỏ bóng, đỏ hồng, đỏ nặng. Từ đó cho các em điền vào những câu còn thiếu: - Những dòng sông. phù sa. Đáp án: đỏ nặng. - Cổ chú gà chọi Đáp án: đỏ bóng. - Các em cũng đã hiểu và giải thích đợc một cách sơ lợc về từ cần điền. Bài tập 3: Tìm những từ kết hợp với từ trắng chỉ màu sắc da ngời. Các em tìm đợc hàng loạt từ : phau, tinh, toát, ngọc ngà, ngần. Và cho các em thử chọn từ thích hợp để điền vào chỗ dấu ba chấm trong câu sau : - Bạn Mĩ Linh có nớc da Đáp án: Trắng ngần; trắng tinh Để gây hứng thú cho học sinh ở loại bài tập rèn luyện thao tác chọn lọc tôi dùng khá nhiều bài tập trắc nghiêm giúp các em chọn đúng, chọn nhanh những từ chính xác, gợi tả . Sau đây tôi xin nêu một vài ví dụ: Ví dụ 1 : Từ láy xanh xao dùng để tả màu sắc của đối tợng nào? a. da ngời b. lá cây còn non c. lá cây đãgià d. trời Đáp án: a Ví dụ 2 : Đánh dấu nhân vào từ dùng để chỉ chiều cao cây phợng: 5 a, chênh vênh b, chót vót c, lêu nghêu c,lơ lửng Đáp án: b Để có thể rèn luyện thao tác kết hợp, tôi chỉ cho các em thờng thờng cấu trúc câu Tiếng Việt : CN đến VN nhng cũng có những câu ngời ta đảo vị ngữ lên trớc nhằm nhấn mạnh điều tác giả muốn bộc lộ. Ví dụ 1: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi. Ví dụ 2: Thơm ngát mùi hoa bởi sau vờn. Sau những ví dụ mẩu trên tôi cho các em làm các bài tập sau: Bài tập 1: Trong hai cách diễn đạt sau, cách nào hay hơn? Cách 1: Sấm ghé xuống sân khanh khách cời. Cách 2: Sấm cời khanh khách. Các em phát hiện đợc khanh khách cời hay hơn cời khanh khách. Tôi chỉ cho học sinh trờng hợp này đảo bổ ngữ khanh khách, nhấn mạnh tiếng sấm khi trời sắp ma. Bài tập 2: Cho hai câu sau: Câu1; Mọc tràn mặt đất là thứ hoa mời giờ. Câu 2: Hoa mời giờ mọc tràn trên mặt đất. Hãy chỉ rõ câu nào hay: Câu 1 hay hơn vì nó nhấn mạnh đợc yếu tố mọc tràn trên mặt đất nó khẳng định đợc sức sống mãnh liệt,số lợng nhiều của loài hoa này. Bái tập 3: Trong hai câu dới đây câu nào hay, giải thích. Câu 1: Bây giờ thì em đã có mặt ở nhà bà ngoại. Câu 2: Em có mặt ở nhà bà ngoại ngay bây giờ. Các em nêu đợc câu 1 hay hơn, khẳng định thời điểm bây giờ thời điểm hiện tại sung sớng, thoả nổi mong ớc khi đợc đến thăm bà. Các loại bài tập trên đây có trong thơ trong văn mẩu, trong bài làm của học sinh giúp các em chọn lựa đợc một cấu trúc thích hợp diển tả ý của ngời nói, ngòi viết. Thông thờng một bài văn các em cứ có thói quen viết theo cú pháp thuận, cha em nào biết sử dụng đảo ngữ. Tập dần tập dần các em sẽ viết đợc câu văn sinh động, đúng ngữ pháp, đúng ý, đúng cảm xúc mà mình cần diễn đạt . Trên đây là hai thao tác của ngôn ngữ nói chung cũng nh ngôn ngữ trong văn miêu tả là một loại văn nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật bao giờ cũng lớn hơn một nghĩa phải dày công suy nghĩ chọn lọc, kết hợp thì mới thành văn. 4. Rèn luyện phơng pháp tự học, tự viết ở gia đình: Đối với học sinh tôi rất quan tâm đến phơng pháp tự học ở nhà. Muốn tả cây cối, đồ vật, con vật, trớc hết phải quan sát kĩ dới nhiều giác độ: sáng, tr- a, chiều, tối, quan sát ở những thời điểm khác nhau, với những tâm trạng khác nhau. Một khâu rất quan trọng là phải đọc sách nhiều duới sự hớng dẩn của giáo viên để tìm ra đợc cái hay, cái cần học tập. Phải luyện viết nhiều từ câu có 6 hai từ đến câu có trên 20 từ, từ đoạn có 20 từ đến đoạn có 50từ, từ bài có 50 từ đến bài có 100 từ. Sách tham khảo của phân môn tập làm văn khá phong phú, khá mới bởi vì nó không chỉ dành cho học sinh, giáo viên mà còn dành cho phụ huynh. Phụ huynh không chỉ có bố mẹ, anh chị ruột thịt mà còn có anh chị cô bác họ hàng làng xóm. Thật đáng tiếc trớc mặt bìa sách có hàng chữ : tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và huynh thế mà qua điều tra 3 năm, số phụ huynh có đọc, có h- ớng dẫn con đọc chỉ đợc một đến hai ngời không quá 10%. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi giới thiệu cho phụ huynh các loại sách tham khảo cho tất cả các môn học trong đó phân môn tập làm văn lớp 4 gồm: 166 bài làm văn, tập làm văn lớp 4 tôi còn giới thiệu những mặt tốt của cuốn sách là: Sách bám sát theo từng thể loại, trình tự phân phối chơng trình sách còn giúp học sinh học phần lý thuyết nhẹ nhàng theo trình tự khoa học từ thấp lên cao, sách rèn luyện cho các em kỹ năng: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý. Sách có những bài văn mẫu hay. Từ chổ nghiên cứu các mặt mạnh của cuốn sách phụ huynh có thể học tập cùng vói con em mình trong những giờ rãnh rỗi. Sách đã nhấn mạnh quan tâm đến khả năng nhận thức của các em còn rất trẻ. Phụ huynh khi hớng dẫn cho con em mình không nên lấy nếp suy nghĩ của ngời lớn áp đặt cho con trẻ. Trong sách vẫn có một số câu tác giả viết với cách dùng từ rất ngời lớn, chẵng hạn khi tả ngôi nhà có câu : Dáng dấp của ngôi nhà vừa mang tính hiện đại vừa mang phong cách cổ kính nên rất mới lạ. Tôi là giáo viên cũng khó có thể hiểu nổi hiện đại thì mới lạ đã đành sao pha cổ kính lại mới lạ làm sao? Theo tôi trong sách văn mẩu thiếu phần bình. Mà phần bình sẽ giúp học sinh, phụ huynh hiểu đợc cái hay cái đẹp của từng câu từng từ. Có thể là những nhận xét về nội dung, về hình thức( bố cục, diễn đạt) Trong buổi họp phụ huynh khi giới thiệu sách tôi đã lu ý cho phụ huynh một số bài mẩu hay nên phụ huynh rất phấn khởi và hứa phải sẽ cùng học với con em mình. II. Phần đối chứng và những nhận xét. a, Bảng thống kê kết quả khảo sát sau 3 năm. Năm lớp tỉ lệ dới 5 tỉ lệ đạt trung bình tỉ lệ khá giỏi 2005-2006 4 A 45 % 40 % 15% 2006-2007 4C 20% 37% 43% 2007-2008 4A 3% 30% 67% b, Những nhận xét: 7 Qua bảng đối chứng của 3 năm dạy học lớp 4 tôi thấy rất phấn khởi thấy rằng: - Học sinh ngày càng say mê môn học, chất lợng đại trà và mũi nhọn đợc nâng lên rõ rệt. - Giờ làm văn phải đảm bảo đợc 4 tính chất: Tính tích cực, tính tích hợp, tính hành ( tập và luyện), tính văn - Cô giáo luôn luôn phải hoà mình cùng học trò, ngồi cùng ghế với học trò và phụ huynh để rèn luyện những kỉ năng cha thành thạo, những kiến thức các em còn hẫng hụt. Đặc biệt tuy đã nhiều tuổi nhng trong dạy văn tôi thấy mình cần phải trẻ lại cùng với học trò để khỏi phá đi những ý nghĩ ngây thơ hồn nhiên của các em trong quá trình làm văn. 8 C. Kết luận: Tóm lại muốn nâng cao năng lực viết văn cho học sinh thì mỗi một giáo viên phải nhận thấy đúng đắn vai trò của mình, phải có trình độ phải có lòng nhiệt huyết say mê, phải có những giây phút hoà mình với các em để thấy đợc những nét ngộ nghĩnh đáng yêu trong t duy trẻ thơ. Mặt khác nguời giáo viên phải thấy đợc rằng đổi mới dạy và học nói chung cũng nh đổi mới dạy và học văn miêu tả nói riêng là đổi mới ở nhiều khâu. Thì giờ dành cho văn miêu tả ở lớp 4 (36 tiết/62 tiết) gần 1/2 nên ta cần chú trọng hơn để tâm đến nhiều hơn khi dạy văn miêu tả. khi khẳng định giáo viên là nhân vật trung tâm có vai trò quyết định trong đổi mới dạy và học, là ngời tổ chức và hớng dẩn tôi lại càng trăn trở để cùng với sự đổi mới của sách và chơng trình mong tìm ra một số giải pháp hửu hiệu để học sinh cảm thấy mõi ngày đến trờng là một niềm vui không thụ động không lời biếng sao chép sách mẩu . Riêng về văn miêu tả tôi chú ý rèn luyện kĩ năng quan sát bởi miêu tả không chỉ ở bề mặt sự vật mà còn hớng tới chiều sâu tức là nội dung bên trong của đối tợng, Phải tìm đợc ý tởng miêu tả bởi hấp dẩn của văn miêu tả chính là sự khám phá mới mẻ dù trong một chi tiết miêu tả nhỏ nhất. Trong miêu tả chống kể lể dài dòng chống thói liệt kê vô nghĩa không thể hiên cảm xúc và điểm nhìn của ngời viết. phải chú trọng đến khâu chấm bài, chữa lỗi cho học sinh vì ở khâu này nếu làm tốt sẽ đánh giá đợc, điều chỉnh đợc kết quả học tập môn làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. D. Khuyến nghị: Những giải pháp hữu hiệu mà tôi nêu ra ở kinh nghiệm này có thể áp dụng đợc cho những trờng ở vùng nông thôn cũng nh thành thị. Riêng đối với sách giáo khoa tôi đề nghị: trong bài cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ở phần nhận xét có bài văn : Cái cối tân nên thay bằng một bài văn khác tả đồ vật khác để nó gần gũi với các em hơn để khâu phân tích mẩu dễ dàng hơn, thực tế hơn. Đối với sách tham khảo nên bớt một số bài văn mang sắc thái t duy ngời lớn nh bài tả ngôi nhà, cần thêm phần đánh giá những cái hay cái dở của từng bài văn mẩu. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đa ra thảo luận ở khối tổ chuyên môn và đã đợc bạn bè đồng nghiệp đồng lòng nhất trí cao và bớc đầu sử dụng có hiệu quả. Quá trình trình bày chắc không tránh khỏi một vài thiếu sót. Tôi tha thiết kính mong Hội đồng khoa học góp ý, giúp tôi có đợc nhiều kinh nghiệm tốt hơn nữa để đem kiến thức đó truyền đạt tới mọi đối tợng học sinh nhằm nâng cao chất lợng dạy và học. 9 . dạy và học văn miêu tả nói riêng là đổi mới ở nhiều khâu. Thì giờ dành cho văn miêu tả ở lớp 4 (36 tiết/62 tiết) gần 1/2 nên ta cần chú trọng hơn để tâm đến nhiều hơn khi dạy văn miêu tả. khi khẳng. Kinh nghiệm dạy văn miêu tả cho học sinh lớp bốn Đặt vấn đề: I. Cơ sở khoa học: Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm. những tình cảm yêu ghét cụ thể của ngời viết. Các bài văn miêu tả ở trong chơng trình lớp Bốn chỉ yêu cầu học sinh miêu tả đồ vật, cây cối, miêu tả con vật. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải

Ngày đăng: 01/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I/ C¸c biÖn ph¸p:

    • N¨m

      • 4 A

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan