1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

25 5,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 280 KB

Nội dung

Thấy rõ vai trò to lớn đó,trong mấy thập niên gần đây vấn đề nghiên cứu con người được đặc biệt coi trọng ở hầu hết các ngành khoa học,bởi chính nguồn lực con người chứ không phải là bất

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

PHẦN I CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 3

I Cơ sở lí luận 3

1 Quan điểm của triết học phương Đông về con người 3

2 Quan điểm của triết học phương Tây về con người 4

3 Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người và nhân cách con người .7

II CƠ SỞ THỰC TIỄN 13

PHẦN II THỰC TRẠNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY 16

I Ưu điểm 16

II Nhược điểm 17

III Nguyên nhân của những hạn chế 19

PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP 21

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển và đi lên của xã hội, con người luôn giữ vai trò trung tâm

và chi phối Nói như chủ nghĩa Mác, con người vừa là sản phẩm của quá trìnhtiến hoá lâu dài của lịch sử lại vừa là chủ thể sang tạo ra lịch sử Lê-nin cũng đãkhẳng định” Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người côngnhân,người lao động” Thấy rõ vai trò to lớn đó,trong mấy thập niên gần đây vấn

đề nghiên cứu con người được đặc biệt coi trọng ở hầu hết các ngành khoa học,bởi chính nguồn lực con người chứ không phải là bất cứ nguồn lực nào khác làđộng lực quyết định thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triểnnhư vũ bão, tạo ra những bước ngoặt lớn, một cuộc cách mạng thực sự thay đổicăn bản thế giới hiện nay.Trong hoàn cảnh ấy, nhất là với tình hình ở nước tahiện nay, khi chúng ta đang hăm hở, khẩn trương tiên hành đổi mới đất nước mới,đang nỗ lực thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đem lại

sự tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời đi tắt đón đầu, hoà nhập sâu rộng vớithế giới thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong thời đại mới có ý nghĩađặc biệt quan trọng trong việc phát phát huy tối đa nguồn lực con người cho việcphát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống

Em xin chọn đề tài nghiên cứu “vấn đề con người và nhân cách con ngườitrong thời kì đổi mới” với góc độ tiếp cận triết học với mong muốn làm sáng tỏbản chất của con người trong thời kì đổi mới ở nước ta, thực trạng và giải phápcho việc phát triển toàn diện con người trong thời kì đổi mới, không những phục

vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước mà còn nâng cao được tầm vóc củacon người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế

Trang 3

PHẦN I CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1 Quan điểm của triết học phương Đông về con người.

Triết học phương Đông cổ đại là một nền triết học ra đời từ rất sớm, bị chiphối bởi thế giới quan duy tâm mang đậm tính tâm linh thần bí, triết học conngười phuơng Đông tập trung mối quan tâm vào lĩnh vực đời sống tinh thần , tâmlinh, tín ngưỡng (triết học Ấn Độ cổ đại) hay những luân lí , quy tắc chuẩn mựccho con người và xã hội (triết học Trung Hoa cổ đại) Phật giáo Ấn Độ cho rằngcon người là sự kết hợp giữa danh và sắc , cuộc sống con ngưòi trên trần thế chỉ

là ảo giác hư vô Mọi biến đổi trong cuộc đổi trong cuộc đời mỗi con người đều là

hệ quả của “kiếp trước”, hễ chúng sinh nào chưa giác ngộ thì phải luân hồi mãimãi trong bể khổ sống chết Cuộc sống vĩnh cửu của con người là ở cõi Niết Bàn,nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt, do vậy cần làmnhiều điều thiện, giữ tính thiện trong nhân cách để khi chết đi sớm được siêu sinh

về nơi cực lạc

Còn trong triết học Trung Hoa , con người đựoc lí giải và được đặt vào một

vị trí khá khiêm tốn, họ cho rằng trời là tổ của người,(trời ở đây được hiểu là mộtđấng chúa tể của vũ trụ , xếp đặt mọi việc hay cũng có thể là quy luật trật tự vốn

có và không thể thay đổi được của vũ trụ) trời và người có quan hệ mật thiết với

Trang 4

nhau (thuyết nhân thiên cảm ứng), trời luôn đại diện cho cái mẫu mực , uynghiêm cái chân lí, do vậy con người cần phải lấy phép trời làm mẫu mực , coithiên đạo là nhân đạo , số phận con người đã được trời định trước được gọi là

“thiên mệnh” mọi biến cố trong đời đều do “thiên mệnh, vị trí của con người chỉđược coi như như một hạt cát trong đại dương , , đời người dù có được trăm nămthì so với vô cùng cũng không có ý nghĩa gì cả”.Đi cùng với những quan niệm ấy

là một hệ thống những chuẩn mực, sắp xếp về một trật tự xã hội, các Nho gia chorằng con người nên sống với một trật tự xã hội mà họ đã định sẵn ,xã hội nên lấychữ Nhân để cai trị Đây là một tư tưởng tiến bộ , tốt đẹp của các Nho gia, nócũng tương tự như tính thiện trong Phật giáo, tuy vậy nó đã rơi vào sự duy tâmcải lương Con người bị kìm chặt trong những gì được gọi là tôn ti trật tự, khôngdám đấu tranh bởi đó là thiên mệnh Cả Phật giáo và Nho giáo đều để lại nhữnggiá trị tích cực về việc giáo dục và tu dưỡng phẩm chất đạo đức , nhân cách conngười , tuy vậy với những hạn chế không thể khắc phục như trên thì chúng khôngthể trở thành những học thuyết cải tạo đuợc xã hội , thực tế lịch sử cũng đã chứngminh như vậy

2 Quan điểm của triết học phương Tây về con người.

Con người cũng là chủ đề và mối quan tâm hàng đầu của các triết giaphương Tây Nhưng khác với nền triết học đậm tính tâm linh huyền bí và có phầnphát triển trì trệ kể từ sau thời kì cổ đại của triết học phương Đông, triết học conngười phương Tây mang màu sắc phong phú không chỉ do sự phát triển của cáchọc thuyết triết học qua từng thời kì lịch sử mà còn ở sự đối lập gay gắt giữa cácquan điểm triết học ngay trong từng thời kì Ngay từ nền triết học được coi làkhởi đầu cho triết học phương Tây, triết học Hi Lạp cổ đại chúng ta đã thấy điều

đó Phần lớn các triết gia thời kì này đều nhận thấy và đề cao vai trò của conngười trong thế giới , vũ trụ , quan hệ giữa con người với thế giới trở thành trungtâm của các học thuyết ,quan niệm triết học.Chẳng hạn Pitago quan niệm rằng “

Trang 5

con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hoá”, Tuy vậy thì cách lí giải về conngười thì lại hoàn toàn khác biệt, nổi lên đó là sự đối lập gay gắt giữa chủ nghĩaduy vật mộc mạc thời kì sơ khai và chủ nghĩa duy tâm khách quan Nếu nhưĐêmocrit , đại diện xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cho rằng cả thể xác và linhhồn con người đều được cấu tạo từ những phân tử và khoảng không, linh hồnđược coi là một dạng phân tử đặc biệt, linh động hơn những phân tử khác và linhhồn con người cũng chết cùng thể xác thì Platôn , triết gia tiêu biểu cho trườngphái duy tâm lại cho rằng linh hồn là cái vĩnh hằng, cái bất diệt , thể xác chỉ là nơitrú ngụ tạm thời của linh hồn Giữa thể xác và linh hồn có một sự đối lập, thể xácđược cấu tạo từ lửa, nước, không khí, đất, còn linh hồn là sản phẩm của vũ trụ , sốlượng linh hồn không thay đổi bởi chúng đã được tạo ra từ thượng đế Vấn đềnhân cách đạo đức cũng được hai đại diện này xem xét, Đêmôcrit cho rằng trongmỗi con người có một phần bản chất thiên thần và con người nên làm nhiều hơn

là nói, trong khi Platon cho rằng chỉ có những nhà thông thái , tầng lớp quý tộcmới có nhân cách và là đỉnh cao của trí tuệ Những quan điển về nhân cách ấy tuy

có đôi chút tiến bộ song vẫn mang nặng tính giai cấp, không lí giải được sự tácđộng của đời sống xã hội và phẩm chất riêng có của từng cá nhân đến sự hìnhthành nhân cách Còn rất nhiều những triết gia, học trò hay những người theotrường phái duy vật mộc mạc của Đêmôcrit hay duy tâm khách quan của Platônđưa ra những học thuyết khác về nguồn gốc con người , về linh hồn và thể xác ,vềnhân cách đạo đức nhưng có thể nói các học thuyết về con người của triết học HiLạp cổ đại tuy đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của con ngườiđối với thế giới , nhưng vẫn mang nặng tính mộc mạc thô sơ, bề ngoài trong cách

lí giải ở trường phái duy vật hay thần bí hoá , duy tâm hoá trong cách lí giải ởtrường phái duy tâm Nhưng với những tư tưởng phong phú và rộng mở , mangtriết học con người Hi Lạp cổ đại xứng đáng là tiền đề cho các tư tưởng tiến bộthời sau

Trang 6

Khác với sự phong phú trong triết học Hi Lạp cổ đại , nền triết học kinhviệnTây Âu thời kì trung cổ lại thể hiện một sự trì trệ và bảo thủ đến cực đoan ,

có thể coi đây là một bước thụt lùi khá xa so với triết học thời kì cổ đại , bởinhững giá trị tiến bộ bị chôn vùi trong khi những tư tưởng sai lầm lại được khaithác triệt để phục vụ cho giáo lí nhà thờ Nền triết học thấm nhuần tinh thần duytâm chủ nghĩa , coi khinh mọi tri thức phương pháp quan sát thực nghiệm chínhbởi vậy mà vấn đề con người và nhân cách dường như bị lãng quên Con ngườitrong thời kì này dường như quá nhỏ bé trước đức Chúa , các triết gia-giáo sĩ thời

kì này quan niệm rằng Chúa sinh ra loài người , mọi số phận , buồn vui , sự mayrủi đều do Chúa sắp đặt , con người trở thành một sinh vật thụ động chỉ biết thờphụng Chúa ,nhân cách được đo bằng lòng tôn sùng Chúa , con người bằng lòngchấp nhận cuộc sống tạm bợ trên trần thế , mong chờ được Chúa cứu rỗi ở thếgiới bên kia Có thể nói đây là những tư tưởng thực sự kìm hãm sự phát triển củacon người, trở thành bước cản cho sự vận động và phát triển của xã hội cũng nhưnền triết học Tây Âu Phải đến thời kì Phục hưng và cận đại thì triết học mới thực

sự trở lại vị trí mà nó vốn phải có, với cái nền thực sự vững chắc là triết học HiLạp cổ đại , triết học thời kì này đã kế thừa và phát triển hầu hết những giá trị màthời kì cổ đại đã sáng tạo ra, theo lẽ đó con người lại được đặt trở lại vị trí trungtâm, không chỉ trong triết học mà còn trong thơ ca, hội hoạ Thời kì này, nhữngphát minh khoa học về cơ học, về thiên văn học, sinh học đã mở ra một thế giớiquan mới cho con người, vai trò trí tuệ lí tính được đặc biệt coi trọng, con ngườidần thoát khỏi những triết lí ru ngủ của nhà thờ dần đi đến nhận thức khả nănglàm chủ của cá nhân.Thời kì này, mối quan hệ giữa con người với thế giới lại trởthành trung tâm của các quan niệm triết học Nhờ l m chàm ch ủ khoa học, con ngườinhận ra thế giới là thế giới vật chất Đặc biệt từ sau những phát minh trong ngànhsinh học, con người dần nhận ra nguồn gốc và đặc tính sinh vật của mình, khôngcòn con người thần thánh bí ẩn Tuy vậy khi phát hiện ra điều đó, các triết gia lại

Trang 7

nhanh chóng đồng nhất bản chất sinh học thành bản chất chủ yếu của con người,giải thích các hành vi của con người bằng các đặc tính sinh học, khiến ranh giớigiữa con người với con vật gần như bị xoá nhoà, không thấy được mặt xã hộitrong mỗi con người Quan niệm siêu hình này bắt nguồn từ tính chất siêu hìnhcủa khoa học thời kì đó.Tuy nhiên tư tưởng giải phóng con người khỏi nhữnggiáo lí khắc nghiệt của nhà thờ , đưa trả con người lại vị trí trung tâm là một cốnghiến lớn lao của triết học thời kì trung cận đại

Đến nền triết học cổ điển Đức thì nhận thức triết học về con người đã cónhững bước tiến đáng kể, các trường phái duy vật và duy tâm đều đạt đến đỉnhcao trong triết học của Hêghen (duy tâm) và Phoiơbăc(duy vật) Hêghen với thếgiới quan duy tâm cho rằng con người được sinh ra từ ý niệm bị tha hoá, tuy vậyvới hạt nhân hợp lí là phép biện chứng , ông đã trình bày một cách có quy luật hệthống về quá trình tư duy của con người , đồng thời khẳng định vai trò chủ thểcủa con người đối với lịch sử đồng thời là sản phẩm của lịch sử Phoiơbăc kịchkiệt phản bác học thuyếtcủa Hêghen, ông là người có thế giới quan duy vật triệt

để, do vậy ông khẳng định nguồn gốc và bản chất tự nhiên của con người, khi đềcập đến vấn đề thượng đế, ông đã khẳng định không phải Thượng đế tạo ra conngười mà chính con người đã tạo ra Thượng đế của mình.Do vậy ông phủ nhậnmọi thứ tôn giáo và thần học về một vị thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài , sángtạo ra con người, chi phối cuộc sống của con người Tuy vậy Phoiơbăc vẫn mắcphải hạn chế khi tuyệt đối hoá thuộc tính sinh học, tách con người ra khỏi hoàncảnh lịch sử, con người trong triết học Phoiơbăc là con người chung chung, phigiai cấp Tất cả những nhược điểm trên sẽ được khắc phục ở triết học Mác-Lênin

3 Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người và nhân cách con người

a Đặc điểm và vai trò của con người

 Con người là thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội

Trang 8

Đã có ý kiến cho rằng toàn bộ học thuyết Mác là học thuyết đấu tranhcho sự giải phóng và phát triển con người Quả đúng vậy, có thể nói con người làtrung tâm của học thuyết Mác, tất cả những tư tưởng lập luận về thế giới vật chấthay về xã hội đều với mục đích cao nhất là đặt con người vào đúng vị trí và vaitrò lịch sử của mình Kế thừa có chọn lọc những tinh hoa trong tìm hiểu nghiêncứu về con người của các nền triết học thời kì trước, cùng với sự tư duy sángtạo , thiên tài, các nhà kinh điển của triết học Mác đã khắc phục được nhữngnhược điểm trong các học thuyết nói về con người trước đây. Đứng trên lậptrường duy vật triệt để, cùng với phép biện chứng kế thừa từ triết học Hêghen,triết học Mác xem con người không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, không chỉ làkết quả của sự tiến hoá cao nhất của tự nhiên và của sự phát triển xã hội, mà hơnthế nữa con người chính là chủ thể tích cực của mọi hoạt động , là chủ thể thực sựcủa các quá trình xã hội và là chủ thể sáng tạo duy nhất Ở triết học Mác , conngười hiện lên đầy đủ với cả hai mặt sinh học và mặt xã hội cùng thống nhất và

có sự tác động qua lại , con người trước hết phải là một “ thực thể tự nhiên”, làcon người sinh học với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, được sinh ra và

là kết quả cao nhất của quá trình tiến hoá tự nhiên , do vậy nó gắn bó chặt chẽ với

tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật của tự nhiên Nói như Mác “ tựnhiên là thân thể vô cơ của con người”, quan điểm đó bác bỏ hoàn toàn luận điểmcủa chủ nghĩa duy tâm khi thần thánh hóa nguồn gốc của con người Coi trọngmặt sinh học của con người, coi nó như một tính tất yếu trong quá trình phát triểnloài người, nhưng Mac không quá tuyệt đối hoá mặt sinh học như chủ nghĩa duyvật siêu hình Chủ nghĩa Mác kịch liệt phê phán tư tưởng cho rằng cái giá trị nhất

ở con người là cái sinh vật , bản chất con người là bản chất sinh vật, còn nhữngthứ như tư tưởng tình cảm , ước mơ hoài bão …chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ,không có ý nghĩa hiện sinh, bởi những tư tưởng như vậy sẽ đẩy tới việc giải quyếtvấn đề con người chỉ là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất, bản chất của con người

Trang 9

đến gần với bản chất con vật, không thấy được vị trí chủ thể của con người đốivới thế giới Con người sống, trước hết phải thoả mãn những nhu cầu về ăn ở, đilại, các điều kiện sinh hoạt diễn ra hàng ngày và phải đấu tranh để sinh tồn nhưmọi động vật khác nhưng đó không phải là tất cả những điều làm nên bản chất,nhân cách con người.Cái để phân biệt con người với con vật phải là ý thức, phải

là cái xã hội trong mỗi con người Trước Mác, các nhà triết học cũng đã phânbiệt con người với con vật dưới nhiều góc độ có sức thuyết phục , Phranhklin chorằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động , Arixtot đã gọicon người là một động vật có tính xã hội, Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sứcmạnh của con người là con người biết suy nghĩ, các quan niệm trên đều đúngnhưng chưa đủ vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội củacon người chỉ đến khi có quan niệm của Mác, bản chất con người mới đượcphản ánh đầy đủ và toàn diện, Mác nói “ có thể phân biệt con người với súc vậtbằng ý thức, tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì Bản thân con người bắt đầuphân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinhhoạt của mình , như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chấtcủa mình” Con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác được nhấn mạnh đếntính xã hội, đến vai trò lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, “con vật chỉ tái sảnxuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ xã hội” Có nhiều ýkiến cho rằng xã hội cũng xuất hiện ở các loài vật bởi chúng cũng có cuộc sốngbầy đàn tinh vi phức tạp, nhưng cần phải hiểu con vật thì chỉ hành động theo bảnnăng, theo nhu cầu của riêng chúng, đảm bảo sự sinh tồn cho giống nòi, nó khác

xa xã hội con người bởi xã hội con người không chỉ là môi trường tồn tại củatừng thành viên, mà hơn thế nữa nó còn được liên tục phát triển bởi tác động củatừng cá nhân vào chính nó một cách có ý thức, như Mác nói “ xã hội sản xuất racon người với tính cách như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội với tính cáchnhư thế ấy” Có thể nói , chỉ khi tồn tại trong xã hội, con người mới thể hiện bản

Trang 10

chất của mình, bởi con người cần đến xã hội ban đầu là do nhu cầu sản xuất vậtchất, nhưng trong quá trình sản xuất ấy con người sáng tạo ra đời sống tinh thần,ngôn ngữ, tư duy và nhân cách thông qua giao tiếp với các thành viên khác , nóicách khác con người hình thành bản chất người trong qúa trình giao tiếp với xãhội , nếu không có quá trình này , con người không thể trở thành một con người

xã hội Ngay cả bản chất sinh học của con người cũng không phải tồn tại bêncạnh bản chất xã hội mà hoà vào quyện vào và tồn tại bên trong yếu tố xã hội.Việc ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của con người không đơn thuần chỉ là nhữngnhu cầu sinh học không hề bị ảnh hưởng, mà trái lại, nó thường xuyên bị tác động

từ yếu tố xã hội của con người đó như công việc hay các mối quan hệ Do vậy cóthể nói yếu tố xã hội là thứ chi phối hàng đầu bản chất của một con người TrướcMác,triết gia duy vật xuất sắc của nền triết học cổ điển Đức Phoiơbăc cũng đã đềcập đến bản chất xã hội của con người tuy vậy con người trong triết học củaPhoiơbăc bị tách rời hoàn toàn yếu tố xã hội, là con người chung chung, phi giaicấp , không chỉ ra được quá trình phát triển liên tục của xã hội và con người, đánhmất đi vai trò sang tạo to lớn đối với lịch sử cuả nhân loại Thấy rõ hạn chế đó,triết học Mác đã đưa con người vào trong chính hiện thực xã hội, vào trong chínhthực tiễn cuộc sống, kinh nghiệm của họ để tìm hiểu bản chất của con người, do

đó con người trong chủ nghĩa Mác là con người của hiện thực , của lịch sử cụ thể,tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng, lịch sử Trong bức thư gửiĂngghen phê phán quan niệm siêu giai cấp của Phoiơbăc về con người, Mác đãviết “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhânriêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan

hệ xã hội” Với câu nói bất hủ này, Mác đã đưa bản chất con người trở lại đúng vịtrí lịch sử vốn có của nó, đồng thời khẳng định bản chất con người không phải làtổng số đơn giản các mối quan hệ, mà là “tổng hoà” các mối quan hệ xã hội , điều

đó có nghĩa bản chất con người được hình thành từ muôn vàn các mối quan hệ

Trang 11

đan xen, phức tạp, do vậy bản chất con người cũng là một phạm trù thực sự phứctạp

 Vai trò chủ thể của con người đối với lịc sử

Khi khẳng định con người với tư cách là một thực thể tự nhiên đặc thù, tồntại trong mối liên hệ và tác động qua lại khăng khít với các vật thể tự nhiên khác,chủ nghĩa Mác cũng đồng thời khẳng định sức mạnh và khát vọng chinh phục làđặc trưng tích cực về mặt tự nhiên của con người Ăngghen khẳng định nhờ cólao động mà con người từ vượn có thể tiến hoá được thành người, nhưng có thểchính khát vọng chinh phục thế giới đã đưa con người trở thành chủ thể sáng tạokhông ngừng của thế giới Con người vẫn là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâudài của tự nhiên, lịch sử song quan trọng hơn tất cả, con người lại luôn luôn làchủ thể của chính lịch sử - xã hội, Ăngghen nói “Thú vật cũng có một lịch sửphát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử

ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việclàm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng ta không thể biết và không phải do

ý muốn của chúng Ngược lại, con người ngày càng cách xa con vật, hiểu theonghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử củamình một cách có ý thức bấy nhiêu”, Lenin cũng khẳng định “Lực lượng sảnxuất hàng đầu của thế giới là người công nhân, người lao động” Như vậy, với tưcách là một thực thể xã hội có ý thức, con người lao động tác động vaò thế giới tựnhiên , cải biến thế giới tự nhiên, điều này khác con vật ở chỗ con vật chỉ dựa vàonhững điều kiện những điều kiện có sẵn của tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào tựnhiên để sinh tồn trong khi con người thông qua hoạt động phong phú của mìnhlàm chuyển biến thế giới tự nhiên, sinh động thế gới tự nhiên , bắt tự nhiên phục

vụ lợi ích của mình , tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình Vớimột bộ óc thông minh cùng khát khao chinh phục,con người từng bước làm chủ

tự nhiên , thông qua đó thúc đẩy xã hội của mình phát triển Mác nói “ Toàn bộ

Trang 12

cái gọi là lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua laođộng của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người” Trong khi cảitạo tự nhiên phục vụ lợi ích của mình, con người cũng đồng thời làm ra lịch sửcủa chính mình, chúng ta đều biết mỗi cá nhân đều chịu tác động của xã hội, cuảhoàn cảnh lịch sử, tuy vậy con người không phải là vật bị động đối với những tácđộng ấy, trái lại từng cá nhân cũng tác động trở lại lịch sử xã hội, lịch sử xã hội làlịch sử của chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điềukiện cho sự tồn tai con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộmặt xã hội, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần con người thúc đẩy xã hộiphát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do

đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.Tất cả những điềutrên thể hiện một cách nhìn mới, cách nhìn biện chứng, khoa học về con người,tạo nên một bước ngoặt mang tính cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về conngười Quan niệm của chủ nghĩa Mac đã xoá tan một cách triệt để lớp màn huyền

ảo , thần bí bấy lâu bao quanh con người, vạch ra bản chất đích thực, đầy sứcthuyết phục về con người

b Nhân cách và vai trò của nó trong đời sống con người

Nhân cách là một phần quan trọng trong mỗi cá nhân con người Nó là bộmặt tâm lí , tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xãhội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp Người ta sinh ra làngười nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động giao tiếp, về thực chất, đó

là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá trị văn hoá của gia đình, cộngđồng, xã hội Nhân cách có tính chất xã hội , đồng thời cũng mang tính cá biệt,với những kinh nghiệm , nếp suy nghĩ tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướnggiá trị, tính cách riêng, tạo ra tính đa dạng của các cá nhân Nhân cách biểu hiện

Ngày đăng: 05/04/2013, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w