1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Phương pháp dạy học tiết ôn tập toán

4 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,89 KB

Nội dung

Phương pháp dạy học tiết ôn tập ToánMục đích Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay

Trang 1

Phương pháp dạy học tiết ôn tập Toán

Mục đích

Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học.

Mục lục

[ẩn]

Mục đích

Cấu trúc

Các hoạt động dạy học ôn tập

Ưu điểm, nhược điểm

Sáu lời khuyên khi dạy tiết ôn tập

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

Cấu trúc

Loại bài này thường gồm các bước sau (đương nhiên không phải bài ôn tập nào cũng đều phải như thế)

1. Tổ chức lớp

Trang 2

2. Định hướng mục đích, nhiệm vụ học tập

3. Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã được chuẩn bị trước nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ,

4. Tổng kết bài học[1]

5. Hướng dẫn công việc ở nhà

Các hoạt động dạy học ôn tập

Có nhiều cách dạy học ôn tập, một phương án là: Hoạt động hóa người học thông qua việc bài tập hóa

những kiến thức cơ bản.

Giờ học được thiết kế theo chùm 4 bài tập tương ứng với 4 loại đối tượng học sinh là: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém

Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau:

Đối tượng

Học sinh Yếu, kém Bài 1.1 Bài 1.2 Bài 1.3 Bài 1.4

Học sinh Trung

Học sinh Khá Bài 3.1 Bài 3.2 Bài 3.3 Bài 3.4

Học sinh Giỏi Bài 4.1 Bài 4.2 Bài 4.3 Bài 4.4

Ghi chú: Mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa càng tốt), trong đó:

 Bài 1.4 tương đương bài 2.1

 Bài 2.4 tương đương bài 3.1

 Bài 3.4 tương đương với bài 4.1,

Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự giác chiếm lĩnh tri thức Giờ học được diễn biến theo tiến trình:

Trang 3

Hoạt động 1 Giáo viên giao nhiệm vụ bằng cách, yêu cầu mỗi đối tượng làm

một bài tập thích hợp Tất nhiên là có sự hạn chế thời gian

Hoạt động 2 Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc

mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng, học sinh độc lập làm bài

Hoạt động 3 Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép

được thưởng (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho

cả lớp), giáo viên đừng quên cho điểm

thời gian cho phép thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh

Giáo viên cần giúp học sinh lấp được lỗ hổng trong kiến thức của họ

Hoạt động 4 Giáo viên chuẩn hóa kiến thức Chú ý thông qua hoạt động

này, giáo viên giúp học sinh nắm được tri thức và tri thức phương pháp

Các hoạt động được diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức được thực hiện

Ưu điểm, nhược điểm

Cách dạy học ôn tập như thế có những ưu điểm, nhược điểm chính sau:

với trình độ nhận thức của mình

nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng Mặt khác, trong quá trình

tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học

Sáu lời khuyên khi dạy tiết ôn tập

1. Để chuẩn bị cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các "câu hỏi tự kiểm tra" và chuẩn bị các bài tập.[2]

2. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ học ôn tập.[2]

3. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ

lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học.

4. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức

Trang 4

5. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ và phương pháp giải Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể.[2]

6. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả khoảng 15/20 phút[3] cho mỗi hình thức Trong bất kì hình thức nào, Hs cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn

tập kiến thức.

Xem thêm

 Phương pháp dạy học toán cho học sinh trung bình

 Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Toán

 Biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài làm môn Toán

 Dạy học khái niệm hàm số ở trường phổ thông

Tài liệu tham khảo

 Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, trang 103

1. ^ Nếu học sinh sử dụng năm phút sau giờ giảng thậm chí "hai phút" để hệ thống lại trong đầu những gì đã học thì hiệu quả bài giảng sẽ đặc biệt tăng cao! (đang tìm nguồn dẫn)

2. ^ 2,0 2,1 2,2 Sách giáo viên Hình học 10 Ban khoa học xã hội và nhân văn thí điểm, NXB Giáo dục,

2003, trang 31-32

3. ^ Lấy lại sự chú ý của sinh viên sau mỗi 15 phút Theo một số nhà quan sát, sinh viên có sự chú ý rất ngắn tầm 15 hoặc 20 phút Sau mười lăm phút, rất hữu ích để "thiết lập lại" sự chú ý bằng việc đưa ra một số hoạt động cần sự hưởng ứng của sinh viên Điều này có thể đơn giản như yêu cầu học sinh viết một câu duy nhất giải thích những điểm chính được thảo luận, hoặc để giải thích cái

gì mà họ không hiểu bao gồm cả yêu cầu sinh viên không được ghi chép trong một thời gian

ngắn, sau đó làm việc trong các nhóm để xây dựng lại những gì họ vừa nghe (Xem chi tiết: Xây dựng một bài dạy hiệu quả )

Ngày đăng: 29/04/2015, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w