1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

theo chuan kt t34 tiet 156 den 160

5 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 114 KB

Nội dung

MỤC TIÊU:Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.. -Tình thương yêu,sự gần gũi của nhà văn khi

Trang 1

Tuần 34 Ngày soạn: / / Tiết 156 Ngày dạy / /

CON CHÓ BẤC

( Lân -đơn)

A MỤC TIÊU:Giúp học sinh đạt được:

1.Kiến thức:

-Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật

-Tình thương yêu,sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

B CHUẨN BỊ: - Thầy : Tranh tác giả, tư liệu về nhà văn

-Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định nề nếp: (1ph)

2 Kiểm tra bài cũ: (5ph) Hãy tóm tắt lại đoạn trích “ Bố của Xi-mông “ và cảm nhận về tác phẩm ?

3 Bài mới:

Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Loài vật cũng có tâm hồn tình cảm lòng trung thành hi sinh cao cả như con

người Cảm hóa bảo vệ loài vật là một điều cần thiết

Hoạt động của thầy và trò.

Hoạt động 1: (10ph)

HS đọc phần chú thích (SGK)

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Tóm

tắt tác phẩm

GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc

Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?

Nêu nội dung của mỗi phần?

Hoạt động 2 : (18ph) Phần mở đầu

tác giả muốn giới thiệu với người đọc

điều gì?

Cách cư xử của Thoóc-tơn với Bấc?

Em đánh giá như thế nào về tình cảm

của Thoóc-tơn với Bấc?

Nêu cảm nhận của mình về

Thoóc-tơn?

Tình cảm của Bấc đối với chủ biểu

hiện qua những khía cạnh nào?Tìm

những chi tiết trong đoạn trích ?

Em có nhận xét gì về sự quan sát của

tác giả?

Điều gì khiến cho tác giả nhận xét

tinh tế, đi sâu vào “tâm hồn” của thế

giới loài vật như vậy?

Đánh giá tình cảm của Bấc với ông

chủ và nêu cảm nhận của em về nhân

vật Bấc? Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì?Hoạt động 3 : (2ph)

Em hãy nêu tóm tắt nghệ thuật, nội

dung chính của đoạn trích?

Bài học rút ra qua đoạn trích là gì?

Hoạt động 4: (3ph) GV hướng dẫn

HS luyện tập

Nội dung

I.Tìm hiểu chung:

1 Tác giả : - Lân-đơn (1876-1916)

- Là nhà văn Mỹ.Ông là một nhà văncỏtái tim nhân hậu Trải qua tuổi thanh niên vất vả.Ông am hiểu cuộc sống và luôn chia sẻ cùng mọi người

2 Tác phẩm : -Trích từ tiểu thuyết

“ Tiếng gọi nơi hoang dã”.Tiểu thuyết nổi tiếng của ông và thế giới

3 Đọc, giải nghĩa từ

4 Bố cục :

- Phần 1 : Mở đầu: Giới thiệu chung

- Phần 2 : Tình cảnh của Thoóc-tơn với Bấc

- Phần 3 : Tình cảm của Bấc đối với ông chủ

5 Thể loại, phương thức biểu đạt

II Phân tích:

1.Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc:

Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc

- Chăm sóc chó như con cái của anh : Chào hỏi thân mật Chuyện trò, nói lời vui vẻ Túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình, đẩy tới, đẩy lui Kêu tên trân trọng….đằng ấy

Yêu thương trân trọng như đối với con người

2 Tình cảm của Bấc với ông chủ:

- Cử chỉ hành động : Cắn vỡ, nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức…quan tâm theo dõi…trên nét mặt.Nằm xa hơn quan sát Bám theo gót chân ông chủ

- Tâm hồn : Trước kia chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy Bấc thấy không có gì vui sướng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy Nó như tưởng trái tim mình nhảy ra khỏi lồng ngực…Không muốn rời Thoóc-tơn một bước, lo sợ Thoóc-tơn rời bỏ

Sự tôn thờ kính phục Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh kết hợp phân tích

III Tổng kết

Nghệ thuật : Nhận xét tinh tế, tưởng tượng phong phú

Nội dung : Tình cảm yêu thương loài vật của Thoóc-tơn

IV Luyện tập :

Hãy nêu những nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết về

tình cảm của Bấc đối với mình?

Trang 2

4 Củng cố: (3ph) Hãy nêu những nhận xét của em về tác giả và tác phẩm ?

5 Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 157 Kiểm tra Tiếng Việt.

*****************************************

Tuần 34 Ngày soạn: / / Tiết 157 Ngày dạy / /

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:

- Nắm vững hơn kiến thức tiếng việt ở học kì 2

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng sáng tạo ở các em

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra

B CHUẨN BỊ: - Thầy : Ra đề,đáp án.biểu điểm - Trò: Ôn tập kỹ các kiến thức đã học

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định nề nếp:

2 Kiểm tra bài cũ: Không

3 Bài mới:

Đề ra : đề thống nhất

4 Thu bài, nhận xét

5 Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho tiết 158 Luyện tập viết Hợp đồng

*****************************************

Tuần 34 Ngày

soạn: / /

Tiết 158 Ngày dạy / /

LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG

A MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được:

1.Kiến thức:

-Những kiến thức cơ bản về đặc điểm,chức năng ,bố cục của hợp đồng

2.Kĩ năng:

-Viết một hợp đồng đơn giản,đúng quy cách

B CHUẨN BỊ: - Thầy : Nghiên cứu ví dụ mẫu Bảng phụ.

- Trò: Nghiên cứu các ví dụ và hệ thống bài tập

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định nề nếp:

2 Kiểm tra bài cũ: (5ph) Kiểm tra vở bài tập.

3 Bài mới:

Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Nhiều điểm khác so với văn nghị luận song nó là loại văn bản thiết thực

trong đời sống Các em cần có những kĩ năng và hiểu biết tối thiểu để thực hành

Hoạt động của thầy và trò.

Hoạt động 2 : (10ph) Gọi HS trả lời các

câu hỏi SGK

HS nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 3 : (23ph) HS đứng tại chỗ

làm bài tập 1

Tập thể lớp nhận xét

GV chữa lỗi

HS đọc các thông tin cho của bài tập 2

Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa?Cách

sắp xếp các mục như thế nao?

Em hãy thêm những thông tin cần thiết

Nội dung

1 Ôn lý thuyết.

a Mục đích và tác dụng của hợp đồng

b Loại văn bản có tính chất pháp lý : Biên bản, hợp đồng

c Các mục của hợp đồng

d Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng

2 Luyện tập :

Bài 1 : Chọn cách diến đạt

a Cách 1 b.Cách 2 c.Cách 3 d.Cách 4

Bài 2 : Lập hợp đồng thuê xe.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THUÊ XE

Căn cứ vào nhu cầu của người có xe và người thuê xe

Hôm nay,ngày tháng năm

Tại địa điểm: Số nhà x, phố

Trang 3

cho đầy đủ và sắp xếp theo bố cục một

hợp đồng?

HS làm theo nhóm (5-7 em)

Gọi HS trình bày

GV nhận xét, bổ sung, chữa lỗi, cho

điểm

Phường TP.Huế

Chúng tôi gồm:

Người có xe cho thuê : Nguyễn Văn A Địa chỉ :

Đối tượng thuê : Xe mi ni Nhật

Thời gian thuê : 3 ngày

Giá cá cả : 10.000đ/ngày/đêm

Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1 :

Điều 2 :

Điều 3 :

Đại diện người cho thuê Người thuê xe

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

4 Củng cố : (4ph) Làm một bản hợp đồng : Nội dung là: Hợp đồng làm kế hoạch nhỏ

5 Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 159 Tổng kết văn học nước ngoài.

*****************************************

Tuần 34 Ngày

soạn: / /

Tiết 159, 160 Ngày dạy

/ /

TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

A MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được:

1.Kiến thức:

-Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

2.Kĩ năng:

-Tổng hợp,hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài

-Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài

B CHUẨN BỊ: - Thầy : Hệ thống tác giả,tác phẩm - Trò: Ôn tập kỹ các văn bản kiến thức đã học

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định nề nếp: (1ph)

2.Kiểm tra bài cũ: (5ph) Tác giả nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ? Truyện của họ để lại thông

điệp quý giá nào không ?

3.Bài mới:

Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Ôn tập, tổng kết kiến thức văn học nước ngoài là tiết học cần thiết qua đó

giúp cho học sinh nắm được hệ thống vấn đề đã học để làm giàu kiến thức văn học

Hoạt động của thầy và trò.

Hoạt động 1 : (25ph) Giáo viên giúp các

em hệ thống tác phẩm văn học đã học từ

lớp 6 đén 9

Nội dung kiến thức.

1.Thống kê tác phẩm VH ở THCS.

Trong chương trình từ lớp 6 – 9 có 19 văn bản văn học nước ngoài

TT Tên bài Thể loại Tác giả

(Nước)

Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật

1 Cây bút

thần

Truyện Dân gian

(Tr.Quốc)

Quan niệm về công lí xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kì diệu

Trí tưởng tượng phong phú, truyện kể hấp dẫn

2 Ông lão

đánh cá và

con cá

vàng.

Truyện Dân gian

(Nga)

Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán

kẻ tham lam

Lặp lại, tăng tiến của cốt truyện, nhân vật đối lập, yếu tố hoang đường

3 Xa ngắm

thác núi Lư

(Tr.Quốc)

Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ

Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

4 Cảm nghĩ

trong đêm

thanh tĩnh

(Tr.Quốc)

Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng yên tĩnh

Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành

5 Ngẫu nhiên Thơ Hà Trí Tình cảm sâu sắc mà chua xót Cảm xúc chân thành, hóm

Trang 4

viết nhân

buổi mới về

quê

Chương (Tr.Quốc) của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới trở về hỉnh, kết hợp với tự sự.

6 Bài ca nhà

tranh bị gió

thu phá

(Tr.Quốc)

Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ

có ngôi nhà vững chắc để che chở những người nghèo

Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận

7 Mây và

sóng

(An độ)

Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Hình ảnh TN giàu ý nghĩa tượng trưng, kết hợp biểu cảm với kể chuyện

TT Tên bài Thể loại Tác giả

8

Ông Giuốc

Đanh mặc

lễ phục

Kịch Đô-li-ép

(Pháp)

Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang Chọn tình huống tạo tiếng cươì sảng khoái châm

biếm sâu cay

9 Buổi học

cuối cùng

Truyện Đô-đê

(Pháp)

Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc

Xây dựng nhân vật thầy giáo và cậu bé

10 Cô bé diêm Truyện An-đéc-xen

(Đan Mạch)

Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ

và niềm tin yêu cuộc sống của

em bé bán diêm

Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng

11 Đánh nhau

với cối xay

gió

Trích tiểu thuyết

Xéc-van-tét (Tây Ban Nha)

Sự tương phản về nhiều mặt giữa 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa Qua đó ngợi

ca mặt tốt, phê phán cái xấu

Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật gây cười

12 Chiếc lá

cuối cùng Truyện O.Hen-ri(Mĩ) Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ:

Cụ Bơ-men, Giôn Xi và Xiu

Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần

13 Hai cây

phong Truyện Ai-ma-tốp(Cư-rơ-

giơ-Xtan)

Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước,hy vọng cho học sinh

Lối kể chuyện hấp dẫn miêu tả theo phong cách hội họa gây ấn tương mạnh

(Tr.Quốc)

Xã hội phong kiến đã làm thay đổi quê hương,con người Tác giả quyết tâm tìm ra con đường

để giải phóng số phận người nông dân,

Lối tường thuật kết hợp so sánh bằng ngôn ngữ hình ảnh giàu biểu cảm

15 Những đứa

trẻ

Truyện Go-rơ-ki

(Nga)

Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương Câu chuyện như một bài học đạo đức cho mọi lứa tuổi

Giọng kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường và cổ tích

16 Rô-bi-xơn

ngoài đảo

hoang

Trích tiểu thuyết

Đi-phô (Anh) Truyện kể về quá trình vượt khó với lòng lạc quan và ý chí

quyết tâm của con người

Cách kể chuyện xen lẫn miêu tả Hình ảnh giàu chất liên tưởng

17 Bố của

Xi-mông Truyện Môpa xăng(Pháp) Chuyện kể về cậu bé đáng thương và đáng yêu đồng thời

ca ngợi lòng nhân ái bao dung của con người

Tài khắc họa tâm lý kết hợp miêu tả cảnh vật giúp người đọc liên tưởng thú vị

18 Con chó

Bấc

Trích tiểu thuyết

Giắc- Lân đơn (Mĩ)

Ca ngợi tình cảm yêu thương của con người với loài vật và ngược lại

Trí tưởng tưởng sâu sắc khi

đi sâu vào thế giới nội tâm loài vật

Hoạt động 2 : (13ph)Giáo viên giúp

hs ôn lại một tác phẩm có nhiều dấu ấn

2 Luyện tập : Hãy kể lại một câu chuyện mà em tâm đắc ?

Chuyển tiết 160

Trang 5

Hoạt động của thầy và trò.

Hoạt động 1 : (13ph)

GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4

SGK

Cho HS thảo luận theo nhóm, sau

đó các nhóm cử đại diện trình

bày, lớp nhận xét GV bổ sung

cho điểm

Hoạt động 2 : (15ph)

GV cho HS trao đổi theo nhóm,

gọi HS trình bày, lớp nhận xét,

GV bổ sung

( So sánh với một số truyện dân

gian Việt Nam)

Nét đặc sắc của thơ tự do (mây và

sóng) So sánh với thơ Việt Nam?

Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và

hành dộng kịch?

Hoạt động 3 : (12ph) GV hướng

dẫn HS luyện tập

Nội dung

1 Những nội dung chủ yếu.

a Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới(Cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng )

b Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên( Đi bộ ngao du, hai cây phong, lòng yêu nước, xa ngắm thác núi Lư

c Thương cảm với số phận những người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, em bé bán diêm )

d Hướng tới cái thiện, ghét cái ác cái xấu (Cây bút thần, ông lão đánh cá )

e Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước ( Cố hương, cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh )

2 Những nét nghệ thuật đặc sắc :

a Về truyện dân gian : Nghệ thuật kể chuyện, trí tưởng tượng, các yếu

tố hoang đường

b Về thơ : Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (Ngôn ngữ hình ảnh, hàm

súc, biện pháp tu từ )

c Về truyện : Cốt truyện và nhân vật Yếu tố hư cấu Miêu tả biểu cảm,

nghị luận trong truyện tinh luyện

d Về Nghị luận : Nghị luận xã hội và nghị luận văn học Hệ thống lập

luận(Luận điểm, luận cứ, luận chứng) Yếu tố miêu tả, tự sự, , biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận

e Về kịch : Nhân vật được thể hiện bằng lời thoại hay có ý nghĩa giáo

dục sâu sắc

3 Luyện tập : Đọc một bài thơ mà em tâm đắc ? Hãy chỉ ra cái hay của

tác phẩm

4 Củng cố: (3ph) Hãy đánh giá giá cảm nhận của em khi tiếp cận văn học nước ngoài ?

5 Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 161 Tìm hiểu về tác giả và thể loại kịch.

Ngày đăng: 29/04/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w