Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 37 - 41)

phục vụ xuất khẩu

1. Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu :

Hiện nay, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không còn nhiều, chủ yếu là các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu. Các chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu vươn lên trước sức ép cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.

Hình thức bảo hiểm xuất khẩu (hỗ trợ của Chính phủ) chưa được áp dụng tại Việt Nam (các nước phát triển đang áp dụng phổ biến hình thức này như Đức, Áo, Italy, Nhật Bản…). Trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: (1) nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; (2) đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hoá xuất khẩu; (3) đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái có tác dụng hai mặt có thể ảnh hưởng tích cực đến xuất nhập khẩu. Khi đồng bản tệ mất giá so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu song lại ảnh hưởng xấu đến việc thu hút vốn nước ngoài, trường hợp đồng tiền càng mất giá, vốn nước ngoài sẽ vào càng ít. Do đó, vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỷ gíá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

Để việc phá giá khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu có hiệu quả và không làm ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung cần thực hiện cơ chế lãi suất hợp lý đi kèm với việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát tín dụng như dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở một cách linh hoạt.

Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá.

Với Việt nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt hơn nên cần cân nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

3. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo

hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU…, và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

4. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu

Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…. Cần xã hội hoá công tác đào tạo, theo đó những doanh nghiệp lớn cũng được xem xét cấp kinh phí đào tạo công nhân cho mình và cung cấp cho những doanh nghiệp khác.

Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

5. Xây dựng các đề án xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn

Trong đó, đặc biệt chú ý phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm đồ gỗ... Đồng thời rà soát lại cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu.

Tiếp tục coi các thị trường ASEAN, Nhật, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới là những thị trường trọng điểm đi đôi với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường để có chính sách xuất khẩu cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu vào từng khu vực, từng thị trường. 6. Đối với các Hiệp hội ngành hàng

Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, thống nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gây thua thiệt chung.

Cần có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành quản lý và các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Nhà nước cần có sự hỗ trợ nhất về tài chính cho hoạt động của Hiệp hội. Các Bộ, ngành và Hiệp hội cần phối hợp tổ chức mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá ở thị trường trong nước và nước ngoài cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam xuất khẩu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng cao. Tuy nhiên cần phải nhận diện những khó khăn bất cập để có những giải pháp cụ thể kịp thời đảm bảo cho thắng lợi kế hoạch xuất khẩu như đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, bên cạnh những lợi thế như sự ổn định chính trị, an toàn xã hội, những nhân tố cản trở nhất đối với hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là bộ máy hành chính chưa hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tào tương xứng, quy định về thuế, khả năng tiếp cận nguồn tài chính v.v. Những hạn chế này không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà còn ảnh hưởng tới chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Để thực hiện thành công kế hoạch xuất khẩu năm 2008, cần phải triển khai thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp. Trong đó, đòi hỏi sự nỗ lực từ phía cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức nghề nghiệp khác trong xã hội.

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w