1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

theo chuan kt t31 tiet 141 den 145

5 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 141,142 Ngày dạy / / NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh: Đọc tiếp cận đoạn trích. 1.Kiến thức: -Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng,tính cách dũng cảm,hồn nhiên,trong cuộc sống chiến đấu gian khổ,hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. -Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật,lựa chọn ngôi kể ,ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2.Kĩ năng: -Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. -Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” -Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tìm hiểu Lê Minh Khuê và những sáng tác của ông. - Trò : Đọc tác phẩm và soạn bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) Kiểm tra vở soạn của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn hay để lại cho người đọc những tình cảm sâu nặng về những con người yêu nước . Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 2: (10ph) Đọc và tìm hiểu chung về văn bản. GV: Hãy giới thiệu vài nét về Lê Minh Khuê? Và tác phẩm này . GV diễn giảng: Sau năm 1975 Lê Minh Khuê sáng tác chủ yếu là truyện ngắn viết về những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. GV yêu cầu HS kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả. Xuất xứ của truyện ngắn . Hoạt động 3: (20ph) GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng mạch lạc, giọng đọc truyền cảm diễn tả sự tinh tế gợi cảm xúc. Hoạt động 4: (4ph) Yêu cầu HS tóm tắt VB Hoạt động 4: (4ph) GV hướng dẫn HS tiểu kết lại bằng việc đánh giá khi bước đầu tiếp cận văn bản. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Lê Minh Khuê sinh 1949 ở Thanh Hóa - Tác giả vốn là một thanh niên xung phong.Chuyên viết về họ và những nưòi lính Trường Sơn. Đây là một cây bút miêu tả tâm lý tinh tế nhất là viết về phụ nữ . - Là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975 những sáng tác của LMKhuê bám sát đời sống,biến chuyển xã hội đề cập đến những vấn đề bức xúc với tinh thần đổi mới mạnh mẽ . - Tác phẩm tiêu biểu.Tác phẩm được viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến đang vô cùng ác liệt và cũng là một sáng tác đầu tay. 2. Đọc, giải nghĩa từ: - Đọc văn bản - Tìm hiểu chú thích SGK 3. Tóm tắt truyện: Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom để đo khối lượng đất phải san lấp và đánh dấu những vị trí bom chưa nổ để phá. - Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm cách xa đơn vị. Cuộc sống kham khổ vất vả nhưng luôn đầy ắp tình yêu tình đồng đội cùng với những mơ mộng của tuổi trẻ. - Truyện tập trung miêu tả nhân vật chính :Phương Định giàu cảm xúc,hồn nhiên luôn gắn mình với quá khứ,thành phố quê hương. - Cuối cùng là hành động tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom Nho bị thương sự lo lắng của hai người . 3. Tiểu kết: Đề tài lớn cùng với những cảm xúc của dân tộc Nhờ vậy đã định hướng cho văn học những bước sáng tác mới giúp người đọc có những sáng tạo hưng phấn mới trong cảm nhận. Chuyển tiết 142 Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động 1: (10ph) GV giúp học sinh định hướng chọn tiêu đề để phân tích làm nổi bật GTND, GTNT của đoạn trích. Hãy phát hiện những đặc điểm chung của các nhân vật trong truyện ? Hoạt động 2: (15ph) Giúp các em tìm hiểu điểm riêng của các nhân vật . Em hãy phát hiện những nét riêng đáng yêu của mỗi nhân vật ? Cách giới thiệu nhân vật của tác giả như thế nào ? Hoạt động 3 : (10ph) GV hướng dẫn HS đánh giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Hãy nêu giá trị ND-NT qua phân tích. Hoạt động 4 : (8ph)GV hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức. Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm chọn một nội dung, lần lượt trình bày lớp góp ý, GV cho điểm động viên. Nội dung II. Phân tích: 1. Những điểm chung của 3 nhân vật : -Hoàn cảnh sống,chiến đấu đầy cam go ác liệt (Sống trên một cao điểm giữa vùng ác liệt của tuyến đường Trường Sơn.Suốt ngày bom Mỹ đánh phá) -Đo khối lượng đất cần lấp, đếm phá bom chưa nổ. - Cùng chịu đựng những khó khăn như : Luôn căng thẳng thần kinh,phải đối mặt với công việc nguy hiểm và chịu những thiệt thòi… -Họ là những cô gái dễ xúc cảm, hay mơ mộng (dễ vui buồn, thich làm đẹp cuộc sống, thích thêu thùa, chép bài hát) -Họ là những con người đũng cảm, có trách nhiệm,tình đồng đội cao . → Đây chính là những con người lý tưởng những mẫu hình chung của đất nước thời chiến tranh 2. Những điểm riêng của các nhân vật. a. Phương Định : - Một cô gái sinh ra ở thành phố –luôn mơ mộng thích làm đẹp ngay trên chiến trường . -Luôn tự hào về mình, khá lạc quan yêu đời được mọi người chú ý . -Luôn giành sự yêu thương quan tâm đến chị Thao và đồng đội -Mưu trí dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ. b. Chị Thao : - Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống . -Thích chép bài hát nhưng không hát được :Nhạc sai, giọng chua -Quan tâm ân cần với tất cả như một người chị mẫu mực. *) Nhân vật Nho : “Nho vừa tắm dưới suối lên… chảy nước”. + Đòi ăn kẹo (Khi quần áo ướt vừa tắm ở suối lên). + Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra cái cổ tròn như chiếc cúc áo nhỏ nhắn, tôi muốn bế nó trên tay bị thương trong một lần phá bom có nhiều nét ngây thơ trẻ con →Ba cô gái hồn nhiên, lạc quan dũng cảm, công việc nguy hiểm khó khăn, cận kề cái chết, trong điều kiện sống chiến đấu gian khổ khốc liệt tình đồng đội gắn bó. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : - Phương thức trần thuật gọn ghẽ, miêu tả nội tâm nhân vật chính xác, nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện bằng hành động tâm lý, ngôn ngữ phù hợp giọng văn trẻ trung thoải mái giàu chất nữ tính. Tác giả còn thể hiện là người am hiểu nhân vật và cảnh chiến trường. 2. Nội dung : Tinh thần lạc quan dũng cảm tâm hồn trong sáng hồn hậu, nhạy cảm, một thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ được hiện lên chân thực sinh động, thể hiện những phẩm chất trong sáng truyền thống của dân tộc. IV.Luyện tập : Học sinh chọn một số tình tiết sau để thuyết minh. - Khó khăn trên cao điểm trường sơn. - Cảnh Nho bị thương. - Cảnh chị Thao hát. - Cảnh Phương Định gan dạ tháo bom. 4. Củng cố: (6ph) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê ? Em có những liên hệ gì khi tiếp cận một tác pham viết về những con người trên tuyến đường Trường Sơn. 5. Dặn dò: (2ph) Về nhà chuẩn bị kĩ những câu hỏi trong SGK để phân tích nội dung tác phẩm ***************************************** Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 143 Ngày dạy / / CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc,hiện tượng của đời sống. -Những sự việc,hiện tượng trong thực tế đánh chú ý ở địa phương. 2.Kĩ năng: -Suy nghĩ ,đánh gía về một hiện tượng ,một sự việc thực tế ở địa phương. -Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ,kiến nghị của riêng mình. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Giáo án, SGK, các tư liệu. -Trò: Bài viết đã chuẩn bị ở bài 19, những kiến thức đã học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Ở bài 19 chúng ta đã tìm hiểu và suy nghĩ viết bài về tình hình địa phương. Tiết học này chúng ta trình bày. Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động 2: (35ph) GV nêu yêu cầu thực hiện; HS chú ý lắng nghe. GV yêu cầu học sinh phát biểu: Các tổ thảo luận, trình bày trước tổ, cử đại diện trình bày trước lớp. Cả lớp góp ý, nhận xét. Nội dung I/ Yêu cầu: - Tìm hiểu suy nghĩ để bài viết nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương. - Về nội dung: tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể có lập luận, thuyết minh, thuyết phục. - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, chứ không phải vì lợi ích cá nhân. - Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ. * Bài viết phải đầy đủ ba phần: MB, TB, KB; Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác. II/ Phát biểu: - Trình bày trước tổ; - Trình bày trước lớp; * Yêu cầu: Rõ ràng, mạch lạc; phát biểu có ngữ điệu, có luận cứ, luận điểm rõ ràng, thuyết phục được người đọc. - Tác phong: tự tin, bình tĩnh 4. Củng cố : (3ph) Thế nào là nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống ? 5. Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị nội dung cho tiết :Trả bài số 7 tập làm văn . ***************************************** Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 144 Ngày dạy / / TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh: - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết. - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Bài viết của học sinh . Bảng chữa lỗi chung .Dàn ý. - Trò: Nắm lại bố cục văn nghị luận đã học chuẩn bị dàn ý. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1(1ph) Giới thiệu bài: Bài viết số 7 có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn luận một vấn đề 4. Củng cố : (4ph) Xem lại bài làm viết hoàn chỉnh bài viết thông qua những lưu ý đã chữa . Đọc bài của bạn đẻ rút kinh nghiệm. 5. Dặn dò: (1ph) + Nắm vững đặc điểm văn bản nghị luận.Cách làm bài và những kĩ năng tối thiểu. + Chuẩn bị tốt cho bài viết số 8 và tiết 145 Tìm hiểu biên bản. ***************************************** Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 145 Ngày dạy / / BIÊN BẢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Mục đích ,yêu cầu,nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 2.Kĩ năng: -Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Nghiên cứu ví dụ,tài liệu liên quan. - Trò: Tìm hiểu ví dụ mẫu . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (2ph) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . 3.Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Biên bản rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt.Cần phải thấy được đặc điểm của biên bản và cách thực hiện đe vận dụng . Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động 2: (10ph) Tìm hiểu đặc điểm của biên bản. - HS đọc hai biên bản (SGK) GV đặt câu hỏi? - Hai biên bản trên viết để làm gì? - Cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì? Nội dung 1. Đặc điểm của biên bản: a. Ví dụ: - Văn bản 1: SGK - Văn bản 2: SGK b. Nhận xét: Ghi chép sự việc đang diên ra mới xảy ra. *) Mục đích: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: (18ph)Giáo viên ghi đề lên bảng. Học sinh nhận diện lại những ưu, nhược điểm bài viết của mình. Giáo viên chỉ ra những ưu, nhược điểm của học sinh trong bài viết. GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp,hướng dẫn các em cách khắc phục. Đọc cho các em nghe1 bài sai nhiều lỗi nhất. Cho học sinh quan sát bố cục sau đó tiến hành viết bổ sung những thiếu sót trong bài viết của mình. Đọc bài đạt điểm cao và rút kinh nghiệm Hoạt động 2 : (20ph)Luyên tập GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi đã mắc phải ở bài viết của mình. Dựa vào dàn ý để viết lại phần thân bài. Đại diện từng nhóm trình bày cho cả lớp nghe. Nội dung kiến thức 1.Đề bài : 2.Nhận xét chung : a. Ưu điểm:HS bày tỏ quan điểm đúng. - Xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra, một số bài viết có cảm xúc, trình bày được. Sắp xếp sự việc trình tự tạo ra những tình huống phù hợp. - Bố cục bài hợp lý ,các luận điểm rõ ràng. - Đã chú ý vận dụng các yếu tố nghệ thuật và lập luận khá hoàn chỉnh. b. Hạn chế : Diễn đạt còn lủng củng, ngôn ngữ còn nghèo nàn, một số bài chữ quá xấu, trình bày lộn xộn. Còn sai chính tả, còn kể lể vụn vặt. Chú ý một số câu chưa chuẩn.chưa biết đánh giá đúng sai. 3. Chữa một số lỗi : a.Khắc phục những lỗi thông thường: Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa Cách lập luận trong văn bản nghị luận. b. Chữa lỗi bố cục: Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ . 5. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết - Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thúc? Hoạt động 3 : (13ph) Tên của biên bản được viết như thế nào? Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Phần kết thúc củabiên bản gồm có những mục nào? Hoạt động 4 : (10ph)GV hướng dẫn HS luyện tập. HS đọc yêu cầu bài tập 1 và trả lời. GV chữa, kết luận. HS đọc bài tập 2 và viết biên bản GV gọi 1 số em trình bày, GV chữa và cho điểm động viên. - Văn bản 1: Đại hội chi đội → Hội nghị - Văn bản 2: Trả lại phương tiện → Sự vụ. *) Yêu cầu: - Nội dung: Cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ. - Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác. - Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ 2. Cách viết biên bản. a. Phần mở đầu : Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của từng người. b. Phần nội dung : Diễn biến và kết quả của sự việc. Nội dung của văn bản cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác. Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên. 3. Luyện tập : Bài 1 : Lựa chọn tình huống viết văn bản. - Ghi lại diễn biến và kết quả của đại hội chi đội. - Chú công an ghi lại biên bản một vụ tai nạn giao thông. - Nghiệm thu phòng thí nghiệm. Bài 2 : Tập viết biên bản. Yêu cầu đúng quy định, 4. Củng cố : (3ph)Tập viết 1 biên bản ngắn. Nội dung Vi phạm ATGT. Vai trò của việc ghi biên bản? 5. Dặn dò: (1ph)Chuẩn bị tốt cho tiết 146 .Tìm hiểu kĩ về tác giả và tác phẩm. . thiểu. + Chuẩn bị tốt cho bài viết số 8 và tiết 145 Tìm hiểu biên bản. ***************************************** Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 145 Ngày dạy / / BIÊN BẢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp. ND-NT qua phân tích. Hoạt động 4 : (8ph)GV hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức. Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm chọn một nội dung, lần lượt trình bày lớp góp ý, GV cho điểm động viên. Nội. Tuần 31 Ngày soạn: / / Tiết 141, 142 Ngày dạy / / NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:

Ngày đăng: 29/04/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w