ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2009 - 2010. Môn: Hoá Học. Thời gian làm bài: 90 phút. - Cho biết khối lượng nguyển tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Cl = 35,5; Zn = 65; Ag = 108; N = 14; He = 4; Br = 80; Mn = 55, Cr = 52. - Thể tích của các chất khí đều cho ở điều kiện tiêu chuẩn. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40): Câu 1: Hoà tan hỗn hợp A gồm CuO, MgO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH bão hoà NH 3 vào B đến dư thu được kết tủa X và dung dịch Y. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Trong E có A. CuO, MgO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 B. CuO, MgO, Fe 2 O 3 C. Fe 2 O 3 , MgO D. FeO, CuO, MgO. Câu 2: Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức với H 2 SO 4 đặc trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp 3 ete. Lấy 1 trong 3 ete đó đem phân tích thấy có 66,67% cacbon; 11,11% hiđro còn lại là oxi. Hai ancol ban đầu là: A. CH 2 = CH - CH 2 - OH và CH 3 OH B. CH 2 = CH - OH và C 2 H 5 OH C. CH ≡ C - CH 2 - OH và CH 3 OH D. CH ≡ C - OH và C 2 H 5 OH. Câu 3: Cho 3,52 gam ancol đơn chức X tác dụng với Na dư được 0,448 lít H 2 . Đun nóng X với H 2 SO 4 đặc ở 180 0 C thu được 2 anken. Số đồng phân của X phù hợp với tính chất trên là: A. 1 B. 2 C. 3 ` D. 4. Câu 4: Nguyên tố R có 2 đồng vị X, Y hơn kém nhau 2 nơtron với tỉ lệ số nguyên tử đồng vị là 3: 7. Số khối của R là 64,4. Hai loại đồng vị X, Y có số khối là: A. 62 và 65 B. 62 và 64 C. 64 và 66 D. 63 và 65. Câu 5: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố : S, N, P, Fe lần lượt là: 16, 7, 15, 26. Hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân lớn nhất: A. P B. Fe 3+ C. S 2- D. N. Câu 6: Trong các polime: PE, PVC, poli (metylmetacrylat), PPE, tơ nilon-6,6, tơ nitron, cao su buna, cao su isopren. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 7: Dùng hoá chất nào sau đây không thể nhận biết được phenol và anilin: A. Dung dịch Br 2 B. Na C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl. Câu 8: Cho axetanđêhit lần lượt tác dụng với: H 2 /Ni, AgNO 3 /NH 3 , HCN, O 2 (cháy), Cu(OH) 2 /NaOH, dung dịch KMnO 4 /H 2 SO 4 loãng, Br 2 /H 2 O, Br 2 /CH 3 COOH. Số phản ứng oxi hoá - khử xẩy ra là: A. 6 B. 7 C. 5 D. 8. Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 anđêhit đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 1,48 gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 lấy dư, lượng Ag thu được đem hoà tan vào dung dịch HNO 3 loãng sinh ra 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Công thức phân tử của 2 anđêhit là: A. CH 2 O, C 2 H 4 O B. C 2 H 4 O, C 3 H 6 O C. C 3 H 6 O, C 4 H 8 O D. C 4 H 8 O, C 5 H 10 O. Câu 10: Cho một mẫu đất đèn vào nước thu được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B, dẫn từ từ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch A. Hiện tượng quan sát được là: A. Xuất hiện vẫn đục B. Xuất hiện kết tủa trắng bền vững C. Xuất hiện kết tủa vàng D. Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan hết. Câu 11: Cho hỗn hợp canxi cacbua và nhôm cacbua vào nước chỉ thu được hỗn hợp khí A có tỉ lệ mol 1: 1. Nung hỗn hợp A ở 1500 0 C thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư được 48 gam kết tủa và hỗn hợp khí C thoát ra có tỉ khối so với H 2 là 3,8. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là: A. 25% B. 75% C. 50% D. 40%. Câu 12: Dãy nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HNO 3 loãng: A. Cu, FeS, FeS 2 , BaSO 3 B. FeO, BaCO 3 , PbS, S C. Cu, FeS, FeS 2 , BaSO 4 D. Fe 3 O 4 , Al(OH) 3 , CuS, PbS. Câu 13: Cho dung dịch X chứa: 0,5 mol Na + ; 0,4 mol K + ; 0,1 mol SO 4 2- ; 0,5 mol Cl - và x mol HCO 3 - . Cô cạn dung dịch X thu được m(g) muối khan. Giá trị của x và m là: Trang 1/4 mã đề 201 Mã Đề 201 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ A. 0,2 mol và 60,45 g B. 0,2 mol và 66,65 g C. 0,3 mol và 66,65 g D. 0,3 mol và 60,45 g. Câu 14: Cho V lít khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe 2 O 3 nung nóng một thời gian thu được 13,92 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 5,824 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của v và m là: A. 8,763 lít và 16 gam B. 2,912 lít và 16 gam C. 8,763 lít và 18 gam D. 2,912 lít và 18 gam. Câu 15: Cho dung dịch Na 2 CO 3 , dung dịch NaHCO 3 lần lượt tác dụng với: CO 2 , HCl, NaOH, Ca(OH) 2 , CaCl 2 , NaHSO 4 . Số phản ứng xẩy ra là: A. 10 B. 9 C. 6 D. 7. Câu 16: Cho m(g) hỗn hợp X gồm Fe và Fe 2 O 3 tác dụng với 33,6 gam dung dịch H 2 SO 4 đặc 70%, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí SO 2 , dung dịch Y và còn lại 1,2 gam kim loại. Giá trị của m là: A. 12 B. 13,12 C. 13,2 D. 9,84. Câu 17: Cho hỗn hợp X đồng số mol gồm FeS 2 , FeCO 3 vào một bình kín dung tích không đổi chứa oxi dư. Áp suất ban đầu là p 1 . Bật tia lửa điện đốt cháy hết các chất trong bình. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là p 2 . Mối liên hệ giữa p 1 và p 2 là: A. P 1 = P 2 B. P 1 < P 2 C. P 1 > P 2 D. P 1 = 1,5P 2 . Câu 18: Cho các chất Cu, Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , Fe(OH) 2 , FeSO 4 , FeS, FeS 2 , PbS, BaSO 3 , BaSO 4 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, đun nóng. Số phản ứng xẩy ra có sinh ra chất khí là: A. 10 B. 9 C. 11 D. 8. Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng: A. Na, Ca, Zn B. K, Ca, Al C. Fe, Ba, Al D. Na, Ag, Al. Câu 20: Nhỏ dung dịch qùy tím vào các dung dịch riêng biệt: Na 2 SO 4 , NaHCO 3 , NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 , Ba(NO 3 ) 2 , NaCl, NH 4 NO 3 , KAlO 2 , Na 3 PO 4 . Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 21: Trong dãy HF, HCl, HBr, HI phát biểu nào sau đây đúng (theo chiều từ HF → HI): A. Tất cả đều kết tủa với dung dịch AgNO 3 B. Tính axit giảm dần C. Độ bền phân tử tăng dần D. Tính khử tăng dần Câu 22: Người ta có thể điều chế Br 2 bằng cách cho dung dịch HBr tác dụng với KMnO 4 hoặc K 2 Cr 2 O 7 hoặc MnO 2 hoặc CaOBr 2 . Khi chất oxi hoá có khối lượng bằng nhau thì dùng chất nào thu được nhiều Br 2 hơn: A. KMnO 4 B. K 2 Cr 2 O 7 C. MnO 2 D. CaOBr 2 . Câu 23: Với công thức phân tử C 4 H 6 có bao nhiêu đồng phân có khả năng phản ứng với Br 2 theo tỉ lệ 1: 2: A. 3 B. 4 C. 7 D. 6. Câu 24: Ứng với công thức phân tử C 4 H 8 Cl 2 có bao nhiêu đồng phân khi phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thu được ancol có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các hạt vi mô chỉ có tính khử: A. Br 2 , S, Al, CO, NaCl B. Br 2 , Cl - , S, S 2- , Al, FeCl 2 C. Cl - , S 2- , S, FeCl 2 , NaCl D. Cl - , S 2- , Al, O 2- . Câu 26: Cho m(g) hỗn hợp A gồm Fe và FeO tác dụng với 130 ml dd HNO 3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dd B và 2,4 gam 1 phần kim loại không tan. Giá trị của m là: A. 8,76 B. 6,36 C. 10,72 D. 6,8. Câu 27: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nào sau đây: A. Điện phân dung dịch H 2 SO 4 B. Phân huỷ H 2 O 2 nhờ xúc tác MnO 2 C. Cho Na 2 O 2 vào H 2 O D. Nung KMnO 4 . Câu 28: Trong số các chất Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , FeS, FeS 2 , FeCO 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 . Số chất phù hợp với sơ đồ: X + H 2 SO 4 đặc nóng → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O là: A. 6 B. 7 C. 9 D. 8. Câu 29: Để khử hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 cần vừa đủ 5,6 lít H 2 . Mặt khác hoà tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X ở trên vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư thể tích khí SO 2 thu được là: A. 1,12 B. 2,24 C. 16,8 D. 5,6. Trang 2/4 mã đề 201 Câu 30: Dùng dung dịch Ca(OH) 2 để nhận biết 2 chất khí nào sau đây: A. CO 2 và SO 2 B. O 2 và H 2 S C. N 2 và H 2 S D. SO 2 và H 2 S. Câu 31: Thuỷ phân hết 7,02 gam hỗn hợp gồm glucozơ và mantozơ (có axit xúc tác) thành dung dịch Y. Trung hoà hết axit trong Y rồi cho lượng dư AgNO 3 /NH 3 vào được 8,64 gam Ag. Số mol mantozơ trong X là: A. 0,05 B. 0,01 C. 0,015 D. 0,02. Câu 32: Để trung hoà 20 gam dung dịch của 1 amin đơn chức X nồng độ 3,65% cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Số đồng phân của amin X là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 10. Câu 33: Cho 0,15 mol chất X là CH 6 O 3 N 2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ướt và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là: A. 14,75 B. 12,75 C. 8 D. 17. Câu 34: Trong công nghiệp để điều chế 1 lượng lớn H 3 PO 4 có độ tinh khiết khá cao người ta làm cách nào sau đây: A. Đốt cháy phot pho rồi lấy sản phẩm hoà tan vào nước B. Cho P tác dụng với dd HNO 3 đặc, đun nóng C. Cho Ca 3 (PO 4 ) 2 tác dụng với H 2 SO 4 đặc, đun nóng D. Cho P tác dụng với dd HNO 3 loãng. Câu 35: Trong các chất: P, P 2 O 3 , PH 3 , Ag 3 PO 4 , CuCO 3 , AgCl, CuS, BaSO 3 , BaSO 4 . Số chất tan được trong dung dịch HNO 3 loãng là: A. 4 B. 6 C. 7 D. 5. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn V 1 lít NH 3 trong bình kín chứa V 2 lít O 2 , khí NO sinh ra tiếp tục bị oxi hoá hoàn toàn bởi O 2 dư. Hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng được hấp thụ hết trong nước nhận thấy không có khí thoát ra. Các thể tích đo cùng điều kiện. Tỉ lệ V 2 : V 1 bằng: A. 1 B. 2 C. 5 D. 0,75. Câu 37: Trong số các đồng phân este mạch hở có công thức phân tử C 4 H 6 O 2 thì số đồng phân este được điều chế trực tiếp từ axit và ancol là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3. Câu 38: Dung dịch A làm quỳ tím hoá đỏ; dung dịch B làm quỳ tím hoá xanh; dung dịch D không làm đổi màu quỳ tím và A tác dụng được với dung dịch HCl. Công thức cấu tạo của A, B, D theo thứ tự là: A. CH 3 COOH; CH 3 NH 2 ; H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 B. CH 2 = CHCOOH; CH 3 NH 2 ; H 2 NCH 2 COOH C. CH 2 = C(CH 3 )COOH; C 6 H 5 NH 2 (anilin); H 2 NCH 2 COOH D. CH 3 COOH; C 2 H 5 NH 2 ; H 2 NCH 2 COOH. Câu 39: Hỗn hợp A gồm N 2 và H 2 được trộn theo tỉ lệ mol 1: 4. Nung hỗn hợp A với bột sắt thu được hỗn hợp B. Biết tỉ khối của B so với H 2 là 3,75. Hiệu suất tổng hợp NH 3 là: A. 10% B. 15% C. 20% D. 7,5%. Câu 40: Dãy nào sau đây gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện: A. Cu, Na, Ag B. Mg, Cu, Ag C. Ca, Fe, Cu D. Cu, Fe, Pb. II. PHẦN RIÊNG: 10 câu: (Thí sinh chỉ được làm một trong 2 phần: Phần A hoặc phần B) A. THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Câu 41: Cho m(g) Na vào 500 ml dung dịch HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,05M thu được 500 ml dung dịch X có pH = 13. Giá trị của m là: A. 2,3 B. 4,6 C. 3,22 D. 3,45. Câu 42: Trong số các chất: C 2 H 5 OH, CH 3 COOC 2 H 3 , C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , CH 3 COOH, C 2 H 4 (OH) 2 , CH 3 CHCl 2 . Số chất chỉ dùng bằng 1 phản ứng có thể tạo ra CH 3 CHO là: A. 4 B. 3 C. 6 D. 5. Câu 43: Một hỗn hợp X gồm các muối Al(NO 3 ) 3 ; Zn(NO 3 ) 2 ; Cu(NO 3 ) 2 . Để tách Cu(NO 3 ) 2 khỏi hỗn hợp X người ta dùng lượng dư các chất: A. NaOH, HNO 3 B. NH 3 , HNO 3 C. KOH, NaNO 3 D. NH 3 , AgNO 3 . Câu 44: Ứng với công thức phân tử C 7 H 8 O 2 có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất cua benzen vừa tác dụng được với: K, KOH và HCl: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu 45: Đun nóng 1209 kg 1 loại chất béo với dung dịch NaOH dư thu được 138 kg ancol đa chức và muối natri của 1 axit béo duy nhất . Công thức của axit béo là: A. C 15 H 31 COOH B. C 15 H 29 COOH C. C 17 H 35 COOH D. C 17 H 33 COOH. Trang 3/4 mã đề 201 Câu 46: Thể tích dung dịch HNO 3 96% (d = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng hoàn toàn với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat là: A. 12,95 ml B. 29,50 ml C. 2,950 ml D. 1,295 ml. Câu 47: Cho các dung dịch sau: H 2 SO 4 loãng; HNO 3 loãng; FeCl 3 ; (hỗn hợp NaNO 3 + HCl); AgNO 3 . Số dung dịch hoà tan được Cu kim loại là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 48: Để nhận biết các chất bột: K 2 CO 3 ; BaCO 3 ; BaSO 4 ; NaCl chỉ cần dùng một thuốc thử là: A. HCl B. HNO 3 C. H 2 SO 4 loãng D. NaOH. Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 2,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg, Fe trong oxi dư thu được 3,53 gam hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , CuO, MgO, Fe 3 O 4 . Để hoà tan hết 3,53 gam X cần ít nhất V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H 2 SO 4 0,1M. Giá trị của V là: A. 175 ml B. 275 ml C. 375 ml D. 475 ml. Câu 50: Để phân biệt 2 ancol đồng phân có công thức phân tử C 3 H 8 O 2 ta chỉ cần dùng 1 thuốc thử là: A. Na B. CuO C. AgNO 3 /NH 3 D. Cu(OH) 2 . B. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Câu 51: Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol CrSO 4 cần m(g) dung dịch Br 2 25% trong môi trường KOH. Giá trị của m là: A. 38,4 B. 153,6 C. 15,63 D. 76,8. Câu 52: Cho a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol HCl và b mol ZnCl 2 để sau phản ứng thu được kết tủa thì cần điều kiện: A. a > b B. a ≤ b C. b < a < 5b D. a ≥ b. Câu 53: Chia hỗn hợp khí C 2 H 4 và C 2 H 2 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho đi qua bình chứa brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,68 gam. Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thì cần 1,568 lít O 2 . Tỉ khối của hỗn hợp ban đầu so với oxi là: A. 0,85 B. 0,75 C. 0,95 D. 1,35. Câu 54: Chọn dãy tất cả các chất làm mềm được cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu: A. Na 2 CO 3 ; K 3 PO 4 ; Ca(OH) 2 B. K 2 CO 3 , Na 3 PO 4 , Na 2 CO 3 C. Na 3 PO 4 ; Na 2 CO 3 ; K 2 SO 4 D. Ca(OH) 2 ; Na 3 PO 4 ; HCl. Câu 55: Có thể dùng CuSO 4 (ở thể rắn) để làm khô tất cả các khí trong dãy: A. NO 2 , CO 2 , N 2 , O 2 B. NO 2 , O 2 , H 2 S, N 2 C. CO 2 , SO 2 , N 2 , NH 3 D. H 2 , O 2 , N 2 , NH 3 . Câu 56: Hỗn hợp X gồm phenol và 1 amin thơm đơn chức. Chia 26,2 gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phàn 1 tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M; Phần 2 tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M. Cho 26,2 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch Br 2 được m(g) kết tủa trắng. Giá trị của m là: A. 92,56 B. 26,48 C. 52,96 D. 46,28. Câu 57: Cho m(g) một axit hữu cơ đơn chức A tinh khiết vào bình chứa dung dịch NaHCO 3 dư, sau khi phản ứng kết thúc được 2,688 lít CO 2 đồng thời thấy khối lượng bình tăng 1,92 gam. Tên gọi của A là: A. Axit fomic B. Axit Acrylic C. Axit propionic D. Axit axetic. Câu 58: Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch màu xanh lam trong suốt vừa tác dụng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch: A. Mantozơ và saccarozơ B. Glucozơ và saccarozơ C. Mantozơ và glucozơ D. Glixerol và glucozơ Câu 59: Xét 2 nữa phản xẩy ra trong pin điện hoá có thế điện cực như sau: Zn 2+ + 2e → Zn, E 0 = -0,76 (v) Fe 3+ + 1e → Fe 2+ , E 0 = + 0,77 (v) Tính suất điện động của pin từ phản ứng sau: Zn + 2Fe 3+ → Zn 2+ + 2Fe 2+ : là A. 2,3 B. 0,01 C. 1,53 D. -1,53. Câu 60: Hỗn hợp X gồm N 2 và H 2 S, biết tỉ khối hơi của X so với H 2 là 15,8. Trộn 1 mol hỗn hợp X với 12,8 gam SO 2 . Sau phản ứng thu được lượng kết tủa là: A. 12,8 B. 6,4 C. 9,6 D. 19,2. ………………Hết……………… - Chú ý: - Học sinh không được dùng bất kì tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên: Số báo danh: Trang 4/4 mã đề 201 . NO 2 , CO 2 , N 2 , O 2 B. NO 2 , O 2 , H 2 S, N 2 C. CO 2 , SO 2 , N 2 , NH 3 D. H 2 , O 2 , N 2 , NH 3 . Câu 56: Hỗn hợp X gồm phenol và 1 amin thơm đơn chức. Chia 26 ,2 gam hỗn hợp X thành 2. CH 3 COOH; CH 3 NH 2 ; H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 B. CH 2 = CHCOOH; CH 3 NH 2 ; H 2 NCH 2 COOH C. CH 2 = C(CH 3 )COOH; C 6 H 5 NH 2 (anilin); H 2 NCH 2 COOH D. CH 3 COOH; C 2 H 5 NH 2 ; H 2 NCH 2 COOH. Câu. của m là: A. 2, 3 B. 4,6 C. 3 ,22 D. 3,45. Câu 42: Trong số các chất: C 2 H 5 OH, CH 3 COOC 2 H 3 , C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , CH 3 COOH, C 2 H 4 (OH) 2 , CH 3 CHCl 2 . Số chất chỉ dùng bằng