Câu 2: Xác định từ loại của các từ gạch chân trong các câu sau : a-Thắng lợi của chúng ta rất to lớn.. Câu 3: Xác định chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ nếu có trong các câu sau : c Trong c
Trang 1LuyÖn tËp tiÕng viÖt 5
Câu 1:Viết 3 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có từ học đứng đầu
Em hiểu ý nghĩa câu: Học một biết mười là gì ?
Câu 2: Xác định từ loại của các từ gạch chân trong các câu sau :
a-Thắng lợi của chúng ta rất to lớn
b- Chúng ta đang thắng lợi lớn
c- Chúng ta hoàn thành rất thắng lợi kế hoạch năm học
Câu 3: Xác định chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ nếu có trong các câu sau :
c Trong công viên , những bông hoa muôn màu đang khoe sắc toả hương d- Đâu đó , từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông , tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ lưới cuối cùng truyền đi trên mặt nước , khiến mặt sông nghe như rộng hơn
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm (Ca dao)
a) Hãy tìm từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy trong đoạn thơ trên
Em hiểu ý nghĩa của từ “mồ hôi” trong đoạn thơ trên như thế nào ?
Câu 5: (2 điểm) Các từ được in đậm trong các câu sau đây, trường hợp nào là từ
đồng âm, trường hợp nào là từ nhiều nghĩa ?
Câu a) Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ,
Câu b) Bọn giặc đã dùng mưu độc để hãm hại dân lành
Câu c) Nó đã rủa một câu rất độc
Câu d) Con voi này chỉ có độc một ngà
Câu 6: (2 điểm) Từ “kén” trong các câu sau thuộc từ loại nào: danh từ, động từ
hay tính từ ?
Câu a: Nhà vua đang kén phò mã cho công chúa
Câu b: Một hôm, tôi thấy kén nở ra một chú bướm nhỏ xíu
Câu c: Tính của nó kén !
Câu 7: Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a- Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửn)
b- Trong những năm tranh gian , tuy bom đạn luôn tàn phá khốc liệt nhưng nhân dân Nam kiên cường chiến đấu và sản xuất
c) Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, người phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21 không những chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái mà họ còn đóng góp công sức rất lớn cho xã hội
Câu 8: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Tác giả đã có cảm nhận gì về hình ảnh đáng quí của dòng sông quê hương ?
Câu 9: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ dưới đây như thế nào?
Trang 2a Môi hở răng lạnh.
b Máu chảy ruột mềm
c Nhường cơm sẻ áo
d Lá lành đùm lá rách
Giải nghĩa câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ"
Câu10: a Tìm từ đơn, từ phức trong các câu thơ sau:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
b Em hiểu như thế nào về nội dung 2 dòng thơ cuối
Câu 11: Tìm 5 từ phức có tiếng "anh”
Phần I: Tiếng việt ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác
dụng của chúng:
Hằng ngày, bằng tinh thần và ý trí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man
Câu 2: (1,5 điểm) Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu
phẩy đó trong câu:
Trong lớp tôi thường xung phong phát biểu ý kiến
Cô giáo khen cả nhóm làm bài tốt cho mỗi bạn một điểm mười
Các bạn nữ lau bàn ghế các bạn trai quét lớp
Câu 3: (1,5 điểm) Đọc hai câu ca dao:
- Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
- Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu
Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người?
Câu 4: (2 điểm)
Tả hình dáng cô giáo ( thầy giáo) chủ nhiệm đang dạy em ở lớp 5 hiện nay
Câu 1: Tìm từ trái nghĩa để hoàn chỉnh các câu thành ngữ:
a Chết đứng còn hơn sống
b Chết còn hơn sống đục
c Chết vinh còn hơn sống
d Chết một đống còn hơn
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ (đen giòn, đen kịt, đen ngòm, đen
mượt, ngăm ngăm đen) điền vào chỗ trống:
a Mái tóc của Thuỷ
b Mây che kín cả bầu trời
c Nước da bạn Thanh Lam
Trang 3d Giếng sâu quá nhìn xuống đáy nước
e Bác Hai có một nước da
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
- Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ
- Mấy chú dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ
Bài 1:Tìm đại từ trong câu sau:
Việc gì tôi cũng làm,đi đâu tôi cũng đi,bao giờ tôi cũng sẵn sàng
Bài 2:cho một số từ sau:thật thà,bạn bè,hư hỏng, san sẻ, ban học, chăm chỉ, gắn
bó,bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn
hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
-Từ ghép tổng hợp
-Từ ghép phân loại
-Từ láy
Bài 3:Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ
nhiều nghĩa
a, Bố tôi cầm cái bay để trát tường
b, Đàn sếu đã bay về
c,Đạn bay rào rào
d, Chiếc áo đã bay màu
Bài 4:
Đặt các câu theo yêu cầu:
Một câu có "gánh" là động từ
Mọt câu có "về"là quan hệ từ
Một câu có "khó khăn" là danh từ
Một câu có "tâm tình" là tính từ
Bài 5:Phân chia các từ, cụm từ thành 2 nhóm theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển: miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, miệng bát, miệng giếng, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, vết thương đã kín miệng, nhà có 4 miệng ăn
Bài 6:Xác định TN, CN-VN trong các câu sau:
Cà Mau là đất mưa dông.Vào tháng ba, tháng tư,sớm nắng chiều mưa.Đang nắng đó,mưa đổ ngay xuống đó Mưa hối hả,không kịp chạy vào nhà Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn Trong mưa thường nổi cơn dông
LuyÖn tËp tiÕng viÖt 4
Trang 4Câu 1 (3 diểm): Dựa vào từ loại, em hãy xếp các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên
cho mỗi nhóm:
hờn, giận, nhanh chóng, êm ấm, ích lợi, nóng nảy, tình yêu, xây dựng, gió, biết ơn
Câu 2.Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : ý chí , quyết chí ,
chí hướng , chí thân
Nam là người bạn …………của tôi
Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một ………
……….của Bác Hồ cũng là ………….của toàn nhân dân Việt Nam Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
………ắt làm nên
Câu 3.Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? ( Khoanh vào chữ cái trước
từ đó)
A cong queo B cứng cáp C nhỏ nhẹ D nhỏ nhắn
xa xôi G sinh sôi H sinh sống I xa xa K xinh xắn
Câu 4 Xác định danh từ , động từ, tính từ trong các dòng thơ sau :
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác
Câu 5 Tìm các từ chỉ hoạt động theo yêu cầu sau đây ( mỗi phần 2 từ trở lên )
a ) Chứa tiếng bắt đầu bằng r : Mẫu : reo hò ;
b ) Chứa tiếng bắt đầu bằng d : Mẫu : dạy học ;
c ) Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: Mẫu : gieo hạt ;
Câu 6 Dòng nào dưới đây không phải là câu hỏi, viết dấu câu phù hợp sau mỗi
câu
Ngày mai, bạn đi chơi với mình nhé ?
Bạn đang học bài đấy à?
Hôm nay mình có nên đi xem phim không nhỉ ?
Ngày mai bạn có đi xem đá bóng với mình không ?
Câu 7 Ghi dấu câu ( Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép) vào đoạn
văn sau, rồi chép lại cho đúng
Mẹ dặn ếch con con đi học phải đi đến nơi về đến chốn đừng mải chơi la cà dọc đường mà có khi gặp nguy hiểm đấy ếch con vâng vâng dạ dạ cắp sách đến trường từ hang ếch đến lớp học phải đi qua một khu vườn rau thôi thì đủ thứ rau rau muống rau ngót rau mùi rau lang ếch con đi qua vườn một châu chấu bay tạt qua ếch con đớp vội mấy con nuốt chửng thế là ếch con quên lời mẹ dặn ở lại bắt châu chấu
Câu 8 Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : trung hiếu, trung
hậu, trung kiên trung thành, trung thực
a, ……… với Tổ quốc
b,Khí tiết của một chiến sĩ ………
c,Họ là những người con ………của dân tộc
Trang 5d,Tôi xin báo cáo ……… sự việc xảy ra
e,Chị ấy là người phụ nữ ………
Câu 9 Tìm các danh từ trong đoạn văn sau :
Mùa xuân/đã/đến.Những/buổi chiều/hửng ấm/,từng/đàn/chim én/từ/dã/
núi/đằng xa/bay/tới/,lượn vòng/trên/những/bến đò/đuổi nhau/xập xè/quanh/
những/mái nhà/.Những/ngày/mưa phùn/người ta/thấy/trên/mấy/bãi soi/dài/ nổi lên/ở/gữa/sông/Những/con/giang/con/ sếu/cao/gần/bằng/người/theo nhau/lững thững/bước/thấp thoáng/trong/bụi mưa/trắng xoá/…
Câu 10 Chia các từ phức dưới đây thành hai nhóm :
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi, đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đôi
Câu 11 (2 ,5điểm)
a/ Hãy xếp các từ cho sẵn vào bảng cho thích hợp: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân
Tiếng nhân có nghĩa là “người”
Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”
Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”