1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài ôn tập TV lơp 3

16 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 492,72 KB

Nội dung

Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ.. Tiếng chi

Trang 1

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 1

(Tuần tự học từ 9/3)

ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm đoạn văn sau:

Vịt con và Gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con cáo xuất hiện Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:

- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”

Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:

- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa

(Theo Những câu chuyện về tình bạn )

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1.Khi thấy vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?

a) Gà con vội vàng nằm giả vờ chết

b) Gà con sợ quá khóc ầm lên

c) Gà con đến cứu Vịt con

d) Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn

2.Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?

a) Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh

b) Vịt con hốt hoảng kêu cứu

c) Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết

d) Vịt con vội vàng bỏ chạy

3.Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì?

………

………

………

Họ và tên:………

Lớp: 3… Thứ…… ngày…….tháng… năm……

Trang 2

4 Vì sao Gà Con cảm thấy xấu hổ?

Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:

a) (….)Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn

b) (….)Vì Gà con thấy Vịt con khóc to

c) (….)Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi

5.Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con ?

………

………

……… 6.Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau:

Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống

7 Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:

Hồng nói với bạn ( ) “ Ngày mai ( ) mình đi về ngoại chơi ()”

8.Câu: “Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a.Ai- là gì?

b.Ai- làm gì?

c.Ai-thế nào?

Trang 3

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 1

(Tuần tự học)

1 d

2 c

3 Gợi ý: Gà con sẽ không bao giờ bỏ rơi Vịt con nữa./

Khi bạn gặp khó khăn, Gà con sẽ giúp đỡ bạn

4 Theo thứ tự: Đ,S,S

5 Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ

6 Các từ chỉ hoạt động, trạng thái là: đậu, thấy, bỏ đi, nhảy xuống

7 Hồng nói với bạn (: ) “ Ngày mai (, ) mình sẽ về ngoại chơi (.)”

8.b

Trang 4

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 2

(Tuần tự học)

I ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm đoạn văn sau:

ĐẤT MŨI CÀ MAU Mũi Cà Mau quả là một kho vàng thiên nhiên Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dưa chuột, mía, sắn, khoai, dứa… chất đống ngoài rẫy chứ không kho nào chứa cho hết Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng, mái chèo va nhau côm cốp trên mặt kênh Khi bắt đầu vào mùa khô, mọi người

rủ nhau đi lấy trứng chim Nổi tiếng nhất là hai sân chim ở giữa rừng U Minh hạ, một tại bàu Sấu, một tại bàu Rau Răm Tiếng chim ở đây không còn là tiếng hót lảnh lót như trong các bài thơ nữa, mà đủ thứ giọng: ồn ào, cà khịa, kêu cứu…Vào đến sân chim cứ là lóa cả mắt Trứng chim nằm la liệt trên đất như rải đá cuội, chim con chạy lật đật như vịt đàn Ở đấy là thế giới của cò, vạc, bồ nông, cồng cộc,

Theo PHẠM HỮU TÙNG

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1 Ở đất mũi Cà Mau, vào vụ thu hoạch, người ta để sản vật trồng hái được ở đâu?

a) Chất đống ngoài rẫy

b) Chất hết trên thuyền

c) Chất hết trong kho

2 Ngoài các sản vật trồng hái được, mũi Cà Mau còn nổi tiếng vì điều gì?

a) Có nhiều cánh rừng

b) Có hai sân chim giữa rừng U Minh hạ

c) Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng

3 Tiếng chim ở đất mũi Cà Mau thế nào?

a) Lảnh lót như trong các bài thơ

b) Líu lo như khúc nhạc dịu êm

c) Đủ thứ giọng: ồn ào, cà khịa, kêu cứu,…

4 Vì sao đất mũi Cà Mau được gọi là một kho vàng thiên nhiên?

a) Vì đất mũi Cà Mau rất giàu có sản vật

b) Vì nơi đây có la liệt trứng chim

c) Vì nơi đây thuyền bè tấp nập

5 Trong câu “ Tiếng chim hót lảnh lót” có thể thay thế từ lảnh lót bằng từ nào?

a) Chíp chiu

b) Thánh thót

c) Lừng vang

Họ và tên:………

Lớp: 3…

Thứ…… ngày…….tháng… năm……

Trang 5

6 Bộ phận in đậm trong câu “ Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dưa chuột, mía, sắn, khoai, dứa…

chất đống ngoài rẫy” trả lời câu hỏi nào?

a) Thế nào?

b) Làm gì?

c) Là gì?

7 Bộ phận nào trong câu “Chim con chạy lật đật như vịt đàn”.trả lời câu hỏi Như thế nào?

a) chim con

b) chạy

c) lật đật như vịt đàn

II HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP SAU:

8 Nối vế câu ở bên trái với vế câu thích hợp ở bên phải để tạo thành câu có hình ảnh nhân

hóa

b) vui mừng hát ca chào đón mùa xuân c) có tiếng hót lảnh lót như trong các bài thơ

9 Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào thích hợp Viết hoa chữ đầu câu

BÒ GIẢ HƠN BÒ THẬT Một họa sĩ có tài vẽ các loài vật, về quê thăm ông bác Thấy ông bác có một còn bò rất khỏe đẹp , họa sĩ bèn vẽ hình ảnh con bò lên khung vải sau đó anh hoàn thiện bức tranh và đem bán với giá năm trăm đô-la

Năm sau, gặp lại ông bác họa sĩ kể chuyện đã bán bức tranh con bò với giá năm trăm đô – la ông bác kêu lên: “Lạy chúa ! Ai mà mua hai con bò thật của bác với giá bằng một con bò giả của cháu thì bác bán ngay”

10 Tìm và viết lại các từ ở phần a hoặc b:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Trước lúc đi, nói với người ở lại những việc cần nhớ để làm: : ………

- Vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc lâu năm: ………

- Loại máy làm sạch quần áo:………

b) Chứa tiếng có vần ươt hoặc ươc, có nghĩa như sau:

- Chạy đuổi theo ai đó: ………

- Đồ uống được ép từ mía: ………

- Làm được nhiều hơn mức yêu cầu:………

Trang 6

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 2

(Tuần tự học)

I ĐỌC HIỂU

1 a

2 b

3 c

4 a

5 b

6 a

7 c

II HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP SAU

8 A-b

9 ô 1,3,4 : dấu phẩy ô 2,5: dấu chấm ( viết hoa Sau, Ông)

10

a) dặn – rừng – máy giặt

b) rượt – nước mía – vượt

Trang 7

Họ và tên:………

Lớp: 3…

Thứ…… ngày…….tháng… năm……

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 3

(Tuần tự học)

1 Đọc thầm :

Đám mây ngủ quên

Đám mây trắng xốp như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa

2 Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau :

a) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được so sánh với nhau ?

A Đám mây và bông

B Đám mây và con người

C Đám mây và con cá

b) Trong bài thơ, sự vật nào được nhân hóa ?

A Đám mây

B Đám mây và con cá

C Cá

c) Sự vật trong bài thơ được nhân hóa bằng cách nào ?

A Tả sự vật bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người

B Nói chuyện với sự vật như nói với người

C Bằng cả hai cách trên

d) Vì sao tác giả nói mây ngủ quên dưới đáy hồ ?

A Vì mây bay qua mặt hồ

B Vì mặt nước nối liền với mặt hồ

C Vì mặt hồ phẳng lặng, mây in bóng xuống mặt nước trong

Trang 8

3 Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây :

Các em đừng nghĩ rằng chỉ có con người mới thích nghe hát thích nghe nhạc Nhiều loài vật cũng mê âm nhạc đấy các em ạ Mèo chó ngựa voi gấu, đều thích nghe nhạc Khi tiếng đàn êm dịu vang lên mèo lim dim đôi mắt chó vểnh hai tai lên lắng nghe ngựa bỗng nghển cao

đầu vươn dài cổ về phía tiếng nhạc gấu đang ngủ cũng bừng tỉnh dậy

4 Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu hỏi sau : a) Mẹ Lan là bác sĩ

b) Cao Bá Quát nhảy xuống hồ tắm vì cậu muốn kiếm cớ nhìn thấy mặt vua

c) Tuần tới, chúng em sẽ trở lại trường học

d) Lớp 3A đang tập thể dục ngoài sân trường

5 Em hãy tập chép lại bài thơ Đám mây ngủ quên

Trang 9

ĐÁP ÁN

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 3

(Tuần tự học)

2 Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau :

a) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được so sánh với nhau ?

A Đám mây và bông

b) Trong bài thơ, sự vật nào được nhân hóa ?

A Đám mây

c) Sự vật trong bài thơ được nhân hóa bằng cách nào ?

A Tả sự vật bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người

d) Vì sao tác giả nói mây ngủ quên dưới đáy hồ ?

C Vì mặt hồ phẳng lặng, mây in bóng xuống mặt nước trong

3 Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây :

Các em đừng nghĩ rằng chỉ có con người mới thích nghe hát, thích nghe nhạc Nhiều loài vật cũng mê âm nhạc đấy, các em ạ Mèo, chó, ngựa, voi, gấu, đều thích nghe nhạc Khi tiếng đàn êm dịu vang lên, mèo lim dim đôi mắt, chó vểnh hai tai lên lắng nghe, ngựa bỗng nghển cao đầu, vươn dài cổ về phía tiếng nhạc, gấu đang ngủ cũng bừng tỉnh dậy

4 Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu hỏi sau :

a) Mẹ Lan là gì?

b) Vì sao Cao Bá Quát nhảy xuống hồ tắm ?

c) Khi nào các em sẽ trở lại trường học ?

d) Lớp 3A đang tập thể dục ở đâu ?

Trang 10

Họ và tên học sinh : Ngày tháng năm 2020 Lớp 3

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ 4

(Tuần tự học)

Đọc thầm bài văn sau :

NGÀY HỘI RỪNG XANH

Chim gõ kiến nổi mõ Công dẫn đầu đội múa

Gà rừng gọi vòng quanh Khướu lĩnh xướng dàn ca

Sáng rồi, đừng ngủ nữa Kì nhông diễn ảo thuật

Nào, đi hội rừng xanh ! Thay đổi hoài màu da

Tre, trúc thổi nhạc sáo Nấm mang ô đi hội

Khe suối gảy nhạc đàn Tới suối, nhìn mê say :

Cây rủ nhau thay áo Ơ kìa, anh cọn nước

Khoác bao màu tươi non Đang chơi trò đu quay !

VƯƠNG TRỌNG

- Chim gõ kiến : Loài chim có mỏ nhọn, dài và cứng, dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để

ăn

- Lĩnh xướng : Hát đơn ca một câu, một đoạn trong dàn đồng ca

- Kì nhông : Loài thằn lằn có thể thay đổi màu da

- Cọn nước : Vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được

nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên tưới ruộng

B - DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI

TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT:

1 - Bài thơ tả cảnh ngày hội ở đâu ?

a) Ở trên núi

b) Ở trong rừng

c) Ở trong vườn thú

2 – Những con vật nào cũng tham gia vào ngày hội rừng xanh?

Trang 11

a) Chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, nấm, kì nhông

b) Chim gõ kiến, cọn nước, công, gà rừng, khướu, kì nhông

c) Chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông

3 – Trong bài thơ có bao nhiêu sự vật, con vật được nhân hoá ? Đó là những sự vật, con vật nào ?

a) 9 sự vật, con vật được nhân hoá Đó là:

………

………

……… b) 10 sự vật, con vật được nhân hoá Đó là:

………

………

……… c)11 sự vật, con vật được nhân hoá Đó là:

………

………

………

4 - Trong câu :

“Ơ kìa, anh cọn nước

Đang chơi trò đu quay !”

Tác giả đã nhân hoá chiếc cọn nước bằng cách nào ?

a) Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về chiếc cọn nước

b) Gọi chiếc cọn nước bằng từ vốn dùng để gọi người

c) Cả 2 cách trên

5 - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân

a) Hai chị em thán phục nhìn chú Lí

Trang 12

………

………

b) Tại chủ quan và không nghe lời khuyên của cha, Ngựa Con đã thua cuộc

………

………

………

c) Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,

mở hội để tưởng nhớ ông

………

………

………

Trang 13

ĐÁP ÁN BÀI ÔN TUẦN TỰ HỌC – ĐỀ SỐ 4

1 - Bài thơ tả cảnh ngày hội ở đâu ?

b) Ở trong rừng

2 – Những con vật nào cũng tham gia vào ngày hội rừng xanh?

c) Chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông

3 – Trong bài thơ có bao nhiêu sự vật, con vật được nhân hoá ? Đó là những sự vật, con vật nào ?

c)11 sự vật, con vật được nhân hoá Đó là:

Chim gõ kiến; gà rừng; tre; trúc; khe suối; cây; công; khướu; kì nhông; nấm; cọn nước

4 - c) Cả 2 cách trên

5 - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân

a) Hai chị em thán phục nhìn chú Lí

Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?

b) Tại chủ quan và không nghe lời khuyên của cha, Ngựa Con đã thua cuộc

Vì sao Ngựa Con đã thua cuộc ?

c) Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,

mở hội để tưởng nhớ ông

Khi nào cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông ?

Trang 14

Họ và tên:

Lớp: 3

Thứ ngày tháng năm

BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 – ĐỀ 5

(Tuần tự học)

I – Đọc hiểu

Ông Yết Kiêu

Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc Yết Kiêu đến tâu vua:

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước

Vua hỏi:

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ

Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1 Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?

a- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội

b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá

c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

2 Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

a- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi

b- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

c- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

3 Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?

a- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền

b- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền

c-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

Trang 15

4 Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?

a- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo

b- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo

c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

5* Theo em, bằng tài năng bơi lội giỏi, Yết Kiêu đã đánh đuổi giặc ngoại xâm nào? Và nhà

vua đã trọng dụng Yết Kiêu là ai? (Hãy ghi lại câu trả lời của em)

………

………

………

II – Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1 Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ách để bé…ách cặp đi học

b) uôt hoặc uôc

- Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m…

- Bé bất cẩn đã làm t… tay lọ r… của mẹ

2 Đặt câu với mỗi từ sau:

*)đất nước

………

*)dựng xây

………

3 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị (2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông

4 Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 -> 10 câu) kể về khả năng bơi lội của em

Lưu ý: Nếu chưa biết bơi, em có thể kể về tâm trạng, cảm xúc, thái độ ngưỡng mộ của em

dành cho những người bơi giỏi khi được chứng kiến và dự định của mình trong việc rèn kĩ năng này ra sao

Ngày đăng: 29/04/2020, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w