1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non

72 14K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xâydựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngônngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hìnhthành và phát triển của loài người

Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó” Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là

cơ sở của mọi sự suy nghĩ Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ

và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáodục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ

Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó lànhờ có ngôn ngữ Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thôngcảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông quangôn ngữ Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhaunhững nỗi niềm thầm kín,…

Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loàingười Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật Nó có vai tròquan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức,những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ Đặc biệt, đốivới trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rấtquan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quátrình phát triển về sau của trẻ Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn làphương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạođức mang tính chuẩn mực Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữmột cách chính xác Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốnmình được hòa nhập vào xã hội của người lớn Với tần số nói ngày một tăngđáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp chomình Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn

Trang 2

ngữ Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ chotrẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ.

Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm

của cả lứa tuổi này Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống Chơi làhoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người Nó đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển của trẻ em Không chơi, trẻ không phát triển được.Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống Đó là một thực tếmang tính quy luật Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi mộtcách vô tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”

Ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ đã dần khắc sâuvào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn cònnon dại ấy Có lẽ chính vì điều đó mà trẻ dần nhận thức mối quan hệ được bắtđầu bằng phương tiện giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ

Có thể nói rằng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻnói trên là cơ sở lí luận để người viết nghiên cứu những phương pháp, biệnpháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua hoạt động vui chơi, cụ thể ở đây là nhữngtrò chơi dân gian

Mặt khác, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập,

mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi Trò chơi vàtuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được Chính trò chơi đãgiúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó làphương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển Xuất từ vai trò quan trọng củahoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúngtôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết vàrất có ý nghĩa

Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau,trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu củadân tộc Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tựnhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dângian Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó nó tích tụ

Trang 3

cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa Đặc biệt đối với trẻ

em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại chothế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí,vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng Nólàm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em

sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tìnhcảm và trí tuệ cho các em Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết đượclựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ Đúng nhưPGS TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng

đã nói về trò chơi dân gian với trẻ em: “Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh, giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước”.

Có thể nói rằng lục tìm trong những kí ức về tuổi thơ của người lớn đầy

ăm ắp những trò chơi trốn tìm, bắn bi, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, ô ănquan,… nhưng đất nước đang trên đà hội nhập cùng với sự phát triển củacông nghiệp hóa hiện đại hóa, những trò chơi dân gian dần bị mai một và lãngquên dần thay thế bởi những trò chơi điện tử, những khoảng đất giờ cũng

được thay vào đó là những nhà máy, những công rình lớn Đó là sự thiệt thòi

lớn với trẻ khi không được làm quen và chơi với những trò chơi dân gian củathiếu nhi ngày trước

Trang 4

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người Cho nên ngôn

ngữ là tải sản quý báu của nhân loại Nó là cả kho tàng trí tuệ của con người Nó tồntại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con người Cũng chính vì lẽ đó

mà có biết bao công trình nghiên cứu được tỏa sáng nhờ có ngôn ngữ Và ngôn ngữcũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhaunhư: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi,nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể

Đã có nhiểu công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tiêu biểu là côngtrình nghiên cứu của: L.X.Vugôtxky, V.X Mukhina, F.D Usinxky, R.O.Shor,O.B.Encônhin, Piegie, M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z Ruxkai, …

Ví dụ:

- V.X Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo: Mukhina đi nghiên cứu về tâm lí

của trẻ em trong độ tuổi Mẫu giáo

- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: Một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự

phát triển của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ

cụ thể thông qua cậu bé Alex

- Erik Erickson với Trẻ em và xã hội: Ông nghiên cứu về sự phát triển của trẻ

em, cách đối xử và giáo dục trẻ

- John B Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nghiên

cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng

- A B Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo: Những nghiên

cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi

- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: Các hình thức, biện

pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học

- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy: Tác giả nghiên cứu những

vấn đề lí luận về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo cácnhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như:

- Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn

Thanh Hồng với: Tiếng việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, đề cập

Trang 5

tới tiếng việt Dựa vào đó tác giả xây dựng các phương pháp nhằm phát triển

và hoàn thiện lời nói cho trẻ

- Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển

ngôn ngữ, vốn từ của mình

- Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với Phương

pháp phát triển ngôn ngữ Tác giả đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng

vốn từ của trẻ

- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với: Tâm lí trẻ

em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ mầm

non qua các giai đoạn lứa tuổi

- Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi, nội dung luận án nói về các bước, giai đoạn hình thành phát

triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi

- Luận án Phó tiến sĩ Tâm lý học: Đặc trưng tâm lý của trẻ có năng khiếu thơ Tác

giả nghiên cứu tâm lí của trẻ em có chứa năng khiếu cảm thụ các tác phẩm thơ ca

- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 0 – 6 tuổi, đã nghiên cứu về sự phát triển vốn từ ngữ của

trẻ ở các độ tuổi và đưa ra các phương pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

em ở độ tuổi mầm non

- Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự

phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non Dựa trên cơ sở của ngành sư phạm tác giả

đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non

3 Mục đích nghiên cứu

Qua những hiểu biết về đặc điểm trò chơi dân gian với sự phát triển ởtrẻ 4 – 5 tuổi, về đặc điểm tâm lí của trẻ Mầm non tác giả đã mạnh dạn đưa ramột số biện pháp, quy trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệuquả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thôngqua một số trò chơi dân gian.

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Trẻ 4 – 5 tuổi (60 trẻ), giáo viên (23 giáo viên) ở ba trường Mầm non

Trường Mầm non Quyết Thắng – thành phố Sơn La – Sơn La

Trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình

Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đềnghiên cứu và khảo sát thực trạng trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non

- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong độtuổi từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

- Tổ chức thể nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp pháttriển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (4 – 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian mà

đề tài nghiên cứu

- Xử lí kết quả nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

Tôi đã tiến hành điều tra ở 3 trường mầm non như sau:

Trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La

Trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình

Trường Mầm non Long Sơn - Lương Sơn – Hòa Bình

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu Từ

đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liênquan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triểnngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Trang 7

- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa

ra các phương pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 4 – 5 tuổi

- Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đíchphát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi dân gian

7.3 Phương pháp thể nghiệm sư phạm

- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm

- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học

8 Giả thuyết khoa học

Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với việc nghiên cứu lí luận,chúng tôi thấy mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi dân giancho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi ở các trường mầm non hiện nay ngày càng bịhạn chế đi rất nhiều Hoặc nếu có thì chưa gây được hứng thú thực sự đối vớitrẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức trò chơi nên chưa đạt được hiệuquả cao Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài mang tính khả thi thì sẽ gópphần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dângian, góp phần vào phong trào đổi mới giáo dục

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung

đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

Trong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữcủa trẻ Mẫu giáo, cụ thể là trẻ 4 – 5 tuổi, đặc biệt là trò chơi dân gian

Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ

4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian

Ở chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụngphương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi dân gian và thiết

kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi dân gian

Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi

Trang 8

Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữcho trẻ thông qua một số trò chơi dân gian nhằm để chứng minh tính khả thicủa biện pháp

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở tâm lí học

1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ

V Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu

trúc, quy tắc và ý nghĩa Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để pháttriển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa– lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác

Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ theo E L Tikhêeva – Nhà giáo

dục học Liên xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người…” [5, trang 10].

Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn Ngônngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhân cáchcủa con người, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người Nhờ có ngônngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhaunhững kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.…

Đối với trẻ em, ngôn ngữ là cầu nối để đến với thế giới của nhân loại Ngônngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm, nhữngmong muốn của cá nhân mình Bởi lẽ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thứcthế giới xung quanh, mong muốn hòa nhập với xã hội của loài người

1.1.2.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ

* Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh

Trang 10

Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy.Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh Trongquá trình nhận thức những sự vật và hiện tượng, các em phải sử dụng từ ngữ đểphân biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, côngdụng và những thuộc tính cơ bản của vật,… (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻbiết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”).

Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năngphân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật Ví dụ, khi trẻnhận xét về xe đạp:

Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh)

Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay

Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng

Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ Trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, mà còntìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những

sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp chotrẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh

Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu về chính mình, về con người và khám phácác sự vật xung quanh cũng như những biến cố đang xảy ra trong đời sống,hay các hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh,… qua đó trẻ cóthể nhận thức về môi trường xung quanh

Thật vậy, hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm Đối với các em,thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn Ngaytrong những cái tưởng chừng như bình thường và giản dị thì các em cũng phát

hiện ra những điều lí thú Chẳng vậy mà Pauxtopxky có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu không còn mãi,… Trong thời thơ ấu tất cả đều khác Trẻ em đã nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và đối với tất cả với chúng đều rực rỡ hơn nhiều Mặt trời chói lọi hơn, đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn, cỏ mọc cao hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn.

Trang 11

Nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa đầy bí

ẩn, nhiều hơn gấp hàng nghìn lần”.

Chẳng thế mà khi người lớn đưa ra các câu hỏi, câu trả lời hay khi đàmthoại trực tiếp với trẻ thì cũng đồng thời ngay lúc đó trẻ làm quen được vớicác sự vật, hiện tượng có ở môi trường xung quanh, và trẻ hiểu được nhữngđặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với

nó thông qua các từ ngữ đó Trẻ thường nhìn sự vật trong tính toàn vẹn của nó

mà chưa hề bị chia cắt ra từng mảng, từng bộ phận rạch ròi khô cứng Nhữngthuộc tính cụ thể - cảm tính sinh động như màu sắc, âm thanh … có tác độngmạnh mẽ lên giác quan và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của trẻ Từ ngữ vàhình ảnh trực quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ Nhờ có ngônngữ, trẻ nhận biết được ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng từ đơn giảndần tới phức tạp mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻhình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh

Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngôn ngữ là sựhiện hữu của tư duy, cả hai cùng song song tồn tại và phát triển với nhau,.Những ý tưởng của trẻ được bộc lộ bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiệngiúp trẻ hình thành và phát triển tư duy Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dầntheo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vậtgần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiệntrước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai Trẻ hiểu đượcnhững lời giải thích, sự gợi ý của người lớn, biết so sánh, khái quát và dầndần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơđẳng Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn.Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừngđược phát triển

Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thếgiới xung quanh một cách phong phú hơn Bởi chơi là phương tiện mở rộng,củng cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh Nội dungchủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào

Trang 12

hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình Tất cảnhững điều trẻ lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khácnhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn

Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn,trao đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào, và quátrình thỏa thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ Ngoài ra, trong quátrình chơi sẽ nảy sinh các tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vàotrò chơi phải có một trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định Trẻ bộc lộ nhữngsuy nghĩ của mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏathuận trong khi chơi,… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về các thao tác, hànhđộng chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với các bạn khác trong nhóm

và các bạn chơi khác nhóm, đánh giá, nhận xét, tuyên dương, Không chỉ khicùng tham gia hoạt động vui chơi cùng với các bạn mà ngay cả khi trẻ chơitưởng tượng với một đồ vật thì ngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trongquá trình chơi của trẻ Qua đó, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ được giao lưutình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ

* Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Không ai có thể phủnhận ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người Ngay cả những bộ lạc lạchậu nhất mà người ta mới phát hiện ra, họ cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyệnvới nhau Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúcvới những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữdùng để diễn đạt, phát biểu để trình bày ý tưởng, nguyện vọng của mình chongười khác biết

Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh nhữnghành vi và việc làm của trẻ Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua truyện kể,

ca dao, đồng dao, nhất là trong các trò chơi dân gian,… trẻ cảm nhận được cáihay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống.Những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm kèm theo tình cảmyêu mến thông qua ngôn ngữ sẽ đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự

Trang 13

vui mừng hớn hở Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âmnhạc, thơ ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hươngđất nước, yêu bà con làng xóm, truyền cho con những ý niệm cơ bản về thiện

ác để hun đúc ở đứa con lòng nhân ái Ngay cả những lúc nựng con thì đây làcuộc trò chuyện đằm thắm nhất, đầy tình yêu thương và lòng tin cậy, trong đóngười mẹ đã nói với con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả

sự sung sướng và niềm say mê của mình Dù có ý thức hay chưa có ý thức rõràng, nhiều người mẹ cũng đã dạy con học ăn, học nói, học gói, học mở -học làm người bằng những phương thức nghệ thuật đó khiến cho việctiếp thu của đứa con vừa rất tự nhiên lại vừa có hiệu quả cao giúp chotrẻ tiếp cận đẽ dàng hơn với văn hoá của dân tộc

Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảmkhác nhau Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các

từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau củamình Người lớn như là chiếc gương để trẻ soi mình vào trong đó Trong quátrình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lờinói, nét mặt, nụ cười, giúp trẻ có thể nhận ra được hành vi của mình là đúnghay là sai Bằng cách đó, ở trẻ dần dần hình thành những thói quen tốt và họcđược những cách ửng xử đúng đắn Người lớn có thể khen trẻ khi chúng làmđúng và tốt, cổ vũ, động viên kịp thời cho những hành vi đúng đắn hay cónhững ý tưởng hay của trẻ Khi trẻ làm sai hay nói sai, người lớn tỏ vẻ khôngbằng lòng bằng ánh mắt, nét mặt nghiêm nghị kèm theo lời nói với giọng điệunghiêm túc thì trẻ sẽ nhận thức được cái sai của mình và sửa sai

Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng củatrẻ Nó tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụcái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trongnghệ thuật Các sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được trong môi trường sốngđược in hằn trong trí não của trẻ Nhưng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa

có màu đỏ, con cá vàng bơi trong nước, con chim bay trên bầu trời,… nó trở nênđẹp như thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ nhận thức được cái hay, cái đẹp

Trang 14

đó trong cuộc sống xung quanh mình Từ đó hình thành ở trẻ thái độ tôn trọngcái đẹp và đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ.

Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ, đôi khi phi lý này không chỉđem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớnlên, dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ,…phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng sự tưởng tượng đó là trò chơi.Điều đó giúp trẻ có nhiều ấn tượng đẹp và tâm hồn trẻ sẽ càng thêm phongphú Từ đó, trẻ sẽ biết yêu quý và có ý thức giữ gìn những cái hay cái đẹptrong cuộc sống

Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học như thơ,truyện, ca dao, đồng dao,… trẻ sẽ được chìm vào với thế giới đa dạng màusắc Bao nhiêu loại người khác nhau, loại người tốt sao gần gũi, mến thương;loại người xấu sao vừa ghét lại vừa sợ… Những phong cảnh xa lạ từ nhữngkhu rừng rậm rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông, những lâu đài tráng lệ,những con thú chưa hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các em bé vớinhững màu sắc lung linh kì ảo Tâm hồn các em được rộng mở, trí tưởngđược kích thích mạnh mẽ, thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ

và lí thú trong các câu chuyện hết sức hấp dẫn Những câu thơ giàu hình ảnh,nhạc điệu, những bài đồng dao ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại

dễ nhớ… khiến trẻ muốn đọc theo và sẽ nhớ rất lâu Đây chính là thời cơthuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian.Điều đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nó giúp trẻ sáng tạo ra những cáimới, hình thành những ước mơ táo bạo, những hoài bão về cuộc sống tương lai

* Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng

Những kinh nghiệm lịch sử xã hội đọng lại hay nói cách khác được chứađựng trong các công cụ lao động, đối tượng lao động, trong các chuẩn mựchành vi các mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau,… nhưng hầu hếtđược ghi lại để truyền bá cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ Ngay từ lúc mới đầu,đứa trẻ không thể nhận thức được những gì đang tồn tại xung quanh nó Để

Trang 15

thỏa mãn sự hiểu biết đó mà nó thường đặt ra hàng vạn câu hỏi cho bố mẹ vàngười xung quanh chúng Vì thế, người lớn trở thành chiếc cầu nối trẻ vớicộng đồng, với thế giới thông qua ngôn ngữ Người lớn đã dẫn dắt trẻ hìnhthành tình cảm, thái độ, nhận thức về con người, đồ vật gần gũi xung quanh.Nhờ sự biết đi, biết nói mà trẻ ngày càng mở rộng phạm vi tiếp xúc, phát triểnnhận thức đối với thế giới xung quanh và hình thành “ý thức bản ngã” Trẻmuốn tự lập hơn, thể hiện các hành vi theo ý nghĩ riêng của mình trong cáctrò chơi Qua những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần hiểu được nhữngquy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng đều phảithực hiện Trước tiên, là những nề nếp sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ,trường mầm non Sau đó, là những quy định ngoài xã hội, những gì trẻ đượcphép làm và không được phép làm.

Mặt khác, để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với nhữngthành viên trong cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cánhân mình Điều đó giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh mình

* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực cho trẻ

Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thểcủa trẻ, việc vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạthợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏetăng cường đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng chínhngôn ngữ của mình để nhằm hướng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu

do mình đề ra góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển Đặc biệt, trong giờ thểdục, giáo viên đã tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác các động tác làmcho cơ thể phát triển được cân đối bằng chính lời nói của mình

Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần phải được ăn ngon, ăn đủ chấtthì cơ thể của trẻ mới phát triển hoàn thiện được Để động viên, khích lệ trẻ ănđược thì người lớn đóng một vai trò rất quan trọng

1.1.2.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi

Trang 16

Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ đối vớithế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên Việc mở rộngphạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của trẻnhanh nhạy hơn Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 4 – 5tuổi này có những bước tiến mới đáng kể Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần vềmặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị.Trẻ phát âm tốt hơn, ít ê, a, ậm ừ hơn so với thời kì trước Đặc biệt, đã xuấthiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc,song một số trẻ vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối

Trẻ từ 4 – 5, tuổi khả năng nhận thức vốn từ tăng lên một cách đáng kể.Theo nghiên cứu của yy Y pratuxevich: 4 tuổi trẻ có 1900 từ và 5 tuổi là2.500 từ Với sự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nộithành thì vốn từ của trẻ là: 4 tuổi từ 1900 từ đến 2000 từ và 5 tuổi trẻ có từ

2500 từ đến 2600 từ Trẻ học từ mới nhanh hơn, phát âm các từ tốt hơn so vớicác giai đoạn lứa tuổi trước Chính vì lẽ đó mà vốn từ của trẻ ở giai đoạn nàyphong phú, bao gồm nhiều từ loại Số lượng các từ loại: danh từ, tính từ, đại

từ, trạng từ được tăng lên một cách đáng kể, trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều

từ loại khác nhau và biết sử dụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng giữacác sự vật và hiện tượng về thơi gian, định hướng không gian, số lượng,nguyên nhân và kết quả Trẻ có khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy và khảnăng phát âm mềm dẻo tự nhiên Trẻ ham học hỏi, thích tìm hiểu về xã hội và tựnhiên Trẻ chủ động giao tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh và hay đặtcác câu hỏi như: “Như thế nào?”; “Làm gì?”; “Bao giờ?”; “Tại sao?”…

Những câu hỏi, câu trả lời hay những câu nói của trẻ ngày càng đượchoàn thiện hơn Số lượng các câu nói đúng ngữ pháp cũng được tăng lên mộtcách rõ rệt, các thành phần trong câu nói được phát triển Bởi trẻ biết lắngnghe các câu trả lời, câu nói của người khác

Đặc biệt, ở lứa tuổi này trẻ thích tham gia, hòa nhập với tập thể Trẻhứng thú đặc biệt với việc rèn luyện những kĩ năng vận động mới học được và

sử dụng những kĩ năng đó để hoạt động, di chuyển Trẻ biết sử dụng vốn ngôn

Trang 17

ngữ của mình để tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè, cô giáo một cách saysưa, nhiệt tình và giao tiếp khéo léo hơn Trẻ có thể diễn tả những hành độngphức tạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với nó

Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày củatrẻ ngày càng tốt hơn Trẻ rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện,ghét cái ác Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễthương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu Trẻ không những tự mình xây dựngcốt truyện mà còn có thể thuật lại những câu chuyện nó đã nghe người khác kể

1.1.3 Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

1.1.3.1 Khái niệm trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hóa dân gian dànhcho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đờikhác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cáchtinh tế nhẹ nhàng Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ nhữngcảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói

1.1.3.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em

Trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc củamỗi dân tộc Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ

em Bởi trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Ở bất

cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, trong các bản làngđều có thể tổ chức trò được trò chơi dân gian phù hợp: ở sân nhỏ thì cóthể chơi “ô ăn quan”, “đá cầu”, … rộng hơn thì chơi “bịt mắt bắt dê”,

“rồng rắn lên mây”, “trốn tìm”, “mèo đuổi chuột”,…

Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ,tốn kém, dễ kiếm, dễ tìm, có thể sử dụng ngay những vật liệu có sẵn trongthiên nhiên như: nắm sỏi, cọng cỏ, lá hay những mẩu gỗ,… chúng có thểnhặt trong vườn, dưới ruộng

Song, hầu hết các trò chơi dân gian của trẻ em đều gắn liền với nhữngbài đồng dao với đặc điểm ngôn ngữ của đồng dao mang tính giản dị, mộc mạc,

vô tư, hồn nhiên, vui tươi và ngộ nghĩnh Có thể đó là những câu vè ngắn gọn,

Trang 18

có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ thường được sử dụng trong khi chơi cáctrò chơi như là: “Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”,hay “rồng rắn lên mây” là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanhnhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đốiđáp:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà khiển binh Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không? ”

Logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, nhưng cũng không thểbắt nó phải theo cái logic của hiện thực mà mang tính nhảy cóc Ta có thểhiểu rằng không ai có thể giải thích được:

“Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa”

là cái gì? Tại sao lại:

“Cái cống nằm trong Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra….”

Cũng bởi cái lối nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa các

em vào với thế giới của trò chơi, khác với thế giới ở bên ngoài lại tạo nên tínhhấp dẫn cho đứa trẻ Ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu biểu chođòng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với cái logic thực tế, logic của cuộcđời, chính vì nó đảo như vậy mới tạo sự hấp dẫn Chẳng hạn như:

“Trời làm một trận mưa rào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống đuổi chuột trong bồ

Đong đong càn cấn đuổi cò ngoài ao”

Trang 19

Hay là:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Chân giò, chai rượu nuốt người lao đao.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò

Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất phù hợp với không khí của trò chơi,

vì nó làm cho trẻ vui thích, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu của chúng

Mặt khác, nội dung của những bài đồng dao chứa đựng nội dung giáodục cho trẻ nhiều mặt Bởi lẽ đồng dao có chứa đựng những lời mộc mạc, hồnnhiên có vần có điệu Đồng dao là của trẻ em nên đồng dao có tính chất vuichơi phù hợp với tâm sinh lí của trẻ Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên củatrẻ đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé,… Khi trựctiếp tham gia vào trò chơi, trẻ hát đồng dao và qua đó trẻ tiếp thu được nhữngđiều hay lẽ phải một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái

Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên Trong trò chơi, conngười (đặc biệt là trẻ) và thiên nhiên hòa quyện vào với nhau, thiên nhiên trởnên có hồn và gần gũi với trẻ từ lúc nào “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến,con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt ” là bài đồng dao thường hát để chơi

Trang 20

chuyền dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả

ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn

Trò chơi dân gian được sáng tác dựa trên mô phỏng bắt chước hoạt độngcủa người lớn trong xã hội nhưng không phụ thuộc vào nghiêm ngặt vào sựthay đổi của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những quyluật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định Chúng vẫn tiếp tục tồn tại ngay cảkhi cuộc sống đã thay đổi Ví dụ: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nayngày một phát triển cao, những trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, “Kéo co”, “Trốntìm”, “Ô ăn quan”, “Thả diều”,… vẫn còn tồn tại và được trẻ em đón nhậnmột cách thích thú say mê

Nhưng chính nó vì được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống lao động

và sinh hoạt của con người, nên khó có thể tìm ra được ai là tác giả của nhữngtrò chơi này, và cũng khó xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng Trò chơi dân gian của trẻ em được chia thành bốn loại:

* Loại trò chơi vận động: Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động chân tay,

chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn và sinh động như “Tập tầm vông”;

“Dung dăng dung dẻ”; “Lộn cầu vồng”; “Lò cò”; “Bịt mắt bắt dê”;… Những tròchơi này thường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vậtxung quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ em

* Loại trò chơi học tập: Đó là trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy

cho các em biết quan sát, tính toán Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ emngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vậtxung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống Có khi là trò chơi bày cáchtính toán hẳn hoi, như trò chơi: “Ô ăn quan”, tập cho trẻ em biết cách làmphép trừ, phép cộng, hoặc như trò chơi “Chuyền thẻ”, rõ ràng đây là một bàihọc đếm từ 1 đến 10, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ

* Loại trò chơi mô phỏng: Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước

cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, cấy ruộng, nấu ăn,… Trong khichơi trẻ em thi nhau xem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn Đặc biệtnhững trò chơi này có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của trẻ em, mẩu lá

Trang 21

cũng được xem là món ăn ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là những cáinồi niêu, bát đũa, cái mo cau biến thành con ngựa Trong trò chơi này, các emhoá thân, nhập vai thành những người lớn mà các em thích Nhờ đó trẻ nhậpvào các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau,qua đó mà trẻ học làm người.

* Loại trò chơi sáng tạo: Đây là những trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm

nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên, như xếp lá dứa thành cáichong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối thành con cào cào, kếthoa thành vòng vàng xuyến bạc, tết những cọng rơm, cọng rạ thành nhữnghình người Những trò chơi này giúp các em khéo tay, phát huy sáng kiến,khơi dậy khiếu thẩm mĩ cần cho cuộc sống và lao động sau này

1.1.3.3 Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ

Có thể nói rằng, trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽđến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em Trướchết, trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết chocuộc sống của trẻ: Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu, cưỡingựa trong tưởng tượng, trẻ tập làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…Trong khi chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, biết yêu cái đẹp vànhìn nhận cuộc sống một cách phong phú hơn, hơn nữa trẻ còn rèn luyệnđược những thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực không chỉ ở hiện tại

mà còn cần thiết cả trong tương lai

Khi trẻ hòa mình vào thế giới trò chơi, trẻ sẽ được trải nghiệm với cácmối quan hệ Đặc biệt, trong trò chơi dân gian, trẻ được giáo dục có thái độđúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con ngườivới thiên nhiên Nói cách khác, đó là thái độ với sinh thái thiên nhiên và đốivới sinh thái xã hội Vai trò giáo dục nhân cách văn hoá cho trẻ em của tròchơi dân gian là rất có hiệu quả Khôi phục và tổ chức trò chơi dân gian, một

di sản văn hoá dân tộc cho trẻ em chúng ta ngày hôm nay nhằm để lại một “néthoa văn” mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong tâm hồn của thế hệ mầm nonđang trong thế kỷ XXI

Trang 22

Thật vậy, trò chơi dân gian rất giàu yếu tố tưởng tượng Điều này cũngrất phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lí của các em Đối với trẻ em vốn cótrí tưởng tượng phong phú nên mọi vật đều như có hồn Chúng có thể tròchuyện với cỏ cây, hoa lá, các loài vật, đồ vật xung quanh và hình dung rấthồn nhiên, chân thực rằng đó là những cuộc đối thoại hết sức thú vị như đượctrò chuyện với những người bạn thân thiết của mình Trong khi chơi, trẻ biết

sử dụng vật này để thay thế cho vật kia, biết đóng các vai khác nhau khi thìvai người mẹ, khi thì vai người bác sĩ, học sinh, người bán hàng, có thể trẻ sẽtưởng tượng ra các điều khác nhau mà đối với trẻ cũng trở nên thú vị hơn,… Vớiđầu óc giàu sức tưởng tượng, trẻ thấy được con sên biết lên công chúa, con cuabiết cắp giỏ theo hầu và ông trăng biết xuống chơi cho có bầu, có bạn…

Hơn nữa, trò chơi dân gian còn là phương tiện để phát triển ngôn ngữmạch lạc, chính xác và có hiệu quả Bởi khi tham gia vào trò chơi, trẻ được cahát, nhảy múa, đối đáp, hay phải sáng tạo từ ngữ,… Qua đó, vốn từ của trẻ trởnên phong phú, ngôn ngữ mạch lạc hơn

Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗitrò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực Trẻ trở nên nhanh nhẹn, tháovát, khéo léo trong các hoạt động và phản xạ nhạy bén hơn khi tự mình nhậpcuộc vào các trò chơi vận động dân gian Trò chơi nhằm mục đích phát huytính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như: “Cướpcờ”, “Kéo co”, hay “Hái quả”, “Chui vào hang bắt chuột đồng”, hoặc “Chuộttúi nhảy qua rãnh nước - tới đích lấy cờ”

Trò chơi dân gian trẻ em còn có ý nghĩa luyện kĩ năng Quan sát kĩ tathấy, trò chơi thường được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi hàng chục lần màtrẻ vẫn không thấy chán Chơi hết cuộc, các em lại chơi lại và sự lặp đi lặp lại

đó tạo kĩ năng thành thạo, trẻ sẽ ấn tượng về thực tiễn cuộc sống được củng

cố vững chắc Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cátính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm haytrầm tĩnh Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhaukhiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán

Trang 23

Đối với trẻ em của chúng ta ngày nay, trò chơi dân gian còn góp phầnhình thành nên nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam Trongthời buổi đất nước đang hội nhập, công nghệ ngày một hiện đại hơn cùng vớinhững linh kiện điện tử máy móc công phu nhưng cũng không thể thiếu đượccác trò chơi dân gian truyền thống Nó chính là sự nối tiếp các giá trị văn hóadân tộc từ đó góp phần tạo dựng nên nhân cách văn hóa dân tộc cho trẻ em.Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là một bộ phận khăng khít với đờisống xã hội Việt Nam, nó có tác dụng góp phần hun đúc nên tâm hồn dân tộccho tuổi mẫu giáo, lứa tuổi mà vui chơi là một hoạt động giữ vai trò cực kìquan trọng trong sự phát triển của chúng Tuổi thơ là một thời kì mà đứa trẻ

có một tâm hồn nhạy cảm, khiếu thẩm mĩ đang nhen nhóm Đây chính là cơhội quý giá để trẻ tiếp nhận những nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc một cách

tự nhiên và nhẹ nhàng, nhất là lại được trải nghiệm chính ngay trong hoạtđộng vui chơi, một hoạt động mà trẻ rất thích thú

1.2.1.2 Định hướng chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi trẻ chơi trẻ khôngbao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà trẻ vừa chơi vừa háthay đọc các bài đồng dao đi kèm với trò chơi Chính vì thế mà chúng ta nên sửdụng các các bài hát, các bài đồng dao đó để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Với sự phát triển về trí tuệ của trẻ, nhận thức của trẻ đã nhanh hơn trước

Do đó, ta nên cho trẻ đọc và thuộc những bài hát và những bài đồng dao để

Trang 24

trẻ củng cố vốn từ, khả năng diễn đạt và phát âm chính xác của trẻ Hơn nữa,việc cho trẻ giao tiếp trong khi chơi là rất quan trọng bởi như vậy phát triểnkhả năng nói mạch lạc của trẻ

1.2.2 Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Mầm non cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.2.1 Mục đích khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu:

- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi)

- Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (4 – 5tuổi) thông qua trò chơi dân gian

- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi) thôngqua trò chơi dân gian

1.2.2.2 Nội dung khảo sát

- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua trò

chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi chơi trò chơidân gian, ghi chép các biện pháp giáo viên sử dụng

- Nghiên cứu giáo án (kế hoạch) hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi chơitrò chơi dân gian

- Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thôngqua trò chơi dân gian

1.2.2.3 Đối tượng khảo sát

- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ (23 cô )

- Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (60 cháu )

1.2.2.4 Địa bàn khảo sát

- Trường Mầm non Quyết Thắng (Sơn La)

- Trường Mầm non Liên Cơ (Hòa Bình)

- Trường Mầm non Long Sơn (Hòa Bình)

1.2.2.5 Thời gian khảo sát

Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011

Trang 25

1.2.2.6 Phương pháp khảo sát

* Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket

+ Đối với giáo viên:

- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên mầm

non nhằm tìm hiểu về nhận thức về tác động của trò chơi dân gian tới sự pháttriển của trẻ đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhận thức của giáoviên trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi dân gian

- Các bước tiến hành:

Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho giáo viên

Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát

Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng

+ Đối với trẻ

- Mục đích: Sử dụng các phiếu đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫugiáo (4 – 5 tuổi) nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ

1.2.2.7.Kết quả khảo sát đối với trẻ

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ngôn ngữ của trẻ Mầm non 4 – 5tuổi thông qua các trò chơi dân gian theo phiếu đánh giá Đánh giá 60 trẻ tại 3trường Mầm non Quyết Thắng – TP Sơn La – Sơn La, trường Mầm non Liên Cơ– Lương Sơn – Hòa Bình, trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình.Chúng tôi đã xây dựng những tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông quamột số trò chơi dân gian

1

Khả năng phát âm + Diễn đạt dễ dàng

+ Diễn đạt bình thường+ Diễn đạt khó khăn + Không diễn đạt được

TốtKhá Trung bìnhYếu

2

Khả năng hiểu từ + Nhanh

+ Bình thường+ Chậm

+ Không hiểu

TốtKháTrung bìnhYếu

Trang 26

Khả năng hiểu nội dung trò

chơi

+ Nhanh+ Bình thường+ Chậm

+ Không hiểu

TốtKháTrung bìnhYếu

Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non QuyếtThắng – TP Sơn La – Sơn La

Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Liên

Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình

Trang 27

1.2.2.8 Kết quả khảo sát đối với giáo viên

Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 4 – 5 tuổi ở

ba trường mầm non được điều tra

+ Trình độ đào tạo:

- Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm Mầm non là: 9 giáo viên

- Giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm Mầm non là: 4 giáo viên

- Giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm Mầm non là: 10 giáo viên

- Sơ cấp sư phạm Mầm non: Không có

- Chưa qua đào tạo: Không có

+ Thâm niên công tác:

- Dưới 5 năm: 1 giáo viên

- Từ 10 – 15 năm: 9 giáo viên

- Từ 15 năm trở lên: 13 giáo viên

Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại các trường Mầm non mà chúng tôi đãtiến hành khảo sát phần lớn giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học

và đa số các giáo viên đều có thâm niên công tác lâu năm tại các các lớp nhỡ.Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫugiáo nhỡ

+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động chotrẻ nhằm phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian

Chúng tôi điều tra 23 giáo viên của ba trường Mầm non Quyết Thắng,trường Mầm non Liên Cơ và trường Mầm non Long Sơn Sau khi điều tra,

Trang 28

chúng tôi thấy nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt độngcho trẻ như sau:

- Khi hỏi về: “Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có tác động như thế nào đốivới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên được điều tra đềucho rằng trò chơi dân gian tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năngphát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ

- Khi hỏi về: “Vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi dân gian haykhông?” 100% các giáo viên đều trả lời có và giải thích về tác dụng của việctích hợp vào trò chơi dân gian và cách lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp.Bởi vì chỉ có vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi mới đem lại sự nhậnthức đầy đủ cho trẻ Trẻ được trải nghiệm, khám phá trên thực tế cũng nhưtrên lý thuyết của bài dạy Kiến thức được gắn kết với nhau và tạo một thểthống nhất trong quá trình nhận thức của trẻ

Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tác độnglớn của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và cách tíchhợp các nội dung phù hợp vào trò chơi

- Khi được hỏi về: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện phápkhác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian?” thì có:

100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải80% sử dụng phương pháp bằng hình ảnh

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tôi đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn vềngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi) và khả năng tiếp nhận trò chơi dân giancủa trẻ Đặc biệt, chúng tôi đi nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của trò chơidân gian Bởi trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắccủa dân tộc, nó có tác động mạnh mẽ tới trẻ Thông qua các trò chơi dân gian

mà trẻ thu nhận được các biểu tượng một cách chính xác hóa bằng ngôn ngữ

Vì với trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đã có nhucầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để khám phá môi trường xung quanh

Trang 29

Trong đó việc sử dụng trò chơi dân gian để nhằm giúp trẻ giao tiếp, tìmhiểu, khám phá thế giới xung quanh được coi là vấn đề hết sức quantrọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hơn nữa, qua trò chơi trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức mà trẻ đã tiếpthu, lĩnh hội được vào trò chơi Nhờ đó mà trẻ nhớ được ngôn ngữ, đồng thời tạo

ra các tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để

Trang 30

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO

TỪ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN

2.1 Khái niệm biện pháp

Biện pháp là các cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể Đưa ranhững cách thức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết các vấn đề về ngôn ngữcho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp vàkhả năng nói mạch lạc

2.2 Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

2.2.1 Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi

2.2.1.1 Mục tiêu và ý nghĩa

Sử dụng video nhằm truyền đạt nội dung của trò chơi đến với trẻ giúp trẻhiểu rõ ràng và chơi thành thạo thông qua việc khai thác những điểm mạnhcủa kỹ thuật hiện đại

Qua video mà trẻ được xem, trẻ không chỉ tiếp nhận được trò chơi mộtcách đẩy đủ mà còn giúp trẻ tiếp cận được với cái mới mà công nghệ thôngtin đem lại Hơn nữa vừa tiện lợi lại tiết kiệm được nhiều thời gian hơn

Mục tiêu của việc trình chiếu video trong trò chơi dân gian không chỉdừng lại ở việc ghi nhớ được tên trò chơi, cách chơi mà trẻ còn phải biết lựachọn, sử dụng những từ ngữ để áp dụng vào trò chơi Qua đó trẻ sẽ biết bộc

lộ, thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình về cái hay của trò chơi

2.2.1.2 Yêu cầu

Video được trình chiếu phải đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc, kích cỡ.Video phải thích hợp với góc nhìn của trẻ và tạo được sức hấp dẫn cho trẻ, âmthanh phù hợp và thu hút trẻ

Trong video phải có đầy đủ quy trình của trò chơi, đảm bảo chính xác vềnội dung của trò chơi Ngôn ngữ trong sáng, mang màu sắc dân gian và phùhợp với lứa tuổi mầm non

Sử dụng video để truyền đạt tới trẻ, sẽ giúp trẻ bắt chước cách chơi nhanhhơn Hình ảnh kết hợp với âm thanh tạo sự cuốn hút đối với trẻ Tuy nhiên,

Trang 31

ngôn ngữ trong các video cho trẻ xem có tác động tới trẻ rất lớn khiến cho trẻnhập tâm hơn, từ đó hình thành thái độ, tình cảm cho trẻ một cách sâu sắc.

kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức, năng lực chơi của trẻ

Âm nhạc có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt

nó có tác dụng rất lớn tới sự phát triển của trẻ Chơi bằng cách nghe nhạc có ý

nghĩa quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và trí nhớ của trẻ, trẻ tích lũy dầnnhững ấn tượng của trò chơi

Bên cạnh đó, còn tăng cường năng lực trí não bởi giữa âm nhạc và tròchơi có mối quan hệ mật thiết với nhau Nó còn có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc cải thiện trí nhớ vì thông qua nghe nhạc sẽ kích thích các vùng phát triểnkhác nhau trong não bộ

Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho trẻ tự thể hiện lại nội dung tròchơi theo nhạc sử dụng bằng chính ngôn ngữ của mình

Qua đó, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… làmcho trò chơi trở nên thực sự sinh động với ngôn ngữ hồn nhiên trong sáng

Sử dụng nhạc cho trẻ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lời nóitrau chuốt rõ ràng

2.2.2.2 Yêu cầu

Trang 32

Nghe nhạc vốn dĩ từ trước đến nay đã được coi là một hoạt động độc lập,

là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc Tuynhiên, để tổ chức một tiết mà nghe nhạc là hoạt động chủ đạo thì lại là khámới mẻ và khiến không ít giáo viên còn lúng túng khi triển khai nội dung này

Để tổ chức hoạt động cho trẻ chơi theo nhạc, giáo viên cần chọn nhạc phù hợpvới lứa tuổi, nội dung của trò chơi, độ dài của nhạc vừa phải không nên quá dài.Hơn nữa, trẻ cần hiểu được rõ ràng nội dung của trò chơi Trẻ cần miêu

tả được lại đầy đủ nội dung trò chơi theo đúng trình tự nhất định Sử dụng các

từ đồng dao chính xác

Trẻ chơi với nhịp điệu liên tục, liền mạch theo nhạc không ngắt quãngquá lâu Trong khi chơi, trẻ phải thể hiện sự lịch thiệp: nói rõ ràng, rànhmạch, hướng về phía các bạn,…

Những yêu cầu đó giúp trẻ chơi theo đúng trình tự và đạt hiệu quả caotrong hoạt động chơi theo nhạc của trẻ

Trò chơi dùng để chơi cần phải dễ hiểu, dễ nắm bắt với khả năng nhận thứccủa trẻ Khi trẻ hiểu được nội dung trò chơi thì giúp trẻ sẽ nhớ lâu hơn Nếu nộidung của trò chơi tương đối phức tạp so với nhận thức của trẻ thì có thể chơi thửtrước sau đó yêu cầu trẻ chơi lại Nếu trò chơi không quá phức tạp thì cho trẻ nghehướng dẫn của cô sau đó cho trẻ chơi theo hướng dẫn của cô giáo

Tuy nhiên trò chơi được chọn phải được chơi một cách tự nhiên để trẻ cóthể thoải mái vận động theo nhạc của trò chơi

2.2.2.3 Cách tiến hành

Giáo viên giới thiệu tên trò chơi dân gian mà mình đã định cho trẻ chơinhằm giúp trẻ hiểu trò chơi và có nhận thức về trò chơi một cách sâu sắc hơn Các bước giúp trẻ hiểu được trò chơi và cách chơi thì giáo viên cần cóvốn hiểu biết rõ ràng về trò chơi, từ đó mới thể hiện ra được

Với cách hướng dẫn trẻ chơi theo nhạc, cô giáo nên chơi thử và hướngdẫn cho trẻ bắt chước làm theo như vậy trẻ vừa tư duy, nhận thức về trò chơilại hiểu sâu sắc hơn Trẻ biết cách chơi đúng theo trình tự của trò chơi và chơitốt hơn với trò chơi đó

Trang 33

Việc thực hành vận động chơi theo nhạc đó phải được tiến hành thườngxuyên và tất cả các trẻ đều phải được luyện tập

Trong quá trình chơi theo nhạc, cô giáo cần chú ý nhận xét, uốn nắn, chỉnhsửa lỗi cho trẻ để lần sau trẻ chơi tốt hơn không mắc phải những lỗi sai đó Trong trò chơi, điều quan trọng hơn hết đó là trẻ phải sử dụng ngôn ngữ rõràng, rành mạch, không nói ngọng và mở rộng được số lượng vốn từ đối với trẻ

2.2.2.4 Điều kiện vận dụng

Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc có thể tiến hành thường xuyên quacác tiết học hay trong những giờ giải lao

Cũng có thể cho trẻ chơi theo các hình thức như nhóm, đội, cá nhân, đôi,

… tùy thuộc vào trò chơi được chơi

2.2.3 Biện pháp sử dụng lời nói hướng dẫn chơi

2.2.3.1 Mục tiêu và ý nghĩa

Lời nói mẫu của cô nhằm truyền đạt nội dung của trò chơi đến với trẻ, giúptrẻ hiểu được trò chơi và chơi trò chơi theo hiểu biết và khả năng của mình.Qua lời hướng dẫn của cô giáo, trẻ không chỉ tiếp nhận được trò chơi màcòn tiếp nhận nguyên vẹn những ngôn ngữ được sử dụng trong trò chơi đó Hình thành ở trẻ những nền tảng ban đầu để trẻ có thể dễ dàng tái tạo lạitrò chơi theo sự hướng dẫn của cô giáo

2.2.3.2 Yêu cầu

Lời hướng dẫn của cô phải đảm bảo tính ngắn gọn, hấp dẫn trẻ Sự hướngdẫn bằng lời nói của cô là phương thức học tập để trẻ có thể bắt chước, cũng nhưtruyền tải tới trẻ những kiến thức về văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta Qua lời hướng dẫn của cô, giáo viên giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái

cơ bản trong giọng nói, lời của bài đồng dao

Hơn hết, giáo viên cần phải truyền đạt được các âm điệu vui tươi, sảngkhoái và nghịch ngợm để gây được hứng thú cho trẻ và giúp trẻ cảm nhậnđược nhạc tính trong ngôn ngữ đó Khi hướng dẫn trẻ đọc các bài đồng dao,giáo viên nên vừa đọc, vừa kết hợp với cử động của cơ thể, sao cho có sự phùhợp giữa lời với nhịp điệu vận động

Trang 34

Như vậy, lời nói hướng dẫn của cô giáo có vai trò hết sức quan trọngtrong việc dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian, qua đó trẻ hình thành, nhận biếtđược những nét đẹp trong truyền thống dân gian của người Việt Cho nên, lờihướng dẫn của cô phải chuẩn, chính xác, phải được nghiên cứu kỹ và được côhướng dẫn với tâm huyết của mình, có như vậy mới có sức hấp dẫn, lôi cuốntrẻ háo hức tham gia vào trò chơi đó

Cô sử dụng toàn bộ lời nói của mình để hướng dẫn, truyền đạt trò chơi đến vớitrẻ Lúc này cô trở thành cầu nối liên kết trẻ và đến với trò chơi dân gian Đây

là một việc làm hết sức quan trọng bởi lời hướng dẫn của cô có tác dụng tolớn, kích thích sự ham muốn chơi của trẻ Qua sự hướng dẫn của cô, trẻ có thểthích hay không hứng thú với trò chơi Chính vì thế mà giáo viên cần phải hếtsức chú ý trong việc sử dụng biện pháp này để truyền đạt trò chơi dân gianđến với trẻ

2.2.3.3 Cách tiến hành

Muốn truyền tải nội dung trò chơi đến với trẻ một cách đầy đủ, chính xácđòi hỏi sự hiểu biết của cô về mọi thành tố nội dung và hình thức của trò chơi.Phải nói đúng và có sắc thái phù hợp với những những lời nói hay những lờicủa các bài đồng dao

Phương pháp sử dụng lời nói mẫu để hướng dẫn chơi đòi hỏi mức độ cao hơn vềlời nói và cách diễn đạt sắc thái đặc biệt với những trò chơi dân gian có lời đồng dao

Cô có thể hòa trộn ngôn ngữ của mình bằng sự cảm nhận để tô đậmlên những tình tiết chính của trò chơi, hay những dụng cụ, hình ảnh đượctruyền đạt khác nhau

Sử dụng lời nói chậm, truyền cảm khi trong trò chơi có đọc đồng daonhằm tạo sự nhẹ nhàng, không căng thẳng cho trẻ theo dõi Hơn nữa, việcphối hợp giọng nói với những hành động, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… nhữngyếu tố phi ngôn ngữ này cũng phần nào giúp trẻ thâm nhập vào trò chơi sâuhơn, hiểu rõ hơn ý nghĩa của trò chơi

Cùng với những kiến thức về trò chơi dân gian, sự cảm thụ riêng của cô

ý nghĩa cuả trò chơi vượt ra khỏi văn bản cứng nhắc Những lời hướng dẫn

Trang 35

của cô sẽ làm nên sự khúc triết, sinh động, tạo khả năng ghi nhớ thông quanăng lực nghe, nhìn, sự cảm nhận gây hứng thú mạnh tới trẻ Trẻ thích chơinhiều lần một trò chơi.

Như vậy, khi chơi trẻ không chỉ cần thông tin mà mỗi lần chơi trẻ sẽ có nhữngsáng tạo, tìm thấy những điều mới, được sống với chính văn hóa của dân tộc

2.2.3.4 Điều kiện vận dụng

Phương pháp sử dụng lời nói mẫu để hướng dẫn trẻ chơi được sử dụnghầu hết trong các giờ học hay trong giờ nghỉ giải lao Phương pháp này giúptrẻ đến được với trò chơi một cách gián tiếp qua lời hướng dẫn của giáo viên

đã được nghiên cứu tìm hiểu kỹ

2.2.4 Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong trò chơi

Ngôn ngữ mạch lạc góp phần xây dựng nên nhân cách xã hội chủ nghĩa,giáo dục trẻ thành những thế hệ mới xã hội chủ nghĩa

Khơi dậy và phát huy những khả năng, năng lực vốn có ở trẻ nhưngkhông vì thế mà lãng quên việc sửa lỗi sai, hướng dẫn trẻ sử dụng câu, từđúng, chính xác trong quá trình tham gia vào trò chơi

Trang 36

Trò chơi dùng để nhằm phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ mạchlạc của trẻ cần phải dễ hiểu Vì khi trẻ hiểu được nội dung sẽ giúp trẻ nhớ lâuhơn, diễn đạt trò chơi sẽ chính xác hơn Giáo viên hướng dẫn trẻ bằng cáchđàm thoại với trẻ Nhằm giúp trẻ nắm được các cấu trúc ngữ pháp, các từ khóhiểu cần được giải nghĩa trong trò chơi dân gian

Từ việc trò chuyện, vốn từ của trẻ sẽ được phát huy và phát triển, lời nóitrong quá trình chơi được tác ra từ lời nói mạch lạc các yếu tố của ngôn ngữ:

âm thanh, từ và câu Trẻ nhớ vị trí của mọi yếu tố ngôn ngữ trong văn cảnhmạch lạc, điều này tạo nên quá trình phát triển vốn từ và ngữ cảm cho trẻ

Trẻ có thể chơi đúng nguyên văn của trò chơi với đúng lời đồng dao đikèm Nhưng trẻ cũng có thể chơi sử dụng chính ngôn ngữ của mình để chơinhằm phát huy được khả năng vận dụng ngôn ngữ mạch lạc vào trong trò chơi

2.2.4.4 Điều kiện vận dụng

Đối với biện pháp này có thể áp dụng thường xuyên vào trong các giờ họcchính của trẻ hay trong những giờ chơi, giờ nghỉ giải lao cũng có thể chơi được Hơn nữa, cô giáo có thể tổ chức trò chơi trước giờ đón, trả trẻ và được vậndụng dưới nhiều hình thức có thể kết hợp các biện pháp khác để tổ chức chơi

2.3 Sưu tầm một số trò chơi dân gian

* Kéo cưa, lừa xẻ

Ngày đăng: 05/04/2013, 12:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua một số trò chơi dân gian. - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 1 Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua một số trò chơi dân gian (Trang 25)
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua  một số trò chơi dân gian. - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 1 Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua một số trò chơi dân gian (Trang 25)
Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình. - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 3 Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình (Trang 26)
Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Liên - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 3 Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Liên (Trang 26)
- Cô chuẩn bị một số hình ảnh, video tư liệu về một số trò chơi dân gian trẻ em. - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
chu ẩn bị một số hình ảnh, video tư liệu về một số trò chơi dân gian trẻ em (Trang 54)
- Cô giáo cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi “Kéo co”. - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
gi áo cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi “Kéo co” (Trang 55)
- Lần lượt cho trẻ xem các hình ảnh về trò   chơi   “Bịt   mắt   bắt   dê”,   “Chi   chi  chành chành”, “Mèo đuổi chuột” - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
n lượt cho trẻ xem các hình ảnh về trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Chi chi chành chành”, “Mèo đuổi chuột” (Trang 55)
Hình ảnh của trò chơi và cho cô biết - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
nh ảnh của trò chơi và cho cô biết (Trang 56)
Bảng 6: Kết quả nhóm đối chứng - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 6 Kết quả nhóm đối chứng (Trang 57)
Bảng 5: Kết quả nhóm thực nghiệm - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 5 Kết quả nhóm thực nghiệm (Trang 57)
Bảng 7: Kết quả nhóm thực nghiệm - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 7 Kết quả nhóm thực nghiệm (Trang 57)
Bảng 6: Kết quả nhóm đối chứng - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 6 Kết quả nhóm đối chứng (Trang 57)
Bảng 8: Kết quả nhóm đối chứng - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 8 Kết quả nhóm đối chứng (Trang 58)
Bảng 9: Kết quả nhóm thực nghiệm - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 9 Kết quả nhóm thực nghiệm (Trang 58)
Bảng 8: Kết quả nhóm đối chứng - Những trò chơi dân gian cho các trẻ mầm non
Bảng 8 Kết quả nhóm đối chứng (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w