Hướng dẫn thực hiện đề tài, SKKN

8 246 0
Hướng dẫn thực hiện đề tài, SKKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. (Tài liệu tổng hợp, tham khảo) Căn cứ Luật Thi đua-Khen thưởng; căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ- CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng; Chỉ thị số 32/CT-BGD&ĐT ngày 01/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên và các trường, khoa Sư phạm; I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy các đơn vị cần hết sức coi trọng việc mở rộng, nâng cao chất lượng SKKN và phổ biến, áp dụng SKKN vào việc đổi mới công tác quản lý giáo dục và giảng dạy. Khuyến khích việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, nghiên cứu sâu về chuyên môn của cá nhân hoặc nhóm tác giả nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể; đề tài được in thành sách để phổ biến rộng rãi trong toàn ngành. II. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN 1. Nội dung đề tài, sáng kiến kinh nghiệm: 1.1. Quy định chung: Nội dung đề tài nghiên cứu, SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hoá giáo dục và thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa cụ thể như sau: - Đề tài, SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. 1 - Đề tài, SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới ở đơn vị. - Đề tài, SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; về xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, thư viện điện tử; xây dựng cơ sở thực hành, thực tập. - Đề tài, SKKN trong tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường; về việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tin học và thí điểm tiếng Anh tăng cường . - Đề tài, SKKN về công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công tác xây dựng Đảng; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đề tài, SKKN về cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. - Đề tài về cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác Thi đua-Khen thưởng trong đơn vị. - Đề tài, SKKN trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là CNTT nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. Kiến thức trong SKKN phải được trình bày khoa học, rõ ràng, súc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn. Các đề tài nghiên cứu khoa học tham dự hội thi sáng tạo khoa học cấp tỉnh trở lên và được xếp giải có giá trị tương đương như một đề tài do Hội đồng khoa học ngành thẩm định. 1.2. Về cấu trúc của đề tài, SKKN: a/ Đặt vấn đề : - Nêu rõ sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, cơ sở của đề tài (SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành Giáo dục và Đào tạo hay không). 2 - Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước. - Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa phương. b/ Nội dung: - Nêu thực trạng của vấn đề. - Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính (các hoạt động thực hiện sáng kiến kinh nghiệm giáo dục) như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo. . . - Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài. - Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm giáo dục để đạt được những kết quả nói trên. - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. c/ Kết luận: - Kết quả của việc ứng dụng đề tài ( nếu có) - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu - Những kiến nghị, đề xuất. 2. Đánh giá, xếp loại đề tài, SKKN: 2.1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm a/ Tính mới: (20 điểm ) Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm giáo dục mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học và quản lý giáo dục. b/Tính hiệu quả: (25 điểm ) Đem lại hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. c/ Tính khoa học: (25 điểm ) Đề tài phải được trình bày, lý luận hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trong nước và thế giới. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều 3 kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên. d/ Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm ) Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các nhà giáo, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 2.2. Về hình thức: (10 điểm, 05 điểm cho mỗi mục ) a/ Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. b/ Đề tài được đánh máy vi tính; cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman; dòng cách dòng 1,5 ; 30 dòng trên một trang giấy A4, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên đơn vị; tên trường; tổ, phòng hoặc khoa; phân môn; tên đề tài; năm thực hiện; tên tác giả; số điện thoại cơ quan hoặc cá nhân (nếu có). 2.3. Đánh giá, xếp loại : - Loại A: Đạt từ 85 - 100 điểm - Loại B: Đạt từ 65 - 84 điểm - Loại C: Đạt từ 50 - 64 điểm - Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm. 3. Tổ chức thực hiện đề tài, SKKN tại cơ sở: 3.1. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo Các phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các trường THCS, Tiểu học, Mầm non trên địa bàn huyện, thị xã cụ thể như sau: a/ Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về nội dung, hình thức và tiêu chuẩn chấm xét theo quy định của Sở để các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký đề tài và tiến độ thực hiện. b/ Thành lập Hội đồng chấm xét SKKN để chấm xét các SKKN của đơn vị mình. *Lưu ý: Sau khi chấm xét xong; các trường THCS, Tiểu học, Mầm non chọn lọc những SKKN xếp loại A,B để gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị thành lập Hội đồng và tổ chức chấm xét các đề tài xếp loại A,B cấp trường. 4 Sau khi có kết quả; các phòng Giáo dục và Đào tạo chọn lọc, sắp xếp và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo các đề tài xếp loại A, B cấp Phòng để Hội đồng Khoa học của ngành xét chọn. 3.2. Đối với các đơn vị trực thuộc và các trường TCCN: a/ Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về nội dung, hình thức, tiêu chuẩn chấm xét SKKN theo quy định của Sở GD&ĐT, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký đề tài và tiến độ thực hiện. b/ Thành lập Hội đồng chấm xét SKKN để chấm xét các SKKN của đơn vị mình. c/ Sau khi chấm xét xong, các trường THPT, TCCN, TT GDTX, TT KTTH-HN chọn lọc và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo các đề tài xếp loại A, B để Hội đồng Khoa học của ngành xét chọn. 4. Hội đồng chấm xét SKKN và thời gian gửi hồ sơ : 4.1. Thành phần Hội đồng chấm xét a/ Đối với các trường và các trung tâm giáo dục thành phần Hội đồng chấm xét gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn (hoặc Giám đốc, các Phó Giám đốc), tổ trưởng các bộ môn và các thành viên am hiểu những vấn đề đặt ra trong đề tài. Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc) làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng (hoặc Phó Giám đốc) và Chủ tịch Công đoàn làm phó Chủ tịch Hội đồng. b/ Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo thành phần Hội đồng chấm xét gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, cán bộ phụ trách công tác thi đua, cán bộ phụ trách mảng chuyên môn; do Trưởng phòng làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Trưởng phòng và Chủ tịch Công đoàn làm phó Chủ tịch Hội đồng. Cán bộ phụ trách công tác thi đua có trách nhiệm tham mưu để thành lập tổ Thư ký, giúp việc cho Hội đồng chấm xét c/ Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phần Hội đồng chấm xét gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn ngành, Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng các phòng thuộc Sở, Thường trực thi đua và các chuyên gia am hiểu những vấn đề đặt ra trong các đề tài. Thường trực thi đua ngành có trách nhiệm tham mưu để thành lập tổ Thư ký, giúp việc cho Hội đồng chấm xét. * Lưu ý: Nếu vấn đề nêu ra trong các đề tài có thể áp dụng trong đơn vị nhưng lại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn khác mà đơn vị chưa có người am hiểu, thì 5 phải mời các chuyên gia ngoài đơn vị am hiểu về lĩnh vực chuyên môn đó tham gia Hội đồng chấm chọn. Lãnh đạo các đơn vị phải chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn trong thực hiện việc viết, áp dụng, nhân rộng đề tài SKKN và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của đề tài SKKN trước Hội đồng thi đua các cấp. Trong trường hợp phát hiện các đề tài mang tính chất sao chép, Tổ trưởng chuyên môn và Thủ trưởng các đơn vị sẽ liên đới chịu trách nhiệm; cá nhân người thực hiện đề tài SKKN sẽ bị cắt Thi đua, phê bình hoặc xử lý kỷ luật trong toàn ngành. a/ Thời gian gửi SKKN về Sở Giáo dục và Đào tạo: Để đảm bảo thời gian trình khen lên cấp trên; các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, TCCN, TT GDTX, TT KTTH-HN, và các đơn vị trực thuộc gửi các bản SKKN đã được Hội đồng khoa học của đơn vị xét duyệt lên Sở Giáo dục và Đào tạo theo thời điểm quy định như sau: - Đối với các Phòng giáo dục và Đào tạo huyện, thị; gửi SKKN và phiếu chấm về Sở Giáo dục và Đào tạo: trước ngày 15/06 hàng năm. - Đối với các trường THPT, TCCN, TTGDTX, TT KT-TH-HN; gửi SKKN và phiếu chấm về Sở Giáo dục và Đào tạo: trước ngày 10/06 hàng năm. Kết quả của việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tác giả (bảng điểm bình quân, danh sách học sinh giỏi, ) có xác nhận của đơn vị sẽ được gửi về Sở GD&ĐT ngay sau khi kết thúc năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả xét duyệt SKKN cho các đơn vị vào đầu năm học mới. b/ Hồ sơ đề tài, SKKN gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo gồm : - Tờ trình đề nghị chấm xét SKKN của đơn vị. - Các đề tài SKKN được in và đóng tập theo quy cách, kèm theo đĩa mềm hoặc đĩa CD chứa file nội dung đề tài. - Biên bản họp xét của Hội đồng chấm xét SKKN của đơn vị. - Bảng thống kê danh sách các đề tài, kèm theo đĩa mềm hoặc đĩa CD chứa file nội dung (theo mẫu). - Phiếu chấm, xét SKKN của Hội đồng chấm xét sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị . Phụ trách thi đua của các phòng Giáo dục và các đơn vị phải tự phân loại, đánh số thứ tự theo danh sách trên từng đề tài, SKKN khi gửi về Sở. 6 Thường trực Thi đua và bộ phận Thư ký, giúp việc có trách nhiệm tổng hợp danh sách, hồ sơ, sơ duyệt, loại ra các đề tài không đảm bảo quy định (đề tài, SKKN thiếu phê duyệt của Tổ trưởng chuyên môn, của Hội đồng xét duyệt, có nhiều lỗi chính tả, in ấn, không đảm bảo kiểu chữ quy định, trang trí lòe loẹt, tên đề tài thiếu khoa học, ). III. PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG ĐỀ TÀI, SKKN Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, TCCN, TTGDTX, TT KT-TH-HN cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, SKKN; và xem đây là một trong những hoạt động quan trọng của năm học. Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động phổ biến, ứng dụng SKKN một cách cụ thể vào cuối mỗi năm học. Các đơn vị có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau: - Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề NCKH, SKKN; - Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn; - Tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới; - SKKN được công nhận loại A cấp nào thì được phổ biến trong cấp đó. - Các đơn vị chủ động lưu tại hệ thống thư viện các cấp các đề tài NCKH, các Luận văn do giáo viên thuộc đơn vị mình thực hiện những đề tài, SKKN trước khi gửi lên Phòng hoặc Sở; - Thư viện tổ chức các hoạt động giới thiệu đề tài NCKH, SKKN của đơn vị và của tỉnh. Báo cáo công tác ứng dụng các SKKN, các thành tựu về Khoa học giáo dục để nâng cao chất lượng dạy – học, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác nếu được Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận thì được xem xét trong tiêu chuẩn về SKKN khi xét danh hiệu thi đua các cấp của các cá nhân. IV. KHEN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ BẢO LƯU ĐỀ TÀI, SKKN 1. Đối với cá nhân: 1.1. Khen thưởng SKKN: Những SKKN được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại thì được khen thưởng theo qui định hiện hành. Việc thưởng cho SKKN được xếp loại A, B, C chỉ được thực hiện một lần vào năm học mà SKKN được xếp loại. 7 1.2. Bảo lưu các SKKN: Việc bảo lưu kết quả SKKN đã xếp loại cụ thể như sau : - SKKN được xếp loại A cấp Sở, có giá trị 03 năm học kể cả năm học thực hiện SKKN. - SKKN được xếp loại B cấp Sở, có giá trị 02 năm học kể cả năm học thực hiện SKKN. Lưu ý: Khi xét tặng các danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tiêu chuẩn về SKKN được quy định cụ thể như sau: Chiến sĩ thi đua cơ sở của khối trực thuộc phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, B cấp cơ sở; Chiến sĩ thi đua cơ sở của khối Phòng Giáo dục và Đào tạo phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, B cấp huyện, thị; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A, B cấp tỉnh vào năm được xét (kể cả sáng kiến kinh nghiệm loại A, B đã được bảo lưu). Chiến sĩ Thi đua cấp Quốc gia phải có đề tài nghiên cứu khoa học được chứng nhận ở cấp Nhà nước hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học được in thành sách bởi các Nhà xuất bản có uy tín trong và ngoài nước. 2. Đối với tập thể Từ năm học 2006-2007 trở đi, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa việc tổ chức hoạt động SKKN vào việc xét thi đua của các đơn vị trên cơ sở xem xét các mặt: - Tỉ lệ SKKN của đơn vị được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại trên tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị (tiêu chuẩn này vừa thể hiện phong trào viết SKKN của đơn vị, vừa thể hiện chất lượng SKKN). - Tổ chức tốt các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN ở đơn vị (thể hiện ở số buổi tổ chức, hình thức tổ chức, hiệu quả). - Thực hiện đủ, đúng và có chất lượng qui trình chấm, xét duyệt SKKN ở đơn vị. Đảm bảo gửi SKKN về Sở Giáo dục và Đào tạo đúng thời hạn (thể hiện ở biên bản chấm và xét duyệt SKKN của đơn vị, thời gian gửi SKKN). 8 . Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm. 3. Tổ chức thực hiện đề tài, SKKN tại cơ sở: 3.1. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo Các phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các trường. trong thực hiện việc viết, áp dụng, nhân rộng đề tài SKKN và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của đề tài SKKN trước Hội đồng thi đua các cấp. Trong trường hợp phát hiện các đề tài. kết quả xét duyệt SKKN cho các đơn vị vào đầu năm học mới. b/ Hồ sơ đề tài, SKKN gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo gồm : - Tờ trình đề nghị chấm xét SKKN của đơn vị. - Các đề tài SKKN được in và

Ngày đăng: 28/04/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan