Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
63 KB
Nội dung
Bài làm Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền nước này sang nước khác. Do mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì thế trên thị trường cần phải có quy định tỷ lệ làm cơ sở chuyển đổi giữa hai đồng tiền, tỷ lệ này được gọi là tỷ giá hối đoái. Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Về hình thức, tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác trên nước đó - được biểu hiện qua giá trị của đồng bản tệ. Vậy, tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền khác. Hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá được phân chia thành các loại chính như sau: (1) Tỷ giá chính thức: do Ngân hàng Trung ương của mỗi nước công bố, là cơ sở để hình thành các tỷ giá trên thị trường, cũng là công cụ để điều hành các hoạt động kinh tế đặc biệt là hoạt động ngoại thương. (2) Tỷ giá thị trường: tỷ giá hình thành co cân bằng cung cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng. (3) Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, chưa đề cập đến sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa hai đồng tiền. (4) Tỷ giá thực: là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. 1 (5) Tỷ giá kinh doanh gồm: tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Qua đó, nó tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cạnh tranh hàng hoá giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế. Sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến cả hai nhóm mục tiêu của nền kinh tế, không những là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) mà còn tác động đến mục tiêu cân bằng nội (sản lượng, công ăn việc làm…). Tỷ giá cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy nghiên cứu tỷ giá và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến dộng của tỷ giá có một ý nghĩa thiết thực trong thương mại quốc tế của một quốc gia để có thể điều chỉnh và phòng ngừa kịp thời. Tỷ giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó phải xét đến những nhân tố chính tác động đến tỷ giá đó là: cung - cầu ngoại tệ, lãi suất, thu nhập và lạm phát kỳ vọng, năng suất lao động, sự thay đổi của chính sách thương mại, tác động của thị trường tài chính quốc tế và các nhân tố khác. (1) Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cũng như giá cả bất kỳ hàng hoá hay tài sản nào trên thị trường tự do, tỷ giá được xác định bởi quan hệ cung - cầu ngoại tệ. Theo đó, một loại ngoại tệ có yêu cầu cao về thanh toán sẽ tác động đến tỷ giá của ngoại tệ đó làm cho nó cao giá trên thị trường và ngược lại, cung của ngoại 2 tệ tăng mà cầu không đổi thì giá của nó sẽ giảm. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tế dư thừa, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có nghĩa là cầu ngoại tệ tăng lên mà cung ngoại tệ không đảm bảo sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. (2) Lãi suất có tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Lãi suất là giá cả thuê vốn trên thị trường. Theo đó, nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì sẽ thu hút được những nguồn vốn ngắn hạn chảy vào trong nước nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, cung ngoại tệ tăng lên do sự gia tăng chuyển hoá lượng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá và đồng nội tệ mất giá. Trong điều kiện nền kinh tế mở, theo điều kiện của Fisher, trạng thái các luồng vốn quốc tế không tiếp tục chảy vào hay chảy ra ngoài đối với một quốc gia chỉ khi mà lãi suất thực giữa các quốc gia ngang bằng nhau. Do vậy Chính phủ các nước có thể sử dụng lãi suất làm công cụ để điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu mong muốn. (3) Thu nhập và lạm phát kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Thu nhập quốc dân của một nước tăng hay giảm so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi cũng sẽ làm tăng hay giảm khả năng và nhu cầu về xuất nhập khẩu nên ảnh hưởng đến sự tăng giảm của tỷ giá. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. 3 Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Mặt khác, lạm phát kỳ vọng hay mức chênh lệch lạm phát kỳ vọng của hai nước cũng ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tỷ giá. Lạm phát cao làm cho sức mua của đồng nội tệ giảm đi và cũng làm giảm sức cạnh tranh của một nước trên thị trường quốc tế. Do vậy nước nào có mức độ lạm phát kỳ vọng lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước khác. Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. (4) Năng suất lao động là một nhân tố quan trọng nữa tác động đến tỷ giá. Theo đó ở quốc gia nào có năng suất lao động cao hơn thì giá cả ở đó sẽ thấp hơn. Giả định rằng hàng hoá ở các nước có chất lượng đồng đều giống nhau, các chi phí khác nhau về thuế, hải quan.v.v. được giả định bằng không thì người dân sẽ mua hàng ở đâu có giá thấp hơn. Do đó, cung ngoại tệ tăng lên làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá tạo ra xu hướng làm giảm tỷ giá. Qua đó cũng có thể thấy một loại tiền tệ nào đó có sức mua cao thì nó có giá trị cao và ngược lại. (5) Sự thay đổi của chính sách thương mại cũng là một trong những nhân tố cơ bản gây nên sự biến động của tỷ giá. Chính sách thương mại của một nước thường thực hiện thông qua sự can thiệp của chính phủ. Các chính sách của Chính phủ có thể tác động lên tỷ lệ lạm phát, thu nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước qua đó ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá hối đoái. Đối với chính sách thương mại quốc tế thì sự can thiệp của Chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ có thể 4 sử dụng các biện pháp khuyến khích như trợ cấp sản xuất xuất khẩu và để hạn chế nhập khẩu Chính phủ có thể áp dụng thuế quan nhập khẩu hay hạn ngạch (quota),… Bên cạnh đó, Chính phủ có khả năng can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hay bán trực tiếp nội tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm những mục tiêu nhất định. Như vậy, chính sách thương mại nói trên với các mục tiêu khác nhau sẽ có ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái vì nó ảnh hưởng tới nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu của quốc gia. Do đó nó hưởng tới cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. (6) Tác động của thị trường tài chính quốc tế tới tỷ giá hối đoái không nhỏ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay với nền kinh tế các nước ngày càng hội nhập sâu và rộng vì thế chỉ cần một thay đổi nhỏ trên thị trường tài chính quốc tế cũng làm ảnh hưởng tới các nước có liên quan. Trong chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương của một nước có thể đưa ra các mục tiêu cụ thể của chính sách tỷ giá và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tỷ giá đó. Ví dụ như biện pháp phá giá, nâng giá tiền tệ, quy định tỷ giá chính thức Chính sách tỷ giá ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ giá và hiện nay càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính sách tiền tệ của các quốc gia. Bởi trên thị trường tài chính quốc tế nếu xảy ra tình trạng khủng hoảng tiền tệ sẽ đưa đến một tai hoạ lớn cho các quốc gia. Do vậy, để chống lại khủng hoảng tiền tệ thì biện pháp hữu hiệu nhất là thi hành một chính sách tiền tệ hiệu quả. Ngoài những yếu tố nêu trên còn tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý xã hội, sự ổn định của nền kinh tế và sức mạnh của nền kinh tế đó trên thị trường thế giới, sự ổn định chính trị, chính sách của Chính phủ, uy tín của đồng tiền, Các yếu tố tâm lý xã hội như: thói quen cầm giữ ngoại tệ, mua bán bằng ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến tỷ giá, vì Nhà nước không quản lý hết các nguồn ngoại tệ có được gây ra sự thiếu hụt không đáng có. Mặt khác tâm lý sùng bái 5 ngoại tệ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ làm tỷ giá tăng Bởi trên thị trường hối đoái có rất nhiều người tham gia nên có những cách nhìn khác nhau về triển vọng của một loại ngoại tệ. Và sự biến động tỷ giá vào bất cứ thời điểm nào thể hiện ước đoán của những người tham gia hoặc đóng vai trò “đứng đầu trên thị trường”. Do vậy, sự biến động tỷ giá có thể trở thành tự phát do kỳ vọng về triển vọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó. Những kỳ vọng về giá cả của đồng tiền có liên quan rất chặt chẽ đến những kỳ vọng về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc gia. Giả sử có rất nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối, đặc biệt là các nhà đầu cơ cho rằng đồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì sẽ dẫn đến cung về USD tăng vì nhiều người muốn bán chúng trước khi USD bị mất giá. Đồng thời cầu về USD sẽ giảm xuống đến tận sau khi sự giảm giá USD xảy ra. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, một nền kinh tế ổn định, có nhiều loại hàng hoá là tư liệu sản xuất cho mọi nền kinh tế, có một tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu lớn thì giá trị của tiền tệ nước đó có sức mạnh trên thị trường và ngược lại. Sự ổn định chính trị cũng là một trong những yếu tố quan trọng giữ cho sức mua của tiền tệ được ổn định, đây là cơ sở cho sự ổn định tỷ giá. Hơn nữa, chính trị ổn định sẽ là tiền đề cho kinh tế ổn định và tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư và công chúng yên tâm đầu tư tài chính thặng dư vào khu vực sản xuất kinh doanh, gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư vào các thị trường tài chính do vậy mà tỷ giá ổn định, tâm lý thu mua cất trữ ngoại tệ sẽ được hạn chế tối đa. Một nhân tố khác tác động đến tỷ giá nữa đó là chính sách của Chính phủ. Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách … Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái từ phía Chính phủ thường thể hiện tập trung vào việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài chính. Chính phủ 6 của mỗi nước có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khác nhau như: áp đặt rào cản về ngoại hối, áp đặt rào cản về ngoại thương, can thiệp vào thị trường ngoại hối, tác động đến những biến vĩ mô như lạm phát, lãi suất hay thu nhập quốc dân. Ngoài ra, còn có những yếu tố ngắn hạn tác động đến tỷ giá như: Đồng tiền nóng: Một khối lượng lớn tiền ngắn hạn có trên thị trường quốc tế nơi có khả năng chuyển đổi tự do từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác. Trong nhiều trường hợp luồng tiền nóng này lớn đến mức có khả năng áp đảo những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết sự biến động của tỷ giá. Yếu tố thời vụ: Ở một vài nước, có thể xảy ra hiện tượng trong một thời gian ngắn luồng ra vào ngoại tệ bỗng gia tăng thất thường. Đó là khu vực kinh tế chủ đạo tạo ra ngoại tệ của nền kinh tế nước đó lại hoạt động có tính thời vụ. Mối quan hệ giữa các loại ngoại tệ: Khi hai hoặc nhiều nước có mối liên hệ với nhau bởi những mối quan hệ kinh tế mạnh thì sự biến động của đồng tiền một nước có thể tác động đến đồng tiền nước khác. Ví dụ: đồng tiền Hồng Kông và Mỹ gắn chặt với nhau do đó đồng tiền của Hồng Kông cũng biến động theo đồng đô la Mỹ. Số liệu thống kê quan trọng được công bố: Các loại tiền tệ thường biến động trước hoặc sau khi công bố các số liệu kinh tế, ví dụ cán cân thương mại và dự trữ hối đoái được công nhận rộng rãi là chỉ số quan trọng hàng đầu thể hiện sức mạnh hay yếu kém của một loại ngoại tệ. Do đó việc công bố những thông tin này thường ảnh hưởng ngay sau đó đến tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá có một ý nghĩa to lớn trong việc ổn định chính sách tỷ giá, giữ cho sức mua của tiền tệ ổn định, thực hiện những mục tiêu cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Nhìn chung, tỷ giá biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được 7 các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể. Rõ ràng ý nghĩa của việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến tỷ giá đối với Việt Nam hiện nay rất rõ nét. Thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian gần đây luôn có những biến đổi thất thường của tỷ giá. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (VNĐ/USD) lúc thì xuống thấp trong thời gian dài, khi thì đột ngột tăng lên rất mạnh không thể lường trước được. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, cụ thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, ảnh hưởng đến cán cân thương mại, tín dụng quốc tế Nghiên cứu những nhân tố chính gây ra những sự biến động ấy chúng ta có thể có những tác động để tỷ giá ổn định tương đối, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thống tài chính và toàn nền kinh tế. Tỷ giá của Việt Nam không phải là thả nổi mà là thả nổi có điều tiết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định một biên độ giao dịch để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường tự do không quá cách biệt so với tỷ giá mà NHNN quy định. Trên thực tế tỷ giá tại Việt Nam có những biến động lớn, có những trường đoạn tỷ giá giao dịch hoặc kịch trần hoặc chạm sàn mà NHNN cho phép. Đặc biệt trong thời gian những tháng đầu năm 2008, tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam (USD/VNĐ) tăng lên rất mạnh trước sự sửng sốt của chính các ngân hàng thương mại (NHTM) và chuyên gia kinh doanh ngoại hối giàu kinh nghiệm. Tình trạng đó gọi là tình trạng sốt “đô la” chưa từng xảy ra trong hơn 6 năm qua. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố cũng có xu hướng tăng mạnh. Tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các NHTM đã tăng kịch trần +1% so với biên độ quy định của NHNN. Xem xét những nguyên nhân gây ra tình trạng trên trong thời gian vừa qua hay cũng chính là tìm ra nhân tố chủ yếu tác động làm tỷ giá tăng thì các nhà điều hành tỷ giá mới có thể đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bình ổn tỷ giá. 8 Tỷ giá tăng mạnh trong thời gian qua được giải thích bởi các nguyên nhân sau: trước hết là do quan hệ cung - cầu ngoại tệ. Cầu ngoại tệ tăng mạnh so với cung USD. Điều này là do cán cân thương mại của Việt Nam quý I/2008 thâm hụt mạnh, nền kinh tế Việt Nam nhập siêu tới mức kỷ lục 7,3 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần kim ngạch xuất khẩu. Cầu ngoại tệ nhập khẩu tăng cao do các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu và chi trả dịch vụ cho đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sau một thời gian ngắn tạm thời bị “ứ đọng” ngoại tệ do tỷ giá xuống quá thấp và NHTM cũng như NHNN không mua vào thì sau đó theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và các NHTM đã mua vào, giải toả sự ứ đọng dẫn đến cung ngoại tệ giảm mạnh. Ngoài ra, cung ngoại tệ giảm còn do nguồn vốn huy động ngoại tệ của các NHTM giảm, người dân không chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam để gửi NHTM nhận lãi suất cao nữa vì nguồn USD rút ra để bán đã cạn dần, đồng thời cũng do tỷ giá tăng cao, lãi suất huy động vốn USD của các NHTM được điều chỉnh tăng khá. Mặt khác, một nguồn cung ngoại tệ khác là nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán và mua cổ phần của các doanh nghiệp của các quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể vì diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Nguyên nhân thứ hai của diễn biến tỷ giá trên đó là do đồng đô la Mỹ mạnh lên so với các đồng tiền chủ đạo khác trên thị trường thế giới. Giá vàng giảm mạnh, tác động đến quyết định ngừng bán USD trên cả thị trường thế giới cũng như trong nước. Trên thế giới đồng đô la Mỹ là một ngoại tệ mạnh đối với các loại tiền tệ khác. Mặt khác tâm lý của người Việt Nam vẫn rất ưa chuộng, thậm chí “sùng bái” USD. Do vậy sự thay đổi lên xuống giá trị đồng USD có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý tích trữ ngoại tệ qua đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Nguyên nhân thứ ba là, quyết định nới rộng biên độ giao dịch ngoại tệ +/- 1% từ ngày 10/3/2008 thay cho mức +/- 0.75% trước đó. Đồng thời NHNN cho 9 phép thí điểm thực hiện giao dịch tỷ giá thoả thuận giữa các NHTM và doanh nghiệp, khách hàng. Bên cạnh đó các biện pháp thắt chặt tiền tệ đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát trong đó có biện pháp chỉ đạo NHNN điều hành tỷ giá phản ánh cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Tất cả các chính sách đó đã tác động làm cho thị trường ngoại tệ linh hoạt hơn, có sự lưu chuyển tốt hơn và thông suốt hơn các kênh nguồn vốn ngoại tệ. Như vậy, qua sự phân tích diễn biến tình hình tăng đột biến tỷ giá trong thời gian gần đây ta có thể nhận thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến nó như cung - cầu ngoại tệ, tâm lý chung, tình trạng đầu cơ, quy định của NHNN, chính sách tài chính - tiền tệ, Do đó, để ổn định tỷ giá cần phải có những cách thức để cân bằng cung - cầu ngoại tệ, ổn định tâm lý, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ, có những chính sách và quy định hợp lý. Mỗi nhân tố được xác định ảnh hưởng của riêng nhân tố đến tỷ giá. Tuy nhiên ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố đến tỷ giá cùng một lúc sẽ làm cho diễn biến tỷ giá rất phức tạp và khó điều chỉnh hơn. Diễn biến của tỷ giá trên hai thị trường có thể thấy theo hai chiều khác biệt. Trên thị trường ngân hàng tỷ giá phản ánh khá sát thực quan hệ cung - cầu song trên thị trường tự do tỷ giá điều chỉnh theo sự thoái trào của tâm lý và tác động của đầu cơ. Vì thế nên khi có những thông điệp kịp thời từ NHNN ổn định tâm lý cũng như các công cụ và biện pháp ổn định nguồn cung ngoại tệ, những biện pháp ngăn chặn mua bán ngoại tệ trái phép thì ngay lập tức tỷ giá đã có xu hướng giảm và không có những đột biến. Cung cầu trên thị trường ngoại tệ là nhân tố tác động trực tiếp đến tỷ giá. Những biện pháp hành chính như cấm đoán sẽ không mang lại hiệu quả mà để ổn định tỷ giá phải có các biện pháp cân đối cung cầu ngoại tệ. Do đó, tỷ giá chính thức của NHNN đưa ra cũng cần bám sát với cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá chính thức do NHNN công bố trong nhiều thời điểm vẫn có những cách biệt so với tỷ giá ngoài thị trường. NHNN trong thời gian qua đã thực hiện nhiều bước nới lỏng biên độ tỷ giá (từ +/- 0.5% lên +/-0.75% lên +/- 1%) và sử dụng các 10 [...]... cả, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Ngoài ra, tỷ giá tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Do đó việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến tỷ giá và cơ chế tác động của chúng có một ý nghĩa to lớn... tỷ giá tương đối ổn định, người dân yên tâm, tin tưởng đồng nội tệ không mất giá Tỷ giá chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới thì sự tác động của tỷ giá càng có