BẢNG MA TRẬN Nội dung chính Các mức độ nhận thức Tổng số câu (điểm) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Đặc điểm chung của thực vật I – 4 0.5 đ 1 câu 0.5 đ Cấu tạo tế bào thực vật I – 1 0.5 đ I – 5 0.25 đ I – 7 0.25 đ 3 câu 1.0 đ Các loại rễ, các miền của rễ I – 6 0.25 đ 1 câu 0.25 đ Sự hút nước và muối khoáng của rễ II – 4 2.0 đ 1 câu 2.0 đ Cấu tạo ngoài của thân I – 2 0.5 đ 1 câu 0.5 đ Cấu tạo trong của thân non II – 1 2.0 đ 1 câu 2.0 đ Thân dài ra do đâu? I – 8 0.25 đ 1 câu 0.25 đ Thân to ra do đâu? I – 3 0.5 đ II – 2 1.0 đ 2 câu 1.5 đ Vận chuyển các chất trong thân II – 3 2.0 đ 1 câu 2.0 đ Tổng câu 2 câu 2 câu 5 câu 1 câu 1 câu 1 câu 12 câu Tổng điểm 1.0điể m 2.25điể m 1.5điể m 4.0điể m 0.25điể m 1.0điểm 10 điểm ĐỀ BÀI : I. TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN: (3 Điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (2 Điểm) 1. Thành phần nào của tế bào thực vật có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống? a. Vách tế bào b. Nhân c. Màng sinh chất d. Chất tế bào 2. Trong các nhóm cây sau, nhóm cây nào toàn cây thân gỗ? a. Cây mít, cây me, cây ổi, cây xoài b. Cây me, cây dừa, cây cải, cây cà c. Cây cam, cây cà, cây đậu, cây ổi d. Cây nhãn, cây xoài, cây khoai, cây mướp 3. Để tính độ tuổi của cây người ta thường căn cứ vào đặc trưng nào? a. Vòng mạch rây được sinh ra hàng năm b. Khi tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ hoạt động c. Vòng gỗ được sinh ra hàng năm d. Số tế bào nhu mô vỏ sinh ra hàng năm 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về thực vật? a. Thực vật rất đa dạng và phong phú b. Thực vật tự tổng hợp các chất hữu cơ c. Phần lớn thực vật có phản ứng với môi trường d. Phần lớn thực vật có khả năng di chuyển Trong các câu dưới đây, câu nào là Đúng ( Đ ), câu nào là Sai ( S ) (1 điểm) 5. Màng sinh chất của tế bào thực vật có chứa lục lạp 6. Cây nhãn, cây mít, cây cải đều là những cây có rễ cọc 7. Mô mềm có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng 8. Thân dài ra do sự lớn lên của tế bào mô phân sinh ngọn II. TỰ LUẬN (7 Điểm) 1. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ(2 đ) 2. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao? (1 đ) 3. Trình bày thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ trong thân (2 đ) 4. Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất như thế nào (2 đ) Bài làm: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 Điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (2 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 B 0.5 đ 2 A 0.5 đ 3 C 0.5 đ 4 D 0.5 đ Trong các câu dưới đây, câu nào là Đúng ( Đ ), câu nào là Sai ( S ) (1 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 S 0.25 đ 2 Đ 0.25 đ 3 Đ 0.25 đ 4 S 0.25 đ B . TỰ LUẬN (7 Điểm) Câu Đáp án Biểu điểm 1 * Giống nhau: - Đều được cấu tạo bằng tế bào - Cấu tạo gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa. * Khác nhau : Rễ (Miền hút) Thân - Biểu bì có lông hút - Các bó mạch xếp xen kẽ - Biểu bì không có lông hút - Bó mạch xếp thành vòng ( mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 2 - Người ta thường chọn phần ròng để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt - Vì: Phần ròng rắn chắc 0.5 đ 0.5 đ 3 * Thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ trong thân cây: - Tiến hành: Chọn một cành cây, bóc bỏ 1 khoanh vỏ - Hiện tượng: Sau 1 tháng, mép vỏ phía trên phình to ra - Giải thích: Do khi bóc vỏ làm bóc luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ do lá chế tạo được vận chuyển xuống thân khi tới chỗ bò bóc vỏ sẽ bò ứ lại (mép trên). Lâu ngày làm cho mép trên phình to ra - Kết luận: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây nhờ mạch rây 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 4 * Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất: - Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ. - Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất 1 đ 1 đ Tổng điểm 7 điểm