Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
1,37 MB
Nội dung
TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch Đức Lương là một xã trung du, miền núi ở phía Bắc của huyện Đại Từ. Tổng diện tích tự nhiên là 1.459,28 ha gồm 13 xóm với số dân là 2.885 người. Thực hiện nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn và thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên, huyện uỷ Đại Từ về việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới có vai trò vô cùng quan trọng nhằm xác định cho xã Đức Lương lộ trình và các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để từng bước thực hiện được mục tiêu của công cuộc xây dựng nông thôn mới đó là: Xây dựng nông thôn với kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Việc nghiên cứu lập “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Đức Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến 2020” là việc làm thiết thực và có cơ sở pháp lý. Đó là căn cứ pháp lý để quy hoạch các vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hàng hoá; để quản lý và nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương. 2. Mục tiêu * Mục tiêu tổng quát: - Xây dựng xã Đức Lương có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá; các làng nghề, dịch vụ, thương mại theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 1 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố vững mạnh. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá đúng thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, dịch vụ; quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội- môi trường và quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp. - Khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của xã Đức Lương, huy động mọi nguồn lực tập trung cho công cuộc xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến hết 2020 xã Đức Lương cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng nông thôn và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người của xã tăng 2,5 lần so với hiện nay. - Đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nông thôn về sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Cơ cấu các thành phần kinh tế được bố trí hợp lý và phát triển bền vững. 3. Phạm vi lập quy hoạch - Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020. - Phạm vi lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ ranh giới theo địa giới hành chính xã Đức Lương với tổng diện tích tự nhiên là 1.459,28 ha được xác định như sau: + Phía Bắc giáp xã Minh Tiến, huyện Đại Từ. + Phía Nam giáp xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. + Phía Đông giáp xã Phúc Lương, huyện Đại Từ. + Phía Tây giáp xã Phú Cường, huyện Đại Từ. 4. Các cơ sở lập quy hoạch * Các văn bản pháp lý - Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 2 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Thông báo số 238-TB/TW, ngày 07/4/2009 của Ban Bí thư về Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; - Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; - Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch nông thôn mới; - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; - Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. - Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng V/v quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; - Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn; - Thông tư số 174/2009/TT-BTC, ngày 08/9/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn thực hiện Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; - Chương trình hành động số 25 CTr/TU ngày 28/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 3 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 03/02/2010 của tỉnh ủy Thái Nguyên về việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về xây dựng nông thôn mới; - Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/05/2011 về việc phê duyệt chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; - Căn cứ các báo cáo quy hoạch đất chè và quy hoạch chăn nuôi toàn huyện Đại Từ giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ báo cáo báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2011 của Đảng ủy xã Đức Lương, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của UBND xã Đức Lương; - Căn cứ vào các tài liệu số liệu, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đức Lương cùng các số liệu điều tra kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kèm theo. - Căn cứ vào bản Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Đức Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020. * Các tài liệu cơ sở khác - Quy hoạch các ngành trên địa bản như : Giao thông, cấp nước, nông nghiệp, thủy sản, du lịch, v v. - Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do địa phương và các cơ quan liên quan cung cấp. - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan. Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 4 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Xã Đức Lương là một xã miền núi ở phía Bắc huyện Đại Từ với các vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Minh Tiến, huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. - Phía Đông giáp xã Phúc Lương, huyện Đại Từ. - Phía Tây giáp xã Phú Cường, huyện Đại Từ. 1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình chủ yếu của của xã Đức Lương là đồi núi, đồi bát úp, đất đai bị chia cắt, nằm xem kẽ là những mảnh ruộng nhỏ, đây chính là khó khăn cho việc đi lại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phức tạp, đồi núi chiếm diện tích lớn tới 75% so với diện tích tư nhiên toàn xã, địa hình bị chia cắt bởi giữa núi, đồi và những dải ruộng nhỏ hẹp, những khu dân cư tồn tại từ lâu đời với tính chất tiện canh, tiện cư, rất khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. . 1.3. Khí hậu: Đức Lương là một xã miền núi, , khí hậu mang tính chất đặc trưng của khí hậu vùng Đông Bắc Bộ là nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, khô rét về mùa đông thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ r.ệt Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 5 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Mùa đông (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ Đông. - Mùa hè (mùa mưa) nóng, nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 6,7,8 chiếm 75% đến 80% lượng mưa của cả năm, thường gây ngập úng ở một số nơi trũng trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân. + Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,5 0 C, nhiệt độ cao nhất 39 0 C, nhiệt độ thấp nhất 7 0 C, tổng tích ôn dao động từ 7500 đến 8000 0 C. + Lượng mưa trung bình trong năm từ 1600 đến 2220 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 6, 7, 8 là trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1, 2 khoảng 1200 mm. - Do sự biến đổi về thời tiết, trái đất đang từng ngày nóng lên nên số giờ nắng trong năm dao động từ 1200 đến 1500 giờ, được phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm. + Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm. + Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày/năm, sương muối xuất hiện ít. 1.4. Thuỷ văn: Xã Đức Lương có 6,25 ha sông, suối và mặt nước chuyên dùng. Nguồn nước, có hồ 32, hồ Đầm vàng và các ao, đập, các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã, là nguồn nước dự trữ chính phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất. 1.4. Các nguồn Tài nguyên: * Tài nguyên đất: Xã Đức Lương có tổng diện tích tự nhiên là 1.459,28 ha, bao gồm một số loại đất chính sau:808,76 ha đất rừng sản xuất, 170,62 ha đất trồng lúa, 215,98 ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm đây là điều kiện + Đất Thung lũng là sản phẩm dốc tụ (Ld), phân bố ở khắp các chân đồi, gò được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dầy, độ mùn cao. Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 6 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên + Đất Feralít biến đổi do trồng lúa (Lf) được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại này thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây nông nghiệp + Đất đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma Bazơ và trung tính, phân bố ở các vùng đồi núi, loại đất này có tầng đất dầy > 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có độ PH KCl khoảng > 5,5, loại đất này phù hợp với các loại cây trồng như chè, ngô, lúa nương, sắn, cọ. + Đất phù sa sông suối (P): Đất phù sa được phân bố ở dọc theo các sông suối, đã được nhân dân khai thác để trồng lúa và những cây hoa mầu ngắn ngày, loại đất này có lược mùn cao, có khả năng giữ nhiệt, giữ ẩm tốt. * Xã Đức Lương là một xã có nguồn tài nguyên đất đa dạng, tạo thuận lợi cho việc phát triển phát triển cây chè, nâng cao năng suất sản lượng lúa và cây Nông nghiệptrồng cây lâm nghiệp lấy gỗ và cây Lâm nghiệp lấy gỗ, đặc biệt phát triển cây công nghiệp lâu năm như cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. * Tài nguyên nước: + Nguồn nước mặt: xã Đức Lương 23 ha đất nuôi trồng thủy sản, 6.25 ha đất sông suối, 37 ha đất mặt nước chuyên dùng, các suối bao gồm: suối đồng Quan điểm đầu thuộc xóm Nhất Quyết từ chân núi Chúa điểm cuối thuộc xóm Tiền Phong chiều dài 8km; suối Đầu Cầu có chiều dài 3 km bắt nguồn từ xóm Hữu Sào chảy qua xóm Đầu Cầu, xóm Chùa Chinh gặp suối đồng Quan; suối Lá Dong chiều dài 5 km bắt nguồn từ xóm Cây Xoan chảy qua xóm Thống Nhất, xóm Tiền Phong và gặp suối đồng Quan; Các hồ gồm: hồ Búi Túc diện tích 4,2 ha, hồ Đầm Làng diện tích 1,7 ha, các hồ và các con suối này là nguồn nước mặt cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp và cân bằng sinh thái. + Nguồn nước ngầm: Ngoài nguồn nước mặt lấy từ các hồ thì các hoạt động sinh hoạt của người dân xã Đức Lương được sử dụng các giếng khoan, giếng đào. + Nguồn nước mặt: Đức Lương có 6.25 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, gồm có hồ 32, hồ Đầm Vàng và các con suối nhỏ, ao, đập, vai giữ nước, đây là nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và cân bằng sinh thái. Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 7 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên + Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã. * Tài nguyên rừng: Hiện nay xã Đức Lương có 808,76 ha đất rừng, toàn bộ diện tích này là rừng sản xuất, bên cạnh vai trò bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, thì diện tích rừng rất lớn này của xã là điều kiện thuận lợi để xã nhà phát triển ngành trồng rừng, phát triển cây keo và rừng hỗn loài bảo tồn đa dạng sinh hoạt và cây rừng, đẩy mạnh ngành chế biến gỗ, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Diện tích rừng ở xã Đức Lương những năm trước đây bị khai thác, chặt phá bừa bãi, dẫn đến rừng bị nghèo kiệt, các loại gỗ quý hiếm còn lại không đáng kể. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú, môi trường ngày được bảo vệ tốt, hạn chế được nhiều quá trình xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ. Diện tích rừng của xã hiện nay theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 là 808,76 ha chủ yếu là rừng sản xuất. Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng lớn. Độ che phủ của rừng ngày một nâng cao. Đặc biệt là hiện nay rừng và đất rừng của xã Đức Lương đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. * Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 xã Xã Đức Lương không có đất khoáng sản. Tài nguyên nhân văn: Xã Đức Lương tính đến cuối năm 2011 có 2.899 khẩu và số hộ là 777 hộ, trong đó số khẩu nông nghiệp là chiếm trên 80%, còn lại là số khẩu phi nông nghiệp, được chia thành 13 cụm dân cư gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán chỉ, người dân cần cù, chịu khó và có truyền thống Cách mạng, trình độ dân trí ở mức trung bình Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 8 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền xã Đức Lương, toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. 2. Đánh giá hiện trạng điều kiện kinh tế – xã hội 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Cơ cấu kinh tế năm 2011 là: Nông nghiệp 98,3%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai dịch vụ là 1,7%. Hiện tại trên địa bàn xã có 01 xưởng xẻ gỗ, 03 cửa hàng gò hàn cơ khí, 04 cửa hàng sửa chữa xe máy, 02 của hàng sửa chữa điện tử, 01 cửa hàng sửa chữa ô tô, 01 điểm giết mổ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 7,0 triệu đồng/người/năm. - Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 1.496,4 tấn, năng suất lúa đạt 55,55tạ/ha. Đàn lợn có 768 con; đàn gia cầm có 14.343 con; đàn trâu 251 con; đàn bò 59 con. - Tổng diện tích chè kinh doanh năm 2011 là 183 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 140,77 ha, năng suất chè đạt 111,82 tạ/ha, diện tích chè trồng mới trong năm là 10,54 ha. 2.2. Các vấn đề về xã hội Tổng số dân của xã đến cuối năm 2011 là 2.885 người, với 769 hộ. Có 2.289 lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,34%. Biểu 1: Phân tích đánh giá số dân gia tăng giai đoạn 2006-2011 STT Năm Số hộ Số Khẩu Số người tăng 1. 2006 732 2717 27 2. 2007 739 2746 29 3. 2008 746 2778 32 4. 2009 752 2811 33 5. 2010 760 2847 36 6. 2011 769 2.885 38 - Đặc điểm phân bố dân cư : Dân cư xã Đức Lương phân bố thành 13 điểm dân cư chính nằm tại 13 xóm: Biểu 2 : Tổng hợp điểm dân cư các xóm năm 2011 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 9 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên STT Tên các xóm Số hộ Số khẩu 1. Đầu Cầu 39 151 2. Chùa Chinh 55 190 3. Tiền Phong 125 444 4. Nhất Quyết 57 219 5. Na Muồng 45 171 6. Hữu Sào 36 128 7. Đình Giữa 71 261 8. Rộc Mán 34 140 9. Mon Đình 67 249 10. Thống Nhất 72 314 11. Cây Xoan 65 228 12. Đất Đỏ 52 205 13. Xóm Đồi 51 185 Tổng 769 2.885 - Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, Dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 2.289 người, chiến khoảng 79,34% dân số xã. Biểu 3: Cơ cấu lao động xã Đức Lương STT Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Lao động nông nghiệp 2.250 98,3 2 + Lao động dịch vụ thương mại + Lao động khác 39 1,7 Tổng 2.289 100,0 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 10 [...]... Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên PHẦN IV NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI I QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ 1 Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất - Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã. .. lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Quy hoạch mở rộng đường giao thông liên xóm: 1,16 ha - Quy hoạch mở rộng đường giao thông trục chính xóm: 0,08 ha - Quy hoạch mở rộng đường giao thông ngõ xóm: 0,82 ha - Quy hoạch đất năng lượng; 1,370,1 ha; - Quy hoạch, mở rộng diện tích đất văn hoá: 10,29,3ha; - Quy hoạch mở rộng đất giáo dục: 2,36ha; - Quy hoạch. .. xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Quy hoạch đất khai thái khoáng sản tại khu vực xóm Làng Mè 4,5ha - Quy hoạch giao thông liên xóm: 2500 m2 - Quy hoạch đường ngõ xóm: 400 m28 - Quy hoạch mở rộng trường mầm non 0,3ha - Quy hoạch đất năng lượng (trạm biến áp) 0,03ha - Quy hoạch hồ Đầm Vàng tại chân núi Chúa: 5.000 m2 - Quy hoạch đất ở : 5.000 m2 tại xóm Tiền Phong; - Quy hoạch. .. thông ngõ xóm: 0,38 ha - Quy hoạch hồ Đầm Vàng: 4,5 ha - Quy hoạch hồ Hăm My: 4,0 ha - Quy hoạch đất ở nông thôn: 1,8 ha - Quy hoạch mở rộng nhà văn hóa các xóm: 0,05 ha - Quy hoạch mở rộng Đình Na Ca: 0,02 ha 1.1.4 Đất rừng sản xuất: 30 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Diện tích hiện trạng... khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã của xã Đức Lương và vùng phụ cận * Ưu điểm: + Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có + Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang 27 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ. .. 0,75ha 32 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 1.2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích hiện trạng là 0,9946ha., Qquy hoạch đến năm 2020 là 2,190,86 ha, tăng 0,4 ha 1,2ha do: - việc quy hoạch khu đình Tám mái lấy từ đất rừng sản xuất .Quy hoạch mở rộng Chùa Đức Lương với diện tích mở rộng là 0,3... gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp ranh - Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Đức Lương với tổng diện tích tự nhiên là 1.459,28 ha Địa giới hành chính xác định như sau: - Phía Bắc giáp xã Minh Tiến, huyện Đại Từ - Phía Nam giáp xã Phú Lạc, huyện Đại Từ - Phía Đông giáp xã Phúc Lương, huyện Đại Từ - Phía Tây giáp xã Phú Cường, huyện Đại Từ - Quy mô dân... trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Phú Cường – Đức Lương đoạn qua xã dài 0,8 km đều đã được dải nhựa là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong và ngoài xã Biểu 11: Hiện trạng các tuyến giao thông trục xã, liên xã TT Điểm đầu Tên tuyến đường Km16 ông Đạt, xóm Nhất Quy t ĐT 263 1 ô Chấn xóm Tiền... xã, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài 3.4 Quy hoạch cấp điện: 28 Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh. .. tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Giao thông nội đồng: Hiện trên địa bàn xã có duy nhất một tuyến giao thông nội đồng dài 0,3km là đường đất, do vậy việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp của xã đang gặp nhiều khó khăn Biểu 8: Hiện trạng hệ thống giao thông nội đồng xã Đức Lương TT 1 1.1 Tên . TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch Đức Lương là một xã trung du, miền núi ở phía Bắc của huyện Đại Từ. . Môi trường Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 10 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 2.3. Các vấn đề về văn hoá - Đức Lương là xã miền núi với. Tài nguyên Miền núi – Đại học Nông lâm Thái Nguyên 8 TM quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Lương - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quy n xã Đức