1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013”

40 641 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 127,22 KB

Nội dung

Vì thế, công táccho vay GQVL trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp,hướng đến mục tiêu chiến lược thành phố đã đề ra.Nhận thấy được tầm quan trọng của việc c

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2

1.1 Ngân hàng chính sách xã hội 2

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội 2

1.1.2 Đặc điểm của NHCSXH 2

1.1.3 Vai trò của NHCSXH 3

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH 3

1.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay giải quyết việc làm 4

1.1.6 Các hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 4

1.2 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 5

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động cho vay giải quyết việc làm 5

1.2.2 Khái niệm cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội 5

1.2.3 Đặc điểm cho vay giải quyết việc làm 5

1.2.4 Mục đích cho vay giải quyết việc làm 5

1.2.5 Những qui định chung về cho vay giải quyết việc làm 5

1.2.5.1 Nguyên tắc cho vay 5

1.2.5.2 Mức cho vay 6

1.2.5.3 Thời hạn cho vay 7

1.2.5.4 Thẩm định dự án, phê duyệt dự án 7

1.2.5.5 Thủ tục cho vay 8

1.2.5.6 Tổ chức giải ngân 11

1.2.5.7 Xử lí nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan 11

1.2.5.8 Lưu trữ hồ sơ vay vốn 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 12

2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng 12

2.1.1 Sự hình thành và phát triển 12

2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng 14

Trang 2

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng 15

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 15

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn 19

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 19

2.2 Thực trạng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánhNgân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng trong 3 năm (2011-2013) 21

2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánhNgân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng 21

2.2.1.1 Tình hình chung của cho vay giải quyết việc làm 21

2.2.1.2 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo phương thức cho vay 23

2.2.1.3 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo địa bàn 26

2.2.2 Đánh giá chung về tình hình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng 28

2.2.2.1 Những kết quả đạt được 28

2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế 29

2.2.2.3 Nguyên nhân 30

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 31

3.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 31

3.1.1 Thuận lợi 31

3.1.2 Khó khăn 31

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà nẵng 32

3.2.1 Về công tác huy động vốn 32

3.2.2 Công tác thanh toán 32

3.2.3 Hoạt động tín dụng 32

3.2.4 Hoạt động cho vay 32

3.2.5 Công tác xây dụng đội ngũ cán bộ tín dụng 32

3.2.6 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và kiện toàn bộ máy tổ chức của ngân hàng 33

3.2.7 Tiếp tục thực hiện đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 34

Trang 3

III Kết luận 34

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CVCBCC có HCKK Cho vay cán bộ công chức có hoàn cảnh khó khăn

CVĐTCS đi LĐ Cho vay đối tượng chính sách đi lao động

CVHGĐSXKD tại VKK Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

CVNS & VSMT nông thôn Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

CVTN tại VKK Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn

DVTT & NQ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

TG tại NHNN và TCTD Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng

Trang 5

Việc làm là vấn đề có tầm ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến đời sống của mỗi ngườidân nói riêng và cả xã hội nói chung, bởi vì việc làm tạo thu nhập, nâng cao sức mua củanền kinh tế, tạo niềm vui trong lao động, từ đó con người sống ý nghĩa hơn Tìm hiểu vềhoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà nẵng, có thể thấyrằng, hoạt động cho vay giải quyết việc làm (GQVL) nhận được sự quan tâm đặc biệt vìtầm quan trọng của nó trong việc giải quyết những vấn đề của thành phố Vì thế, công táccho vay GQVL trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp,hướng đến mục tiêu chiến lược thành phố đã đề ra.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho vay giải quyết việc làm vận dụng kiến thức

đã học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận từ công tác cho vay tại chi nhánh Ngân

hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng nên em chọn đề tài “Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013”

Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân hàng Chính sách Xã hội và hoạt động cho vay giải

quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng

Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Lê Thị Khương và các cô chú, anh chị tại Chinhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho emhoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Uyên

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1 Ngân hàng Chính sách Xã hội

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Chính sách Xã hội

- Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tín dụng đặc biệt của Nhà nước, đượcthành lập nhằm thực hiện những mục tiêu đặc biệt của Chính phủ, phục vụ các đối tượngchính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia

1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội

- Đối với Học sinh-sinh viên (HS-SV) có hoàn cảnh khó khăn: chi vay trang trải cácchi phí học tập

1.1.2.2 Về nguồn vốn

- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thựchiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ

và địa phương

- Nguồn vốn của Chính phủ vay dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc

từ quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụngchính sách

- Nguồn vốn huy động trên thị trường: Tuy nhiên khối lượng nguồn vốn huy động phụthuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù lãi suất từ ngân sách Nhà nước

1.1.2.3 Về sử dụng vốn.

Đối tượng khách hàng chủ yếu là Hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Chính phủquy định Đây là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, ít có điềukiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của NHTM… nên việc sử dụng vốn của NHCSXH cónhững đặc thù riêng như:

- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao

Trang 7

- Vốn tín dụng mang tín rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sảnxuất chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bịtàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán Mặt khác, bản thân họ có trình độ dân tríthấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong SX-KD dễ bị thua lỗ Vì vậy, việc sử dụng vốn tíndụng gặp nhiều rủi ro.

- Các quy định về vay vốn và thủ tục, quy trình về thẩm định dự án, về đảm bảo tiềnvay, quy định về thời hạn vay vốn, mức đầu tư tối đa, quy định về trích lập và xử lý rủi ro,quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của NHTM

- Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về các điều kiện vay vốn, về lãi suất cho vay

- Thường áp dụng phương thức giải ngân ủy thác qua các tổ chức trung gian như :các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân

cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồngngười nghèo

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giákhác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện,Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước

Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốccủa các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị-

xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước

NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trongnước

NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:

 Cung ứng các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

 Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt

 Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm,cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo, ổn định xã hội

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước,ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác

1.1.4 Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội

- Góp công sức trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội mà Đảng vàNhà nước đã đề ra, đưa các hộ nghèo thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộcsống

Trang 8

- NHCSXH ra đời góp phần tích cực vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ Hộnghèo, giúp cho đất nước ngày càng phát triển đi lên, xóa được cảnh đói nghèo cho đấtnước

- Giúp ổn định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng cách quá xa của sự chênh lệchgiàu nghèo

1.1.5 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

-Thứ nhất , huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để tạolập nguồn vốn cho vay

Thứ hai, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Thứ ba, nhận vốn ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tàichính tín dungk, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các

cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác

-Thứ tư, cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quyđịnh của chính phủ các đối tượng này có thể thay đổi theo quy định được công bố từngthời kì của chính phủ

1.2 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động cho vay giải quyết việc làm

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn tạoviệc làm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu laođộng phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho người có nhu cầu lao động, nângcao chất lượng cuộc sống của nhân dân

1.2.2 Khái niệm cho vay giải quyết việc làm

CVGQVL là việc tạo điều kiện về vốn để người lao động phát triển sản xuất, pháthuy được tiềm năng về lao động, tay nghề truyền thống và máy móc thiết bị, kinh nghiệmsản xuất kinh doanh,…để họ ổn định việc làm; trong việc tạo chỗ làm mới thu hút laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từng bước đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách bềnvững

1.2.3 Đặc điểm cho vay giải quyết việc làm

- Về khách hàng và phạm vi hoạt động: nước ta hiện nay có tỉ lệ thất nghiệp khá caonên số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn là rất lớn, phạm vi trải rộng trên khắp nước

- Về món vay: số lượng khách hàng có nhu cầu vay thì lớn trong khi đó nguồn vốncủa Ngân hàng có hạn, vậy nên Ngân hàng chỉ cho vay với hạn mức nhất định

- Về đối tượng vay vốn: để đảm bảo cho nguồn vốn đến được với người cần vay vốn,lãi ưu đãi thì đối tượng vay vốn Ngân hàng lựa chọn xét duyệt thông qua tổ TK & VV

Trang 9

- Về phương thức cho vay: phương thức cho vay uỷ thác từng phần thông qua các tổchức chính trị - xã hội, giải ngân tại xã, thực hiện công khai, minh bạch có sự giám sátcủa chính quyền, của cộng đồng xã hội và phương thức cho vay trực tiếp.

- Hoạt động tín dụng đối với GQVL là hoạt động có tính rủi ro cao

- Cho vay GQVL với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục chovay đơn giản

1.2.4 Mục đích cho vay giải quyết việc làm

- Hỗ trợ Nhà nước kiểm soát tình hình việc làm của dân

- Giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm

- Kéo gần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, cân bằng xã hội giữa những người laođộng sẽ được đảm bảo Người lao động được khuyến khích lao động họ sẽ cố gắng laođộng tạo của cải cho xã hội…

1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay giải quyết việc làm

- Khuyến khích người lao động làm việc có kế hoạch và nâng cao ý thức sản xuấtkinh doanh

- Giúp cho người lao động tiếp cận được với khoa học công nghê và phương pháplàm ăn hiệu quả

- Giúp cho người lao đông tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tạo môi trường kinh tế cho người lao động tự tin tham gia các hoạt động sản xuấtkinh doanh

1.2.6 Những qui định chung về cho vay giải quyết việc làm

1.2.6.1 Nguyên tắc cho vay

* Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạoviệc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định

- Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ởđịa phương nơi thực hiện dự án; (riêng đối với các dự án thuộc nguồn vốn do Tổng liênđoàn Lao động quản lý thì phải có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơsở)

- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theoquy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH

(Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động quản lý thì nhất thiết cơ sở sảnxuất kinh doanh phải có tổ chức Công đoàn)

* Đối với hộ gia đình:

- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới

- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ởđịa phương nơi thực hiện dự án xác nhận

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án

Trang 10

Lưu ý : Đối với nguồn vốn do Tổng liên đoàn Lao động quản lý thì Hộ gia đình

được vay vốn phải có đủ những điều kiện sau: Hộ gia đình phải là gia đình công nhân,viên chức, lao động (CNVC - LĐ) đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Có vợ hoặc chồng, hoặc con (gọi chung là thành viên trong gia đình) trong độtuổi lao động nhưng chưa có việc làm

+ Có thành viên trong gia đình bị mất việc, thôi việc, bị dôi dư trong quá trình sắpxếp doanh nghiệp Nhà nước, thuộc diện tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp

+ Có thành viên trong gia đình là người nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức lao độngnhưng thực tế vẫn còn khả năng lao động

+ Có thành viên trong gia đình nghỉ chờ việc dài ngày không hưởng lương

Đối tượng vay vốn đáp ứng một trong các tiêu chí trên phải được Thủ trưởng cơ quan,đơn vị hoặc Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở lựa chọn và xác nhận Các hộCNVC - LĐ có thể cùng nhau góp vốn thành dự án nhóm hộ

1.2.6.2 Mức cho vay

- Mức cho vay căn cứ vào:

+ Nhu cầu vay vốn

+ Vốn tự có của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình

+ Khả năng hoàn trả của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa không quá 500 triệuđồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động thu hút mới

- Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ

- Đối với dự án nhóm hộ, mức cho vay tối đa phụ thuộc vào số hộ tham gia dự ánnhưng mức cho vay mỗi hộ tối đa không quá 20 triệu đồng

- Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý: Mức cho vaycao nhất đối với hộ gia đình không vượt quá 20 triệu đồng và thấp nhất không dưới 5 triệuđồng

1.2.6.3 Thời hạn cho vay

- Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với:

 Chăn nuôi gia súc, gia cầm;

 Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng;

 Dịch vụ, kinh doanh nhỏ

- Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với:

 Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;

 Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản;

 Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;

 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản)

- Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với:

Trang 11

 Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;

 Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa vànhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản;

 Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp

- Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với:

 Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày

1.2.6.4 Thẩm định dự án, phê duyệt dự án

* Thẩm định dự án

NHCSXH nơi cho vay chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc uỷ thác cho tổ chứcchính trị - xã hội cấp xã tổ chức thẩm định, bảo đảm các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toànvốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định:

- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh;nguồn vốn do Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Hội NDVN, Hội CCBVN quản lý:NHCXH nơi cho vay uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức việc thẩm định

dự án vay vốn

- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Tổng liên đoànlao động Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hội người mù Việt Nam và BộQuốc phòng quản lý: NHCSXH nơi cho vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn

- Đối với các dự án vay vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH nơi chovay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch

và Đầu tư (sau đây gọi chung là liên Bộ) chịu trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng dự

án, phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án; quy định rõ thời hạn các cơ quan thẩm định,phê duyệt dự án phải hoàn thành công việc và trả lời đối tượng vay vốn

*Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay

- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ

hồ sơ theo quy định, cơ quan thực hiện chương trình hoặc NHCSXH có trách nhiệmthẩm định hồ sơ cho vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay

- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ

hồ sơ trình duyệt, cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt dự án, nếu không ra Quyết địnhphê duyệt dự án thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ

lý do để NHCSXH thông báo cho người vay.(Riêng đối với nguồn vốn do TLĐLĐ quản

Trang 12

lý trong thời gian làm việc 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và tờ trình, các cơquan có trách nhiệm phê duyệt và ra quyết định cho vay các dự án theo phân cấp).

1.2.6.5 Thủ tục cho vay

Người vay lập 03 bộ hồ sơ (sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định phêduyệt kèm biểu tổng hợp dự án theo mẫu số 4 ban hành kèm theo thông tư số 14 và hồ sơvay vốn đó qua thẩm định) được gửi 01 bộ cho chủ dự án, 01 bộ gửi NHCSXH nơi chovay, 01 bộ gửi Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTB & XH) (đối với nguồn vốn doUBND tỉnh quản lý) hoặc cơ quan TW thực hiện chương trình (đối với nguồn vốn do cơquan Trung ương thực hiện chương trình quản lý), chi tiết như sau:

* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh:

Bước 1: Người vay lập dự án vay vốn (mẫu số 1b) gửi Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho

vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sáchvay vốn của Chính phủ Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì TổTK&VV tại thôn, bản đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặcthành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện

Bước 3: Tổ TK&VV trình tổ chức chính trị - xã hội cấp xã được NHCSXH nhận

ủy thác để tiến hành thẩm định dự án, việc thẩm định theo mẫu số 3b ban hành theoThông tư số 14

Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định, Tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề

nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm theo dự án vay vốn (mẫu số 01b) trìnhUBND cấp xã xác nhận trên dự án về địa chỉ nơi thực hiện dự án và xác nhận trên danhsách mẫu số 03/TD về địa chỉ cư trú hợp pháp của hộ gia đình tại xã, thuộc các hộ có nhucầu vay vốn để giải quyết việc làm

Bước 5: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ

sơ xin vay cho NHCSXH Khi nhận hồ sơ do Tổ TK&VV gửi lên, NHCSXH viết Giấybiên nhận theo mẫu số 18/TD sau đó trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay

Bước 6: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, quyết

định phê duyệt dự án, Cán bộ NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp,hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay, sau đó hướng dẫn hộ vay lập Giấy đề nghị vay vốn kiêmphương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) trình Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXHcấp huyện phê duyệt giải ngân

Bước 7: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số

04/TD) gửi UBND cấp xã

Bước 8: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận

uỷ thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sởNHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay

Trang 13

* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do TLĐLĐVN, Liên minh các HTX, Hội người mù và Bộ Quốc phòng quản lý:

+ Đối với hộ gia đình: chủ hộ làm chủ dự án xây dựng dự án theo mẫu số 01b banhành kèm theo Thông tư số 14

Bước 2: Chủ dự án trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận trên đơn tham

gia dự án về việc cư trú hợp pháp của người vay và xác nhận trên dự án về địa chỉ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn

Bước 3: Chủ dự án gửi hồ sơ cho NHCSXH nơi cho vay, hồ sơ bao gồm: đơn tham

gia dự án và dự án vay vốn NHCSXH nơi cho vay kiểm tra các yếu tố trên dự án vayvốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếuchưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đóghi giấy biên nhận hồ sơ cho Chủ dự án theo mẫu số 18/TD

Bước 4: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3b,

sau đó trình Tổ trưởng (Trưởng phòng) xem xét hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết)sau đó trình Giám đốc để trình bộ hồ sơ xin vay lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vayhoặc lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay theo mẫu số 04/TD (đối với trường hợpkhông đủ điều kiện cho vay) gửi người vay

Bước 5: Saukhi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ

NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp lệ hợp pháp của bộ hồ sơ xin vay vốnsau đó hướng dẫn hộ vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05b/GQVL ban hành kèm theovăn bản này, trình Giám đốc phê duyệt giải ngân

Bước 6: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số

04/TD) gửi chủ dự án đồng thời gửi cơ quan thực hiện chương trình cấp cơ sở để thôngbáo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay làm thủtục nhận tiền vay

* Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:

Bước 1: Người vay vốn lập dự án vay vốn theo mẫu số 01a có xác nhận của UBND

cấp xã nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đốitượng hiện đang hoạt động trên địa bàn

Trang 14

- Đối với các đối tượng có mức vay trên 30 triệu đồng, người vay phải có tài sảnbảo đảm tiền vay theo quy định.

- Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể người vay cần có một trong các giấy tờsau:

+ Bản sao Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND cấp

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề (đối với

Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã; Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanhnghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật)

+ Bản sao Quyết định thành lập (đối với Trung tâm giáo dục lao động - xã hội);

Bước 2: Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay tới NHCSXH, cán bộ NHCSXH được

Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơxin vay vốn, sau đó viết Giấy biên nhận theo mẫu số 18/TD

Bước 3: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3a

trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tín dụng tổng hợp hoặc tổ chức thẩm định lại (nếu thấycần thiết) sau đó trình Giám đốc NHCSXH ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyếtđịnh phê duyệt cho vay (đối với trường hợp đủ điều kiện cho vay) hoặc lập Thông báo kếtquả thẩm định theo mẫu số 04/TD trình Giám đốc NHCSXH gửi đến người vay (đối vớitrường hợp không đủ điều kiện vay vốn)

Bước 4: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ

NHCSXH được Giám đốc phân công hướng dẫn người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiềnvay theo quy định của pháp luật (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay) và cùngngười vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05a/GQVL ban hành kèm theo văn bảnnày, trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân

1.2.6.6 Tổ chức giải ngân

- Đối với hộ gia đình: Việc tổ chức giải ngân được thực hiện như cho vay đối với hộnghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định Trường hợp người vaykhông trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vaynhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặcchuyển khoản tại trụ sở NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện

Trang 15

1.2.6.7 Xử lí nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan

Đối với các dự án bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng được thực hiện theo quyđịnh tại Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ,Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 và văn bản hướng dẫn của NHCSXH

1.2.6.8 Lưu trữ hồ sơ vay vốn

Toàn bộ hồ sơ cho vay được lưu giữ tại bộ phận kế toán NHCSXH nơi cho vay

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng 2.1.1 Sự hình thành và phát triển

* Giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Ban hành Quyết định số131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở đó tổ chứclại Ngân hàng phục vụ người nghèo, nhằm :

- Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệquốc tế và giải phóng các Ngân hàng thương mại khỏi những hoạt động phi lợi nhuận

- Tập trung nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước vào một kênh duy nhất để thống nhấtviệc quản lý

Ngày 11 tháng 3 năm 2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động

* Giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng

Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số50/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam vàchính thức đi vào hoạt động từ 26/03/2003 Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵngđược thành lập trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo và nhận bàn giao các chươngtrình tín dụng từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác

Qua 5 năm hoạt động và phát triển chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng đã trởthành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác NHCSXH đã hỗ trợ nguồn vốn kịp thời để các đối tượng có điều kiện phát triểnkinh tế, cải thiện đời sống và các bạn sinh viên có điều kiện tiếp cận với nền giáo dục cấp

độ cao

Hiện nay, chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng hiện có 1 trụ sở chính với 5phòng chuyên môn nghiệp vụ, 5 phòng giao dịch đặt tại các quận, huyện trên địa bàn với

45 điểm giao dịch lưu động tại 45/46 xã, phường Riêng phòng giao dịch huyện Hòa Vang

và huyện Cẩm Lệ, Hội sở trực tiếp quản lý tín dụng quận Hải Châu Sau 5 năm hoạt độngđội ngũ cán bộ từ 9 nhân viên từ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp chuyển sang, đến naytoàn chi nhánh có 76 nhân viên Mỗi phòng giao dịch được bố trí bình quân 7 người, riêngtại Hội sở có 31 nhân viên Tất cả đều đang thực hiện nhiệm vụ tròn hệ thống và có sựphối hợp chặt chẽ của các Hội đoàn thể bao gồm : hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựuchiến binh, Đoàn thanh niên Các Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các nghiệp vụ cho vaythông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

Trang 17

Giám đốc Phó giám đốc

Phòng

Kế hoạch-Nghiệp vụ

Phòng

Kế toán-Ngân quỹ

PhòngCông nghệthông tin

PhòngHành chính

&

Tổ chức

Phòng Kiểm tra kiểm toán nộibộ

PGDNgũ Hành Sơn

PGD Liên Chiểu

PGD Thanh Khê

PDG Sơn Trà

PGD Hòa Vang

PGD

Hải Châu

Ban đại diện HĐQT

2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Đà

Nẵng

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

* Theo quyết định số 155/QĐ-HĐQT ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Hội đồng quản trịngân hàng NHCSXH quy định thì cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCSXH thành phố ĐàNẵng bao gồm : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 5 trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.Trong đó, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc và phó giám đốc chi nhánh đượcquy định cụ thể tại Quyết định này Ngoài ra, chức năng và nhiệm vụ của các trưởngphòng sẽ do giám đốc chi nhánh quy định phù hợp với nhiệm vụ của chi nhánh và hướngdẫn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban đại diện HĐQT: kiểm tra, giám sát và định hướng hoạt động cho chi nhánh

NHCSXH Đà nẵng trong những giai đoạn cụ thể

Giám đốc: là đại diện pháp nhân của chi nhánh NHCSXH Đà Nẵng, chịu trách

nhiệm trước pháp luật, trước HĐQT, tham mưu cho ban đại diện HĐQT về tổ chứcđiều hành và các hoạt động của phòng giao dịch các quận, huyện

Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ

trách, theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể Trường hợp do tính chất công

Trang 18

việc không nằm trong lĩnh vực phân công, giám đốc có giấy ủy quyền cho phó giám đốc,phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về các công việc

mà mình giải quyết và lĩnh vực được phân công phụ trách

Phòng Kế toán-Nghiệp vụ: là bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của đơn vị, có

nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ ban giám đốc về các mặt như: nghiên cứu, đề xuất chiến lượckhách hàng, khả năng huy động vốn, kế hoạch tăng cường dư nợ, tổng hợp thống kê báocáo

Phòng Kế toán – Ngân quỹ: là bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của đơn vị,

tham mưu, cho ban giám đốc về các mặt tài chính, quản lí, chi phí trong hoạt động, khoquỹ

Các phòng ban khác: Phòng Hành chính và tổ chức, phòng kiểm tra kiểm toán

nội bộ, phòng công nghệ thông tin

2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tp Đà Nẵng được tạo lập bởi :

- Nguồn vốn nhận được từ Ngân sách Nhà nước rót xuống khi có chỉ tiêu theo kếhoạch

- NHCSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các NHTM khác trênđịa bàn Qui mô huy động phụ thuộc vào mạng lưới quầy, lãi suất, và dịch vụ khác đikèm Địa bàn cho vay chủ yếu ở vùng khó khăn, đói nghèo, trong khi muốn huy độngđược tiết kiệm nhiều, NHCSXH phải phát triển mạng lưới ở đô thị Mở rộng mạng lưới

sẽ làm gia tăng chi phí Hơn nữa, là ngân hàng chuyên doanh, NHCSXH không thể cungcấp nhiều dịch vụ tiện ích như NHTM Những yếu tố trên cho thấy khó khăn củaNHCSXH trong việc huy động và tăng trưởng nguồn huy động tiết kiệm

- Huy động tiền gửi của các tổ chức: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xãhội luôn gắn với nhu cầu thanh toán tức thời Điều này yêu cầu tổ chức huy động phải cókhả năng thực hiện công tác thanh toán trên phạm vi rộng, phải đảm bảo khả năng thanhkhoản NHCSXH không có được lợi thế này so với các NHTM trên địa bàn

+Nguồn vốn huy động trên còn phụ thuộc vào chính sách cấp bù chênh lệchlãi suất của Bộ Tài chính (với số lượng nhất định), NHCSXH khó có thể mở rộng huyđộng từ dân cư ,các tổ chức tín dụng- để cho vay chính sách

- Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện: Rất nhiều tổ chức và cánhân muốn hỗ trợ người nghèo Thông qua NHCSXH , số tiền hỗ trợ được quay vòngnhiều lần và có hiệu quả Tuy nhiên qui mô nguồn này không lớn

- Nguồn vốn từ UBND thành phố Đà Nẵng cấp ủy thác cho vay những chươngtrình mục tiêu của thành phố trong từng giai đoạn cụ thể như cho vay hộ nghèo theo

Trang 19

chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo; cho vay ổn đinh các hộ dân trong diện di dờigiải tỏa của thành phố; cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường

 Tóm lại, khả năng để huy động nguồn vốn để cung cấp đủ nhu cầu vốn vay của chinhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng gặp khó khăn so với các Ngân hàng thương mại và

đó là khó khăn chung của hệ thống NHCSXH Hiện nay, nguồn vốn chủ yếu để chi nhánhNHCSXH Thành phố Đà Nẵng đáp ứng cho vay đối với hộ nghèo hầu hết là của Ngânsách Nhà nước rót về theo kế hoạch

Trong đó cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 nhưsau:

Bảng 2.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền (a)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (b)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (c)

Tỉ trọng (%)

II Nguồn vốn cân

đối tại địa phương 31.139 3,87 44.439 4,67 58.039 5,21 13.300 13.600 36,66

- Nguồn vốn nhận

tài trợ, ủy thác tại

địa phương (theo

Trang 20

từ các bộ phận dân cư Đa số khách hàng của NHCSXH là các đối tượng chính sách, đối

tượng thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, nên nguồn vốn huy động tại địa phương và nhận

ủy thác ở đây chỉ mang tính chất tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân

cư Do đó, sự phản ánh trong cơ cấu tổng nguồn vốn của NHCSXH thành phố Đà Nẵng là

hợp lí

Từ năm 2011 đến năm 2013 chênh lệch nhau rõ ràng, đây là sự tăng trưởng đáng

mừng, với tốc độ tăng trưởng đạt 17,7% Nguồn vốn tăng theo từng năm đồng nghĩa với

việc NHCSXH sẽ tăng kế hoạch thực hiện tín dụng cho các đối tượng chính sách trên địa

bàn thành phố, từ đó góp phần nâng cao, ổn định đời sống nhân dân

Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đến công cuộc hiện đại hóa đất nước,

quan tâm đến tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn Đà nẵng, 1 thành phố trẻ đang

trên đà phát triển với những công trình, dự án giải quyết việc làm cho người dân

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Chi nhánh NHCSXH tại Đà Nẵng đã và đang triển khai việc cho vay nhằm đáp ứng kịp

thời nhu cầu vay vốn cho đối tượng chính sách

Bảng 2.2 BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG NGUỒN 2011-2013

(ĐVT: triệuđồng)

Chỉ tiêu

Số tiền (a)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (b)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (c)

Tỉ trọng (%)

Căn cứ vào bảng số liệu 2.2, Nguồn vốn được TW cấp xuống Chi nhánh NHCSXH

Đà Nẵng được cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch A, chỉ tiêu kế hoạch B lấy từ nguồn vốn địa

phương Do nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH Đà Nẵng là nguồn vốn từ TW nên NH cho

vay theo chỉ tiêu kế hoạch A cũng cao tương ứng

Theo chỉ tiêu kế hoạch A, ngân hàng tập trung cho vay cho 3 chương trình: cho vay

hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh sinh viên; Năm 2013 mới có

them chương trình cho vay hộ cận nghèo

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w