Đánh giá chung về tình hình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013” (Trang 28 - 31)

PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.2 Thực trạng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánhNgân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013

2.2.3 Đánh giá chung về tình hình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Đà Nẵng

2.2.3.1 Những kết quả đạt được

Với chức năng chuyên quản lí và cho vay các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH thành phố Đà Nẵng đã tận dụng nguồn vốn để giải ngân cho vay đến đối tượng

chính sách cần vốn một cách triệt để, thấu đáo. Vì vậy, hiệu quả cho vay vốn GQVL của NHCSXH thành phố Đà Nẵng không ngừng được nâng cao.

Chương chình cho vay GQVL đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, đã hổ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình, qua đó mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, lao động là người tàn tật, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.

Chương trình cho vay GQVL đả góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, làm thay đổi nhận thức của một số bộ phận những hộ sản xuất mới tiên tiến hơn. Đã xuất hiện rất nhiều các điển hình về làm ăn kinh tế giỏi, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hải đảo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Những dự án được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc những vùng đặc biệt khó khăn đả giúp người lao động thay đổi phương thức sản xuất tự cung, tự cấp, có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế hàng hóa. Một bộ phận dân cư đã xóa bỏ được cuộc sống du canh du cư và các tập tục lạc hậu trước đây, thay đổi cuộc sống theo chiều hướng phát triển bền vững và lâu dài từ nguồn vốn vay GQVL.

Với phương pháp thu hồi vốn và tiền lải vay khi đến hạn thu nợ và thu lãi tại các địa phương các điểm giao dịch của NHCSXH Đà Nẵng và tại trụ sở Ngân hàng qua sự phối hợp chặc chẽ của các cơ quan thực hiện chương trình, đã tạo điều kiện cho người vay vốn tiết kiệm được chi phí đi lại để trả vốn và lãi vay, hơn nữa thông qua việc ủy nhiệm cho tổ trưởng tổ TK và VV hoặc chủ dự án để thu lãi, đã tạo cho người vay có thể tiết kiệm từ các khoản thu nhỏ để trả lãi, đồng thời tạo kênh giám sát vốn vay thường xuyên từ tổ TK và VV, cơ quan thực hiện chương trình và NHCSXH, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay, nâng cao vòng quay vốn của chương trình, tránh thất thoát vốn đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho nhiều dự án được vay vốn, từ đó thạo thêm việc làm mới cho xã hội. Thông qua hoạt động tham gia bình xét cho vay và quản lí chương trình cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội… đã tạo điều kiện cho các tổ chức này đi sâu, di sát với hội viên, gắn với cơ sở, gắn hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đẩy mạnh phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.

2.2.3.2 Những tồn tại, hạn chế

- Chương trình có nhu cầu vốn lớn, thời gian cho vay dài nhưng hiện nay nguồn vốn của chương trình chưa có tính ổn định bền vững.

- Đôi lúc việc giải quyết cho vay chưa đáp ứng kịp thời đã làm phát sinh tình trạng làm cho các gia đình phải chờ đợi

- Việc xác nhận đối tượng thuộc diện thụ hưởng tại một số quận còn lúng túng vì lao động thất nghiệp luôn biến động mà tiêu chí theo quy định lại cứng theo thời điểm điều tra.

- Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chưa tốt, đặc biệt là công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn, công tác thông tin tuyên truyền thiếu thường xuyên.

- Hiệu quả từ chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH Đà Nẵng đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tuy vậy vẫn có đó những trăn trở của nhà quản lí nguồn vốn GQVL. Đó là nguồn vốn cho vay của quỷ quốc gia về việc làm còn hạn chế hàng năm. NHNN bổ sung từ 300 đến 400 tỷ đồng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

- Mức cho vay trên một hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh còn thấp. Cơ chế điều hành vốn củng đang còn bất cập.

- Việc phân cấp ra quyết định duyệt dự án và cho vay không lớn, cấp TW, cấp tỉnh và các cơ quan quản lí Nhà nước sẽ tập trung chỉ đạo, giám sát kiểm tra. Bên cạnh đó, cần qui định cụ thể hơn về tiêu chí tăng lao động, tạo ra công ăn việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình khi vay vốn, về xử lí nợ rủi ro đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách nói chung, đối với các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm nói riêng cho phù hợp.

- Một số lãnh đạo Chính quyền chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình là cơ quan quản lý Nhà nước địa phương trong việc quản lý và truyền tải nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Duyệt danh sách cho vay không sát thực tế, mà chỉ dựa vào đề nghị của hội đoàn thể.

- Về phía Hội đoàn thể và tổ TK & VV: Hàng năng thường tổ chức các lớp tập huấn nhưng vẫn còn một số tổ trưởng tổ TK & VV vẫn chưa nắm vững quy chế hoạt động của tổ. Cán bộ hội thay đổi qua cá kỳ đại hội nên chưa nắm vững về hoạt động ủy thác, gây khó khăn cho việc kiểm tra giám sát nắm bắt bình hình thực tế một cách chính xác và có hiệu quả. Tổ TK & VV thành lập còn manh mún, nhỏ lẻ, không theo địa bàn. Chưa thấy hết vai trò và nhiệm vụ của mình nên chưa thật sự nhiệt tình. Việc bình xét và duyệt cho hộ nghèo vay của các tổ TK & VV chỉ mang tính hình thức thủ tục cho hợp lý, nhiều lúc còn theo cảm tính bên ngoài ít sát thực với văn bản hướng dẫn của cấp trên. Hội đoàn thể chưa hiểu hết nguồn vốn của Chính phủ và vai trò của tổ chức hội. Xem nguồn vốn ưu đãi là của hội nên có tình trạng gây khó khăn cho người vay. Làm cho rủi cho càng tăng cao hơn.

- Về phía chi nhánh NHCSXH tp Đà Nẵng:

+ Các phòng giao dịch do bị động về nguồn vốn nên việc giải ngân thường không có kế hoạch cụ thể , làm ảnh hường đến quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn ở cơ sở.

+ Một số phòng giao dich ngân hàng chưa thực hiện đựoc tổ chức giao ban định kì hàng tháng với Hội PN xã phường và tổ TK&VV.

2.2.3.3 Nguyên nhân

- Lượng người cần vốn quá nhiều.

- Nhu cầu vốn lớn tập trung vào 1 thời điểm nên nguồn vốn chưa kịp đáp ứng.

- Các nơi nhận ủy thác chưa làm hết vai trò của đơn vị nhận ủy thác.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013” (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w