1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

27 2,4K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

Trang 1

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU

THỊ SAIGON CO.OP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI LỚP: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊN PHÂN PHỐI L2 ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ

SAIGON CO.OP

Phần dành riêng Khoa

Ngày nộp báo cáo: 18/5/2010

Người nhận báo cáo (ký tên và ghi rõ họ tên)

Trang 3

Trích yếu

Những năm gần đây, ta có thể nhận thấy các kênh phân phối hiện đại đang dần chiếm ưu thế,đặc biệt là tại các đô thị lớn Trong đó, các kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trungtâm thương mại,…)đã phát triển với tốc độ chóng mặt Và có thể thấy các hình thức phân phối này

đã dần trở nên quen thuộc với những người dân ở thành thị và các tỉnh lớn

Vậy điều gì đã làm nên thành công của những kênh bán lẻ trên? Đó là cách thiết lập và điềuhành nguyên hệ thống phân phối Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn phân tích kỹ hơn về cácxây dựng cũng như phát triển của các yếu tố trong một kênh bán lẻ hiện đại quen thuộc – chuỗisiêu thị Co.opMart

Trang 4

Mục lục

Trích yếu i

Mục lục ii

Lời cảm ơn iii

Nhập đề 1

PHẦN I: HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM 2

I Siêu thị - hình thức phân phối hiện đại 2

II Hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay 2

1 Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam 2

2 Hệ thống phân phối ở Việt Nam 3

PHẦN II: HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP 5

I Giới thiệu hệ thống siêu thị Saigon Co.op Mart 5

1 Lịch sử hình thành 5

2 Hệ thống Co.op Mart 5

II Tình hình hoạt động của Saigon Co.op 7

III Hệ thống phân phối của Co.opMart 8

1 Chính sách chất lượng và giá cả 8

2 Chính sách sản phẩm 9

3 Chính sách đối với các nhà sản xuất 10

4 Các hoạt động hỗ trợ, quảng cáo 11

3 Vị trí, không gian 12

4 Các hoạt động kiểm kê, kho bãi 16

5 Các dịch vụ khách hàng 16

6 Chính sách đào tạo nhân viên 18

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 19

I Phân tích SWOT 19

1 Điểm mạnh 19

2 Điểm yếu 19

3 Cơ hội 20

4 Nguy cơ 20

II Đề xuất 20

Tài liệu tham khảo iv

Trang 5

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin được gửi lời biết ơn chân thành đến thầy – giảng viên khoa Kinh Tế Thương Mại

đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức cần biết và bổ ích để chúng tôithưc hiện đề tài này

Ngoài ra, chúng tôi còn xin gửi lời cảm ơn đến những nhân viên trong siêu thị Co.opMart PhúLâm cũng như Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc tình hiểu

và phân tích thông tin

Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng Song, do khả năng và thời gian có hạn cùng một vàiyếu tố khách quan khác nên không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức.Chúng tôi rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp của thầy và khoaKinh Tế Thương Mại

Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi sự may mắn

Trang 6

Nhập đề

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ củacác kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, các chương trình Home Shopping trêntivi… Xu hướng này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang dần dần hòa nhập và thay đồi theo

xu thế hội nhập và thị hiếu người tiêu dùng Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân cư tại các thànhphố và tỉnh lớn đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho việc sử dụng các kênh bán lẻ truyềnthống như chợ, tạp hóa… Các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới như Metro, BigC, Parkson đãxuất hiện tại Việt Nam và sắp tới là những tập đoàn phân phối hàng đầu khu vực và thế giới, chưa

kể đến một tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới mà từng bước chân của họ đi đến quốc gia nào thìđược đánh giá là làm thay đổi nền kinh tế của quốc gia đó - đó là WalMart Chính vì vậy xu hướnghiện đại, mua sắm qua các kênh bán lẻ hiện đại sẽ phát triển mạnh mẽ Với kênh bán lẻ hiện đại,người tiêu dùng luôn đóng vai trò trung tâm Do đó việc tìm hiểu để phát triển một hệ thống bán lẻhiện đại trở nên ngày càng quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng

Trang 7

PHẦN I: HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM

I Siêu thị - hình thức phân phối hiện đại

Từ lâu hệ thống phân phối hiện đại qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên doanh đã pháttriển trên thế giới Các tập đoàn phân phối thông qua kênh này hình thành sớm và đến nay đã cónhững tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống cửa hàng ở khắp nơi trênthế giới Có thể kể ra Wal-Mart, luôn xếp đầu bảng top 25 siêu thị thế giới với 5.164 cửa hàng(trong đó có tính cả Seiyu ở Việt Nam) Carrefour xếp thứ 2, với 10.704 cửa hàng, Metro thứ 5,với 2.144 cửa hàng Tesco đứng thứ 6 với 2.294 cửa hàng

Từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng trong top đầu danh sách Fortune 500 và được xem

là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”, và trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làmthay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn Wal-Mart có doanh thu lớn nhấttrong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour Doanh thu củacông ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart

Công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wal-Mart được thành lập vào năm 1962tại Bentonville, bang Arkansas Mỹ với công thức nổi tiếng: cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụtối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên Ra đời năm 1962thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỉ USD/năm Ðến thời điểm 1993 thì nó đã

ở mức thu vào một tỉ USD mỗi tuần Từ năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằngcon số ấy Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart Tại Mỹ,hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng Năm 2005,Wal-Mart đạt mức tăng trưởng 9,5%, với mức doanh thu đáng nể là 315,6 tỷ USD

Với sự phát triển nhanh và mạnh trên khắp thế giới như hiện nay, có thể khẳng định hình thứcphân phối này là một xu thế chắc chắn của tương lai

II Hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay

1 Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam

Trong vài năm gần đây, phân phối luôn đứng vị trí thứ hai trong các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng Việt Nam Có thể nói ngoài yếu tố chất lượngcủa sản phẩm thì điều người tiêu dùng quan tâm nhiều hiện nay đó chính là sự tiện lợi khi mua sảnphẩm, dịch vụ

Trang 8

Hình 1 Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng

Với những nhóm sản phẩm mà chất lượng không khác biệt nhiều thì yếu tố dễ mua luôn đượcngười tiêu dùng ưu tiên, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu thì mức độ quan tâm đến yếu tốphân phối càng cao Chẳng hạn ngành dược, theo kết quả năm 2005, có đến 27,6% trong 6 yếu tốlựa chọn (phân phối, chất lượng, giá cả, tiếp thị, sản phẩm mới và thương hiệu) của người tiêudùng là bởi sản phẩm có mạng lưới phân phối tốt Các kênh phân phối truyền thống gồm chợ, tiệmtạp hoá và các kênh khác đang thu hẹp dần tỷ trọng trong lưu lượng hàng đưa ra thị trường của cácdoanh nghiệp

Hình 2 Tỷ lệ lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng (Kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006)

Trong các kênh phân phối chính nêu trên, ngoài cửa hàng chuyên và đại lý mang tính chấtchuyên biệt như cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng thời trang, đại lý xe máy, … thì chợ, tiệmtạp hóa phải cạnh tranh trực diện với siêu thị Thực phẩm chế biến, nhu yếu phẩm là loại hàng chủlực của hệ thống siêu thị hiện nay

2 Hệ thống siêu thị ở Việt Nam

Hệ thống phân phối ở Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền thống vớikênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp các địa phương Điều này đối chọi với

hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như MaxiMart, Co.opMart và cáctrung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC

Các nhà phân phối trong nước có thể kể đến như hệ thống siêu thị Co.opMart của Liên hiệpHợp tác xã Thương mại TP.HCM nhiều năm được Tạp chí bán lẻ châu Á bình chọn là nhà bán lẻhàng đầu tại Việt Nam; Maximark, Tax, Vinatex Mart và Satra…

Trang 9

Tính đến năm 2008, tổng số siêu thị trên cả nước là 394 siêu thị, tăng 22% so với năm 2007.Hiện, siêu thị là một kênh phân phối quan trọng khi mặt hàng chăm sóc cá nhân và mặt hàng tiêudùng giành cho gia đình chiếm 40-45% tổng số hàng được phân phối Trong năm 2007, mặt hàngnày chiếm tổng doanh thu là 14.6%, và dự báo sẽ tăng lên 18% trong năm 2008 Cùng với việcnhiều siêu thị ra đời, lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị cũng tăng lên trong thời gianqua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối hiện đại này Tính trên toàn quốc, có 50%người tiêu dùng cho biết họ đi siêu thị mỗi tháng 1 lần Trong năm 2007, con số người tiêu dùng đimua sắm ở siêu thị đã tăng lên 3%, so với năm 2006 Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phânphối hiện đại này khoảng 15%-20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ khác 10% và củanền kinh tế 7%-8% Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, đã tăng lên khoảng trên 10%-25%

và tốc độ này đang ngày càng tăng cao, đến 30%-40%

Các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiện ích đang phát triển nhanhchóng trong những năm gần đây Tuy nhiên, kênh phân phối này đang chịu nhiều sức ép cạnhtranh từ các kênh phân phối truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ chuyên phânphối mặt hàng thực phẩm và các nhu yếu phẩm

Siêu thị tại Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là siêu thị độc lập và siêu thị trựcthuộc (chuỗi) Thực tiễn đã chứng minh hệ thống siêu thị trực thuộc có nhiều ưu điểm như tiếtkiệm chi phí thông qua cơ chế “mua chung bán riêng”, tăng tính cạnh tranh và tính chuyên nghiệp.Ngày càng có nhiều siêu thị tồn tại dưới dạng chuỗi và Sài Gòn Co-op là một điển hình cho sựthành công với mô hình này Hệ thống Sài Gòn Co-op hiện có hơn 40 siêu thị trên địa bànTP.HCM và các tỉnh lân cận, và được xem là nhà kinh doanh bán lẻ có vốn đầu tư trong nước hàngđầu Việt Nam hiện nay Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có vốn đầu tư trong nước,các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nổi tiếng trên thế giới cũng đã có mặt ở TP.HCM như Metro Cash

& Carry, Big C tạo nên một cuộc cạnh tranh ngay càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.Với sức mạnh về tài chính và nhiều năm kinh nghiệm, các nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài cónhiều lợi thế trong cạnh tranh Tuy nhiên, sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng đãkích thích các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước năng động hơn và hoạt động hiệu quả hơn cũngnhư học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá về quản lý và kinh doanh

Trang 10

PHẦN II: HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP

I Giới thiệu hệ thống siêu thị Saigon Co.op Mart

1 Lịch sử hình thành

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ViệtNam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, họchỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanhliên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình Làmột trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhậpkhẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.optrên thị trường trong và ngoài nước

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart CốngQuỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật,Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướngphát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op

Cho đến nay, hệ thống Co.opMart đã là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm

40 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ Các siêu thị Co.opMart có đặcđiểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiềudịch vụ tăng thêm Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”,Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng giađình mỗi ngày Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phúvới nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụkhách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trởthành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”

Saigon Co.op đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc ba chính sách về chất lượng như sau

 Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà

 Hàng hóa phong phú và chất lượng

 Giá cả phải chăng

 Phục vụ ân cần

 Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

 Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Namchất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

 Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên Mọi hoạt động của SaigonCo.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội

2 Hệ thống Co.op Mart

1 Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp HCM

2 Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp HCM

3 Co.opMart Đầm Sen, Q.11 - Tp HCM

Trang 11

4 Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp HCM

5 Co.opMart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp HCM

6 Co.opMart Phú Lâm, Q.6 - Tp HCM

7 Co.opMart Thắng Lợi, Q Tân Phú - Tp HCM

8 Co.opMart Nguyễn Kiệm - Q Phú Nhuận - Tp HCM

9 Co.opMart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định

10 Co.opMart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp HCM

11 Co.opMart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ

12 Co.opMart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang

13 Co.opMart BMC, Q.Tân Phú - Tp HCM

14 Co.opMart An Đông, Q.5, TPHCM

15 Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 – TPHCM

16 Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 – TPHCM

17 Co.opMart Vĩnh Long, Tx.Vĩnh Long

18 Co.opMart Pleiku, Tp Pleiku – Gia lai

19 Co.opMart Long Xuyên, TP Long Xuyên - An Giang

20 Co.opMart Phan Thiết, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận

21 Co.opMart Biên Hoà, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai

22 Co.opMart Vị Thanh, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang

23 Co.opMart Tam Kỳ, Tx.Tam Kỳ - Quảng Nam

24 Co.opMart Tuy Hoà, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên

25 Co.opMart Nhiêu Lộc, Q.3 – TPHCM

26 Co.opMart Bình Tân, Q.Bình Tân - Tp.HCM

27 Co.opMart Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu

28 Co.opMart Hùng Vương, Q.5 - TP.HCM

29 Co.opMart Huế, P.Phú Hòa, Tp Huế

30 Co.opMart Bến Tre, Tx.Bến Tre - Bến Tre

31 Co.opMart Buôn Ma Thuột, TP.Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắclắk

32 Co.opMart Tuy Lý Vương, Q.8 - Tp.HCM

33 Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM

34 Co.opMart Suối Tiên, Q.9 - Tp.HCM

Trang 12

37 Co.opMart Thanh Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận

38 Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

39 Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An

40 Co.opMart BMC Hà Tĩnh, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

41 Co.opMart Rạch Miễu, TP HCM

II Tình hình hoạt động của Saigon Co.op

Bắt đầu hoạt động kinh doanh với số vốn khiêm tốn, bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhân sự hoạtđộng từ cơ chế cũ, kinh nghiệm thương trường ít ỏi,… Saigon Co.op đi từ khởi điềm rất thấp Quahơn 20 năm hoạt động, Saigon Co.op đã vươn lên thành một tổ chức kinh doanh thương mại có uytính không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà cỏn được nhiều địa phương tin tưởng và tạo điềukiện để phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

người/ngày

Hình 3 Lượt khách bình quân của chuỗi Co.opMart giai đoạn 1996 - 2003

Trong giai đoạn 1992 – 1997, thời kì Saigon Co.op bắt đầu xây dựng chuỗi siêu thị Co.opMart,lợi nhuận thu từ hoạt động bán lẻ chỉ chiếm 16% trên tổng doanh thu của Saigon Co.op Đến giaiđoạn 1998 – 2003 doanh thu từ hoạt động bán lẻ đả chiếm tới 82% tổng doanh thu của SaigonCo.op Điều này chứng tỏ hệ thống siêu thị Co.opmart đã có những bước tiến dài trên con đườngkinh doanh phục vụ và đã trở thành một chuỗi siêu thị mạnh

Năm 2009, Saigon Co.op đã đạt tổng doanh thu trên 8.600 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước

277 tỷ đồng 42 hệ thống siêu thị Co.opMart và các cửa hàng CoopFood đã tham gia bình ổn tốtgiá cả thị trường và đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến trong kinh doanh và trong cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có kết quả cao

Từ những hiệu quả kinh doanh đạt trên, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh(Saigon C.oop) vừa tổ chức Hội nghị thi đua, phấn đấu đạt tổng doanh thu 11.500 tỷ đồng trongnăm 2010

Trang 13

Trong kế họach năm nay, SaigonC.oop sẽ phát triển thêm 10 siêu thịCoopMart tại TP Hồ Chí Minh và cáctỉnh, thành phố trên toàn quốc và giữvững vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu củaViệt Nam.

Trong năm 2010, Saigon Coop sẽtiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phongtrào học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí; phát huy vànhân rộng phong trào sáng kiến, cảitiến công trình; triển khai mạnh mẽ vàsâu rộng cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”bằng việc nâng tỷ lệ hàng sản xuất tạiViệt Nam đưa vào kinh doanh trong siêu thị

III Hệ thống phân phối của Co.opMart

1 Chính sách chất lượng và giá cả

Vào những năm đầu khi siêu thị mới ra đời với những cửa hàng mới mẻ, khang trang, hiện đạicùng với những hàng hóa cao cấp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá cả khá cao không phùhợp với túi tiền nhân dân lao động Đối tượng chủ yếu của các siêu thị này là bộ phân dân cư cóthu nhập khá và cao Saigon Co.op đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, xây dựng một siêuthị vừa phù hợp với yêu cầu nâng cấp hoạt động bán lẻ lên một trình độ mới văn minh hiện đạinhưng lại không xa rời bản chất “người nội trợ đảm đang của nhân dân” của thành phần kinh tếHợp tác xã Co.opMart đã quyết định chọn tầng lớp nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên và

đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình là đối tượng phục vụ, là khách hàng mục tiêu củamình Với sự khẳng định này Co.opMart đã xóa đi ấn tượng “siêu thị là nơi mua sắm cao cấp dànhcho người có tiền, “siêu thị là siêu giá”… làm cho siêu thị trở nên bình dân, gần gũi hơn với đại đa

số quần chúng nhân dân, nhất là bà con lao động

Trong quá trình kinh doanh và phục vụ của mình Co.opMart luôn luôn trung thành với phươngcâm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần” Ngay từ khi mới thành lậpCo.opmart đã áp dụng chiến lược “bình dân hóa”, “nội địa hóa” và “đa dạng hóa” các mặt hàngkinh doanh, trở thành nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và tiêu dùng hàngngày với chất lượng cao, giá cả phù hợp trong một môi trường mua sắm văn minh, lịch sự hầu hếtngười tiêu dùng đều có chung một nhận xét rằng đến siêu thị Co.opMart khách hàng cảm thấy rất

dễ mua hàng và chọn lựa, giá cả chấp nhận được và điều quan trọng là thái độ phục vụ thân thiện,

dễ mến tạo cảm giác gần gũi ấm áp Theo đà phát triển của thị trường và đòi hỏi của khách hàng,Co.opMart tiếp tục sáng tạo và cải tiến tập trung phát triển mạnh các mặt hàng tươi sống có chấtlượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và độ an toàn cao như rau an toàn, thịt cá an toàn và cácsản phẩm sạch… đã tạo được sự yên tâm cho khách hàng và tăng thêm uy tính cho Co.opMart

Hình 4 Siêu thị Co.op Mart tại Bến Tre

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 1 Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng (Trang 8)
Hình 2 Tỷ lệ lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng (Kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006) - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 2 Tỷ lệ lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng (Kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006) (Trang 8)
Hình 4 Siêu thị Co.op Mart tại Bến Tre - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 4 Siêu thị Co.op Mart tại Bến Tre (Trang 13)
Hình 5 Co.opMart thực hiện chương trình tuần lễ xếp túi giấy, chuẩn bị cho ngày 27/3 không dùng túi ny lông để đựng hàng - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 5 Co.opMart thực hiện chương trình tuần lễ xếp túi giấy, chuẩn bị cho ngày 27/3 không dùng túi ny lông để đựng hàng (Trang 17)
Hình 6 Lối đi trong siêu thị Co.opMart Phú Lâm - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 6 Lối đi trong siêu thị Co.opMart Phú Lâm (Trang 18)
Hình 7 Hệ thống tính tiền tại Co.op Mart - HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ SAIGON CO.OP
Hình 7 Hệ thống tính tiền tại Co.op Mart (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w