Một tiết kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sang tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Yêu cầu dạy học
Tâm lí trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể
chuyện Chúng thường được nghe ông bà ,cha mẹ , thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có những nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em nhiều niềm vui , sự thích thú , thư giãn sau những giớ học căng thẳng Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em long yêu cái đẹp trong thiên nhiên ,
xã hội của con người Nâng cao tâm hồn trong sáng , hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hòa , toàn diện của bản thân Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thong thường về tự nhiên , xã hội Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ ,mở ra cho các em những chân trời mới , cho trí tưởng tượng làm phong phú các các hình thức màu sắc lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em Ánh mắt vui tươi , những tiếng cười sảng khoái , không khí nhộn nhịp , thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi , cảm thông , long tin cậy giữa thầy cô và các em Đặc biệt với những em còn rụt rè , nhút nhát , do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống Khi học tiết kể chuyện , các em sẽ có cơ hội gần gũi , hòa đồng với các bạn , các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng , vui thích Qua đó tôi nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường Tiểu học là có cơ sở Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn , khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình , Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các tự tin vào khả năng diễn đạt của mình Trong tiết kể chuyện các em có thể hòa mình vào những nhân vật mình yêu thích Các em được sống trong thế giới riêng của mình Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện
1.2 Thực tế dạy học
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện , và những yêu cầu dạy học phân môn này Giáo viên phải thấy được : “ việc dạy kể chuyện như thế nào hấp dẫn , thu hút các em ?” Để thực hiện được điều này đòi hỏi ở giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy , long say mê nghề nghiệp , yêu trẻ , hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ
em , phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?
Nhưng qua thực tế giảng dạy hiện nay , một số giáo viên vẫn chưa dành cho môn học này sự đầu tư xứng đáng Tiết kể chuyện diễn ra rất tẻ nhạt , buồn chán Giáo viên giảng dạy rất sơ sài Có khi lên lớp giáo viên chỉ cầm sách đọc câu chuyện cho học sinh nghe một cách thờ ơ qua loa và không có cảm súc sau đó cho học sinh đọc lại Một tiết kể chuyện diễn ra ngắn gọn , buồn chán và đơn điệu Vì vậy tiết kể chuyện chưa lôi cuốn học sinh , chưa tạo được hứng thú , long say mê học đối với phân môn này Tiết kể chuyện diễn ra dưới hình thức độc thoại của giáo viên trong một giọng kể tẻ nhạt ,không có tranh minh họa và học sinh chưa được hòa nhập vào từng nhân vật trong truyện vì giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện
Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh Các em chưa được bộc lộ hết khả năng kể chuyện cũng như tính sáng tạo ở mỗi
Trang 2em Hiện nay phân môn kể chuyện dường như bị xem như là môn học phụ , vị trí củaphân môn này vẫn chưa được coi trọng đúng mức
1.3 Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân
Từ lâu môn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiếng việt ở Tiểu học , nhất là với tư cách của phân môn riêng Song nhiều năm qua , tiết kể chuyện chưa được quan tâm đúng mức , kể cả trong cải cách giáo dục , kể chuyện vẫn chưa chuyển biến được là bao bởi nhiều nguyên nhân như :
- Trong thời khóa biểu , tiết kể chuyện thường được xếp ngay sau tiết tập đọc 1 ngày , học sinh không có thời gian tham khảo
- Văn bản truyện đọc dài , nhiều tình tiết khó nhớ , khó thuộc Vì vậy tiết kể chuyện thường biến thành một tiết truyện đọc thiếu tính hấp dẫn , ít thuyết phục
- Thậm chí có những giáo viên còn xem phân môn này là môn học phụ nên bỏ qua không dạy hoặc dạy rất sơ sài
- Xuất phát từ những đặc điểm tình hình qua quá trình giảng dạy môn kể chuyện Bản thân tôi nhận thức rằng quá trình dạy kể chuyện là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp , tinh tế nhiều mặt và có tính chất độc đáo Và điều này càng bộc lộ rõ nét hơn qua phân môn kể chuyện Vì vậy bản thân tôi là giáo viên Tiểu học , tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “Một tiết kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sang tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn”
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn kể chuyện sáng tạo ở lớp 2 Với nhiều năm tham gia giảng dạy lớp 2 Trongphạm vi nghiên cứu của mình tôi đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 2 biết kể chuyện sang tạo thong qua kể chuyện theo tranh minh họa các em biết kể lại nội dungcốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể
Hiện nay tôi đang giảng dạy lớp 2 /3 trường Tiểu học Định An , huyện Dầu Tiếng Trường thuộc xã vùng sâu khó khăn , không có điều kiện gần gũi với phương tiện thông tin hiện đại nhưng bù lại các em lại rất mạnh dạn và tự tin Đa số các em đều chăm chỉ và có tinh thần học tập cao Nên đó cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc nghiên cứu đề tài này Tính mạnh dạn đã có sẵn trong mỗi bản thân của các em và sự quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình Đó cũng là bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả và đạt chất lượng cao
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Nghiên cứu tài liệu dạy học
Để nghiên cứu đề tài này , tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2 Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọctruyện ,tâm lý trẻ em , một số sách truyện cổ tích , truyện thiếu nhi Sách tham khảo của nhà xuất bản giáo dục và nhất là tôirất chú trọng đến việc luyện giọng kể của mình Nhằm phát triển nghệ thuật kể chuyện , tôi thường xuyên quan tâm đến chương trình đọc truyện thiếu nhi trên đài truyền thanh vàxem các chương trình kể chuyện cho trẻ em được phát song trên ti vi Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu them từng nhân vật thể hiện qua cách diễn xuất của từng diễn viên nhí Những nhân vật thật trên phim sẽ có
Trang 3tác động rất mạnh mẽ đến trẻ em Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả các vấn đề lien quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh
3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Tôi đã thực hiện một số lần khảo sát , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay Đa số học sinh rất thích tiết kể chuyện ( theo số liệu tôi tham khảo trong lớp thì có 34/34 em đều thích nghe kể chuyện và xem phim truyện thiếu nhi , cũng như kịch thiếu nhi và đặc biệt là truyện cổ tích ) Về phía giáo viên đồng nghiệp cũng thấy rằng học sinh rất có hứng thú với tiết kể chuyện , và chờ đợi tiết kể chuyện trong niềm háo hức và tâm trạng rất vui Còn với phụ huynh thì cho rằng kể chuyện là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ em Chúng rất tin vào những câu chuyện thần kỳ , chúng luôn luô mong muốn có một ngày nào đó mình sẽ thành nhân vật ấy , điều đó giúp trẻ có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Ngoài ra việc dự giờ đồng nghiệp nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng được tôi vận dụng Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, BGH là luôn trao đổi thường xuyên cùng hiệu phó chuyên môn để đưa ra những vấn đề còn vướng mắc
Đối với học sinh sau khi được học xong tiết kể chuyện , tôi khảo sát các em bằng cáchcho sử dụng một số câu hỏi nhằm liểm tra lại những gì các em đã được tiếp thu Sau đó ( cho các em ghi lại cảm nhận của mình về câu chuyện vừa nghe ) được tôi thường xuyênvận dụng để các em có dịp bộc lộ cảm xúc của mình nói lên những điều thích và không thích ở các nhân vật tong từng câu chuyện kể và trong thế giới tuổi thơ của các em
3.3 Dạy thực nghiệm
Giảng dạy thực nghiệm 2 tiết :
- Kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ
- Kể chuyện bài : Bà cháu
3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm
Trước khi nghiên cứu đề tài này , tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm việc cải cách giảng dạy môn kể chuyện Trong tiết kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ và bài Bà cháu Tham khảo ở học sinh , thì thấy rằng dù đã được học ở tiết tập đọc nhưng các em vẫn không có hứng thú và chưa thích thú câu chuyện này Các em rất nhát khi được tôi yêu cầu kể lại cho các bạn nghe Nhung các em chỉ cười trừ và rất mắc cỡ ,
có em cũng mạnh dạn đứng lên kể nhưng rồi câu chuyện trở nên tẻ nhạt qua lời kể của các em Và tôi đã dạy thực nghiệm thì kết quả hoàn toàn bất ngờ Các em thích thú thể hiện rõ lên nét mặt của từng học sinh Và điều làm tôi bất ngờ hơn hết là khi tôi yêu các
em kể lại câu chuyện trên thì các em tranh nhau đòi kể và kể một cách rất hăng say Nhập tâm vào cốt truyện một cách nhanh chóng Từng em thể hiện nhân vật một cách rõ nét , thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật mà các em tham gia đóng Đó là kết quả của quá trình học tập vừa giải trí thư giản dành cho các em thông qua môn kể chuyện
chuyện ,biết nhập vai nhân vật thông qua câu chuyện
1.1 Mục tiêu dạy học
Trang 4Kể chuyện là một động từ biểu thị hành động nói Có nhiều định nghĩa về kể chuyện nhưng nhìn chung kể chuyện nói một cách ngắn gọn là hình thức thông tin nhanh gọn truyền cảm bằng ngôn ngữ Mặc dù đã có nhiều phương tiện thong tin hiện đại như ti vi ,đài phát thanh , radio , người ta vẫn thích nghe kể chuyện bằng miệng
Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện , sau đó
kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên, điệu bộ thíchhợp , làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn có sức thuyết phục người nghe Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản than , làm cho câuchuyện thêm cụ thể Có nhiều hình thức kể chuyện ; kể chuyện bằng lời kể của mình , kểtruyện theo tranh , kể chuyện nhập vai …
Cải cách cương trình giáo dục hiện nay theo hướng hình thành nhân cách của trẻ em theo hướng phát triển khả năng nghe – đọc – nói – viết và tư duy của các em , môn kể chuyện được đưa vào giảng dạy trong trường Tiểu học được đánh giá là môn học nhằm phát triển , rèn luyện khả năng giao tiếp của học sinh Tiểu học rất cao Kể chuyện là một trong những môn học của Tiếng Việt đang được quan tâm hàng đầu
Để đáp ứng được mục tiêu của dạy học hiện nay là hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe , nói , đọc , viết ) trong hoạt động học tập và giao tiếp Môn Tiếng Việt bậc Tiểu học đặt ra hang đầu kĩ năng giao tiếp nhất là
kĩ năng nghe , nói được xem là kĩ năng đặc biệt quan trọng bởi nó được dung thường xuyên từng ngày , từng giờ trong đời sống
Vì vậy , trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 cải cách lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làmđịnh hướng cơ bản Trong đó , các kĩ năng nghe , nói là những kĩ năng quan trọng nhất trong hoạt động giao tiếp Và phân môn kể chuyện được dạy đúng với phương pháp bộ môn sẽ góp phần đắc lực để rèn luyện các kĩ năng nghe nói của học sinh Nhất là khi hướng dẫn học sinh kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sáng tạo theo đúng với phương pháp giáo dục hiện nay
1.2 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA
Chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 2 sắp xếp tiết kể chuyện là nội dung của bài tập đọc mới học xong trong 2 tiết Trên cơ sở đã học tập đọc , tìm hiểu nội dung và nắm vững cốt truyện , học sinh có điều kiện thuận lợi để rèn thêm kĩ năng thông qua các bài thực hành kể chuyện
Số lượng bài và thời lượng của môn kể chuyện lớp 2 là 31 bài , 31 tiết / năm Học trong 2 học kỳ
Dung lượng mỗi văn bản truyện có khoảng trên dưới 200 chữ Kể chuyện theo tranh ,
kể chuyện theo dàn ý cho sẵn , kể chuyện phân vai , diễn đoạn
Hình thành trình bày sách đẹp , nội dung dễ hiểu Có hình ảnh , câu gợi ý giúp cho học sinh nhớ lại câu chuyện một cách logic hơn có trình tự của câu chuyện
Trong từng bài thể hiện rõ nét nội dung cụ thể rất gần với cuộc sống của các em , Cốt truyện vừa gần gũi vừa phù hợp với khả năng cảm thụ của các em
Với quan điểm biên soạn sách là thể hiện các văn bản truyện gắn liền với chủ điểm đơn vị học Từng chủ điểm là một câu chuyện về chủ điểm đó Trong toàn bộ chương trình học của phân môn Tiếng Việt lớp 2 có tất cả là 35 tuần trong đó có 15 chủ điểm được chia ra mỗi chủ điểm là 2 tuần
Học kì I
- Em là học sinh
- Bạn bè
Trang 5- Nhân dân ( 3 tuần )
Ví dụ : Chủ điểm thầy cô có chuyện Người thầy cũ và Người mẹ hiền hoặc chủ điểm Anh em có chuyện Câu chuyện bó đũa , Hai anh em Vừa cung cấp kiến thức , rèn luyện
kĩ năng các phân môn Tiếng Việt có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Như vậy trong từng chủ điểm đều có nội dung câu chuyện phù hợp gắn với thực tế của học sinh
Chương trình môn kể chuyện ở SGK hiện nay được thể hiện là có các mức độ kể chuyện dần theo vòng xoáy trôn ốc
Ví dụ : Ở học kì I kể chuyện theo tranh được sắp xếp theo thứ tự của câu chuyện và có
sự gợi ý của tôi dẫn dắt các em nhập tâm vào cốt truyện , nhưng sang học kì II tranh minhhọa không được sắp xếp theo trình tự của câu chuyện và có những câu chuyện không có tranh mà chỉ có câu gợi ý cho học sinh
Đây là một chương trình rất mới và khó được thể hiện trong chương trình học , bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cần có của học sih trong môn Tiếng Việt nói chung
và phân môn kể chuyện nói riêng
Tôi xin tóm tắt cơ bản lại như sau :
31 BÀI – 31 TIẾT
1.3 Kỹ năng cần đạt đối với giáo viên và học sinh
1.3.1 Đối với giáo viên
Phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh :
Trang 6- Kỹ năng độc thoại : Học sinh biết kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theotừng mức độ khác nhau Cụ thể là học sinh biết kể từng đoạn và kể lại toàn bộ câu chuyện Kể theo nội dung văn bản và kể bằng lời của mình Biết quan sát tranh , dựng lại câu chuyện theo từng nội dung tranh minh họa Và sắp xếp nội dung từng tranh vẽ cho phù hợp với câu chuyện mà các em kể
- Kỹ năng đối thoại : Học sinh biết kể lại câu chuyện , biết phân vai và diễn đạt lại câu chuyện vừa kể Bước đầu các em biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp ( nét mặt , cử chỉ , điệu bộ …) khi kể chuyện , các em dùng các yếu tố đó để nhập vai vào từng nội dung câu chuyện Hình thành cho các em biết kể chuyện sáng tạo là dùng lời văn kể của mình kể lại câu chuyện Biet6a cách nhập vai vào từng nhân vật vào câu chuyện bằng cử chỉ điệu bộ của mình
- Kỹ năng nghe : Theo dõi câu chuyện của bạn mình kể để có thể kể tiếp hoặc bổ sung ý kiến , nhận xét thích hợp cho câu chuyện của bạn vừa kể
Giúp học sinh củng cố , mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ , phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic , nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện
Bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp , trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập Thấu hiểu được tình cảm , cảm xúccủa các em trong từng nội dung câu chuyện và thấy được những gì trong câu chuyện đó Đó cũng là cách giáo dục tính cách của các em thông qua các câu chuyện trên Các em rút ra được những điều tốt và không tốt cho bản thân Đây
là nền tảng giáo dục nhân cách cho các em sau này
Thông qua môn kể chuyện tôi hình thành cho các em kĩ năng mạnh dạn nói trước đám đông một cách có nghệ thuật , góp phần khêu gợi tư duy hình tượng ở trẻ Học sinh biết dựa vào nội dung câu chuyện và kể lại một cách có sang tạo Trướchết tôi phải nắm rõ những yêu cầu cơ bản của việc giúp học sinh kể chuyện theo phương pháp sáng tạo Không nhất thiết là các em phải them tình tiết vào nguyênbản , cũng không khuyến khích các em them từ ngữ vào câu chuyện Câu chuyện trong lời kể của học sinh sao cho sinh động , nhập tâm vào câu chuyện là đạt yêu cầu
Phải xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt trong tiết kể chuyện Biết cách tồ chứclớp học theo phương pháp dạy học mới và học sinh là người chủ yếu trong tiết kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện góp phần không kém phần quan trọng trong quá trình dạy
kể chuyện vì kể chuyện cho trẻ em là một hoạt động đầy hứng thú nhưng rất khó khăn , đòi hỏi ở từng giáo viên phải có sự rèn luyện và hướng dẫn các em biết cách kể chuyện có sức thuyết phục thu hút người nghe hướng vào câu chuyện của mình vì vậy điều đó được tôi rèn luyện và quan tâm hàng đầu
Tôi hình thành sơ đồ sau :
Trang 81.3.2 Đối với học sinh
Học sinh biết dựa vào tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Và biết dựa vào trí nhớ nhìn vào tranh kể lại câu chuyện đối với những câu chuyện có tranh minh họa nhưng không
có lời gợi ý Biết sắp xếp nội dung từng bức tranh theo thứ tự của câu chuyện đối với những chuyện kể có nội dung tranh minh họa nhưng không được sắp xếp theothứ tự nguyên bản của câu chuyện Biết kết hợp kể theo tranh và nội dung câu chuyện theo giọng kể của mình
Học sinh biết kể lại câu chuyện theo lời gợi ý cho sẵn trong từng bài Các em dựa vào nội dung bài tập đọc , nhớ lại và kể được câu chuyện Học sinh biết phânđoạn và kể lại từng đoạn và tự đặt tên cho mỗi đoạn của câu chuyện
Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu Biết kể lạitừng đoạn câu chuyện vừa tóm tắt
Biết dựng lại câu chuyện theo phân vai của từng nhân vật trong câu chuyện Thể hiện đúng tính cách cũng như giọng kể của từng nhân vật trong câu chuyện bằng một giọng kể tự nhiên Biết tham gia cùng các bạn để dựng lại câu chuyện theo nhân vật trong câu chuyện
Học sinh biết kể mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình và biết thay đổi tìnhtiết câu chuyện Các em biết tưởng tượng , có thể tự têm chi tiết và biết kết thúc câu chuyện bằng chi tiết của mình mà nội dung câu chuyện có trong bài
Biết kể chuyện tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hơp với nội dung câu chuyện Biết sang tạo riêng về cách tạo ralời kể của mình Điệu bộ , giọng kể , cử chỉ và biết thay đổi giọng kể cho phù hợpvới diễn biến , nội dung câu chuyện
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn Kể tiếp lời kể của bạn
yêu cầu đặt ra ở học sinh lớp 2 cần đạt các kỹ năng trên và thông qua môn kể chuyện là hình thành tính cách mạnh dạn , giáo dục văn học cho các em và biết cảm thụ cuộc sống ở cá nhân từng học sinh Chung ta không cần yêu cầu học sinh phải thêm tình tiết câu chuyện , các nhân vật không có trong bài , chúng ta cũng không khuyến khích học sinh thay đổi các từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác Không nên coi việc học sinh
kể thuộc long câu chuyện là thiếu sang tạo Vấn đề yêu cầu đặt ra đối với kỹ năng học sinh là các em cần kể sao cho khác nguyên văn mà là học sinh biết
kể lại câu chuyện một cách sinh động nhu các em sống trong câu chuyện , chứkhông phải kể lại chuyện như đọc lại nội dung câu chuyện Và các em phải diễn đạt được qua giọng kể , điệu bộ , cách cảm nhận câu chuyện của từng em học sinh trong các câu chuyện Đó chính là yêu cầu kỹ năng cần đặt ra trong chương trình kể chuyện lớp 2
1.4 Phương pháp dạy học chủ yếu của phân môn kể chuyện
1.4.1 Sử dụng tranh minh họa để gợi mở , hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện
- Tranh minh họa sử dụng trong kể chuyện có hai loại : tranh kèm lời gợi ý ( dung trong những tuần đầu năm học )và tranh không kèm lời gợi ý ( dung trong những tuần sau )
Trang 9- Tôi luôn sử dụng tranh có sẵn trong sách giáo khoa và phóng to tranh để tạo cho học sinh dễ quan sát
1.4.2 Đặt câu hỏi gợi ý dàn ý để học sinh dễ dàng nhớ lại câu chuyện
1.4.3 Sử dụng câu hỏi gợi ý tưởng tượng hoặc nhận xét , cảm nghĩ của các em về nhân vật trong câu chuyện
1.4.4 Hướng dẫn các em phân vai , dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại
và sắm vai Lập nhóm cho các em tự dựng lại câu chuyện theo yêu cầu SGK Sau đó học sinh theo dõi và ghi nhận đóng góp ý kiến , đánh giá những điểm tốt
và chưa tốt của các nhóm và cuối cùng tôi tổng kết ý kiến của các em nhân xét riêng theo từng ý kiến đóng góp
1.4.5 Ngoài ra các phương pháp tôi áp dụng tong tiết kể chuyện gồm :
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Trang 101.5 Các bước lên lớp của tiết kể chuyện
1.5.1 Kiểm tra bài cũ
1.5.2 Dạy bài mới
- Giới thiệu bài : Dẫn dắt học sinh vào câu chuyện sao cho tạo sự chú ý của các
em đó là bước đầu thành công của tiết học
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện : Học sinh thực hiện bài luyện tập kể theo tranh và dựa vào tranh kể lại bằng lời kể của mình Nghe và nhận xét lời kể của bạn
- Học sinh kể lại theo cách nhập vai từng nhân vật , kể có sang tạo và kể bằng lời của mình Nêu nhận xét cảm nghĩ
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập Chủ yếu là bài tập bằng lới nói của học sinh
số em nắm rất tốt nội dung câu chuyện vì câu chuyện đó các em đã được học ở 2 tiết tập đọc Và điều đó cũng tạo điều kiện cho chúng tôi khi hướng dẫn các em nhập vai vào nhân vật Tranh minh họa cũng là phần nào giúp các em nhớ lại câu chuyện , giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn các em kể lại được câu chuyện Khi bắt đầu vào tiết học để tạo không khí cho các em , tôi thử cho một em lên kể lại câu chuyện vui nào đó mà em biết Và kết quả quá bất ngờ là được các em hưởng ứng rất tích cực và nhiệt tình tham gia Các em được cười thoải mái trước khi bước vào nội dung chính của bài Ngoài ra các em còn tự sưu tầm truyện vui
để được kể trước lớp , các em rất thích thú khi được đúng trước lớp kể cho các bạn nghe Đôi lúc những câu chuyện rất bình thường mà các em xem trên tivi hoặc xem được ở đâu đó Bước đầu tôi hình thành ở học sinh tính mạnh dạn và biết dung lời nói của mình kể lại những chuyện mà chúng biết , thời gian dành cho phần mở đầu ấy chiếm khoảng từ 2 đến 3 phút nhưng đã tạo không khí lớp học sôi nổi hẳn lên
Kết quả mà tôi thu hập được về sự hứng thú học tập của học sinh là 34/34 em thích lên kể chuyện vui trước khi bắt đầu học
Để vào bài một tiết kể chuyện bao giờ tôi cũng nhắc thật kỹ mục đích – yêu cầu của bài cho học sinh nắm rõ trước khi vào nội dung chính của bài sau đó vài
em nhắc lại Nhằm tạo cho các em nhớ lại nội dung câu chuyện và để nắm được nội dung câu chuyện thì việc nghiên cứu hình ảnh minh họa cũng không kém phần quan trọng , trước khi kể tôi yêu cầu các em phải quan sát thật kỹ nội dung
Trang 11của từng tranh vẽ và nhớ lại nội dung bài tập đọc đã học Không yêu cầu các em phải nhớ thật chi tiết câu chuyện , chỉ cần nhớ cốt chuyện là đủ Để tiện việc nghiên cứu bài tôi thử áp dụng cho các em quan sát theo từng nhóm nhỏ nhằm giúp các em yếu , rụt rè cùng tham gia và kết quả các em cùng bạn tong nhóm bàntán rất nhiều về nội dung trong tranh khi tôi cho các em kể lại nội dung từng đoạn của câu chuyện theo nội dung tranh vẽ thì các em đều kể lại một cách rất tự nhiên thoải mái và điều làm tôi vui mừng là những em rụt rè nhút nhát lúc đầu chưa dám đại diện nhóm len kể nhungsau đó các em đã tự tin đứng trước lớp nội dung làm việc của nhóm Riêng đối với một số em còn yếu lúc đầu chưa nhớ nội dung câu chuyện nhưng qua việc cùng các bạn thảo luận thì các em có nhiều tiến bộ , lúc đầu các em còn xem sách nhưng qua vài tuần các em đã không còn xem sách nữa vì quá trình thảo luận các em nghe các bạn nhóm do đó phần nào nhớ được Khi tô được dự giờ tiết kể chuyện bài MẪU GIẤY VỤN – một em học sinh đã phát biểu khi giáo viên yêu cầu lên kể lại nội dung chuyện theo tranh 1 trong bài :
* Cô giáo đang giảng bài trong lớp thì bỗng có một bạn nào đó quăng tờ giấy
ra cửa lớp , cô giáo rất buồn nhìn tờ giấy nhưng cô vẫn cười và chỉ tờ giấy đang nằm ở giữa cửa cho chúng em xem Các bạn dưới lớp nhìn ra và suy nghĩ tờ giấy
đó là của ai mà dám vứt ngay cửa lớp như vậy …
Dù không đúng như nội dung câu chuyện nhưng rõ rang qua quan sát tranh các
em nhận thấy như thế thì chúng ta không thể cho các em là sai được Tư duy của các em nhìn sự việc là như thế
Vì vậy phải xác định rõ khi cho học sinh quan sát tranh và kể lại nội dung câu chuyện thì bước đầu giúp các em biết quan sát và kể lại theo ý riêng của mình , vàgiáo viên phải biết cách hướng cho các em kể lại nội dung tranh theo câu chuyện
đã học mà lúc đầu giáo viên đã nêu ở mục đích yêu cầu
Trong quá trình vừa dự giờ vừa trực tiếp tham gia giảng dạy tôi cùng đồng nghiệp đã thử nghiệm các phương pháp giảng dạy tích cực cũng như áp dụng các phương pháp nhằm giúp học sinh kể chuyện sáng tạo Chúng tôi thu thập được các kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh như sau :
Khi tôi thử cho các em lên kể lại câu chuyện có nhìn tranh thì hầu hết các em chưa thể hiện được nét mặt cũng như cử chỉ điệu bộ về nội dung câu chuyện , các
em còn rất e ngại không dám thể hiện , hầu hết các em kể lại như thuộc lòng không có cảm xúc theo nội dung Để giải quyết vấn đề này tôi thử nghiệm bằng cách bước đầu các em chưa quen nên cứ để các em kể và sau đó tôi hướng dẫn cho các em thấy nếu cô kể câu chuyện đó bằng một giọng kể rất bình thường bằngmột giọng nói cứng ngắc thì các em có thấy thích thú không ? Và tất cả các em đều có nhận xét là không hay và nghe không thích Lúc bấy giờ tôi hướng dẫn các em kể câu chuyện thật tự nhiên , và để thu hút được người nghe thì các em cần có giọng kể phù hợp với diễn biến nội dung cốt truyện , và thể hiện cả nét mặtvui buồn giận dữ của từng nhân vật trong câu chuyện Khi hướng dẫn việc này các em tiếp thu rất nhanh vì các em đã được học cách đọc diễn cảm thông qua bài tập đọc
Đối với những nhân vật khó thì tôi trực tiếp làm mẫu cho các em xem Vì vậy yêu cầu đối với giáo viên khi dạy kể chuyện thì việc đầu tiên tôi cần rèn luyện đó
là nghệ thuật kể chuyện và cách diễn đạt câu chuyện vì có nắm thật kĩ như thế giáo viên mới có thể truyền đạt tốt cho học sinh hiểu và thực hiện , giáo viên là
Trang 12người dẫn dắt cho các em nhập tâm vào câu chuyện là chính Điều cần đạt ở đây
là các em phải biết kể lại câu chuyện bằng giọng kể của mình và biết thể hiện nội dung câu chuyện bằng hành động và điệu bộ ,giọng kể phù hợp Và đó cũng là bước đầu hình thành ở học sinh kể chuyện theo phương pháp sáng tạo
Kết quả tôi thu nhận được ở học sinh thì trong thời gian đầu các em chưa biết thể hiện điệu bộ nét mặt cử chỉ theo nội dung câu chuyện nhưng chỉ qua một tuần
là các em biết cách kể chuyện bằng lời nói của mình và thể hiện hành động điệu
bộ khi kể Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các em rất thích kể câu chuyện theo cách nói và cách hiểu của các em , các em rất thích khi kể kết hợp điệu bộ , thấy được điều đó khi tôi yêu cầu các em xung phong lên kể thì các em giơ tay rất nhiều Các em còn lại nhìn bạn kể với ánh mắt thích thú Tuy nhiên đối với những em còn quá yếu thì đôi lúc còn lúng túng nhưng tôi cũng nhẹ nhàng gợi ý cho các em bằng một số câu hỏi nhỏ
Cũng trong thời gian này tôi rất quan tâm đến việc các em biết lắng nghe bạn
kể và bổ sung những lời kể tiếu hoặc chưa phù hợp Nhằm tạo cho học bước đầu biết đánh giá , nhận xét bạn mình ngoài ra còn tập cho học sinh có thói quen biết khen bạn và học hỏi những cái hay của bạn , phát hiện những cái chưa được để bổsung và nhất là hính thành cho các em biết kể tiếp theo lời kể của bạn
Qua khảo sát trực tiếp tôi ghi nhận được kết quả như sau: Hầu hết khi các bạn trong lớp kể xong 1 đoạn hay toàn câu chuyện các em khác đều có ý kiến ; khi thì khen bạn kể hay , nhưng có lúc các em lại nói bạn kể chưa đúng chỗ này , chỗ khác , thời gian đầu các em còn rụt rè lắm chưa dám phát biểu nhưng qua vài tiết thử nghiệm với sự khuyến khích của tôi nên các em mạnh dạn hẳn lên Đôi lúc những lời nhận xét của các em chưa chính xác nhưng tất cả các ý kiến tôi đều ghi nhận và phân tích cho các em thấy ra được như thế nào là đúng và như thế nào là chưa đúng Đối với việc kể nối tiếp tôi cho từng nhóm kể nối tiếp nhau , và sau
đó cử đại diện mỗi nhóm 1 em để kể nối tiếp nhau như thế tạo cho các em có tính đoàn kết và nhất là phải biết lắng nghe thì mới có thể làm tốt được Đông viên những em làm tốt , khuyến khích các em làm chưa tốt được tôi thường xuyên áp dụng trong tất cả các tiết kể chuyện
Sau khi đã hình thành được tư duy sáng tạo và khả năng rèn luyện kĩ năng pháttriển ngôn ngữ của các em qua các bước kể chuyện theo tranh , có câu hỏi gợi ý
và nhất là các em thể hiện được nhân vật đó bằng giọng kể của mình Ngoài ra đểhướng dẫn học sinh biết cách nhập vai vào từng nhân vật , tôi sử dụng phương pháp dạy học đóng vai hướng dẫn các em thể hiện lại nhân vật của câu chuyện Theo từng bước cho các em làm quen với từng nhân vật trong câu chuyện Để các em vào vai một cách dễ dàng tôi hướng dẫn các em nắm được cách thể hiện nhân vật , đặc điểm , tính cách của nhân vật sau đó từ từ các em lên sắm vai Với cách dạy kể chuyện sắm vai thì các em tỏ ra rất thích thú các em được hòa mình vào nhân vật mình thích , lúc đầu các em còn nhút nhát và không dám xung phong lên đóng vai Nhưng qua nhiều lần và quen dần nên các em rất thích , nhìntừng nụ cười ánh mắt của các em nhìn say đắm vào các bạn đang diễn , những tràn vỗ tay tán thưởng của các em tôi rất vui khi đã thể hiện được vai trò của mình Từ đó tiết kể chuyện luôn được các em chờ đón trong niềm hân hoan háo hức Điều quan trọng mà chúng tôi luôn áp dụng trong tất cả các bài kể chuyện là ngoài phương pháp trên , việc vận dụng phương pháp thảo luận để các em cùng
Trang 13nhau tham gia tìm cách kể câu chuyện Việc này các em đã quen với ở lớp 1 nên chúng tôi áp dụng vào môn kể chuyện rất dễ dàng , hầu hết các em đều thảo luận rất nghiêm túc từng em có những ý kiến đóng góp cho nhóm Tôi thường cho đại diện nhóm lên trả lời Khi kể chuyện bằng cách sắm vai tôi cũng cho nhóm tự phân vai nhân vật và cả nhóm cùng tham gia kể Qua đó hình thành ở các em tinhthần tập thể biết cách học theo nhóm
Qua nghiên cứu giảng dạy và áp dụng phương pháp giảng dạy kể chuyện theo phương pháp sáng tạo , bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ Học sinh chưa quen và không mạnh dạn nhất là các em rất hay mắc cỡ khi đứng trước đám đông và kể chuyện rất nhỏ không dám kể bằng ngôn ngữ của mình mà chỉ đọc câu chuyện trong sách giáo khoa Nhưng thời gian sau khi áp dụng một số biện pháp kể chuyện bằng hình thức sang tạo Các em có một bước chuyển biến khá rõ nét , các em diễn khá thành công và nhất là các em biết kể lại nội dung câu chuyện bằng lời của mình , ngoài ra các erm còn biết lắng nghe lời của bạn , nhận xét khi bạn mình kể
2.2 KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA HỌC SINH
Như những nhận định ban đầu , đối với học sinh lớp 2 tư duy của các em đang từng bước phát triển Đây là giai đoạn học sinh rất dễ tiếp thu , lĩnh hội những điều mới Do đó việc giáo dục các em trong giai đoạn này cần phải đúng mực , đúng cách , đúng hướng
Nhưng qua khảo sát từ phía học sinh thông qua môn kể chuyện tôi có những nhận xét sau :
- Đa số các em đều rất nhút nhát do ở lớp 1 các em chưa quen với cách học mới nên các em còn bỡ ngỡ khi phải tham gia cho phần tự kể chuyện
-Nhiều em chưa hiểu được kể chuyện là phải hiểu nội dung cốt chuyện mà đa sô các em thuộc câu chuyện như một bài học thuộc lòng Các em chưa nhập vai vào câuchuyện , khi tham gia kể chuyện theo nhóm vẫn còn một số em không kể mà chỉ một vài em trong nhóm kể lại bằng cách đọc lại nội dung tranh , các em chưa nói lên đượcsuy nghĩ của mình về câu chuyện đó Chưa dùng lời nói của mình để kể chuyện dù các em hiểu câu chuyện đó nhưng do bản tính nhút nhát quá nên các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình
-Khi tôi tiến hành cho các em lên kể chuyện hầu hết các em rất ít xung phong mà giáo viên phải chỉ định Khi kể các em chưa thể hiện được tâm trạng của mình cho phù hợp với nội dung câu chuyện Các em chưa biết diễn tả , cũng như điệu bộ , giọng kể để phủ hợp với từng nhân vật trong câu chuyện
-Việc phân nhóm đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện được các em thích nhất Các em rất thích xem các bạn thể hiện lại nội dung câu chuyện bằng cách đóng vai , nhưng các em lại không dám lên đóng vai Đối với những em tham gia đóng vai thì các em chưa hòa mình vào nhân vật trong câu chuyện , chưa thực hiện được từng lời nói cũng như điệu bộ của vai mà mình đảm trách
2.3 KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM
Sau khi đưa nội dung thực nghiệm vào chương trình giảng dạy tôi đã thu thập được một số kết quả như sau :
Học sinh kể chuyện theo
tranh chưa hình thành được
Sau khi tôi vận dụng hai biện pháp giúp học sinh kể
Kể chuyện bằng tranh và sử dụng điệu bộ lời nói sang
Trang 14cách kể lại câu chuyện theo
lời kể của mình Các em
còn nhìn vào sách và lời kể
hầu hết là các em thuộc ở
bài tập đọc Ngôn ngữ của
các em chưa thể hiện được
nội dung của nhân vật Học
sinh chưa biết diễn đạt từng
lời nói bằng giọng truyền
bộ rất rõ Khi học xong tiết
kể chuyện các em rất thích
và các em tự tin hẳn so với thời gian đầu , các em không còn rụt rè như trước nữa mà hay xung phong lên
kể Lời kể thể hiện dược từng giọng nói điệu bộ của nội dung câu chuyện Các nhóm đã biết cách tổ chức thảo luận nhóm thông qua bạn nhóm trưởng Khi các em tham gia kể chuyện sắm vai nhân vật , các em đều rất thích và thể hiện rất tốt các nhân vật , lời thoại cũng như hình thứcđược các em diễn tả lại rất hay Được các bạn trong lớp tán thưởng
tạo , ngôn ngữ riêng của các
em : Trước : 20%
Qua nghiên cứu đề tài và khảo sát từ học sinh tôi đã nghiên cứu và vận dụng một
số giải pháp giúp các em tham gia học tập tốt hơn trong tiết kể chuyện bằng phương pháp mới Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy :
Trước hết tôi xin đề cập đến việc làm thế nào để dạy kể chuyện cho học sinh đạt hiệu quả ? Như chúng ta vẫn biết : Trẻ em vốn thích nghe kể chuyện và tự kể chuyện Trong chương trình cải cách giáo dục hiện nay dạy kể chuyện là một trong những môn học hình thành cho các em khả năng giáo tiếp rất cao Chính vì thế để thu hút sựchú ý và tiếp thu một tiết kể chuyện thật thoải mái và đúng với yêu cầu đặt ra cho tiết
kể chuyện thì tôi áp dụng phương pháp giảng dạy bằng cách bố trí chỗ ngồi không giốn như các tiết học khác Tôi cho các em ngồi thành nửa hình vòng tròn quanh bàn học , ngồi học trong tư thế thoải mái Để có sự gẩn gũi tình cảm trong không gian mới Cùng nhau giao lưu học hỏi lẫn nhau , cùng chia sẻ tâm trạng của các nhân vật qua từng diễn biến của câu chuyện
Đó là bước đầu tôi nghiên cứu và áp dụng khi bắt đầu dạy tiết kể chuyện cho các
em
Sau đây là mô hình bố trí lớp học
BẢNG LỚP NGỒI QUANH BÀN HỌC
Trang 15THEO VÒNG TRÒN
3.1 Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh họa và diễn đạt bằng giọng nói điệu bộ
3.1.1 Yêu cầu kĩ năng giáo viên cần đạt
Phải nắm được tâm lí đặc điểm từng học sinh để biết được tính tình , đặc điểm lứa tuổihọc sinh Tiểu học
Nắm chắc nội dung yêu cầu của bài và nội dung cốt chuyện
Phải có tranh minh họa được phóng to có nhiều màu sắc thu hút được học sinh Giáo viên phải cảm nhận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện , nhất là những câu chuyện có tình tiết phức tạp trước khi lên lớp
Tôn trọng ý kiến của học sinh , nhẹ nhàn tế nhị không nên phê phán khi học sinh kể sai , nên khuyến khích các em kể dù chưa hay Động viên các em trong quá trình các em
kể chuyện
Hãy giúp học sinh nắm : Quan sát tranh , cảm nghĩ về nhân vật trong tranh – Thứ
tự các tranh – Nhân vật chính phụ - Hoạt động của nhân vật – Cảnh vật xung quanh
Học sinh phải sát định được đoạn – nội dung chính của đoạn – ý trong từng đoạn đó Lứa tuổi này các em rất nhát , nếu giáo viên có thái độ không tế nhị sẽ dẫn đến học sinh không dám kể và như thế tạo cho các em cảm giác sợ hãi khi tham gia kể chuyện
3.1.2 Giúp học sinh quan sát tranh – kể chuyện theo nhóm
Tranh minh họa cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể theo tranh
Ở học kì I , một số câu chuyện có tranh vẽ minh họa nhằm gợi ý cho các em dễ nhớ cốt chuyện , và một số chuyện có dàn ý cho sẵn
Để hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình và yêu cầu cần đạt khi hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo
Tôi , học sinh quan sát tranh lại sau khi đã nêu ra yêu cầu của đề bài Một số học sinh yếu thì tôi cho các em đọc thầm lại bài tập đọc vài lần để các em nhớ lại cốt truyện Sau
đó cho các em nêu tóm trắt lại nội dung từng bức tranh Mỗi tranh là một nội dung của câu chuyện Kĩ năng cần đạt ở giai đoạn này là học sinh biết sắp xếp nội dung tranh vẽ phù hợp với nội dung câu chuyện và quan trọng là nhớ lại câu chuyện để có thể diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình
Để kiểm tra trí nhớ của học sinh , sau khi học sinh quan sát tôi liền cho đặt câu hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? Từng câu trả lời là tôi có hướng giúp các em nắm nội dung của từng tranh vẽ
Sau khi từng học sinh nắm được nội dung tranh thì tôi tiến hành cho các em kể Yêu cầu của tôi đặt ra cho các em là phải nắm nội dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể vàlời nói của mình Mặc dù các em kể y trong bài tập đọc là không sai nhưng tôi luôn khuyến khích các em kể bằng suy nghĩ , cảm nhận của mình về câu chuyện đó Điều quan trọng ở hoạt động này là tôi hướng cho các em được nói lên nội dung câu chuyện thong qua từng đoạn tranh chứ không phải là đọc lại nội dung cốt truyện Vì vậy chính giáo viên là người hướng dẫn các em làm được việc đó Ở các em chưa biết tự ý thức về điều đó Muốn hình thành được kĩ năng đó tôi đã áp dụng biện pháp các em nhìn tranh quan sát và hướng cho từng nhóm làm việc , nêu rõ yêu cầu của bài là em phải biết dùng lời của mình diễn đạt nội dung tranh vẽ các em có thể tham khảo thêm ở bài tập và tôi có một nhận xét chung là hầu hết các em đều đã nắm rõ Vì thông qua nội dung bài tập đọc
Trang 16đã được học 2 tiết thì việc nắm cốt chuyện đối với các em không quá khó Đó cũng là bước đầu giúp học sinh biết tự dung lời nói của mình diễn tả nội dung cốt truyện qua tranh
Tuy nhiên trong thời gian đầu tôi cũng gặp một số khó khăn như : cha mẹ các em sợ con mình không kể được nên cho học thuộc toàn bài tập đọc , nhưng qua một thơi gian thì tình trạng đó không còn nữa, các em không còn thuộc chuyện một cách máy móc như trước nữa Bước đầu như thế là rất đáng khích lệ đối với tôi trong quá trình nghiên cừu
đề tài này
Ví dụ : Trong tiết kể chuyện bài : CHIẾC BÚT MỰC
Tôi cho từng nhóm quan sát từng nội dung tranh vẽ là gì ? trong nhóm suy nghĩ khoảng thời gian là 3 phút Sau đó từng nhóm lên nói nội dung của từng tranh vẽ Qua quan sát và nhớ lại thì đã phần nào hình thành cho các em tự nói lên nội dung bức tranh bằng ngôn ngữ của mình
Câu trả lời của các em sau khi thảo luận là :
Tranh 1 : có rất nhiều tình huống mà các em đặt ra – có em trả lời “ hôm ấy côgiáo cho bạn Lan viết bút mực vì cô kêu bạn ấy lên lấy bình mực” , lại có em trả lời “ cô giáo cho bạn ấy bình mực vì bạn ấy không có mực để viết” nhưng cũng có em lại nói y như trong bài tập đọc Nhìn chung tất cả các em đều nói đúng nội dung của tranh 1 , nhưng các em trả lời riêng độc lập không theo nội dung của bài học thế nhưng tôi luôn khuyến khích rằng em đã trả lời đúng rồi nhưng cần phải trả lời theo nội dung bài đã học , không nên nói lại y bài tập đọc mà phải nói bằng lời của mình như thế mới gọi là kể chuyen65chu71 Để học sinh có thể lưu loát thì tôi tập trung cho các em kể theo nhóm và mỗi các
em trong nhóm đều được kể , các em sẽ kể từng đoạn trong câu chuyện , mỗi
em kể một đoạn , như vậy hình thành cho học sinh để hình thành cho học sinh nói lại nội dung câu chuyện một cách lưu loát Như thế khi kể trước lớp các
em sẽ mạnh dạn hơn và tiến hành kể chuyện kết hợp điệu bộ sẽ dễ dàng hơn
Tranh 2 : Bạn học sinh khóc và cô giáo hỏi vì sao em khóc
Tranh 3 : Bạn ngồi cùng bàn cho bạn ấy mượn bút khi bạn ấy không mang theo bút
Tranh 4 : Bạn đó tốt bụng nên cô giáo cho bạn đó viết bút mực luôn và còn khen bạn đó biết giúp đỡ bạn và cô cho bạn ấy mượn bút để viết
Những nội dung học sinh trả lời của từng nội dung bức tranh tôi đều tôn trọng và để cho các em nói , hầu hết mỗi em đều có cách diễn đạt riêng của mình , nhưng tất cả đều
có những từ ngữ rất thực tế của em dù cốt chuyện là giống nhau Tôi luôn khuyến khích các em diễn đạt theo suy nghĩ của mình không nên rập khuôn của bài tập đọc
3.1.3 Hình thành việc kể chuyện cá nhân
Bằng giọng kể thật tự nhiên của mình bước đầu các em nắm được cách kể chuyện bằng lời của mình thong qua nội dung tranh vẽ và biết dùng lời của mình để kể lại Bướctiếp theo không thể thiếu ở mỗi tiết kể chuyện là khả năng thể hiện nội dung toàn câu chuyện bằng lời nói kết hợp với hành động cử chỉ điệu bộ của mình Ở bước đầu các em
đã nắm được nội dung câu chuyện , thì việc các em kể lại toàn bộ câu chuyện sẽ không cónhiều khó khăn lắm Để giúp các em có khả năng tự tin đứng trước lớp kể chuyện Tôi phải thực hiện các bước sau :
+ giáo viên phải giúp học sinh sát định thật kĩ yêu cầu của bài
+ Dẫn dắt học sinh đến với nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng thoải mái
Trang 17+ Đặt câu hỏi để gợi mở cho học sinh nhớ lại câu chuyện.
+ Hướng dẫn học sinh tính cách điệu bộ giọng nói của từng nhân vật trong câu chuyện cần kể ( đặt câu hỏi để học sinh trả lời , bổ sung góp ý cho các em )
+ Hướng dẫn để học sinh biết dung lời nói của mình để kể và biết kết hợp điệu bộ cử chỉ của nhân vật cho phù hợp với nội dung câu chuyện
+ Không ngắt lời học sinh , phải tế nhị nhẹ nhàng , động viên khuyến khích các em + giáo viên phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sang tạo là hình thành ở học sinh giọng kể tự nhiên + điệu bộ thích hợp + câu chữ của bản thân giáo viên hãy giúp học
sinh nắm : Nhân vật – Tình tiết câu chuyện – cốt chuyện .
Tổ chức cho các em thi nhau kể và cho cả lớp nhận xét giọng kể của bạn Hình thức thi
kể tôi thường áp dụng là cho các em kể theo tổ nhóm Trong quá trình các em kể tôi luônđộng viên các em để cc1 em có đủ tự tin trong câu chuyện của mình Khen thưởng động viên các em
Để đạt được những yêu cầu trên , tôi phải luôn cố gắng để các em phát huy khả năng của mình Thời gan đầu các em không biết kết hợp giọng kể với cử chỉ điệu bộ Tôi nhẹ nhàng động viên các em Hướng dẫn từng bước để các em khỏi bỡ ngỡ khi phải một mình đứng trước lớp kể Dù các em kể chưa hay nhưng tuyệt đối tôi không bao giờ chê trách các em Lời khen đúng lúc là động lực giúp các em có tinh thần hơn
Với những em chưa kể được thì tôi dẫn dắt các em theo một hệ thống câu hỏi của câu chuyện Điều quan trọng ở đây là ngoài giọng kể , các em phải biết cách kể nhằm thu hút người nghe vào câu chuyện của mình Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em rất say mê môn
kể chuyện , nên khi đã quen thì các em kể rất tốt , diễn đạt nội dung câu chuyện rất có hồn vì lứa tuổi này các em rất mê truyện
Ví dụ : Trong truyện kể : Người thầy cũ để các em nắm được từng nhân vật trong câu
chuyện tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau :
+ Câu chuyện này có mấy nhân vật ?
+ Các em cần thể hiện như thế nào đối với nhân vật chú bộ đội ? Lời nói của chú bộ đội khi nói chuyện với thầy ?
+ Lời nói của thầy giáo như thế nào ? và em phải thể hiện thái độ như thế nào khi thầygiáo ngạc nhiên gặp lại học trò cũ Lời của thầy nói khi nhớ ra cậu học trò ấy
+ Điệu bộ của Dũng ra sao ?
Tóm lại tất cả câu hỏi tôi đặt ra để các em nắm vững tính cách lời nói cảu nhân vật
Có như thế khi diễn đạt lại thì các em mới thể hiện tốt và lời kể , giọng nói phù hợp với nhân vật trong câu chuyện và sẽ lôi cuốn được người nghe vào câu chuyện của mình Cũng có những câu chuyện cần phải thể hiện nội tâm mà để thể hiện được các em phải hòa mình vào câu chuyện
Ví dụ : Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Đoạn cậu bé nhớ mẹ đói rét không có gì ăn và câu quay về không tìm thấy mẹ nữa , vàcậu òa khóc
Để thể hiện được những đoạn khó như vậy , tôi hướng dẫn các em hòa mình vào nhân vật Các em ví nếu mình như thế thì mình có sợ không , cảm giác của em lúc đó ra sao ? Như vậy bạn trong câu chuyện này cũng như thế và các em cứ tưởng tượng mình cũng như vậy thì thể hiện được nội dung câu chuyện
3.1.4 Kết luận
Thành công trong tiết kể chuyện hay không là quá trình hướng dẫn cho học sinh trong giai đoạn này Thời gian đầu thì các em còn bỡ ngỡ , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là