I. CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN : 1/ So sánh điện trở của 2 dây đồng, hình trụ đều, dài bằng nhau và đường kính tiết diện dây thứ hai gấp đôi đường kính tiết diện dây thứ nhất. 2/ So sánh điện trở của 2 dây dẫn đồng chất, hình trụ đều, có đường kính tiết diện bằng nhau và chiều dài dây thứ nhất dài gấp 3 lần chiều dài dây thứ hai. 3/ So sánh điện trở của 2 dây sắt, hình trụ đều, biết chiều dài và đường kính tiết diện của dây thứ nhất lớn gấp 2 lần chiều dài và đường kính tiết diện của dây thứ hai. 4/ So sánh điện trở của 2 dây nhôm, hình trụ đều biết chiều dài dây thứ hai gấp 3 lần chiều dài dây thứ nhất và tiết diện của dây thứ nhất bằng một nửa tiết diện của dây thứ hai. 5/ Hai dây nhôm và sắt, hình trụ đều, có cùng tiết diện, dây nhôm dài 60m. Hỏi dây sắt có cùng điện trở với dây nhôm sẽ dài bao nhiêu. Biết điện trở suất của sắt là 12.10 -8 Ω m và của nhôm là 2,8.10 -8 Ω m. 6/ Một dây đồng và một dây nhôm, hình trụ đều, có điện trở lần lượt là 0,85Ω và 1,4Ω, chiều dài của 2 dây bằng nhau. Tính tỉ số diện tích tiết diện của dây đồng và dây nhôm. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ωm và của nhôm là 2,8.10 -8 Ωm. 7/ Điện trở của dây nhôm là 4 Ω . a/ Hỏi dây nhôm thứ hai có điện trở bằng bao nhiêu ? Biết 2 dây đó dài bằng nhau và tiết diện dây thứ nhất gấp đôi tiết diện dây thứ hai. b/ Nếu mắc 2 dây đó nối tiếp nhau vào mạch điện có hiệu điện thế 1,5V không đổi thì cường độ dòng điện qua mỗi dây bằng bao nhiêu. 8/ Một dây dẫn có điện trở 1Ω, dài 10m, tiết diện 0,17mm 2 . a/ Tính điện trở suất của chất làm dây này b/ Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu dây đó, biết cường độ dòng điện qua dây là 600mA. c/ Cắt dây dẫn ấy thành 2 đoạn dài bằng nhau, rồi xoắn đôi chúng lại. Xong, mắc vào 2 điểm có hiệu điện thế như cũ thì cường độ dòng điện qua dây mới là bao nhiêu ? 9/ Một dòng điện không đổi, cường độ 400mA chạy qua một bóng đèn tròn có điện trở 15Ω. a/ Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn. b/ Tính công của dòng điện sinh ra ở đèn trong 30 phút. c/ Hiệu suất của đèn là 90%. Tính công có ích của đèn. 10/ Một dòng điện không đổi chạy qua một bóng đèn tròn có điện trở 80Ω, sinh công được 385kJ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V. a/ Tính công suất tiêu thụ và thời gian dòng điện qua đèn. b/ Hiệu suất của đèn là 80%. Tính công có ích của đèn. 11/ Dùng một hiệu điện thế 9V không đổi, mắc vào 2 đầu một dây dẫn có điện trở 50Ω. a/ Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn và nhiệt lượng tỏa ra ở dây đó trong 1 giờ ? b/ Cũng trong thời gian ấy, nếu cắt bỏ một phần dây dẫn đó thì nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây còn lại sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chưa cắt ? Vì sao. 12/ Một trường học có 40 phòng, mỗi ngày một phòng sử dụng trung bình 8 bóng đèn loại 40W và 2 quạt trần loại 250W trong suốt 4giờ30phút. Hỏi mỗi tháng (có 26 ngày học) nhà trường phải trả bao nhiêu tiền điện, biết 1kWh giá 1200 đồng. 13/ Một hội trường có 20 bóng đèn loại 40W, 8 quạt loại 300W. Trung bình mỗi tháng có 4 lần sử dụng hội trường để họp, mỗi lần họp mất 120 phút và sử dụng hết các thiết bò điện đó. Tính điện năng tiêu thụ cho việc dùng hội trường này trong một tháng. 14/ Một hộ gia đình có 6 bóng đèn loại 40W, 2 đèn loại 100W, 2 quạt loại 150W, 1 bếp điện loại 800W và 1 bàn ủi điện loại 1000W. Bình quân mỗi ngày dùng đèn 4 giờ, dùng quạt 2 giờ, dùng bếp điện 40 phút, dùng bàn ủi điện 20 phút. Hỏi mỗi tháng (có 30 ngày) gia đình đó phải trả bao nhiêu tiền điện, biết 1kWh giá 1000 đồng. II. CÁC BÀI TOÁN HỖN HP : Bài 1: Một mạch điện mà trong đó có 2 điện trở mắc nối tiếp R 1 = 25 Ω , R 2 = 15 Ω . Cường độ dòng điện qua R 1 là 0,3A. 1/ Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ? 2/ Tính công suất tiêu thụ ở mạch điện này ? 3/ Mắc thêm một điện trở R 3 nối tiếp với 2 điện trở nói trên và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu R 3 . Kim vôn kế chỉ 4V. Vẽ sơ đồ mạch điện và tính chiều dài dây dẫn làm R 3 biết điện trở suất của chất làm dây này là 12.10 -8 Ω m, tiết diện của dây là 0,3mm 2 . Bài 2: Hiệu điện thế của mạch luôn bằng 12V, trong mạch có 2 điện trở 8 Ω và 40 Ω mắc nối tiếp. 1/ Tìm cường độ dòng điện và công suất dòng điện qua mạch điện đó ? 2/ Người ta mắc thêm vào mạch điện này một điện trở 10 Ω song song với điện trở 40 Ω . a/ Tính điện trở tương đương của mạch điện. b/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Bài 3: Giữa hai điểm A, B của mạch điện, hiệu điện thế luôn bằng 9V, có mắc nối tiếp hai điện trở R 1 và R 2 mà R 1 = 6 Ω . Cường độ dòng điện qua mạch điện là 600mA. 1/ Tính R 2 và nhiệt lượng tỏa ra ở R 2 trong 5 phút. 2/ Mắc thêm vào mạch điện một bóng đèn Đ(6V – 6W) song song với R 1 . a/ Giải thích ý nghóa các số ghi trên Đ. b/ Hỏi đèn sáng có bình thường không ? Tại sao ? Bài 4: Cho mạch điện gồm bóng đèn Đ(6V – 2,4W) và một điện trở R = 7,5 Ω mắc nối tiếp. Biết đèn sáng bình thường và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U không đổi. 1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế U ? 2/ Tìm công suất dòng điện qua R. 3/ Mắc thêm điện trở R x song song với đoạn mạch trên thì công suất dòng điện trong mạch chính bằng 4,5W. Tính R x . Bài 5: Giữa hai điểm M, N của mạch điện, hiệu điện thế bằng 9V không đổi, có mắc nối tiếp một bóng đèn Đ(3V – 1,5W) với một điện trở R. Cường độ dòng điện qua R là 0,6A. 1/ Giải thích ý nghóa các số ghi trên Đ. 2/ Chứng tỏ đèn sáng không bình thường. Hãy cho biết độ sáng của đèn so với bình thường. 3/ Để đèn sáng bình thường ta phải mắc thêm vào mạch điện đó một điện trở R / bằng bao nhiêu và theo cách nào ? (có giải thích và vẽ sơ đồ minh họa cách mắc). Bài 6: Cho 2 bóng đèn Đ 1 (6V – 2,4W) và Đ 2 (6V – 3,6W). 1/ Giải thích ý nghóa các số ghi trên mỗi đèn. 2/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và điện trở của mỗi đèn lúc 2 đèn sáng bình thường. 3/ Mắc 2 đèn đó cùng với một điện trở R 3 vào một mạch điện có hiệu điện thế 12V. Hỏi phải mắc R 3 như thế nào và tính R 3 sao cho 2 đèn sáng bình thường. Bài 7: Cho mạch điện AB có hiệu điện thế không đổi. Trong mạch có một ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và 2 điện trở mắc song song R 1 =R 2 = 10 Ω . Ampe kế chỉ 1,2A 1/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB. 2/ Mắc thêm bóng đèn Đ vào 2 điểm A, B của mạch điện trên thì thấy đèn sáng bình thường và kim ampe kế chỉ 1,5A. a/ Tính điện trở của đèn. b/ Tìm số ghi (U – P) trên đèn rồi giải thích các số ghi này. Bài 8: Cho 2 điện trở mắc song song R 1 , R 2 mà R 2 = 20 Ω mắc vào 2 điểm A, B của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi bằng 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 1A. 1/ Tìm R 1 ? (yêu cầu tìm bằng hai cách khác nhau). 2/ Bây giờ thêm một điện trở R 3 = 10 Ω mắc nối tiếp với R 2 . a/ Tính cường độ dòng điện qua các điện trở. b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch sau 25 phút (theo đơn vò cal). Bài 9: Một mạch điện có hiệu điện thế U không đổi, cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 1,5A. Trong mạch điện này có 2 điện trở mắc song song R 1 = 10 Ω , R 2 = 15 Ω . 1/ Tìm U. 2/ Thay 2 điện trở nói trên bằng một sợi dây nhôm dài 30m, điện trở suất là 2,8.10 -8 Ω m thì thấy cường độ dòng điện qua đoạn mạch vẫn như cũ. Tính tiết diện của sợi dây ? 3/ Để công suất tiêu thụ của đoạn mạch được tăng lên 2 lần người ta phải mắc thêm vào mạch điện đó một điện trở R 3 bằng bao nhiêu ôm và theo cách nào ? (có vẽ sơ đồ). Bài 10: Cho bóng đèn Đ(7,5V – 9W) và biến trở con chạy R b (30 Ω – 2A) mắc nối tiếp vào một mạch điện có hiệu điện thế luôn bằng 12V. Dây làm biến trở có chiều dài 2355mm, đường kính tiết diện 0,2mm. 1/ Giải thích các số ghi trên R b và Đ. Tính điện trở suất của chất làm dây quấn R b . 2/ Tính điện trở của R b tham gia vào mạch điện lúc Đ sáng bình thường. 3/ Di chuyển con chạy từ đầu này tới đầu kia của R b , đèn có ảnh hưởng gì không ? Tại sao ? Bỏ qua sự phụ thuộc của dây tóc đèn vào nhiệt độ. Bài 11: Giữa hai điểm M, N của mạch điện, hiệu điện thế luôn bằng 12V, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R 1 và R 2 mà R 1 = 15 Ω . Cường độ dòng điện qua mạch điện là 300mA. 1/ Tính điện trở R 2 và công suất của dòng điện qua R 2 . 2/ Điện trở R 1 là một dây dẫn làm bằng nikêlin có điện trở suất là 0,4.10 -6 Ω m, tiết diện 0,2mm 2 . Tính chiều dài dây dẫn này ? 3/ Người ta mắc thêm một biến trở vào đoạn mạch MN sao cho công suất của dòng điện qua mạch MN tăng. Vẽ các sơ đồ mạch điện có thể có. Bài 12: Một đoạn mạch điện gồm một đèn Đ(6V – 2,4W) mắc nối tiếp với một biến trở con chạy R b (1A – 30 Ω ). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn là 9V. 1/ Giải thích số ghi trên Đ và tính cường độ dòng điện qua đèn lúc đèn sáng bình thường. 2/ Tính giá trò điện trở của biến trở tham gia vào đoạn mạch lúc đèn sáng bình thường. 3/ Tính giá trò nhỏ nhất của công suất dòng điện trong mạch điện này ? Từ đó cho biết tình trạng của đèn như thế nào so với bình thường. Bài 13: Giữa hai điểm của một mạch điện hiệu điện thế 6V, có mắc một đèn Đ(6V – 2W) nối tiếp với một biến trở con chạy. 1/ Giải thích số ghi trên Đ và tính điện trở của nó ? 2/ Hỏi con chạy phải ở vò trí nào để đèn sáng bình thường ? Giải thích. 3/ Từ vò trí này nếu ta di chuyển con chạy của biến trở thì công suất tiêu thụ ở đèn tăng hay giảm, vì sao ? Bài 14: Cho mạch điện gồm một nguồn điện có U = 12V không đổi, trong mạch có mắc song song đèn Đ(9V– 4,5W) với 1 biến trở R 2 . Toàn bộ Đ và R 2 được mắc nối tiếp với R 1 = 3 Ω . 1/ Vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở của đèn lúc đèn sáng bình thường. 2/ Lúc con chạy của biến trở đang ở vò trí mà giá trò điện trở của nó tham gia vào mạch điện là R 2 = 18 Ω thì đèn sáng bình thường. Hãy chứng minh điều đó. 3/ Khi di chuyển con chạy khỏi vò trí nêu trên thì đèn bò ảnh hưởng ra sao ? Giải thích. Bài 15: Cho một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, trong mạch điện có mắc nối tiếp 2 điện trở R 1 và R 2 . Cường độ dòng điện qua đoạn mạch bằng 0,6A và hiệu điện thế giữa hai đầu R 1 là 7,2V. 1/ Tính R 1 và nhiệt lượng tỏa ra ở R 1 sau 5 phút. 2/ Mắc thêm điện trở R 3 song song R 2 thì điện trở tương đương của đoạn mạch song song R 2 , R 3 là 4 Ω và cường độ dòng điện qua mạch chính là 750mA. a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch chính. b/ Tính điện trở R 2 , R 3 . Bài 16: Một cuộn dây dẫn dài 10m, làm bằng nikêlin có điện trở suất là 0,4.10 -6 Ω m, tiết diện 0,2mm 2 mắc vào một nguồn điện có hiệu điện thế luôn bằng 9V. 1/ Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây ? 2/ Mắc thêm một bóng đèn Đ(6V – 3,6W) nối tiếp với cuộn dây trên. Hãy chứng tỏ đèn sáng không bình thường ? Nói rõ độ sáng của đèn như thế nào so với bình thøng. 3/ Để đèn sáng bình thường người ta phải cắt cuộn dây ra làm hai đoạn R 1 và R 2 rồi mắc chúng cùng với đèn thành một mạch điện khác theo kiểu Đ nối tiếp (R 1 //R 2 ). Tính R 1 và R 2 . Bài 17: Giữa hai điểm A, B của một mạch điện có mắc song song một đèn Đ(6V – 4W) với một điện trở R = 18 Ω . Công suất dòng điện qua đoạn mạch là 6W. 1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. 2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB và đèn sáng thế nào ? (Giải thích). 3/ Mắc thêm một biến trở con chạy nối tiếp với mạch điện này thì công suất tiêu thụ ở mạch điện sẽ thay đổi trong khoảng nào ? biết R b (30 Ω – 1A) . Bài 18: Một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, trong mạch có 2 điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 480mA và công suất tiêu thụ ở đó là 5,76W. 1/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện và điện trở tương đương của đoạn mạch. 2/ Cho thêm một điện trở R 3 mắc song song với R 1 và R 3 = R 1 thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 0,6A. a/ Tính công suất tiêu thụ ở đoạn mạch. b/ Tính các giá trò của R 1 , R 2 , R 3 . Bài 19: Có 2 điện trở R 1 và R 2 cùng mắc vào 2 điểm M, N của một mạch điện có hiệu điện thế luôn bằng 18V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 1,5A. 1/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch sau 1 giờ theo cal. 2/ Mắc thêm R 3 = 10 Ω nối tiếp với R 1 thì công suất tiêu thụ ở mạch chính là 21,6W. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. 3/ Tính R 1 , R 2 . . nào so v i bình thường. B i 13: Giữa hai i m của một mạch i n hiệu i n thế 6V, có mắc một đèn Đ(6V – 2W) n i tiếp v i một biến trở con chạy. 1/ Gi i thích số ghi trên Đ và tính i n trở của. minh i u đó. 3/ Khi di chuyển con chạy kh i vò trí nêu trên thì đèn bò ảnh hưởng ra sao ? Gi i thích. B i 15: Cho một mạch i n có hiệu i n thế không đ i, trong mạch i n có mắc n i tiếp 2 i n. một biến trở con chạy n i tiếp v i mạch i n này thì công suất tiêu thụ ở mạch i n sẽ thay đ i trong khoảng nào ? biết R b (30 Ω – 1A) . B i 18: Một mạch i n có hiệu i n thế không đ i, trong