Các quy tắc về thứ tự trong file imsmanifest.xml sẽ quyết định trình tự các bài học sẽ được triển khai đến học viên, trình tự này có thể thay đổi tùy theotương tác của học viên trên các
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài
Tìm hiểu e-Learning, chuẩn SCORM 2004 và xây dựng Hệ quản trị đào tạo BKLAS – LMS
Sinh viên: Vũ Quang Chúc
Lớp CNPM A - K46
Hà Nội 5-2006
Trang 2PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI
Đề tài: Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và
xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2.0
Nội dung:
Tìm hiểu sự phát triển e-Learning trên thế giới và trong nước, một số hệe-Learning khác trong nước và thế giới đã xây dựng Tìm hiểu sự pháttriển trong những năm gần đây, đồng thời tìm hiểu các hệ Sakai, Moodle
và BKview
Tìm hiểu chuẩn SCORM, tập trung vào đặc tả Môi trường thực thi(SCORM RTE) Tìm hiểu Môi trường quản lý thời gian thực thi (cơ chếhoạt động của LMS), các hàm API được sử dụng trong giao tiếp giữa cácthành phần của LMS, mô hình dữ liệu được dùng trong việc trao đổi đó
Xây dựng hệ BKLAS LMS 2.0: cài đặt và đánh giá chức năng triển khai
và quản lý các khoá học bao gồm cả các lớp học, triển khai nội dung họcđến học viên, theo dõi thông tin học viên trên từng đối tượng học(online) và các thông tin học viên trên các khoá học (ofline)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp này là kết quả của quá trình tích lũy và vận dụng những kiếnthức mà em tiếp thu được trong suốt năm năm học đại học Vì vậy, đầu tiên em xingửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong trường và các thầy cô trong Khoa Côngnghệ thông tin đã giảng dạy, cung cấp cho em kiến thức và kỹ năng cần thiết đểthực hiện đồ án
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn PGS TS Nguyễn Ngọc Bình đãđịnh hướng cho em từ giai đoạn thực tập chuyên ngành, đồng thời cũng là người tậntình chỉ bảo, giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đồ án
Em xin gửi tới Thầy lòng biết ơn sâu sắc nhất
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đồ án của mình một cách tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Quang Chúc
Trang 42.2.1 E-Learning liệu có thay thế phương pháp truyền thống? 4
Trang 54.1 Mô hình cổng e-Learning 47
CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG HỆ QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO BKLAS LMS 2.0 49
PHỤ LỤC A NHỮNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU E-LEARNING 7-1
PHỤ LỤC D NHỮNG THAY ĐỔI CỦA SCORM 2004 SO VỚI SCORM 1.2 7-12 PHỤ LỤC E CÁC CẶP THỂ ĐẶC TẢ TRONG SCORM 2004 7-17 PHỤ LỤC F TÀI LIỆU KHẢO SÁT HỆ BKLAS LMS 1.0 7-21 PHỤ LỤC G TÀI LIỆU ĐẶC TẢ YÊU CÀU PHẦN MỀM HỆ LMS 7-58
TÀI LIỆU ĐẶC TẢ YÊU CÀU PHẦN MỀM HỆ QTND 7-58
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Viết tẳt Viết đầy đủ Ý nghĩa
Learning Tổ chức nghiên cứu và phát triển SCORM
Committee
Tổ chức nghiên cứu về Learning của Mỹ
Programming Interface Các hàm sử dụng để trao đổi thông tin giữa LMS và SCO
Training
Đào tạo dựa trên máy tính
Đào tạo trên mạng
Electronics Engineers Viện công nghệ điện và điện tử của Mỹ
13 IEEE-LTSC Institute of Electrical and
Electronic Engineering –Learning Technology Standards Committee
Tổ chức nghiên cứu về Learning của IEEE
Consortium, Inc Một tổ chức nghiên cứu về e-Learning đa quốc gia
Management System
Hệ quản trị nội dung đào tạo
Metadata Thành phần mô tả các đối tượng nội dung
Trang 719 PROMETEU
S PROmoting Multimedia access to Education and
Training in EUropean Society
Một tổ chức nghiên cứu Learning
các hoạt động của hệ quản trị LMS
năng chia sẻ
22 SCORM Shareable Content
ObjectReference Model
Mô hình đối tượng nội dung
có khả năng chia sẻ, đăc tả Learning của ADL
Navigation
Thứ tự và dẫn hướng
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
Subcriber Line Đường thuê bao số phi đối xứng
Trang 8CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội thì giáo dục và đào tạo là lĩnh vực quan trọng được ngườidân chú ý nhiều nhất bởi vì nó gắn mật thiết với cuộc sống hàng ngày Đối với xã hộithì giáo dục và đào tạo đánh giá sự phát triển khoa học kỹ thuật của cả một quốc gia,giáo dục đã trở thành quốc sách hàng đầu Cùng với sự phát triển của xã hội loàingười thì các hình thức giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo Ban đầu chỉ là hìnhthức truyền miệng dựa theo kinh nghiệm, rồi có tổ chức thành các sách lưu truyền, rồithành các lớp học và hình thức tổ chức lớp học là phổ biến nhất và ngày nay được ápdụng trên khắp thế giới
Ưu điểm của hình thức lớp học truyền thống là học tập trung, tiết kiệm đượcngười giảng dạy, khả năng tiếp thu của học viên cao Nhưng bù lại việc học này cónhược điểm lớn nhất là thời gian và không gian Việc học không thể do học viên chủđộng về thời gian mà nó được cố định, còn về không gian thì là kiểu tập trung, họcviên phải di chuyển rất tốn kém Rất nhiều hình thức ra đời nhằm cải tiến tăng tínhchủ động cho học viên để tiến tới một nền giáo dục đào tạo hướng người học như đàotạo tín chỉ, đào tạo từ xa, đào tạo qua đĩa CD,…
Tất cả những hình thức này đều sử dụng các công nghệ điện tử và công nghệthông tin Chúng được gọi chung là e-Learning E-Learning là việc sử dụng chủ yếucông nghệ máy tính trong việc dạy học, sử dụng hình ảnh, âm thanh, video và cáchình thức khác trong việc truyền đạt kiến thức tới người học
Trên thế giới, các nước càng phát triển thì việc ứng dụng và phát triển e-Learningcàng mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu Các nước này có nền kỹthuật phát triển nên có thể hỗ trợ rất mạnh cho công nghệ phát triển e-Learning, mặtkhác thì thị trường nhu cầu học hỏi tri thức cũng rất lớn, hình thức này lại tiết kiệmthời gian và tiền bạc phù hợp với điều kiện các nước đó nên nó ngày càng được ưachuộng
Ở nước ta việc áp dụng các hình thức học mới này chưa được phổ biến và chưađược thừa nhận chính thức nên nó mới ở giai đoạn đầu manh nha hình thành Thứnhất là do quan niệm về việc học từ ngàn đời nay của người Việt, đã học thì phải cóthầy và có lớp Thứ hai là việc không được thừa nhận chính thức các hình thức họckhác như học từ xa, học qua đĩa, học qua mạng,… Thứ 3 là nhu cầu về tri thức khôngcấp thiết đến nỗi phải tranh thủ học bất cứ lúc nào Chính các nguyên nhân này đãlàm cho việc phát triển e-Learning ở nước ta chưa phát triển
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng e-Learning là một xu thế tất yếu của mộtnước phát triển và của các nước muốn phát triển nhanh để hoà nhập cùng cộng đồngthế giới Chúng em gồm ba thành viên nhận thức như vậy và tình nguyện là nhữngngười đặt nền móng đầu tiên cho việc phát triển e-Learning của đất nước sau này Đềtài này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm quen tác phong áp dụng các chuẩnquốc tế vào xây dựng và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam
Nhóm phát triển gồm ba thành viên:
1 Vũ Quang Chúc: xây dựng và phát triển BKLAS – LMS theo chuẩn SCORM2004
Trang 91 Nguyễn Minh Nguyệt: xây dựng và phát triển hệ Đánh giá
1 Nguyễn Huy Thạch: xây dựng và phát triển BKLAS – LCMS
Trong đồ án này, em tập trung trình bày các nội dung sau:
1 Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ BKLAS – LMS 2.0
2 Kết quả, kiểm thử và đánh giá kết quả thu được
3 Các tài liệu phần mềm
Trang 10CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING
Tương tự các thuật ngữ thương mại điện tử, chính phủ điện tử,… thì e-Learningđược hiểu là đào tạo điện tử
2.1 E-Learning là gì?
2.1.1 Khái niệm
E-Learning là sự thực hiện các hoạt động đào tạo sử dụng các công cụ điện tửhiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet/Intranet trong đó nội dung họcđược triển khai chủ yếu thông qua mạng và có thể được phân phối trên đĩa CD, băng
video, audio, người dạy và học viên giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình
thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video (videoconferencing), Thuật ngữ e-Learning thông thường được hiểu là đào tạo qua mạngdựa trên công nghệ web Trong báo cáo này e-Learning được dùng với nghĩa như thế
2.1.2 Các hình thức thể hiện
Tất cả các hình thức sau đều là một thể hiện của e-Learning:
TBT - Technology-Based Training (đào tạo dựa trên công nghệ): là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên CNTT
CBT - Computer-Based Training (đào tạo dựa trên máy tính): Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ hình thức đào tạo nào có sử dụngmáy tính Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp lànói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc càitrên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới
bên ngoài Thuật ngữ này thường được hiểu đồng nhất với thuật ngữ
CD-ROM Based Training.
Web-Based Training (đào tạo qua mạng): là hình thức e-Learning phổ biến
nhất, chỉ việc đào tạo sử dụng công nghệ web Nội dung học, các thông tinquản lý khoá học, thông tin về học viên được để trên các website và ngườidùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Học viên có thể giaotiếp với nhau và giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tuyến, diễnđàn, email, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh củangười giao tiếp với mình Về cơ bản, có 2 phương thức là triển khai “đồngthời” và “không đồng thời”
+ Thuật ngữ “đồng thời” có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh
“synchronous” Đồng thời ở đây được hiểu theo sát nghĩa là “cùng lúc”,hàm ý việc giảng bài của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của họcviên là theo thời gian thực (cùng một thời điểm) Trong phương thứcnày, học viên đăng nhập hệ thống vào thời điểm định trước để tham dựnhững buổi học có thời lượng xác định và tương tác theo thời gian thựcvới giáo viên và những học viên khác, thông qua phương tiện tiếng nói
Trang 11và những dạng tương tác khác Học viên có thể nêu câu hỏi hay đưanhận xét bằng tiếng nói hay văn bản thông qua hình thức chat, hội thảotrực tuyến, video conferencing, cầu truyền hình,…
+ Tương tự, thuật ngữ “không đồng thời” (“asynchronous”) ở đây đượchiểu theo nghĩa “không cùng lúc” Hệ thống cho phép học viên thựchiện học theo tiến độ và lịch biểu riêng, không có sự tương tác trực tiếpgiữa học viên với giáo viên trong quá trình học Nói chung, hình thứckhông đồng thời phổ biến hơn dạng đồng thời vì nó đáp ứng được yêucầu học vào thời gian thích hợp, thêm vào đó chi phí cho việc xây dựnggiáo trình cũng ít tốn kém hơn
+ Có một giải pháp tối ưu hơn cả là kết hợp cả hai hình thức trên, tức làđào tạo theo kiểu không đồng bộ nhưng vẫn có một số giờ học viênđược học trực tiếp với người hướng dẫn, chủ yếu là để giải đáp thắcmắc hay kiểm tra trực tuyến
Online Learning/Training (đào tạo trực tuyến): Hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa họcviên với nhau và giữa học viên với giáo viên,
Distance Learning (đào tạo từ xa): Thuật ngữ này dùng để nói đến hình
thức đào tạo trong đó người dạy và học viên không ở cùng một chỗ, thậm chíkhông cùng một thời điểm Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hộithảo cầu truyền hình, hoặc công nghệ web, qua truyền hình,
2.2 Ứng dụng của e-Learning
2.2.1 E-Learning liệu có thay thế phương pháp truyền thống?
E-Learning là một hình thức đào tạo nhằm khắc phục hai nhược điểm củaphương pháp giáo dục truyền thống Thứ nhất là khắc phục về thời gian Với e-Learning thì người học có thể chủ động về thời gian, người học có thể học bất cứ lúcnào, có thể vừa học vừa thực hành luôn, có thể học lúc nghỉ trưa, lúc đi làm về hoặctrước lúc đi ngủ Chính tính tuỳ tiện về thời gian này đã không tạo cảm giác ức chế và
gò bó khi lập kế hoạch và cố gắng thực hiện kế hoạch đó Thứ hai là về không gian,người học không cần tập trung tại một chỗ mà có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu, ở nhà, nơilàm việc,… việc tự do không gian này cũng tạo tính thoải mái cho người học, ngườihọc cũng cảm thấy tiện
Chính các ưu điểm này làm cho việc học qua e-Learning rất linh hoạt thu hútđược nhiều đối tượng tham gia đặc biệt là những người đang đi làm, họ thường phảitranh thủ học trong khi vẫn phải đi làm Nếu họ học theo cách truyền thống thì họkhông có thời gian đến lớp cũng như khó trong việc di chuyển vị trí Việc học nàycũng thích hợp với những người có tuổi, có tính tự ty trong việc đến lớp
Tuy nhiên chính cái tính tuỳ tiện của e-Learning cũng là hạn chế của nó Với môitrường học truyền thống thì học viên có khả năng tiếp thu nhanh hơn, trao đổi dễdàng hơn với người học và giáo viên Mặt khác thì e-Learning đòi hỏi học viên phải
Trang 12có tính tự giác rất cao, điều này là rất khó Nếu học không có người giám sát thì việchọc thường không đạt kết quả như mong muốn.
Chính vì nhược điểm này làm cho hiệu quả của e-Learning không thể bằng việcđào tạo truyền thống Nó cũng không thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực trong đờisống xã hội đặc biệt là những ngành đào tạo đòi hỏi học viên phải tư duy cao như cácmôn tự nhiên hay các ngành đào tạo đòi hỏi phải thực hành nhiều như học nghề thìrất khó áp dụng Nó có thể áp dụng dễ dàng cho các ngành như tuyên truyền, họcluật, học ngoại ngữ, học các môn khoa học Mac,…
Đã có câu hỏi đặt ra là liệu e-Learning có thay thế được phương pháp truyềnthống không? Qua phân tích trên ta thấy e-Learning không thể thay thế phương phápđào tạo truyền thống Mặc dù e-Learning ra đời sau nhằm khắc phục những hạn chếcủa phương pháp truyền thống nhưng nó chỉ hỗ trợ cho phương pháp đó nhằm khắcphục những hạn chế đó ở nơi này hay nơi khác mà thôi
2.2.2 Một số mô hình phát triển e-Learning
Như đã trình bày ở trên thì e-Learning không phải áp dụng được cho tất cả cácngành nghề lĩnh vực trong xã hội với hiệu quả như nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vàotính chất của tri thức cần truyền đạt, vào từng đối tượng cần thu nạp tri thức và vào cơ
sở hạ tầng của từng nơi Chính vì vậy mà e-Learning phát triển trong các môi trườngkhác nhau thì nó có những biểu hiện khác nhau Sau đây là một số loại hình e-Learning trong các môi trường khác nhau đó:
E-Learning trong trường học: đối với một trường học thì đối tượng là cáchọc sinh và sinh viên, họ có thời gian và có tri thức nhất định về một lĩnhvực nào đó, do đó các tri thức cung cấp bởi e-Learning trường học mang tính
hỗ trợ việc học truyền thống, nó cần cung cấp nhiều tài liệu tham khảo vàhướng dẫn việc học theo các tài liệu đó
E-Learning trong các công ty thương mại và dịch vụ: đối tượng là các người
đi làm, khả năng giao tiếp với giáo viên là thấp, do đó các tri thức trong nàycần đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn và dễ tra cứu, tri thức chủ yếu là các quyđịnh, các nghị định, các tri thức về văn hóa,… nó cũng cần đòi hỏi tính hấpdẫn trong giao diện
E-Learning trong các công ty xí nghiệp sản xuất: các đối tượng học chủ yếu
là những người lao động nặng, tri thức chủ yếu là các công nghệ, giáo viênchủ yếu là những người làm chủ công nghệ, khả năng giao tiếp giáo viên làthấp, do đó tính trực quan và tính toàn vẹn chi tiết là rất cao
E-Learning trong cộng đồng: đối tượng là mọi thành phần trong xã hội từ trithức đến lao động, do đó tri thức chủ yếu là các vấn đề đơn giản mang tínhkhái quát chuung mang tính rộng rãi như các luật, các văn hoá dân tộc, cácvấn đề khoa học xã hội,…
Trang 13Trong báo cáo này ta cũng chỉ thu hẹp trong phạm vi e-Learning trong trườnghọc Do đó các vấn đề ta quan tâm là triển khai các bài học đến các đối tượng họcsinh và sinh viên đã quen với các tác phong học truyền thống.
2.3 Sự phát triển của e-Learning
2.3.1 Tình hình phát triển trên thế giới
Trên thế giới e-Learning đã phát triển từ lâu, đặc biệt khi công nghệ web ra đời.Rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ e-Learning và đã có doanh thu rất lớn.E-Learning đã trở thành một trong các sản phẩm công nghệ thông tin có doanh thu rấtlớn Sự phát triển mạnh mẽ tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển do các nướcnày có nhu cầu rất lớn về học tập và họ có đủ điều kiện về kỹ thuật để triển khai e-Learning E-Learning phát triển tập trung ở Mỹ, các nước châu Âu và các nước pháttriển ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapo
2.3.2 Tình hình phát triển trong nước
Sau đây là những thông tin về tình hình phát triển e-Learning của Việt Nam đượctrình bày tại hội nghị AEN từ ngày 14 – 15/12/2005 tại Nhật Bản của ông LâmQuang Nam, với sự cố vấn của thầy Quách Tuấn Ngọc và PGS Nguyễn Ngọc Bình
2.3.2.1 Bức tranh hiện tại
Việt Nam là thành viên của AEN và đã có những nỗ lực lớn trong việc phát triểne-Learning:
Đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu và phát triển e-Learning” vào ngày 9/3/2005 Cụthể tại hội thảo:
Trang 14+ Là công ty bảo hiểm lớn nhất với 40.000 nhân viên đã mua LMS_ Hệthống quản lý đào tạo để phục vụ đào tạo tại nhà cho nhân viên.
+ Hiện công ty đang quan tâm chính là làm thế nào để tạo được nội dungđào tạo
VD2: Trường đại học Sư phạm Hà Nội
+ 30.000 sinh viên
+ Sử dụng Moodle: tại trang http://elearning.dhsphn.edu.vn
+ Bắt đầu từ năm 2006 cần đến cần đến hệ thống kiểm tra trên máy tính
Thành công nhỏ nhỏ của trường đại học Văn Lang vào trang
www.dhdlvanlang.edu.vn
Kết quả đạt được:
+ Cải thiện đáng kể kỹ năng và trình độ CNTT và tiếng Anh của sinh viên
+ Cải thiện đáng kể khả năng của giảng viên và trợ giảng
Chính thức khai trương cổng e-Learning MOET:
+ Địa chỉ: http://el.edu.net.vn
+ Tiếp tục phát triển những nỗ lực của năm 2004
Ghi nhận từ phía các công ty:
Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn nhất (http://truongthi.com.vn) hoạt độngtrong 2 năm qua, không hề bị lỗi do các vấn đề về tài chính hay công nghệ
Thiếu nội dung đào tạo (Contents)
Thiếu nghiệp vụ về Learning: Giáo viên còn bỡ ngỡ khi sử dụng công cụ Learning như thế nào
e- Kinh phí hạn hẹp
Thiếu chuyên gia đã qua đào tạo về e-Learning
Thiếu cơ sở hạ tầng ICT
Trang 15 Về cơ sở hạ tầng ICT: Số lượng thuê bao ADSL và điện thoại di động(ĐTDĐ) tăng đáng kể:
+ 200.000 thuê bao ADSL (tăng 300% so với năm 2004)
+ 5,5 triệu thuê bao ĐTDĐ (tăng 130% sơ với năm 2004)
Phát triển xã hội hóa Internet với sự bùng nổ của dịch vụ Game Online
Những điểm còn tồn tại:
Trở ngại lớn nhất là nội dung đào tạo và cách thức tạo ra các nội dung đàotạo Việt Nam còn lúng túng trong các quyết định mua bán giữa một bên làcác trường đại học và một bên là các doanh nghiệp
Mô hình hoạt động của các nhà cung cấp (các nhà cung cấp tại nhà và trựctuyến/thương mại – online/bussiness)
Thiếu nghiệp vụ về e-Learning: Cần đào tạo các giáo viên và các chuyên gia
về e-Learning
Cơ sở hạ tầng về e-Learning: QoS (Chất lượng dịch vụ)
2.3.2.3 Hướng phát triển trong tương lai
Các nhà cung cấp dịch vụ tại nhà và trực tuyến sẽ phải tìm kiếm nội dung khóahọc và các công cụ cho việc tại nội dung và sử dụng các phần mềm miễn phí về LMS– Đây là vấn đề quan trọng nhất
Sử dụng các pha dùng thử LMS/LCMS/các công cụ trong các mô hình hoạtđộng theo kiểu “thử và lỗi”
Chuẩn hóa (ví dụ theo SCORM) là rất quan trọng, nhưng không phải là ưutiên hàng đầu Bởi vì nếu chúng ta tuân theo những gì sẵn có của SCORMthì sẽ gây khó khăn trong quyết định của các nhà cung cấp
Những nỗ lực của Việt Nam: Kế hoạch tiếp theo trong năm 2005:
Tăng cường, mở rộng sự hiểu biết về e-Learning tại các trường học, công ty
Thúc đẩy hợp tác để nhận được những chỉ dẫn về việc tạo nội dung đào tạo
Thúc đẩy hợp tác để nhận được những chỉ dẫn về việc đưa ra những mô hìnhhoạt động/thương mại
Thúc đẩy việc tạo nội dung đào tạo và sử dụng công cụ tạo nội dung đặc biệttuân theo chuẩn SCORM
Trang 16CHƯƠNG 3 CHUẨN SCORM 2004
SCORM là chưa trở thành chuẩn nhưng nó được rất nhiều tổ chức trên thế giới ápdụng và nó đang xây dựng để trở thành một chuẩn trên thế giới Trong đề tài tốtnghiệp này, một phần rất quan trọng là chuẩn SCORM, toàn bộ hệ BKLAS sẽ đượcxây dựng theo chuẩn này nên báo cáo này giành riêng một phần để trình bày chi tiết
của dự án là Sharable Content Object Reference Model (SCORM) tức ‘mô hình tham
chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ’ Đây là mô hình hướng tới một chuẩn chung
về dữ liệu và cơ chế hoạt động cho các hệ thống e-Learning SCORM cung cấp mộttập hợp các tài liệu mô tả chi tiết về các tiêu chuẩn trong e-Learning Hiện nay, có rấtnhiều hãng và tổ chức đang hợp tác với ADL để chuẩn hoá sản phẩm của mình đồngthời cũng góp phần phát triển và hoàn thiện SCORM
3.1.2 SCORM là gì?
Vài năm gần đây, các hệ thống và các sản phẩm e-Learning đã xuất hiện ở nhiềunơi trên thế giới Các hệ thống này được xây dựng hoàn toàn độc lập, dựa trên cácnền tảng và kiến trúc khác nhau, bởi vậy, dù nội dung có sự lặp lại nhưng các hệthống này không thể tận dụng chúng nhờ việc trao đổi dữ liệu và thông tin với nhau
Dự án ADL ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó Ý tưởng chủ đạo trong dự án này là tạonên một kho nội dung đào tạo có thể chia sẻ giữa các hệ thống khác nhau Kho dữliệu này được tạo thành từ các đối tượng đơn vị nội dung cơ bản Ta có thể hình dung
mô hình phân phối nội dung này như sau:
Trang 17Hình 3.1: Mô hình phân phối nội dung theo SCORM
Ở đây có thể coi kho dữ liệu chung gồm các đối tượng cơ sở, không thể chia nhỏđược Ví dụ như một quyển sách, một cái búa, một cái bút v.v… như ta thấy trên hình
vẽ Các đối tượng này phải tuân theo một chuẩn thống nhất để phục vụ cho công tácsắp xếp, tìm kiếm và sử dụng chung Các đối tượng này được chứa trong một khochung mà các hệ thống đào tạo có thể truy cập được Các đối tượng mới có thể đượctạo ra theo chuẩn và bổ sung vào kho Tuy nhiên, phải hiểu “kho” ở đây không phải
là một nơi chứa cụ thể tập trung, các đối tượng hoàn toàn có thể được lưu trữ phântán tại nhiều nơi khác nhau, nhưng được liên hệ chặt chẽ với nhau dựa trên hệ thốngmạng toàn cầu
Đối với các đối tượng người dùng khác nhau như sinh viên, công nhân v.v cầntạo ra các khoá đào tạo có nội dung khác nhau, phù hợp với nguyện vọng và khả năngcủa từng đối tượng Nội dung khoá đào tạo này được tạo ra bằng cách tập hợp các đốitượng đơn vị cơ sở, sau đó sẽ được phân phối tới người sử dụng dựa trên nhu cầu,nguyện vọng và khả năng của họ Đó là công việc của hệ thống phục vụ (server) Ví
dụ, với người sử dụng là công nhân, sau khi xác định các nhu cầu và nguyên vọngcủa người công nhân, hệ thống server sẽ tập hợp các đối tượng cơ sở thích hợp (nhưcái búa, cái kìm…) để tạo nên nội dung khoá học Sau đó sẽ đóng gói nội dung vàphân phối tới người sử dụng Đó là tư tưởng chủ đạo của SCORM
3.1.3 Định nghĩa SCORM
Sharable Content Object Reference Model tạm dịch là mô hình tham chiếu đối
tượng nội dung chia sẻ được Đây là một mô hình chuẩn, định nghĩa ra mối quan hệtương quan giữa các thành phần của khoá học, các mô hình dữ liệu, các giao thức saocho các đối tượng nội dung có thể được chia sẻ qua các hệ thống cùng sử dụng một
mô hình tham chiếu giống nhau
Trang 18SCORM là mô hình tham chiếu phối hợp các đặc điểm kỹ thuật từ các đặc tả vềe-Learning của các tổ chức khác nhau như AICC, IMS, IEEE, ARIADNE, v.v Nócung cấp một mô hình nội dung đào tạo duy nhất và định nghĩa ra một môi trườngtriển khai học tập chuẩn tiến hành qua mạng.
3.1.4 Các nội dung chủ yếu của SCORM
SCORM được ứng dụng cho những hệ thống e-Learning xây dựng dựa trên nềntảng Web, lấy mạng làm môi trường phân phối và trao đổi thông tin Cùng với sựphát triển của công nghệ Web, SCORM cũng luôn tự biến đổi để hoàn thiện
Hiện nay, SCORM cung cấp những mô tả kĩ thuật chi tiết để có thể xây dựng một
mô hình quản lý đào tạo hoàn chỉnh và thống nhất Xét tổng quát thì nội dung củachuẩn SCORM bao gồm:
Đóng gói nội dung: Dựa trên chuẩn của IMS Global Learning Consortium,
mô tả cấu trúc một gói nội dung thống nhất để lưu trữ và trao đổi giữa các hệthống khác nhau
Mô tả dữ liệu (Meta-Data): Dựa trên chuẩn về mô tả dữ liệu IEEE LTSC –
Learning Object Metadata Specification (LOM) Dùng để mô tả những đơn
vị nội dung trong đào tạo Thông tin về metadata có thể phục vụ cho nhiềumục đích, như tập hợp, tìm kiếm, phát hiện, kiểm tra điều kiện kỹ thuật …
Thông tin trao đổi: Dựa trên các quy định về các thông tin trao đổi khi thực
thi các khóa học của tổ chức AICC
Thứ tự và dẫn hướng: Mới xuất hiện trong từ phiên bản SCORM 2004 dựa
trên IMS Simple Sequencing Specification Nó định nghĩa cách sắp xếp cácnội dung đào tạo theo thứ tự và các luật nhất định Từ đó các hệ LMS sẽ xử
lý nội dung theo một thứ tự xác định, nhất quán
3.1.5 Sự phát triển SCORM
Ngay từ khi mới ra đời, chuẩn SCORM gồm hai thành phần là: Mô hình tập hợpnội dung (Content Aggregation Model) và Môi trường thực thi (Run-TimeEnvironment) Sau đó, SCORM tiếp tục được xây dựng, phát triển thêm các thànhphần mới, dựa trên việc tập hợp các mô tả kĩ thuật của các đặc tả khác trong e-Learning, nhằm tạo ra một chuẩn nội dung ưu việt nhất Cho đến nay, SCORM đã cócác phiên bản SCORM 1.1 (1/2001), SCORM 1.2 (10/2001) và SCORM 1.3 hay còngọi là SCORM 2004 (4/2004) và mới nhất là phiên bản 1.3.2 (ngày 12/01/2006)
Sự thay đổi nội dung của SCORM qua các phiên bản như sau:
Trang 19Hình 3.2: Sự phát triển của SCORM
Có thể thấy SCORM 1.3 hay SCORM 2004 có nhiều sự thay đổi so với các phiênbản trước Đặc biệt là sự xuất hiện tài liệu mới là Sequencing and Navigation (SN)đánh dấu một bước hoàn thiện mới của SCORM Từ đây, SCORM đã bao quát hếtđược các vấn đề trong e-Learning hiện đại Từ phiên bản này, mỗi tài liệu hay mỗi bộphận trong SCORM sẽ được coi là một thành phần độc lập, được nghiên cứu pháttriển riêng, được ra phiên bản riêng mình Sự thay đổi của bộ phận này sẽ không hềảnh hưởng đến các bộ phận còn lại Chính sụ thay đổi về chất đó khiến SCORM 1.3được gọi là SCORM 2004
3.1.6 Đặc điểm và khả năng của SCORM
Với xu hướng bùng nổ các sản phẩm và hệ thống phục vụ cho e-Learning nhưhiện nay, việc xác định một chuẩn thống nhất là nhu cầu cấp thiết, nhằm tận dụng các
cơ sở dữ liệu đào tạo của các hệ thống khác nhau, tạo ra sự phối hợp giữa các hệthống đó SCORM được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu vàkiểm tra trong nhiều năm của nhiều hãng và tổ chức khác nhau, bởi vậy nó có đủ ưuđiểm vượt trội để trở thành là một mô hình chuẩn vững chắc của e-Learning trongtương lai
Để có thể đảm nhiệm vai trò đó, SCORM được ứng dụng để xây dựng một hệthống e-Learning với những đặc điểm hay tính chất sau:
Accessibility: Khả năng truy cập - có thể truy nhập vào các thành phần hệ
thống từ bất kì thành phần nào
Adaptability: Khả năng sửa chữa được - biến đổi nội dung khoá học tuỳ vào
nhu cầu cá nhân và tổ chức
Affordability: Khả năng cung cấp - khả năng tăng hiệu suất và sản lượng
bằng cách giảm thời gian và giá thành liên quan tới việc phân phối sản phẩm
Durability: Tính bền lâu - có thể biến đổi để phù hợp với sự phát triển công
nghệ và thay đổi thiết kế, cấu hình mà không tốn kém
Trang 20 Interoperability: Khả năng liên kết hợp tác - khả năng kết hợp các thành
phần đào tạo được phát triển trong một phạm vi này với một tập các công cụhay platform khác và sử dụng chúng ở một phạm vi khác, với những công cụ
3.1.7 SCORM và hệ quản trị đào tạo
Sau đây ta sẽ xem xét những mô tả của SCORM về hệ quản trị đào tạo, thànhphần cốt lõi của một hệ thống e-Learning
SCORM định nghĩa LMS (Learning Management System) là một hệ đa chứcnăng được thiết kế để phân phối, kiểm tra, báo cáo và quản lý nội dung đào tạo, quátrình học tập và các tương tác với học viên Mô hình các thành phần hay dịch vụ của
hệ LMS như sau:
Hình 3.3: Mô hình hệ LMS theo chuẩn SCORM
SCORM tập trung vào những điểm chung giữa các môi trường LMS khác nhauchứ không quan tâm đến những điểm đặc biệt của một hệ LMS nào đó TheoSCORM, LMS là một môi trường dựa trên các server với khả năng quản lý và phânphối nội dung học theo yêu cầu của học viên Nói cách khác, SCORM mô tả LMS làmột môi trường quyết định nội dung gì sẽ phân phối và phân phối vào lúc nào, đồngthời cũng thực hiện quá trình kiểm tra khi người dùng chuyển từ nội dung này qua nộidung khác
Trang 21Theo mô hình chuẩn, SCORM chia nội dung học thành các đối tượng đơn vị cókhả năng tái sử dụng Các đơn vị này có liên quan và có thể kết hợp với nhau để hìnhthành nên những gói nội dung như là các khoá học, các phần, các chương, mục, cácđánh giá v.v Bản thân các đối tượng đơn vị này không đòi hỏi ngữ cảnh cụ thể,chúng có thể được tái sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau Để tạo khả năng tái
sử dụng, các đối tượng nội dung phải hoàn toàn độc lập và không chứa các thông tin
về các đối tượng nội dung khác Vì thế chúng không thể tự quyết định được thứ tự vàcách thức kết hợp với các đối tượng khác Thay vào đó, thứ tự và cách thức kết hợpđược quy định bởi các quy tắc được định nghĩa trước, có thể do người soạn nội dungquyết định LMS chỉ thực hiện các quy tắc đã định nghĩa đó để kết hợp các đối tượngnày với nhau phục vụ cho các nhu cầu khác nhau về nội dung đào tạo
3.1.8 Tổ chức tài liệu SCORM
Như đã nói ở các phần trên, SCORM là một tập các đặc tả về e-Learning Có thểhình dung bộ tài liệu SCORM là một tủ sách chứa các cuốn sách chính là những đặc
tả khác nhau về các lĩnh nội dung trong e-Learning Các cuốn sách được viết dựa trêncác đặc tả của 4 tổ chức nghiên cứu e-Learning: IEEE, AICC, IMS, IEEE LTSC
Hình 3.4: Tủ sách SCORM
Có 3 nội dung chính trong tài liệu đặc tả SCORM (phiên bản 2004) là:
Content Aggregation Model (CAM)- Mô hình kết hợp nội dung
Run-time Environment (RTE)- Môi trường thực thi
Sequencing and Navigation (SN)- Thứ tự và dẫn hướng
Bảng 3-1: Tóm tắt bộ tài liệu SCORM 2004
57 Các thông tin chung
về ADL và tài liệu
ADL, SCORM, LMS
Trang 22SCO, Asset, Content Aggregation, Package, Package Interchange File (PIF), Meta-data, Manifest, Sequencing Information, Navigation Information
API, API Instance, Launch, Session Methods, Data Transfer Methods, Support Methods, Temporal Model, Run-Time Data Model
Activity Tree, Learning Activities, Sequencing Information, Navigation Information, Navigation Data Model
Như đã nói ở phần trên, ý tưởng của SCORM là chia nội dung đào tạo thành cácđơn vị nội dung Đơn vị nhỏ nhất có thể là các file vật lý như file ảnh, file âm thanh,file text, file html v.v Vấn đề đặt ra là kết hợp các đơn vị này lại theo một cấu trúcnhư thế nào để tạo thành một gói nội dung trình bày trọn vẹn về một vấn đề nào đó.Gói nội dung này phải được phân phối và triển khai dễ dàng trong các hệ quản trị đàotạo LMS
Mô hình kết hợp nội dung (Content aggregation model – CAM) là tài liệu mô tảcấu trúc một gói nội dung trong e-Learning tuân theo SCORM Nội dung của tài liệunày gồm 3 phần sau:
Gói nội dung theo SCORM
Mô tả tổ chức gói nội dung
Thứ tự và dẫn hướng
Sau đây ta sẽ xem xét những vấn đề cơ bản nhất trong tài liệu này
3.2.1 Gói nội dung theo chuẩn SCORM
3.2.1.1 Mô hình nội dung SCORM
Mô hình nội dung là mô hình biểu diễn nội dung đào tạo Theo SCORM 2004 môhình nội dung gồm ba đối tượng cơ bản Asset, SCO, CO
Asset là dạng đơn vị nội dung cơ bản nhất Đó là các file text, html, ảnh, âm
thanh, đối tượng đánh giá…
Trang 23Hình 3.5 Đối tượng asset
SCO (Sharable Content Object) – Đối tượng nội dung chia sẻ được: Một
SCO là tập một hay nhiều Asset Ngoài ra SCO còn chứa các đoạn mã chứacác hàm chức năng (thường là mã JavaScript) Khi học viên học tập trên cácnội dung trong SCO thì các hàm chức năng này có khả năng làm các nhiệm
vụ ghi nhận hoạt động của học viên và trao đổi thông tin với hệ thống LMS.Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa SCO và Asset
Hình 3.6 Đối tượng SCO
CO (Content Organization) - Sơ đồ tổ chức nội dung: Khác với Asset và
SCO là đối tượng chứa nội dung cụ thể, CO là khái niệm chỉ một sơ đồ thểhiện cách tổ chức và kết hợp các đơn vị nội dung (SCO và Asset) với nhau
để tạo thành một gói nội dung Sơ đồ tổ chức này có dạng cây như sau:
Trang 24Hình 3.7 Cây nội dung
Cấu trúc cây này được gọi là cây hoạt động Mỗi nút của cây tương ứng với mộtđối tượng nội dung hay một bài học trong khóa học Thực chất quá trình học của họcviên trên một khóa học chính là quá trình duyệt qua các nút (là các bài học) theo mộtthứ tự được quy định sẵn bởi người tạo ra CO
3.2.1.2 Cấu trúc gói nội dung theo chuẩn SCORM
Khi kết hợp các SCO và Asset theo cấu trúc trúc mô tả bởi CO, ta sẽ có một nộidung học hoàn chỉnh Tuy nhiên cần phải lưu trữ nội dung này như thế nào Giải pháptheo SCORM là tập hợp tất các các file vật lý chưa đơn vị nội dung (SCO và Asset)trong một file nén (dạng “filename.zip”) Trong file nén đó có một fileimsmanifest.xml dùng để mô tả cách tổ chức và kết hợp các đơn vị nội dung vớinhau Nói các khác, file imsmanifest.xml chính là sự thể hiện vật lý của sơ đồ tổ chứcnội dung (CO) Cấu trúc gói nội dung theo SCORM như sau:
Hình 3.8: Gói nội dung
Trang 25Như vậy trong gói nội dung SCORM có các thành phần sau:
Các file vật lý : là các file text, âm thanh, hình ảnh, html đại diện cho các
dợn vị nội dung (Asset và SCO)
Một file XML mô tả sơ đồ tổ chức và cách kết hợp nội dung, là file
imsmanifest.xml Sơ đồ này gọi là manifest của gói nội dung
3.2.1.3 Phân loại gói nội dung
Cần chú ý là có hai loại gói nội dung là gói tài nguyên và gói kết hợp nội dung:
Gói tài nguyên (Resource Package): File imsmanifest.xml trong gói tài
nguyên chỉ chứa thông tin về vị trí các file vật lý, mà không chứa thông tin
về cách tổ chức nội dung Mục đích của gói tài nguyên là tập hợp các đối
tượng nội dung để lưu trữ và trao đổi, không thể triển khai học bằng gói này
Gói kết hợp nội dung (Content Aggregation Package): file
imsmanifest.xml trong gói kết hợp nội dung chứa toàn bộ các thông tin về tổchức, về vị trí các file vât lý, về thứ tự và các luật kết hợp các đơn vị nộidung Gói này được hệ quản trị đào tạo sử dụng để triển khai học tập
3.2.2 Mô tả tổ chức gói nội dung
Như đã nói ở trên, sơ đồ tổ chức và cách kết hợp nội dung được mô tả trong fileimsmanifest.xml Cấu trúc của file XML này gồm 4 cặp thẻ cơ bản như sau:
Hình 3.9: Các thành phân trong file manifest.xml
<manifest> … </manifest>: Là cặp thẻ gốc Tuy nhiên trong cặp thẻ này có
thể chứa các cặp thẻ manifest con Cặp thẻ manifest gốc mô tả cấu trúc mộtkhóa học (cấu trúc cả gói nội dung), các thẻ manifest con được dùng để mởrộng cấu trúc khóa học
<organizations> … </organizations>: Cặp thẻ này mô tả các
sơ đồ tổ chức nội dung hay nói cách khác là các cách biểu diễn của cây hoạtđộng
<metadata> … </metadata>: Chứa các thông tin mô tả về các đối
tượng nội dung (SCO hay Asset) Cặp thẻ này có thể đặt ở nhiều vị trí khácnhau, tùy theo đối tượng cần mô tả thông tin
<resource> …</resource>: mô tả các đối tượng nội dung (SCO và Asset).
Ngoài ra còn có một số thẻ khác như:
<item> </item> : biểu diễn một nút trên cây hoạt động.
Trang 26 <title> </title> : chứa tiêu đề của gói nội dung.
<file> </file> : tham chiếu tới một file vật lý.
Chi tiết hơn về các thẻ có thể xem thêm trong phần phụ lục
Ta có ví dụ về cách biểu diễn sơ đồ tổ chức nội dung với các thẻ XML như sau:
Hình 3.10: Biểu diễn cấu trúc gói nội dung với các thẻ XML
3.2.3 Biểu diễn thứ tự
File imsmanifest.xml không chỉ biểu diễn sơ đồ tổ chức các đơn vị nội dung mà
nó còn chứa các thông tin về thứ tự giữa các đơn vị đó Đây là đặc điểm mới trongSCORM 2004 Các quy tắc về thứ tự trong file imsmanifest.xml sẽ quyết định trình
tự các bài học sẽ được triển khai đến học viên, trình tự này có thể thay đổi tùy theotương tác của học viên trên các đối tượng nội dung
Các quy tắc này được biểu diễn bằng các thẻ dẫn hướng và được LMS dịch ratrong quá trình triển khai giáo trình cho học viên Từ đó, LMS sẽ điều khiển đường đicho học viên trong suốt giáo trình Phần mã định nghĩa thông tin dẫn hướng được đặttrong manifest Có hai cách chính để tạo ra các quy tắc về thứ tự là dùng thẻ
<sequencing> như thành phần con của <item> hay <organization>, cách thứ hai làdùng thẻ <sequencingCollection> là tập các thẻ <sequencing> Thẻ <sequencing>
Trang 27xuất hiện từ 0 đến nhiều lần trong thành phần <sequencingCollection> Chi tiết vềcác thẻ dẫn hướng này sẽ được trình bày trong phần Thứ tự và dẫn hướng.
3.3.1 Quản lý môi trường thời gian thực thi (RTE)
Mục đích của chuẩn SCORM là sử dụng lại các đối tượng nội dung nhằm chia sẻcác đối tượng này trong chính một hệ e-Learning cũng như chia sẻ giữa các hệ e-Learning khác nhau nhằm hạ giá thành triển khai cũng như chi phí học tập, điều nàycũng có nghĩa là các đối tượng nội dung phải được các hệ Quản trị đào tạo (LMS) củacác hệ e-Learning khác nhau hiểu được và tương tác được với nhau, đó cũng là mụcđích của chuẩn SCORM
SCORM có ba nội dung được chuẩn hóa và nó là nội dung của ba cuốn sách:
SCORM 2004 CAM: quyển này nói về chuẩn đóng gói nội dung
SCORM 2004 RTE: quyển này nói về chuẩn triển khai nội dung đến ngườihọc
SCORM 2004 SN: quyển này nói về chuẩn dẫn hướng trong việc chọn góinội dung và các đối tượng được triển khai
Trong bản báo cáo này sẽ trình bày kỹ về quyển SCORM 2004 RTE, quyển này
sẽ trình bày về môi trường thực thi, tức là các cơ chế, phương pháp và các mô hìnhcho việc triển khai đối tượng nội dung học đến trình duyệt Web của người học.Việctriển khai đối tượng nội dung đến với người học không chỉ là tải nội dung về mà nócòn có rất nhiều công việc phải làm để đảm bảo tính chính xác bao gồm:
Triển khai đối tượng nội dung (Content Object)
Thiết lập truyền thông (liên lạc) giữa LMS và SCOs
Quản lý thông tin theo dõi học viên trong quá trình học, thể hiện bằng việcthực hiện liên lạc giữa LMS và SCO
Đối tượng nội dung được nhắc ở trên là dơn vị nhỏ nhất của đối tượng học đượctriển khai đến người học Có hai loại đối tượng nội dung là:
SCO (Sharable Content Objects): đối tượng nội dung có thực hiện truyềnthông với LMS trong quá trình triển khai
Asset: đối tượng nội dung không thực hiện truyền thông với LMS trong quátrình triển khai đến người học
Trang 28Các mô tả chủ yếu trong vấn đề triển khai nội dung học của tài liệu SCORM
2004 RTE tập trung chủ yếu vào đối tượng SCO, còn đối tượng Asset thì việc triểnkhai chỉ đơn giản là tải nó từ Server về trình duyệt của người học bằng giao thứcHTTP mà không cần sử dụng thêm các truyền thông phức tạp khác, chính vì vậy việctriển khai đối tượng nội dung này là rất đơn giản
Tài liệu SCORM 2004 RTE tập trung mô tả các vấn đề bao gồm:
Cơ chế chung trong việc triển khai đối tượng nội dung
Cơ chế liên lạc giữa LMS và đối tượng nội dung (SCO)
Mô hình dữ liệu cho việc theo dõi các hoạt động học của người học đối vớitừng đối tượng nội dung
Trong việc triển khai đối tượng nội dung học thì có hai việc cần làm là:
Xác định gói nội dung hay đối tượng nội dung sẽ được triển khai
Tiến hành triển khai đối tượng nội dung hay gói nội dung đã được xác địnhđến trình duyệt của người học
Trong việc xác định đối tượng nội dung sẽ được triển khai cũng rất phức tạp, nóphụ thuộc vào những bài học trước của học viên, trình độ của học viên qua kết quảđánh giá (nó sẽ xác định học viên cần học lại những kiến thức cơ bản hay không) vàrất nhiều lý do nữa Công việc này được mô tả trong tài liệu SCORM 2004 SN Tàiliệu SCORM 2004 RTE chỉ mô tả bước sau, tức là mô tả việc triển khai một đốitượng nội dung đã được xác định trước, nó không quan tâm tại sao lại triển khai đốitượng đó mà nó chỉ quan tâm sẽ triển khai nó như thế nào Đối với các phiên bảntrước của SCORM (từ 1.2 trở về trước) thì việc chọn đối tượng triển khai được ngườisoạn giáo trình cố định trước hoặc do người dùng kích chọn, từ phiên bản 2004 thì cóthêm đặc tả về dẫn hướng thì còn thêm chức năng hệ LMS sẽ tự chọn phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng nhất là kết quả của hệ đánh giá (Hệ này đượcNguyễn Minh Nguyệt trình bày trong báo cáo thực tâp tốt nghiệp)
Từ đó ta rút ra các vấn đề cần giải quyết xung quanh việc triển khai đối tượng nộidung:
Việc phân phối một đối tượng nội dung đến trình duyệt của người học
Cơ chế liên lạc giữa các đối tượng nội dung này với hệ LMS
Những thông tin gì cần được dùng cho việc theo dõi một đối tượng nội dung
và hệ LMS quản lý các thông tin đó như thế nào?
Cũng từ mục đích của SCORM ta thấy cần có một cơ chế triển khai và quản lýcác thông tin chung các đối tượng nội dung, từ đó các yêu cầu cần thiết được đặt ralà:
Một cơ chế chung cho đối tượng nội dung để liên lạc với LMS
Một ngôn ngữ được xác định trước hoặc là một dạng chung các từ vựngđược quy ước trước
Trong các phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết về tài liệu SCORM 2004 RTE, cụthể bao gồm các nội dung:
Trang 29 Cơ chế triển khai đối tượng nội dung
API – các hàm giao diện chương trình ứng dụng
Mô hình dữ liệu
Ba phần này tương ứng với từng vấn đề cần giải quyết được nêu ở trên
3.3.1.1 Tổng quan về môi trường thời gian thực thi
Quá trình triển khai đối tượng nội dung và theo dõi các đối tượng này có thể tómtắt trong sơ đồ sau, sơ đồ này được đặc tả trong SCORM 2004 RTE:
Hình 3.11 Sơ đồ triển khai đối tượng nội dung của LMS
Các quá trình bao gồm:
Quá trình triển khai: xác định một cách thức chung để các hệ LMS bắt đầutriển khai các đối tượng nội dung dựa Web Quá trình này xác định các thủtục và trách nhiệm của LMS trong việc thiết lập liên lạc giữa các đối tượngnội dung được triển khai với chính hệ LMS, cơ chế truyền thông được chuẩnhóa bằng việc sử dụng các hàm API chung, đối tượng nội dung ở đây là SCO
và Asset
API là cơ chế liên lạc cho việc thiết lập các trạng thái liên lạc dựa khái niệmcủa LMS giữa các đối tượng nội dung và LMS (như việc khởi tạo, kết thúchoặc phát hiện lỗi), nói cách khác nó nhận và lưu trữ dữ liệu truyền thônggiữa LMS và SCO
Trang 30 Mô hình dữ liệu (Data Model) là một tập các chuẩn về các thành phần môhình dữ liệu được dùng để xác định thông tin theo dõi SCO như trạng tháihoàn thành SCO, điểm đánh giá hoặc kiểm tra.
LMS phải sử dụng trạng thái của các thành phần dữ liệu của SCO qua các phiênhọc, SCO phải tận dụng chỉ những thành phần mô hình dữ liệu được định nghĩa trước
để bảo đảm được dùng lại trong nhiều hệ thống
Đối với mô hình dữ liệu thì nó có vài trò khác nhau đối với LMS và SCO Đốivới LMS thì nó chỉ dùng mô hình dữ liệu trong một phiên đang làm việc, còn đối vớiSCO thì dùng để đảm bảo chia sẻ được, LMS cần hiểu mô hình này để có thể sử dụngđược các đối tượng có thể chia sẻ
Như vậy vấn đề then chốt trong môi trường thời gian thực thi là triển khai nộidung
3.3.1.2 Quản lý môi trường thời gian thực thi
Khi người dùng tham gia học và tương tác với các đối tượng nội dung học thìLMS xác định các giá trị sự thực thi và các yêu cầu dẫn hướng của người học KhiLMS xác định một hoạt động để phân phối tới người học, mỗi hoạt động học có mộtđối tượng nội dung kết hợp với nó, LMS sẽ triển khai đối tượng nội dung và trìnhdiễn nó đến người học Một hoạt động học có thể được minh họa như sau:
Hình 3.12 Mục tiêu học
Các khái niệm cơ bản cho mô hình này được mô tả trong IEEE 1484.11.1 nhưsau:
Nỗ lực học (Learner Attempt): là một sự cố gắng của người học để hoàn
thành yêu cầu của một hoạt động học Một Nỗ lực học có thể kéo dài nhiềuphiên học và nó có thể kết thúc giữa các phiên của người học (LearnerSession)
Phiên học (Learner Session): là khoảng thời gian liên tục trong suốt quá
trình người học đang truy nhập vào một đối tượng học (Content Object)
Trang 31 Phiên truyền thông (Communication Session): là kết nối hoạt động giữa
một đối tượng nội dung học với một API
Phiên đăng nhập (Login Session): là khoảng thời gian người học đăng
nhập vào hệ thống cho đến khi người học thoát khỏi hệ thống
Đối với Asset, RTE bao gồm chỉ các Nỗ lực học tập độc lập và các phiên học,một Nỗ lực học tương ứng với một phiên học và tương ứng với một lần triển khaiAsset Nỗ lực học được bắt đầu tại thời điểm một hoạt động học được triển khai đểphân phối Trong suốt một Nỗ lực học thì người học sẽ được gắn kết với một đốitượng nội dung đã được triển khai, khi đó thì một Nỗ lực học được bắt đầu
Nếu đối tượng học là SCO thì ngay lập tức SCO khởi tạo liên lạc với LMS và khi
đó phiên truyền thông bắt đầu Một phiên truyền thông kết thúc khi SCO kết thúc liênlạc với LMS (Chú ý rằng trong liên lạc giữa LMS và SCO thì SCO luôn luôn chủđộng)
Một phiên học có thể kết thúc và bỏ SCO ở trạng thái giữa chừng (tức là khônghọc hết SCO) hoặc kết thúc ở trạng thái bình thường (khi người học kết thúc Nỗ lựchọc được quy định bởi SCO)
Với mỗi SCO, Nỗ lực học kết thúc khi phiên học tương ứng kết thúc bìnhthường Với mỗi Asset thì Nỗ lực học kết thúc khi người học thoát khỏi Asset đó (màkhông cần biết đã kết thúc chưa)
Minh hoạ cho các khái niệm trên như sau:
Hình 3.13 Mối quan hệ thời gian giữa các khái niệm
Sau đây ta đi vào chi tiết hơn từng khái niệm trong mô hình Môi trường thời gianthực thi
Trang 32Những cái mà LMS làm việc với dự liệu của Nỗ lực học trước không được đặc tảtrong SCORM 2004 SCORM làm việc với từng Nỗ lực độc lập, không liên quangiữa các nỗ lực học, các nỗ lực học là độc lập nhau Những thông tin này có thể đượcLMS lưu lại phục thuộc vào các mục đích khác không liên quan đến triển khai đốitượng nội dung học như báo cáo, kiểm toán hay thống kê LMS có thể quyết định vứt
bỏ bất kỳ thông tin gì trong dữ liệu thời gian chạy của nỗ lực học trước LMS chỉ dữlại dữ liệu thời gian chạy nếu nỗ lực học bị ngừng giữa chừng SCORM không đặc tảbất kỳ các yêu cầu của LMS trong truy nhập vào các dữ liệu thời gian chạy của nỗ lựchọc trước (việc này phụ thuộc vào các hệ LMS khác nhau)
Nếu phiên học bị tạm dừng giữa chừng thì mục đích của nỗ lực học không đượchoàn thành, LMS chịu trách nhiệm bảo đảm bất kỳ một dữ liệu thời gian chạy nàotrong khoảng trước khi dừng phiên học giữa chừng phải sẵn sàng khi mà phiên họctiếp theo với SCO đó bắt đầu lại, nghĩa là lần tiếp theo hoạt động học với SCO xácđịnh cho việc phân phối thì nỗ lực học trước được khôi phục và dữ liệu thời gian chạy
từ nỗ lực học trước được cung cấp cho phiên học mới
Khi một phiên học kết thúc giữa chừng mà chưa kết thúc một nỗ lực học thì LMSphải lưu trữ toàn bộ dữ liệu thời gian chạy của phiên học đó và khôi phục lại sử dụngcho phiên học tiếp theo trên cùng một hoạt động học (với cùng SCO trước đó)
Quan hệ giữa nỗ lực học và phiên học được minh hoạ trong ba trường hợp nhưsau:
Trong hình này, một nỗ lực học được hoàn thành chỉ bởi một phiên học Đây làtrường hợp tốt nhất
Trong hình này để hoàn thành một nỗ lực thì cần nhiều phiên học Các phiên họcnày bị ngắt giữa chừng và nỗ lực học bị chia nhỏ ra và được khôi phục lại khi mộtphiên học mới bắt đầu trên nỗ lực đó cho đến khi nỗ lực học được kết thúc
Hình này mô tả nhiều nỗ lực học được hoàn thành trong đó mỗi nỗ lực có thểphải thực hiện trong nhiều phiên học
3.3.1.2.2 Duy trì dữ liệu thời gian thực thi (RTD)
Trang 33Trong một số trường hợp cần thiết phải có một và chỉ một tập dữ liệu thời gianchạy cho mỗi hoạt động học (Learner Activity), kéo dài nó qua tất cả các nỗ lực họctrên SCO kết hợp với các hoạt động học đó Điều này có thể được thực hiện bằngcách các tài nguyên SCO kéo dài trạng thái của nó (các thông tin của dữ liệu thời gianchạy) qua các nỗ lực học Nếu như hoạt động học đã xác định trước rằng dữ liệu thờigian chạy phải được duy trì qua các nỗ lực học thì LMS sẽ chỉ tạo ra và khởi tạo mộtlần tập dữ liệu thời gian chạy khi phiên học đầu tiên của SCO tương ứng với hoạtđộng đó bắt đầu, còn các phiên học tiếp theo trên SCO đó thì không khởi tạo nữa(Điều này nghĩa là trên mỗi hoạt động học tương ứng với từng nỗ lực học thì cần cómột tập dữ liệu thời gian chạy riêng) Việc duy trì trạng thái này (dữ liệu thời gianchạy) không được thực hiện trên đối tượng học là Asset.
Trong một số trường hợp thì có thể xảy ra hai hoặc nhiều hoạt động học cùng sửdụng một SCO Nếu SCO đó quy định rằng trạng thái của nó (dữ liệu thời gian chạy)phải được duy trì qua các nỗ lực học thì nó cũng phải duy trì qua các hoạt động học
sử dụng nó Ta xét một ví dụ như sau:
Hình 3.14 Hai hoạt động học cùng tham chiếu một tài nguyên có duy trì qua các nỗ lực học
Trong gói nội dung này có hai hoạt động học cùng sử dụng một SCO là hoạtđộng A12 và A51 Nếu SCO này quy định là trạng thái của nó phải được kéo dài quacác nỗ lực học, nghĩa là dữ liệu thời gian chạy của nó phải được kéo dài qua các nỗlực học thì cũng có nghĩa là Persist State = true, thì LMS phải duy trì dữ liệu thờigian chạy giữa các nỗ lực học trên SCO này Nếu trong quá trình thực hiện nỗ lực họctrên hoạt động học A12 mà tập dữ liệu thời gian chạy được tạo ra cho SCO này thìtập dữ liệu thời gian chạy này sẽ được sử dụng cả bởi nỗ lực học trên hoạt động họcA51 Trên hình vẽ ta thấy hai hoạt động học cùng tham chiếu đến một SCO và cùngtham chiếu đến chỉ một dữ liệu thời gian chạy
Cũng ví dụ về gói nội dung trên, nếu bây giờ SCO không cho phép duy trì trạngthái của nó qua các nỗ lực học, nghĩa là Persist State = false thì LMS phải tạo ra cáctập dữ liệu thời gian chạy khác nhau cho các nỗ lực học khác nhau nhưng trên cùngmột SCO đó Chẳng hạn khi thực hiện nỗ lực học trên hoạt động học A12 thì một tập
dữ liệu thời gian chạy được tạo ra cho SCO đó nhưng khi thực hiện nỗ lực học trên
Trang 34hoạt động học A51 thì tập dữ liệu được tạo trước đó không được dùng mà lại phải tạo
ra một tập mới Điều này được minh hoạ như sau:
Hình 3.15 Không duy trì qua các nỗ lực học
Trong minh hoạ này ta thấy có hai hoạt động học cùng tham chiếu đến một SCO
và có hai tập dữ liệu thời gian chạy của SCO đó tương ứng với hai nỗ lực học trên haihoạt động học đó
Tóm lại nếu một SCO quy định trạng thái của nó được duy trì qua các nỗ lực họcthì nó cũng duy trì qua các nỗ lực học trên các hoạt động học khác nhau nhưng cùng
sử dụng SCO đó và người lại, nếu nó quy định là không trên nỗ lực học thì cũng làkhông trên các nỗ lực học trên các hoạt động học cùng sử dụng SCO đó
3.3.1.3 Triển khai đối tượng nội dung
Trong mô hình gói nội dung của SCORM có ba kiểu đối tượng nội dung là:
Trách nhiệm của LMS là quản lý việc dẫn hướng các hoạt động học dựa trên cáchành vi được định nghĩa trước và các giá trị về thông tin dẫn hướng được định nghĩatrước tương ứng với từng hoạt động học Sự cải tiến thông qua các hoạt động học baogồm một lần học cụ thể có thể là liên tục, không liên tục, trực tiếp người dùng haythích hợp, phụ thuộc vào các thông tin dẫn hưỡng đã được định nghĩa trước và cáctương tác của người học và các đối tượng nội dung học
Trang 35Trách nhiệm của LMS (thành phần dẫn hưỡng/dịch vụ) dựa trên một số sự kiệndẫn hướng để xác định xem hoạt động học nào sẽ được phân phối LMS có thế xácđịnh hoạt động học tiếp theo trong dẫn hướng đã được định nghĩa trong cấu trúc nộidung, định danh một người dùng đã chọn hoạt động học hoặc xác định hoạt động học
để phân phối dựa trên việc thực hiện của người học trên đối tượng nội dung trước đó.Một hoạt động học đã được định danh để phân phối sẽ luôn luôn gắn với một đốitượng nội dung Nhiệm vụ của LMS là triển khai đối tượng nội dung đã được gắn vớimột hoạt động học đã định danh Để xác định đối tượng nội dung triển khai, LMS sửdụng URL (Universal Resource Locator) để xác định vị trí triển khai của đối tượngnội dung trong gói nội dung, để tìm hoặc thay thế đối tượng nội dung hiện tại bằngđối tượng nội dung được chỉ ra trong URL Ví dụ:
xml: khai báo cơ sở
tham số triển khai
dòng liên kết
Tài liệu SCORM CAM sẽ mô tả chi tiết hơn về vấn đề này Gói nội dung đượcđịnh danh bởi vị trí triển khai trong gói nội dung được triển khai và phân phối tớitrình duyệt của người học Sau đây ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai đối tượng nội dung làAsset và SCO
3.3.1.3.1 Asset
Trong triển khai đối tượng nội dung là Asset thì nó không cần truyền thông vớiLMS mà chỉ cần sử dụng giao thức HTTP tải Asset từ Server về trình duyệt Web củangười học, nghĩa là việc triển khai đối tượng nội dung là Asset thì chỉ cần gửi đi thìcoi là xong, nỗ lực học tương ứng hoạt động học trên đối tượng nội dung kiểu này kếtthúc khi người dùng thoát khỏi nó mà không cần biết đã học xong chưa
3.3.1.3.2 SCO
Đối với đối tượng nội dung là SCO thì mô hình triển khai SCORM yêu cầu LMStriển khai và theo dõi một SCO trong một thời điểm (đối với một học viên) Nói cáchkhác đối với mỗi người học, LMS đồng thời phải triển khai và theo dõi SCO
Trang 36SCO đã triển khai có thể tự nó cài đặt một API Instance cho các SCO cấp dướicủa nó, các SCO cấp dưới của một SCO nào đó là các SCO mà SCO đó có thể triểnkhai và theo dõi Trong trường hợp này thì các SCO cấp dưới là trong suốt đối vớiLMS Các SCO do LMS triển khai có thể triển khai và theo dõi các SCO cấp dướicủa nó, khi đó nó sẽ có trách nhiệm với toàn bộ các SCO cấp dưới đó (ví dụ đóng bất
kỳ cửa sổ nào của SCO cấp dưới) Tất cả các truyền thông với LMS của các SCO cấpdưới đều phải thông qua các SCO do LMS trực tiếp triển khai là cấp trên của nó Taxét một ví dụ như sau:
Hình 3.16: Mỗi quan hệ giữa LMS và SCO nhiều cấp
Trong ví dụ này thì SCO1 do LMS triển khai và LMS biết phiên truyền thông vớiSCO1 như thế nào SCO1 cũng có cơ chế triển khai SCO1.1 SCO1 cũng cài đặt mộtAPI Instance để thực hiện truyền thông giữa nó và SCO1.1, SCO1 cũng có quyềnquyết định xem là có hay không gửi lại các thông tin về LMS SCO1.1 không đượcphép truyền thông trực tiếp với LMS
LMS triển khai SCO trong cửa sổ trình duyệt phụ thuộc (ví dụ cửa sổ popup)hoặc trong frame con của cửa sổ LMS, LMS cũng cung cấp các API Instance tới cửa
sổ của SCO để nó sử dụng Nhiệm vụ của SCO là tìm kiếm các API Instance trongcây phân cấp cửa sổ được mở cho đến khi tìm thấy Trước hết SCO cần tìm một APIInstance để thiết lập truyền thông với LMS, cuối cùng nó cũng cần tìm một APIInstance cho việc kết thúc truyền thông với LMS, chi tiết về các API Instance này sẽđược trình bày trong phần sau
3.3.1.4 Sử dụng đối tượng nội dung
Tại thời điểm kết thúc phiên học, đối tượng nội dung hiện tại đã đang được họcxong sẽ được bỏ đi và thay thế bằng đối tượng học tiếp theo đã được định danh choviệc phân phối (đã được đánh mã hoạt động học) Sau khi đối tượng nội dung hiện tạiđược bỏ đi thì LMS cần có thông tin chính xác nhất liên quan đến tương tác củangười học với đối tượng nội dung để tạo ra giá trị dẫn hướng đúng Nếu đối tượng nộidung thay thế là Asset thì LMS sẽ tạo ra các giả định về tương tác của người học.Nếu đối tượng nội dung thay thế là SCO, SCO có thể đã truyền thông tin tỷ mỷ vềtương tác của người học ngay khi phiên học kết thúc Nhiệm vụ của LMS là giải thích
và hiểu các thông tin đã được gửi từ SCO thông qua mô hình dữ liệu thời gian chạy,điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị dẫn hướng (điều này có nghĩa là LMS sẽ sửdụng mô hình dữ liệu thời gian chạy để hiểu về tương tác của người học trong việcđịnh danh cho đối tượng nội dung sẽ triển khai tiếp theo)
Trang 37Trong một số trường hợp thì người tạo ra SCO không muốn người học tương tácvới SCO sau khi nó đã kết thúc (kết thúc trong ngữ cảnh của SCO, ví dụ như bài làmkiểm tra của học viên sau khi đã nộp rồi thì không thể sửa lại) Trong nhiều trườnghợp những việc làm sau là được phép, nó phụ thuộc vào kiểu cửa sổ triển khai SCO:
Nếu cửa sổ triển khai SCO là mức trên cùng (không có cửa sổ cha) thì SCO
có thể cố gắng đóng cửa sổ sau khi gọi hàm Terminate(“”) Không cóyêu cầu bắt SCO phải làm việc này Cần nhấn mạnh lại rằng LMS giám sáttrạng thái của cửa sổ phụ thuộc pop-up trong khi nó triển khai SCO để có thểphát hiện ra các sự kiện xảy ra Điều này sẽ cho phép LMS thể hiện đượcgiao diện người dùng xác định các thành phần phù hợp tới người học
Nếu cửa sổ không phải là mức trên cùng thì SCO không thể hoạt động trêncửa sổ cha hoặc bất kỳ cửa sổ nào liên quan cửa sổ cha Ví dụ SCO khôngthể cố gắng đóng cửa sổ mức trên cùng trừ khi đó là cửa sổ của chính nó.Nói tóm lại trong phần 1 này ta đã tìm hiểu được cơ chế triển khai một đối tượngnội dung đã được định danh cho phân phối, vai trò và nhiệm vụ của LMS và đốitượng nội dung trong quá trình triển khai, đồng thời ta cũng biết cơ chế làm thế nàotrong việc chuyển từ đối tượng nội dung này sang đối tượng nội dung khác, việc này
có trách nhiệm của cả LMS và SCO, LMS thì chịu trách nhiệm lấy thông tin dẫnhướng và tương tác của người học để xác định đối tượng nội dung tiếp theo, còn SCOthì lại quy định xem các thông tin về quá trình học có được duy trì qua các nỗ lực họckhông Để thực hiện tất cả các liên lạc giữa LMS (gọi là truyền thông) thì SCO sửdụng các hàm API đã được dịch do LMS gửi về trình duyệt của người học Vấn đềcốt lõi trong RTE là triển khai và theo dõi các SCO Hai phần sau trình bày về cácphương tiện cho quá trình theo dõi SCO đó là hàm API và mô hình dữ liệu (DataModel)
để trao đổi thông tin và dữ liệu giữa đối tượng nội dung đào tạo được triển khai với
hệ quản lý LMS
Việc sử dụng các hàm API chung là để đảm bảo yêu cầu tương tác và tái sử dụngtrong SCORM Nó cung cấp cách thức tiêu chuẩn để các SCO có thể liên lạc vớiLMS SCORM chỉ mô tả giao diện và cách thức phải có của các hàm API, còn việccode và tạo các API Instance (các thể hiện của API, ví dụ API Applet) hoàn toàn phụ
Trang 38thuộc hệ LMS Có 3 khái niệm chính được sử dụng trong SCORM API là: API, APIImplementation và API Instance
API là một tập các giao diện hàm xác định mà SCO có thể nhận ra Nó mô tảcác chức năng thực hiện việc truyền thông giữa SCO và LMS Nó đượcSCORM chuẩn hóa và mô tả trong tài liệu của mình
API Implementation là đoạn code để thực hiện chức năng của hàm API đãđược mô tả Việc viết code cho các hàm API hoàn toàn phụ thuộc vào nhàphát triển nhưng chúng phải có giao diện thống nhất như được mô tả trongSCORM API
API Instance là một thể hiện của API Implementation khi thực thi Đó là cácthành phần của chương trình phần mềm (như các Applet) mà các SCO có thểnhận ra, tương tác và sử dụng để liên lạc với LMS trong suốt quá trình thựchiện SCO
Tóm lại, API cung cấp cách thức để SCO liên lạc với LMS Cần chú ý là mọi sựliên lạc đều được khởi tạo từ phía SCO SCO sau khi được triển khai sẽ tự tìm cácAPI Instance đã được LMS gửi tới Client dưới dạng các Applet, và sử dụng các hàmAPI được định nghĩa trong đó để trao đổi thông tin với LMS LMS không thể gọiđược các hàm API này
Có một số quy ước chung khi xây dựng các hàm API cần tuân theo:
Tất cả các tên hàm đều phân biệt chữ hoa, thường và phản ánh chính xácchức năng của hàm đó
Tất cả các tham số và đối số của hàm đều phân biệt chữ hoa, thường
Mọi dữ liệu được truyền bằng tham số và được biểu diễn bằng một xâu ký tự.Chú ý là giá trị của tham số là phần nằm trong dấu “ ” và luôn được bao bởi dấu “ ”.Như vậy, mọi giá trị truyền cho các hàm và mọi giá trị trả về đều là xâu
3.3.2.4 Các phương thức
Các nguyên mẫu của các hàm được trình bày lại chi tiết trong phụ lục
Trang 393.3.2.5 Mô hình trạng thái của các phiên truyền thông
Các hoạt động trong một phiên truyền thông giữa SCO và LMS được thực hiện
dựa trên các lời gọi hàm API của SCO Phiên truyền thông có thể trải qua các trạng
thái Not Initialized, Running, Terminated như sau:
Hình 3.17: Mô hình trạng thái của phiên truyền thông
Not Initialized: Là trạng thái của phiên truyền thông khi SCO đã được triển
khai (launch) nhưng chưa gọi đến hàm Initialize(“”) Khi ở trạng thái này,
nhiệm vụ của SCO là phải tìm được API Instance mà LMS cung cấp (có thể
dưới dạng các Applet) SCO trước khi gọi hàm Initialize(“”)có thể đượcgọi đến các hàm GetLastError(), GetErrorString(), GetDiagnostic().
Running: Là trạng thái kéo dài từ khi SCO gọi thành công hàm Initialize(“”)
cho tới khi hàm Terminate(“”)được thực hiện Trong trạng thái này, SCO cóthể được gọi đến các hàm sau: GetValue(), SetValue(), Commit(),GetLastError(), GetErrorString(), GetDiagnostic()
Terminated: Là trạng thái sau khi gọi và thực hiện thành công hàm
Terminate(“”) Trong trạng thái này, SCO có thể được gọi đến các hàm:GetLastError(), GetErrorString(), GetDiagnostic()
3.3.2.6 Mã lỗi
Với SCORM RTE các lỗi được đánh mã bởi các số nguyên từ 0 đến 999 và đượctrả về dưới dạng xâu kí tự Các mã từ 1000 đến 65535 là để định nghĩa lỗi mở rộng.Mọi hàm API trừ GetLastError(), GetErrorString() và GetDiagnostic() đều có thểthiết lập một mã lỗi trong API Instance Hàm GetLastError() là hàm API được SCO
sử dụng thường xuyên để lấy mã lỗi sau lời gọi hàm liền trước Theo IEEE, mã lỗiđược chia thành các nhóm như sau:
Bảng 3-3: Phân loại lỗi Nhóm mã lỗi Khoảng mã lỗi
Trang 40Implementation-defined
Chi tiết về mã lỗi được trình bày trong phụ lục C
3.3.3 Mô hình dữ liệu
3.3.3.1 Tổng quan
Mục đích của mô hình dữ liệu là để định nghĩa tập các thông tin về SCO và vềquá trình học viên học tập trên SCO Cụ thể là tập hợp các dữ liệu về học viên, về sựtương tác giữa học viên và SCO, về các đối tượng thông tin và trạng thái hoàn thànhviệc học tập trên SCO Các thông tin đó được LMS lưu giữ phục vụ cho việc thực thi
và quản lý SCORM Run-Time Environment Data Model được xây dựng dựa trên tàiliệu chuẩn P1484.11.1 Draft Standard for Learning Technology - Data Model forContent Object Communication của IEEE LTSC Computer Managed Instruction(CMI), và chuẩn hóa dựa trên tài liệu AICC CMI001 Guideline for Interoperability
do AICC đề xuất
Hình 3.18: Mô hình dữ liệu
3.3.3.2 Các khái niệm
3.3.3.2.1 Các thành phần Mô hình dữ liệu
Theo quy địng của SCORM tất các các thành phần dữ liệu đều có tên bắt đầu là
“cmi” (VD cmi.elementName) Đây là quy định chuẩn của IEEE P1484.11.1 Các
thành phần mở rộng so với chuẩn IEEE sẽ bắt đầu bằng tiền tố khác (Như
adl.elementName).
Mọi thành phần dữ liệu được sử dụng bởi SCO thông qua các hàm API Giá trịcác thành phần dữ liệu được biểu diễn dưới dạng xâu kí tự theo chuẩn Unicode (Phiênbản 1.2 trở đi) và tương thích với ECMAScript
3.3.3.2.2 Tập hợp các thành phần