Giáo án Địa 8

50 147 0
Giáo án Địa 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 18 Ngày soạn : / /2011 KIỂM TRA HỌC KÌ I A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã được học về địa lí Châu Á. 2.Kĩ năng: Làm bài kiểm tra một tiết 3.Thái độ: Làm bài kiểm tra nghiêm túc, khách quan và chính xác B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Đề bài kiểm tra. 2. Học sinh:Chuẩn bị bài kiểm tra một tiết. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Triển khai bài: 3.3.1. Đặt vấn đề: GV phát bài kiểm tra cho học sinh Mã đề 1 A. Trắc nghiệm khách quan * Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1: Địa hình Châu Á phần lớn tập trung ở A. Vùng trung tâm B. Khu vực Nam Á C. Khu vực Đông Nam Á D. Khu vực Đông Á Câu 2: Con sông dài nhất Châu Á có tên là: A. Mê Kông B. Trường Giang C. Sông Hằng D. Hoàng Hà Câu 3: Tây Tạng là tên của một A. Đồng bằng B. Đỉnh núi C. Sơn nguyên D. Dòng sông Câu 4: Khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất lớn của Châu Á là A. Đông Á B. Bắc Á C. Nam Á D. Tây Á Câu 5: Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, các đới khí hậu lần lượt là: A. Ôn đới – Cận nhiệt – Nhiệt đới – Xích đạo B. Xích đạo – Cận nhiệt – Ôn đới – Nhiệt đới C. Cận nhiệt – Ôn đới – Xích đạo – Nhiệt đới D. Nhiệt đới – Ôn đới – Cận nhiệt – Xích đạo Câu 6: Các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên nằm trong khu vực A. Nam Á B. Đông Á C. Tây Á D. Đông Nam Á B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm) Câu 1: (3đ) Nêu đặc điểm của sông ngòi Châu Á? Câu 2: (3đ) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á? Câu 3: (1đ) Kể tên 10 Quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Mã đề 2 A. Phần trắc nghiệm * Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1: Địa hình Châu Á phần lớn tập trung ở A. Khu vực Nam Á B. Vùng trung tâm C. Khu vực Đông Á D. Khu vực Đông Nam Á Câu 2: Con sông dài nhất Châu Á có tên là: A. Sông Hằng B. Mê Kông C. Trường Giang D. Hoàng Hà Câu 3: Tây Tạng là tên của một A. Dòng sông B. Thung lũng C. Đỉnh núi D. Sơn nguyên Câu 4: Khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất lớn của Châu Á là A. Tây Á B. Bắc Á C. Đông Á D. Nam Á Câu 5: Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, các đới khí hậu lần lượt là: A. Nhiệt đới – Ôn đới – Cận nhiệt – Xích đạo B. Xích đạo – Cận nhiệt – Ôn đới – Nhiệt đới C. Cận nhiệt – Ôn đới – Xích đạo – Nhiệt đới D. Ôn đới – Cận nhiệt – Nhiệt đới – Xích đạo Câu 6: Các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên nằm trong khu vực A. Tây Á B. Bắc Á C. Đông Á D. Nam Á B. Phần tự luận: (7 điểm). Câu 1: (3đ) Phân tích đặc điểm địa hình Châu Á. Câu 2: (3đ) Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội các nước Đông Nam Á? Câu 3: (1đ) Hãy kể tên 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Mã đề 01 A. Trắc nghiệm Câu hỏi: 1 2 3 4 5 6 Đáp án: a b c d a b Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm B. Tự luận Câu 1: - Có nhiều hệ thống sông và khá phát triển 0,5 điểm Ví dụ 0,5 điểm - Phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp 0,5 điểm Ví dụ 0,5 điểm - Các sông ở Bắc Á có giá trị vè giao thông và thủy điện 0,5 điểm Ví dụ 0,5 điểm Câu 2: - Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú (có dẫn chứng) 1,5 điểm - Khó khăn: + Địa hình chia cắt, phức tạp với nhiều núi và cao nguyên, hoang mạc 0,5 điểm + Thời tiết, khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến mùa vụ 0,5 điểm + Thiên tai thường xuyên xảy ra. 0,5 điểm Câu 3: HS kể tên được 10/11 nước: Việt Nam, Lào, Cam pu chia, Thái Lan, Mi an ma, Malaysia, Indonesia, Singapo, Brunay, Philippin, Đông Timo Kể đúng 01 nước cho 0,1 điểm Mã đề 02 A. Trắc nghiệm Câu hỏi: 1 2 3 4 5 6 Đáp án: b c d a d c Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm B. Tự luận Câu 1: Đặc điểm địa hình Châu Á. - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất của thế giới. 0,5 điểm  Ví dụ 0,5 điểm - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Tây – Đông và Bắc – Nam làm cho địa hình chia cắt phức tạp. 0,5 điểm  Ví dụ 0,5 điểm - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở phần trung tâm, trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm. 0,5 điểm  Ví dụ 0,5 điểm Câu 2 - Đặc điểm dân cư: + ĐNA có nhiều dân tộc, dân cư đông đúc và số dân trẻ. 0,5 điểm + Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn 0,5 điểm + Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển 0,5 điểm - Đặc điểm xã hội + Có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội như nông nghiệp lúa nước, gạo làm lương thực chính,… 0,5 điểm + Mỗi nước có một nét văn hóa truyền thống riêng làm cho xã hội ĐNA phong phú và đa dạng. 0,5 điểm + Các nước có nhiều điều kiện thuận lợi nên tăng cường hợp tác giao lưu giữa các nước. 0,5 điểm Câu 3: HS kể tên được 10/11 nước: Việt Nam, Lào, Cam pu chia, Thái Lan, Mi an ma, Malaysia, Indonesia, Singapo, Brunay, Philippin, Đông Timo Kể đúng 01 nước cho 0,1 điểm Tiết 19 Ngày soạn : / /2011 Bài 15 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Đông Nam Á là khu vực có dân số đông của Châu Á, đặc điểm dân cư và xã hội có nhiều phức tạp. 2.Kĩ năng: Đọc và phân tích tranh ảnh, lược đồ và bảng số liệu thống kê. 3.Thái độ: Yêu thích môn học, so sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Lược đồ kinh tế xã hội các nước Đông Nam Á. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các nước Đông Nam Á Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các nước ở Đông Nam Á đất liền và các nước ở Đông Nam Á hải đảo. 3. Triển khai bài: 3.1. Đặt vấn đề: Là khu vực phát triển năng động của thế giới, Đông Nam Á Là khu vực có nhiều đảo và quần đảo nhất thế giới gồm có 11 Quốc gia. TÌnh hình dân cư và xã hội các nước Đông Nam Á có nhiều phức tạp. Để hiểu rõ hơn về các nước Đông Nam Á, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. 3.2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng 15.1 So sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á so với Châu Á và Thế giới. ? Quan sát hình 15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia, hãy kể tên các quốc gia và thủ đô của từng nước? ? Hãy so sánh về diện tích và dân số của nước ta so với một số nước Đông Nam Á? 1. Đặc điểm dân cư ? Có những ngôn ngữ nào được sử dụng ở các nước Đông Nam Á? Điều này có những thuận lợi và khó khăn gì? ? Dựa vào hình 6.1, em có nhận xét gì về dân cư Đông Nam Á? Học sinh trả lời GV chuẩn xác và củng cố mục Hoạt động 2 ? Các nước Đông Nam Á có những điềm chung nào về văn hóa - xã hội? Dựa vào kiến thức trong SGK và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết những tín ngưỡng tôn giáo của các nước Đông Nam Á? ? Hãy nêu những nét tương đồng về văn hóa lịch sử của các nước Đông Nam Á? Học sinh trình bày Giáo viên chuẩn xác kiến thức và củng cố bài Đông Nam Á có dân số đông, đặc biệt là dân số trẻ. 2. Đặc điểm xã hội - Đông Nam Á có những nét tương đồng về văn hóa lúa nước. - Mỗi nước có một phong tục tập quán riêng. - Tín ngưỡng đa dạng.  Đây là những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á tăng cường giao lưu hợp tác kinh tế. 4. Củng cố: Em hãy kể tên các nước ở ĐÔng Nam Á? Nêu những nét tương đồng của các nước Đông Nam Á? 5. Dặn dò: Học bài và làm bài tập Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. ======&====== Tiết 20 Ngày soạn : / /2011 Bài 16 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có nhiều thay đổi. 2.Kĩ năng: Đọc và phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu thống kê. 3.Thái độ: Yêu thích các nước Đông Nam Á là láng giềng và cùng chung khu vực phát triển với nước ta. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Lược đồ các nước Đông Nam Á. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các nước Đông Nam Á Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét tương đồng về văn hóa xã hội của các nước Đông Nam Á và kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á. 3. Triển khai bài: 3.1. Đặt vấn đề: Là khu vực phát triển năng động của thế giới, Đông Nam Á Là khu vực có nhiều đảo và quần đảo nhất thế giới gồm có 11 Quốc gia. Các nước Đông Nam Á hiện có nền kinh tế phát triển nhanh song chưa vững chắc. Hiện nay nhiều nước Đông Nam Á có những thay đổi trong cơ cấu sản xuất. Để hiểu rõ hơn về kinh tế các nước Đông Nam Á, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. 3.2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 ? Nữa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển như thế nào? Hiện nay nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển ra sao? HS so sánh, phân tích và rút ra kiến thức GV chuẩn xác ? Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 90 - 96; 98 - 00 và so sánh với mức 1. Kinh tế Đông Nam Á. - Nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu là chủ yếu. + Nhờ nguồn lao động dồi dào + Nhờ nguồn nông phẩm phong phú + Vốn và công nghệ lớn tăng trưởng bình quân của thế giới như thế nào? ? Ở Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường như thế nào? Học sinh trả lời GV chuẩn xác và chuyển mục Hoạt động 2 ? Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng các ngàh trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào? ? Cơ cầu của nền kinh tế Đông Nam Á có những thay đổi như thế nào? Cho ví dụ? Học sinh trả lời GV chuẩn xác ? Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân bố các cây công nghiệp và cây lương thực ở khu vực Đông Nam Á? Hãy nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm, .v.v Học sinh thảo luận và trả lời GV chuẩn xác GV tổng kết bài - Nền kinh tế thiếu vững chắc do các cuộc khủng hoảng tiền tệ và bất ổn về chính trị ở một số nước. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. - Một số nước tiến hành công nghiệp hóa bằng việc phát triển công nghiệp. - Sản xuất công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 4. Củng cố: Hãy nêu tình tình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á? Vì sao các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc. 5. Dặn dò: Học bài và làm bài tập Chuẩn bị bài mới: Hiệp hội các nước Đông Nam Á. ======&====== Tiết 21 Ngày soạn : / /2011 Bài 17 HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á - ASEAN A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Sự ra đời, mục đích hoạt động của ASEAN. Sự hợp tác của các nước ASEAN và bức tranh khái quát của Việt Nam trong ASEAN. 2.Kĩ năng: Đọc và phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu thống kê. 3.Thái độ: Yêu thích các nước Đông Nam Á là láng giềng và cùng chung khu vực phát triển với nước ta. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Lược đồ các nước Đông Nam Á. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các nước Đông Nam Á Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: VÌ sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc? 3. Triển khai bài: 3.1. Đặt vấn đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được gọi tắt là ASEAN là một tổ chức chính trị - xã hội quan trọng nhất trong khu vực mà Việt Nam là một nước thành viên. Tham dự tổ chức này các nước có những thuận lợi và khó khăn gì? Những nước nào đã là thành viên của ASEAN và những nước nào chưa là thành viên, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học này. 3.2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV treo lược đồ các nước ASEAN. ? Quan sát hình 17.1 và hãy kể tên 5 nước đầu tiên thành lập tổ chức ASEAN? Thời gian gia nhập ASEAN? ? Mục đích hoạt động của tổ chức ASEAN là gì? ? Những nước nào gia nhập ASEAN sau Việt Nam? Học sinh thảo luận và trả lời 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Lúc đầu: ASEAN ra đời vì mục đích quân sự. - Hiện nay, ASEAN hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. - Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của GV chuẩn xác và tổng kết mục Hoạt động 2 ? Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì khi cùng nhau phát triển ASEAN? ? ASEAN hiện nay có những thách thức gì? Học sinh trả lời GV chuẩn xác và chuyển mục Hoạt động 3 GV gọi học sinh đọc đoạn văn trong SGk: ? Qua đoạn văn trên, em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với ASEAN? Học sinh thảo luận và trả lời GV chuẩn xác và tổng kết bài học nhau. 2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội a) Thuận lợi - Vị trí địa lí gần nhau. - Có nền văn minh lâu đời - Có nhiều tam giác tăng trưởng kinh tế b) Khó khăn - Bất đồng ngôn ngữ - Chênh lệch kinh tế giữa các nước - Khủng hoảng kinh tế - Xung đột tôn giáo 3. Việt Nam trong ASEAN Gia nhập ASEAN, Việt Nam vừa có cơ hội để phát triển đất nước vừa có nhiều thách thức cần vượt qua. 4. Củng cố: Kể tên các thành viên của ASEAN từ ngày thành lập cho đến nay. 5. Dặn dò: Học bài và làm bài tập Chuẩn bị bài mới: Thực hành - tìm hiểu Lào và Cam Pu Chia ======&====== Tiết 20 Ngày soạn : / /2011 THỰC HÀNH TÌM HIỂU LÀO VÀ CĂMPUCHIA A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Sử dụng tư liệu để tìm hiểu địa lí một quốc gia, trình bày kết quả bằng văn bản và báo cáo trước lớp. 2.Kĩ năng: Đọc và phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu thống kê. Phân tích át lát địa lí. 3.Thái độ: Yêu thích các nước Đông Nam Á là láng giềng và cùng chung khu vực phát triển với nước ta. Đặc biệt là Lào và Cam Pu Chia. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Lược đồ các nước Lào và Cam Pu Chia 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các nước Đông Nam Á, Lào và Cam Pu Chia. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Triển khai bài: 3.1. Đặt vấn đề: Lào và Cam Pu Chia là những nước láng giêng với Việt Nam, để hiểu rõ hơn về các quốc gia anh em này, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành. 3.2. Triển khai bài mới. * Hoạt động 1: Trước hết giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu của bài thực hành cần đạt. * Các bước tiến hành: Bước 1: Chia lớp 4 nhóm. - Nhóm 1, 3 tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. - Nhóm 2, 4: điều kiện dân cư - xã hội, kinh tế. Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đối chiếu kết quả rồi thông báo cho giáo viên. * Hoạt động 2: Nội dung thực hành. I. Vị trí địa lý: Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào và Campuchia: - Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển? - Khả năng liên hệ với nước ngoài? . điểm Mã đề 02 A. Trắc nghiệm Câu hỏi: 1 2 3 4 5 6 Đáp án: b c d a d c Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm B. Tự luận Câu 1: Đặc điểm địa hình Châu Á. - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên. tích - 181 .000km2 - Thuộc bán đảo Đông Dương. -Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam . - Phía đông bắc giáp Lào. - Phía Tây Bắc, Bắc giáp Thái Lan. - Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. - 236 .80 0km2 -. nêu đặc điểm tình hình phát triển kinh tế của nước ta trước năm 1 986 . ? Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế nước ta sau năm 1 986 như thế nào? Học sinh thảo luận và trả lời GV chuẩn xác ? Hãy

Ngày đăng: 25/04/2015, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan